Thông tin: Tổng hợp các địa chỉ ăn uống ngon, nổi tiếng

Thảo luận trong 'Du lịch' bởi dulichgiare29, 1/9/2015.

  1. huykevin

    huykevin Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/3/2017
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Nhìn thấy thèm quá đi
     
    Đang tải...


  2. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Gánh bánh tét, bánh lá dừa tí hon giữa Sài Gòn

    Hình ảnh những chùm bánh tét và bánh lá dừa bé tí treo lên quang gánh khiến nhiều người đi đường không khỏi tò mò.
    [​IMG]
    Hình ảnh những chùm bánh tét và bánh lá dừa bé tí treo lên quang gánh khiến nhiều người đi đường không khỏi tò mò.


    Đáng yêu vì được gói cẩn thận như loại bánh tét bình thường, thế nhưng bánh tét tí hon chỉ dài khoảng 2 ngón tay.
    [​IMG]
    Đáng yêu vì được gói cẩn thận như loại bánh tét bình thường, thế nhưng bánh tét tí hon chỉ dài khoảng 2 ngón tay.


    Không chỉ treo lủng lẳng trên quang gánh, bánh còn được chất thành mớ trên rổ rá.

    [​IMG]
    Không chỉ treo lủng lẳng trên quang gánh, bánh còn được chất thành mớ trên rổ rá.


    Do bánh quá nhỏ nên thường chỉ được bán từng chùm. Khách ghé mua tối thiểu cũng là chùm 10 cái với giá 10.000 đồng.

    [​IMG]
    Do bánh quá nhỏ nên thường chỉ được bán từng chùm. Khách ghé mua tối thiểu cũng là chùm 10 cái với giá 10.000 đồng.


    Người bán bánh tí hon ở Sài Gòn chủ yếu đến từ Bến Tre, vốn là cái nôi sinh ra bánh lá dừa. Chỉ khác là mọi thứ như được thu nhỏ lại một cách ngộ nghĩnh.

    [​IMG]
    Người bán bánh tí hon ở Sài Gòn chủ yếu đến từ Bến Tre, vốn là cái nôi sinh ra bánh lá dừa. Chỉ khác là mọi thứ như được thu nhỏ lại một cách ngộ nghĩnh.


    Chùm bánh nhỏ đến mức có thể treo luôn ở kính chiếu hậu xe máy.

    [​IMG]
    Chùm bánh nhỏ đến mức có thể treo luôn ở kính chiếu hậu xe máy.


    Thành phần chính của bánh là nếp, loại nếp dẻo và thơm.

    [​IMG]
    Thành phần chính của bánh là nếp, loại nếp dẻo và thơm.


    Do bánh quá bé nên người nấu bánh không thể làm nhân như bánh tét và bánh lá dừa thông thường. Chiếc bánh tí hon vì thế chỉ có nếp trộn đậu đen, đậu xanh và nước cốt dừa.

    [​IMG]
    Do bánh quá bé nên người nấu bánh không thể làm nhân như bánh tét và bánh lá dừa thông thường. Chiếc bánh tí hon vì thế chỉ có nếp trộn đậu đen, đậu xanh và nước cốt dừa.


    Theo nhận xét của nhiều người dùng thử, bánh không ngon, chỉ có vị beo béo mằn mặn, tuy nhiên nhiều người vẫn thích mua vì "trông chúng thật đáng yêu".

    [​IMG]
    Theo nhận xét của nhiều người dùng thử, bánh không ngon, chỉ có vị beo béo mằn mặn, tuy nhiên nhiều người vẫn thích mua vì "trông chúng thật đáng yêu".


    Mr. True
     
    Sửa lần cuối: 4/4/2017
  3. huykevin

    huykevin Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/3/2017
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    sao k thấy đc gì hết thế
     
  4. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    :) mình đã chỉnh lại rồi a1k. Bạn xem lại nha:)
     
  5. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    7-Eleven - người bạn đồng hành của dân du lịch 'bụi'

    7-Eleven, chuỗi cửa hàng tiện lợi có trụ sở chính tại Nhật Bản, có tất cả mọi thứ bạn cần khi đang lang thang ở một điểm du lịch nào đó.

    Khác với du lịch theo tour có hướng dẫn viên lo cho bạn từ A đến Z, dân đi du lịch tự túc hoàn toàn phải tự thân vận động. Họ phải sắm từng thứ một trong những ngày lưu lại tại điểm du lịch.

    [​IMG]
    7-Eleven - hệ thống cửa hàng tiện ích mở cửa 24/24 được thành lập từ năm 1927, xuất thân từ một công ty cung cấp đá để giữ nhiệt cho các đồ ăn tươi sống, có xuất xứ từ Mỹ. Công ty sau đó bắt đầu bán thêm sữa, bánh mì, trứng vào các ngày chủ nhật và buổi tối khi cửa hàng bán rau đóng cửa. Cách thức kinh doanh mới này đã khiến nhiều khách hàng hài lòng, và điều quan trọng là doanh thu tăng lên đáng kể. Cũng kể từ đó, các tiện ích về bán lẻ ra đời.

    Cửa hàng tiện ích đầu tiên của công ty được biết đến có tên là Tote'm. Năm 1946, Tote'm trở thành 7-Eleven vì cửa hàng mở cửa từ 7h sáng và đóng cửa vào 11 giờ đêm, 7 ngày mỗi tuần. Tên công ty cũng đổi thành 7-Eleven vào năm 1999. Ngày nay, chuỗi cửa hàng 7-Eleven mở cửa 24/24 hiện trực thuộc tập Seven & I Holdings Co. của Nhật Bản và không thể phủ nhận, nó là cái tên dẫn đầu trong lĩnh vực cửa hàng tiện ích. Với trụ sở chính nằm ở Tokyo (Nhật Bản), công ty hiện còn vận hành, franchise và cấp phép kinh doanh cho hơn 60.000 cửa hàng ở 17 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong đó có Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan, Indonesia, Canada, Philippines, Malaysia, Đài Loan, Hong Kong...

    Với một khách du lịch ở những vùng xa lạ, 7-Eleven có thể đáp ứng mọi yêu cầu. Bạn có thể đủ mọi thứ thiết yếu nhất của một cuộc sống hằng ngày như bàn chải, kem đánh răng, sữa tắm, dầu gội, dao cạo râu... đến những thứ hỗ trợ như sim điện thoại, dầu gió, một số loại thuốc thiết yếu... Và đương nhiên bạn cũng sẽ không bị đói với 7-Eleven vì nơi đây bạn có thể có bữa ăn nhẹ, thậm chí no nê nếu không yêu cầu quá cao. Và điều đặc biệt hơn nữa là ở nhiều nơi bạn có thể thanh toán tiền điện, tiền nước, điện thoại... hay mua đủ các loại vé cầu đường, vé các buổi biểu diễn nghệ thuật... hay nhận hàng, rút tiền, photocopy...

    7-Eleven có thể hiện diện ở mọi nơi trong tầm mắt của bạn, nên thường thì bạn sẽ không phải đi tìm. Có khi chỉ đi hết một con phố bạn lại thấy cửa hàng mới. Và trong các địa điểm tập trung khách du lịch, có khi bạn lại phải thắc mắc vì sao lắm 7-Eleven đến thế.

    Ngoài 7-Eleven, khách du lịch cũng quen với các thương hiệu cửa hàng tiện ích khác như Family Mart, Circle K, Lawson, Carrefour, Tesco Express... nhưng số lượng ít hơn nhiều so với 7-Eleven.
     
  6. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    10 món dân dã tốn cơm của người miền Tây
    Mắm kho, cá lóc nướng trui, xoài bằm, cà tím nướng, chuột chiên thuộc nhóm những món ăn thường nhật mang tính đặc sản miền Tây Nam bộ.

    [​IMG]

    Mắm kho là món ăn mà gần như người miền Tây nào cũng biết. Nguyên liệu chính bao gồm mắm cá linh hoặc cá sặc, cà tím, khổ qua, mực tươi, cá lóc hoặc cá hú cùng một số gia vị khác. Món mắm kho ăn kèm rau sống các loại nhưng ngon nhất là cọng bông súng, rau dừa, bắp chuối, rau húng quế.

    [​IMG]

    Mắm cá lóc chưng là món hấp dẫn kế tiếp. Món này tiết kiệm thời gian chế biến và ngon miệng khi ăn với cơm bởi vị mặn của mắm, vị cay nồng của gừng và mùi thơm của hành tím, hành lá, tiêu xay, thịt heo bằm. Chỉ cần hấp khoảng 15 phút là thành phẩm.

    [​IMG]

    Xoài bằm trộn khô cá sặc hoặc cá lóc nướng luôn kích thích vị giác của những người mê món đồng quê. Nếu sợ chua, nên chọn loại xoài đã trở vàng nhưng còn giòn, gọt vỏ rồi bào thành sợi, trộn tí nước mắm tí đường, ít lá rau răm, ớt hiểm. Khô nướng xong thì xé trộn vào. Món ăn có đủ vị chua, ngọt, cay, mặn và mùi thơm lừng của khô nướng lửa than.

    [​IMG]

    Cá lóc nướng trui cũng là món ăn dân dã nổi tiếng xứ Nam kỳ bởi các chế biến nhanh gọn nhưng lại giúp con cá ngọt thịt nhất và thơm nhất. Cá lóc còn sống được đâm một cây trúc từ miệng xuống tận đuôi rồi cắm thẳng đứng xuống đất, sau đó dùng rơm để đốt. Cá sau đốt trông đầy than nhưng sau khi được cạo bỏ lớp da dính than, thịt cá lại rất ngọt và thơm. Cá lóc nướng trui có thể dùng để cuốn bánh tráng, rau rừng chấm nước mắm đồng. Đây cũng là mồi ngon của dân nhậu.

    [​IMG]

    Gà ta nướng mọi là ngon khó cưỡng của khách đến thăm miền Tây. Gà đang chạy trong vườn, đuổi bắt rồi cắt cổ nhổ lông. Sau khi làm sạch, chặt miếng to rồi nướng trên vỉ than hồng. Gà nướng mọi không tẩm gia vị, sau khi nướng chín vàng thơm phức, chỉ cần chấm muối ớt đã có thể gặm luôn tận xương.

    [​IMG]

    Cá trê kho tộ. Món ăn thường ngày của nhiều người miền Tây từ hàng trăm năm nay. Ngoài cá trê, người miền Tây còn kho cá lóc, cá rô, cá chốt bằng nồi đất. Chỉ cần làm sạch cá, ướp tí nước màu dừa, nước mắm, đường, bột ngọt, tí mỡ heo, rồi bắc lên lò kho, trở cho đến khi cạn hết nước là bắc xuống bới cơm dùng bữa. Món cá kho giản dị nhưng lại gắn liền với ký ức của rất nhiều người.

    [​IMG]

    Cà tím nướng là món ăn phụ nhưng khá quen thuộc trong mâm cơm người miền Tây nói riêng và miền Nam nói chung. Chọn trái cà to, đặt lên vỉ bếp than hồng, trở đều cho đến khi cà vàng da thì dùng đầu đũa xăm cho cà chảy nước xèo xèo chín đều trên bếp lửa. Cà nướng xong còn nóng hâm hấp thì lột vỏ trộn với mỡ hành và nước mắm tỏi ớt. Dễ làm nhưng ăn rất ngon cơm.

    [​IMG]

    Canh điên điển nấu cá rô đồng – cái tên gợi nhớ miền Tây từ những ngày tháng 8 âm lịch kéo dài cho đến hết tháng Chạp. Mỗi năm cứ vào dịp này, điên điển trổ bông vàng đồng, hái về bắc nồi canh cá rô, nêm tí muối tí me, nước sôi bùng thì cho bông điên điển và mớ giá đậu xanh vào. Canh điên điển ăn với cá kho, cá chiên hay chỉ cần chén nước mắm đồng vớt cá canh ra chấm đã đủ lua cơm quên thôi.

    [​IMG]

    Thịt heo ba rọi luộc cuốn dưa leo rau rừng cũng là món ăn ngon. Món ăn chế biến nhanh, thịt mang đi luộc, kèm theo mớ rau đủ loại, xấp bánh tráng, tí bún tươi và tô nước mắm pha chua ngọt là đủ khiến bụng no căng.

    [​IMG]

    Chuột đồng chiên hoặc nướng là món ăn khiến một số người e ngại nhưng với người miền Tây, đặc biệt là người dân Long An, Đồng Tháp lại đặc biệt ưa thích. Chuột được bắt trên đồng ruộng, loại chuột này chỉ ăn lúa nên sạch, lột da, móc bỏ nội tạng, chặt miếng vừa ăn rồi ướp hành tỏi, nước mắm đồng, bột ngọt mang đi chiên hoặc nướng. Đĩa chuột mằn mặn thơm thơm không chỉ ăn ngon với cơm mà còn là mồi nhậu rất bén.

    Theo VNE
    ==============================================================
    Du lịch Đài Loan 5 ngày 4 đêm giá rẻ
    ==============================================================
    tour 3 nước singapore malaysia indonesia: trọn gói 9.980.000đ/khách
    =============================================================
    Du lịch Campuchia Cao nguyên Bokor Đảo Krong Biển Sihanouk Ville Phnômpênh: 3.400.000đ
    =============================================================
    Du lịch Campuchia giá rẻ - SIEMREAP- QUẦN THỂ ANGKOR - PHNOMPENH: 3.500.000đ
     
  7. phamngocduc1109

    phamngocduc1109 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    10/1/2017
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    toàn món ngon các bác nhỉ
     
  8. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    10 món ăn vặt không thể bỏ qua khi đến Hàn Quốc ngắm hoa anh đào


    Đến Hàn Quốc, bạn đừng bỏ qua cơ hội thử bunsik tại rất nhiều quầy hàng đường phố, chẳng hạn như khu Sinchon, Edae, Hongdae và rất nhiều khu vực trường đại học cũng như các địa chỉ mua sắm nổi tiếng của Myeong-dong, Dongdaemun và Gangnam.

    Gimbap

    [​IMG]
    Cơm nấu đơn giản được trộn với muối hoặc với baehapcho - một hỗn hợp trộn giữa giấm, đường và muối. Sau đó cơm sẽ được dàn phẳng lên một tấm rong biển. Trứng rán, eomuk (bánh cá), cà rốt, cải bó xôi trộn và củ cải ngâm được cắt thành các sợi dài và đặt vào giữa, tất cả được cuộn tròn lại. Thanh cơm cuộn sẽ được cắt thành các miếng nhỏ vừa ăn với mùi vị có thể khác nhau tùy thuộc vào các nguyên liệu mà người làm sử dụng. Gimbap sẽ là lựa chọn tuyệt hảo trong chuyến đi của bạn nhờ tính tiện lợi.

    Buchimgae/Jeon

    [​IMG]
    Buchimgae và Jeon là một loại bánh pancake hình đĩa trong ẩm thực Hàn Quốc. Các loại thịt, hải sản, rau và trứng được trộn với bột rồi được rán. Tên của loại bánh pancake sẽ phụ thuộc vào các nguyên liệu được lựa chọn. Ví dụ như pajeon được làm từ hành lá, kimchi jeon được làm từ kimchi và bindaetteok được làm từ đậu tròn. Loại bánh này sẽ rất phù hợp nếu bạn dùng chung với makgeolli (rượu gạo Hàn Quốc).

    Tteokbokki

    [​IMG]
    Tteokbokki cùng với gimbap và odaeng (bánh cá xiên que) là những món ăn phổ biến nhất được bày bán ở các quầy đồ ăn vặt ven đường. Bột gạo được hấp và tạo thành bánh hình trụ dài gọi là garae-tteok. Bánh gạo này được cắt thành các đoạn dài bằng ngón tay và nấu trong nước sốt tiêu đỏ cay ngọt gọi là gochujang. Bạn có thể cho thêm bánh cá và rau nếu thích.

    Sundae

    [​IMG]
    Sundae là một loại xúc xích truyền thống được làm từ lòng lợn nhồi hỗn hợp đậu phụ, các loại rau và mì khoai tây. Món ăn thường được chấm muối trộn hoặc ở một số vùng được dùng với ssamjang, một loại bột hỗn hợp của gochujang and doenjang (bột đậu nành lên men). Sundae còn có thể được làm với mực ống hoặc được trộn với gạo nếp.

    Eomuk

    [​IMG]
    Eomuk thường được gọi lại odaeng. Odaeng là một loại bánh cá, làm từ cá tầng đáy. Bánh cá này được xiên que và luộc với củ cải và hành xanh. Món ăn vặt nổi tiếng này đặc biệt được ưa chuộng vào những tháng mùa đông lạnh lẽo. Một vài phiên bản của nó còn có cả xúc xích, bơ hoặc bánh gạo.

    Twigim

    [​IMG]
    Twigim là tên gọi chung cho loại đồ ăn vặt được bọc bột chiên rán. Mực, bánh bao, khoai tây, tôm và các loại rau là các loại nguyên liệu chủ yếu thường được dùng. Món ăn này sẽ có vị còn ngon hơn nếu được chấm với nước sốt đậu nành hoặc nước sốt tteokbokki.

    Hotteok

    [​IMG]
    Hotteok là bánh dẻo, thường có nhân là nhiều loại hỗn hợp hạt óc chó hoặc hạt thông với đường. Có thể làm mới công thức nấu bằng cách cho thêm rau hoặc bơ vào bột bánh. Bột bánh sẽ trở thành màu xanh mới lạ đặc biệt hơn nếu bạn trộn với bột trà xanh.

    Kkochi

    [​IMG]
    Kkochi là một loại thịt xiên nướng. Loại kkochi phổ biến nhất là dak kkochi, tức là thịt gà xiên. Những miếng thịt gà nhỏ và rau được xiên que, nhúng vào nước sốt rồi nướng. Xúc xích, bánh cá và tteokgalbi (sườn nướng) cũng được xiên que, bạn có thể thỏa thích lựa chọn loại kkochi yêu thích.

    Bungeo ppang/Gukhwa ppang/Gyeran ppang

    [​IMG]
    Tên Bungeo ppang được đặt cho món ăn này vì hình dáng giống con cá của nó, món ăn đặc biệt phổ biến vào mùa đông. Món ngọt ăn vặt này được đúc trong cái khuôn hình cá chép được gọi là bungeo. Bánh được nhồi nhân đậu đỏ, kem, bơ hoặc đậu ngọt và được nướng chín. Gukhwa ppang là loại có hình bông hoa và nhỏ hơn một tí so với loại Bungeo ppang. Gyeran ppang được làm từ khuôn bánh nhưng có nhân trứng thay vì nhân đậu.

    Hoppang

    [​IMG]
    Hoppang là một trong những món ăn vặt ấm áp phổ biến trong mùa đông. Nó có vỏ tròn từ bột gạo với rất nhiều loại nhân như nhân đậu đỏ, rau hoặc nguyên liệu làm pizza. Hoppang luôn được hấp để giữ ấm và được bán nhiều trong các cửa hàng tiện lợi.

    Theo Tổng cục Du lịch Hàn Quốc
     
  9. trannhan90

    trannhan90 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    10/4/2017
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Hôm trước mình đi du lịch mà sao cần giấy tờ pháp lý nhiều lắm, các thủ tục rườm rà đến nổi mình phải thuê một công ty luật làm tất cả các loại giấy tờ liên quan, các bạn có thấy vậy không? Riêng mình cảm thấy mệt mỏi quá. Đi du lịch mà như đi đâu ah.
     
  10. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Về miền Tây ăn đủ món ngon từ con chang chang


    [​IMG]
    Chang chang là loài nhuyễn thể sống trong môi trường nước ngọt vùi mình trong sình bùn ven sông hoặc dưới đáy sông. Loại sò này sống nhiều ở miệt Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, chúng có quanh năm nhưng nhiều nhất là sau Tết Âm lịch, rồi rộ lên từ cuối tháng 3. Nói rộ nhưng số lượng chang chang không nhiều, muốn ăn phải dặn trước người đi mò chừng mấy ngày trước đó.

    [​IMG]
    Khi có khách đến thăm, muốn đãi món đặc sản quê mình, chủ nhà phải ngâm chang chang cả đêm cho nhả đất cát, rồi chà sạch lớp rêu bẩn bám bên ngoài.

    [​IMG]
    Chang chang hấp gừng nước dừa là cách chế biến đơn giản nhất. Chỉ cần cho chang chang vào nồi hấp, xắt vài lát gừng, rồi chế nước dừa tươi vào.

    [​IMG]
    Nồi chang chang bắc lên bếp chừng mươi phút thì đã chín.

    [​IMG]
    Thịt chang chang gần giống với thịt nghêu nhưng vị và hương khác hẳn. Phần thịt ngọt dịu và dai hơn nghêu, mùi thơm cũng man mác hương đồng nội. Chang chang hấp gừng rất ngon khi chấm cùng nước mắm chua ngọt pha với gừng.

    [​IMG]
    Chang chang còn được làm gỏi. Chỉ cần thọt cái bắp chuối (hoa chuối), bào sợi, rồi trộn với phần thịt chang chang. Gia vị để trộn gỏi gồm nửa quả chanh, hoặc giấm, đường cát, xíu muối. Thêm vài lát ớt cùng ít rau răm sẽ tròn vị hơn. Tại cồn Tân Thuận Đông, Cao Lãnh (Đồng Tháp), món gỏi chang chang được các đầu bếp xem như là "tân binh sáng giá" của thực đơn ẩm thực miền Tây dùng đãi thực khách phương xa.

    [​IMG]
    Nếu món chang chang hấp mang đến hương vị thuần khiết, món gỏi chang chang lạ miệng, thì thố cháo chang chang được xem như "cái kết có hậu" cho bữa ăn. Thịt chang chang giúp cháo ngọt tự nhiên, mùi chang chang khiến món cháo trở nên đặc biệt hấp dẫn.
     
  11. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    hihi, vấn đề này thì còn tùy các bạn muốn đi du lịch đến quốc gia nào nữa. Ví dụ: Thái, Campuchia, Singapore, Malaysia, indonesia,...Hộ chiếu Việt Nam thì bạn chỉ cần có Passport còn hạn trên 6 tháng tính từ ngày về là đủ rồi
     
  12. nguyetminh88

    nguyetminh88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    17/2/2017
    Bài viết:
    1,143
    Đã được thích:
    214
    Điểm thành tích:
    153
    Dạo này em cũng thích đi ăn đi chơi lắm, sưu tầm lại để đi ăn dần :))
     
  13. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Trà chiều kiểu Anh - lịch sử và những nguyên tắc cho người thưởng thức
    Thứ ba, 18/4/2017 11:12 GMT+7
    Linh Hương | 10 điểm du lịch hoàn toàn miễn phí ở London
    Anna, nữ công tước thứ 7 của vùng Bedford (Anh) được coi như người đầu tiên tạo nên văn hóa Trà chiều. Thời đó, bà thường phàn nàn về việc bị "mệt mỏi" vào mỗi buổi chiều muộn bởi trong một ngày chỉ ăn hai bữa chính vào sáng và tối muộn. Giải pháp được đưa ra là một bữa ăn nhẹ, với bình trà và vài đồ ăn mặn, ngọt kèm theo, được phục vụ riêng trong phòng vào cuối buổi chiều. Sau này, những người bạn của nữ công tước cũng được mời đến những buổi Trà chiều như vậy. Thói quen này được duy trì khi bà trở lại London. Tiệc Trà chiều vì thế cũng được mở rộng hơn, với số lượng người tham dự nhiều hơn, chủ yếu là "uống trà và đi dạo trên những bãi cỏ".

    Trà chiều khi mới ra đời giữa thế kỷ 19 gần như chỉ dành cho những nhóm quý bà thuộc tầng lớp thượng lưu tại Anh. Khi Nữ hoàng Victoria bắt đầu tham gia vào nghi lễ Trà chiều và phổ biến khắp nơi, thì nó đã trở thành một hoạt động bình dân hơn, được gọi với tên thông dụng hơn là "Tiệc trà". Mỗi buổi thưởng trà này có khi tới 200 khách, diễn ra suốt từ 4h chiều đến 7h tối. Số người tham gia có thể đến và đi tự do trong buổi tiệc trà, không cố định người tham dự từ đầu đến cuối. Ngày nay, Trà chiều ở Anh được coi như một sở thích, đam mê hoặc là hình thức tổ chức những sự kiện đặc biệt như sinh nhật, tiệc trước đám cưới hay vui vẻ với nhóm bạn bè.

    Không có một quy tắc cụ thể nào về thực đơn của một bữa tiệc trà chiều truyền thống, nhưng thông thường sẽ bao gồm nhiều đồ ăn kèm, được đựng trên một chiếc khay nhiều tầng, gồm một số loại bánh finger sandwich (bánh sandwich loại nhỏ), một số loại bánh ngọt tự làm, bánh scone còn nóng hổi phết với kem đông và các loại mứt trái cây... Trong số này, bánh scones được thêm vào thực đơn Trà chiều truyền thống muộn hơn so với những món khác. Các loại trà được sử dụng trong tiệc Trà chiều không cố định, có khi lên tới cả trăm loại, nhưng chủ yếu vẫn thường có những loại như Assam, Darjeeling, Earl Grey hay Lapsang Souchong... Một số nơi sẽ có thêm ly champagne.

    [​IMG]
    Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy nhiều khách sạn lớn phục vụ Trà chiều dưới cái tên "High Tea". Theo truyền thống, những người thuộc tầng lớp thượng lưu sẽ dùng các bữa Trà chiều vào khoảng 4h chiều, còn gọi là 'low' hoặc 'Afternoon' tea bởi chúng được phục vụ tại các bộ sofa hay bàn trà thấp, ngay trước những buổi đi dạo trình diễn thời trang trong công viên Hyde Park của các quý bà. Trong khi đó, những người thuộc tầng lớp thấp hơn sẽ dùng các bữa trà vào khung giờ muộn hơn, khoảng 5 hay 6h chiều, hoặc cùng với bữa ăn tối trên những chiếc bàn ăn (bàn cao - high). Cái tên High Tea vì thế cũng ra đời. Không lâu sau đó, tầng lớp thượng lưu đã phát triển cách thưởng trà của mình theo cách riêng và cũng được gọi là "High Tea", có thêm một số món ăn mặn như cá hồi, thịt chim bồ câu, thịt bê, bánh nướng, trứng ốp la, khoai tây và tráng miệng hoa quả...

    Ngày nay, thực đơn Trà chiều được phục vụ ở Anh và nhiều nơi khác trên thế giới đều được gọi là High Tea. Ở một số khách sạn, chẳng hạn như khách sạn The Ritz nổi tiếng tại London, khái niệm "High tea in London" được sử dụng để quảng bá cho Trà chiều bởi nơi đây có một lượng lớn khách lưu trú đến từ khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, nhiều khách sạn lớn như Pan Pacific... cũng phục vụ tiệc Trà chiều với hình thức tương tự như trà chiều tại Anh nhưng có được biến tấu để phù hợp với văn hóa địa phương, với giá cho mỗi set từ 330.000 đồng.

    Video: Huy Mạnh
     
  14. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Bún thang Hà Nội - món ăn bình dân trong lớp vỏ quý tộc


    Nhiều người, khi đến hoặc trở về Hà Nội, ngoài việc ăn bún chả, bún ốc, bún riêu… kiểu gì cũng muốn được thưởng thức một tô bún thang kiểu "bất đáo bún thang phi sành điệu". Bún thang Hà Nội trong mắt các thần khẩu này là cái gì đó "rất Hà Nội", đồng nghĩa với sự tinh tế, thanh cao, mỹ vị.

    Cùng với những tín đồ ăn uống, nhiều chuyên gia ẩm thực, học giả đều nhất trí nâng bún thang lên tầm "Thăng Long đệ nhất bún", là tinh hoa ẩm thực của giới quý tộc đất Hà Thành, không thể đem so sánh với mấy thứ bún "đầu hè, xó chợ" như bún ốc, bún riêu, bún bung… Ví dụ như ở khâu chế biến. Bún thang có rất nhiều nguyên liệu, căn bản là bún, thịt gà, giò lụa, trứng, tôm, củ cải, mắm tôm, rau thơm...

    [​IMG]
    Các nguyên liệu cơ bản của bún thang.

    Yêu cầu từng nguyên liệu cũng nhiêu khê lắm. Bún phải là loại bún nhỏ, dai chứ bún sợi to bị coi là thô kệch. Thịt gà dẫu chẳng "kinh thiên động địa" gì nhưng phải xé bằng tay thật nhỏ và xốp chứ thái bằng dao là thịt bết như ở quán phở gà tầm thường. Riêng phần da thái bằng dao, tuy nhiên, phải nhỏ như sợi bún.

    Trứng gà dùng cho bún thang phải tươi, sau đó đem tráng thật mỏng, rồi dùng dao thái nhẹ nhàng thành những sợi "tóc mây bay ngang trời". Giò lụa cũng thế, phải là loại giò "thửa", không dùng loại giò pha bột hay giò "công nghiệp". Có thế thì khi thái nhỏ sợi da gà thì giò mới không gãy, bở.

    Củ cải dầm phải thơm, giòn không bị ủng do phơi thiếu nắng, cũng thái chỉ giống kiểu ăn sashimi của người Nhật. Mắm tôm, chanh cốm, ớt tươi, rau răm, rau mùi… cũng phải tươi, ngon thì mới xứng dự phần vào bát bún thang.

    Nước dùng cho bún thang nhất quyết phải là nước dùng gà chứ không chơi xương lợn hay hay bò vì mùi ôi. Cứ ninh xương gà với hành củ nướng, gừng nướng, thêm một vốc sá sùng hoặc tôm he cho ngọt lừ, đem lọc lấy nước trong, đun sôi sùng sục rồi mới đem chan được.

    Chưa kể, việc trình bày bát bún thang cũng cầu kỳ như nghệ thuật cắm hoa Ikebana. Bún chần qua nước nóng già rồi cho vào 2/3 lòng bát tô, thịt gà cả da lẫn thịt xếp ở giữa, một nhúm trứng xếp đối xứng với một nhúm giò, tôm nõn bóc chỉ xếp cạnh củ cải dầm và rau thơm, mắm tôm chanh ớt đánh sủi bọt rưới một thìa lên rau để tí chan nước thẳng vào chỗ đó, sang trọng nữa thì thêm một giọt lệ cà cuống.

    Cách đây chưa lâu, có nghệ nhân nấu ăn khẳng định, xếp bún thang phải có khuôn, bên trong chia làm 5 ô. Đặt cái khuôn đó lên mặt bát bún rồi lần lượt xếp từng món vào từng ô cho thật cân đối, riêng biệt như đất nền phân lô rồi nhấc khuôn ra, sau đó mới chan. Thế mới đúng là bún thang, bởi thang có nghĩa là khuôn.

    Làm bún thang đã thế, ăn bún cũng không thể xuề xòa được. Người ta thường nấu bún thang vào dịp Tết để đãi nhau cho tỏ tình trân trọng. Nơi ăn bún cũng phải lịch sự, thanh nhã, có bàn ghế ngồi chĩnh chện chứ không chồm hỗm xì xụp trên vỉa hè trắng xóa giấy ăn và bụi đường. Có thế bún thang mới xứng danh là tuyệt đỉnh ẩm thực Hà Nội. Chỉ kém nghi lễ trà đạo ở khoản người nhận bát bún không phải cúi lạy người chan bún, rồi xoay bát 3 lần theo chiều kim đồng hồ rồi mới ăn, và sau khi ăn xong lại xoay 3 lần ngược lại trước khi trả bát mà thôi.

    Nhưng bún thang thực chất không phải "kiêu kỳ, kiểu cách, quy củ" đến thế mà chỉ bình thường như muôn loại bún khác mà thôi. Thậm chí, bún thang thể hiện tinh thần "tiết kiệm" đặc sắc của dân tộc, bên cạnh món rau tập tàng hay món tả pí lù của người Hoa.

    [​IMG]
    Nhiều nhà hàng tại Hà Nội dùng củ cải loại to trong bát bún thang. Ảnh: Linh Hương

    Đúng là bún thang trước đây thường được nấu vào dịp Tết là bởi nó có tính chất "tổng kết Tết". Sau những ngày ăn Tết ê hề mâm cao cỗ đầy, chạn nhà nào (nay là tủ lạnh) cũng còn thừa tí gà, tí giò… Nếu để ăn riêng rẽ thì ngán, chi bằng đem hết ra nấu bún. Và một loại bún thập cẩm giống như nồi tả pí lù (gồm thịt bò, thịt ngựa, thịt cừu, thịt lợn, thủy hải sản, xí quách tức xương động vật… thừa ra sau khi ăn Tết hay yến tiệc, được đem nấu chung một nồi) hình thành, vừa để đổi khẩu vị, vừa không để phí thực phẩm.

    Nước luộc gà để nấu măng miến thừa đem hết ra đun với hành nướng và củ su hào. Nhà giàu có thì dùng sá sùng, tôm khô hay mực khô cho ngọt nước. Thịt gà thừa dồn đĩa đem ra xé nhỏ cho đỡ phải nhai. Đầu giò loăn xoăn khó tạo hình thì thái sợi. Trứng gà tráng thái mỏng thêm màu sắc cho bát bún vui mắt. Củ cải dầm vốn dùng để ăn ghém ngày Tết cũng trưng dụng nốt để nhai cho vui tai.

    Điều lạ kỳ nhất là rau răm và mắm tôm. Hai thứ này đi với bún có vẻ không hợp, nhất là thứ bún đó lại cho là thuộc giống cao sang. Thế nhưng, với bún thang lại hữu dụng và đúng điệu. Bởi vì các nguyên liệu để nấu bún thang đều là đồ thừa, để lâu ngày. Với cái thời tiết ẩm nồm ở Hà Nội và miền Bắc mùa xuân, thức ăn rất dễ biến chất, nặng thì thiu chảy nước, nhẹ thì có mùi. Với tinh thần "ăn hết không bỏ phí" không có lẽ lại vứt đồ, thế nên để át chế cái mùi không mong muốn đó, người ta dùng mắm tôm chanh ớt, hợp lực cùng rau răm ngái, chưa đủ thì cả tinh dầu cà cuống để khử mùi. Đấy mới là cốt yếu của bún thang, chứ không phải là "sự hòa quyện của gà béo, trứng ngậy, giò bùi".

    Chưa hết, để an tâm, yêu cầu nước dùng phải thật nóng, sôi sùng sục, nóng rẫy tay của bát bún thang, cộng mùi vị của mắm tôm, rau răm sẽ chia tâm trí của người ăn theo nhiều hướng, dẫn tới hiệu quả: khi ăn không còn thấy mùi khó chịu nữa, thậm chí lại ngon miệng vì khẩu vị được thay đổi. Có lẽ, chính vì yêu cầu nước dùng phải nóng như thang canh của người Hoa mà thứ bún này được gọi là bún thang chăng? Còn luận điểm dùng thang tức khuôn để chia "phân lô" nhân bánh là không có cơ sở. Bởi ở diện đại chúng, chẳng thấy ai dùng cái thang ấy cả, có chăng đó là sáng chế cá nhân.

    Bún thang thực chất là thế. Một món sáng tạo nhằm tận dụng đồ ăn thừa, rất dân dã và chẳng quý tộc chút nào. Bây giờ, khi điều kiện kinh tế khá giả hơn, người ta không còn dùng đồ thừa để nấu nữa mà là nguyên liệu tươi ngon. Tuy nhiên, vẫn phải dùng mắm tôm, rau răm bởi thiếu nó thì thành bún gà rồi.

    Bún thang ăn ở đâu ngon? Chỉ có bún thang nấu ở nhà là ngon nhất vì nó thường được ăn vào dịp Tết, gia đình sum họp. Chứ bún thang bán nhan nhản ở Hà Nội, thậm chí có quán nổi danh, nườm nượp người vào ăn thì đa phần thực khách đều chỉ là... người ghé qua Hà Nội cả. Còn đây là chỉ dẫn cho ai thích ăn bún thang đúng kiểu: Nước dùng gà ra ngõ Thanh Hà gần chợ Đồng Xuân mua vào buổi chiều, bởi khi đó nồi nước đã luộc hàng chục hoặc cả trăm con gà rồi, chất lượng khỏi băn khoăn. Thịt gà hai bên lườn bán sẵn, về chỉ việc xé phay. Giò ngon mua về tự thái. Trứng tự tráng, tự thái, dày mỏng tùy ý, miễn là miệng nhai phải cảm nhận được đây là trứng. Tôm có hay không tùy. Bún Phú Đô sợi nhỏ bán ê hề, mua về chần nước sôi cho nóng. Củ cải tự dầm không thì mua ngoài chợ. Đun nước dùng gà sôi già, nêm nếm vừa ăn, xếp bún đã chần nóng vào bát rồi bày đầy đủ nhân, chan nước dùng và xơi ngay cho nóng.

    Parsley


    -----------------------------------------
    du lịch thái lan hè 2017
    -------------------------------------------
    ==============================================================
    tour 3 nước singapore malaysia indonesia: trọn gói 9.980.000đ/khách
    =============================================================
    Du lịch Campuchia Cao nguyên Bokor Đảo Krong Biển Sihanouk Ville Phnômpênh: 3.400.000đ
    =============================================================
    Du lịch Campuchia giá rẻ - SIEMREAP- QUẦN THỂ ANGKOR - PHNOMPENH: 3.500.000đ
     
  15. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Những món bún đặc trưng chỉ nghe tên là nhớ về Hà Nội
    -----------------------------------------
    du lịch thái lan hè 2017
    -------------------------------------------

    Một trong những nét đặc trưng nhất mỗi khi nhắc đến ẩm thực Hà Nội chính là các món bún. Với hương vị rất riêng, phong phú về số lượng, không ai có thể bỏ qua các món bún ngon đặc trưng nhất của Hà Nội dưới đây.

    Bún chả

    [​IMG]
    Nhắc đến ẩm thực Hà Nội là nói đến bún chả, một món ăn truyền thống đã có từ rất lâu đời. Thịt để làm bún chả ngon nhất là thịt lợn nạc vai, được chế biến thành hai loại là chả miếng và chả băm, sau đó nướng trên than hoa. Bạn có thể ăn một loại chả hoặc cả hai, tùy khẩu vị. Bún chả ngon nhất khi ăn với bún lá, chấm nước mắm pha chua mặn ngọt, có kèm tỏi và ớt, một ít dưa góp từ đu đủ xanh và không thể thiếu đĩa rau sống.

    Làm bún chả đơn giản, nhưng để ngon phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và bí quyết gia truyền, đặc biệt trong cách pha nước chấm. Bún chả có nét tương tự món bún thịt nướng ở miền Trung và miền Nam, nhưng khác nhau trong cách ăn và mùi vị của nước chấm. Người Hà Nội thường ăn bún chả nhiều vào buổi trưa. Ở Hà Nội, bún chả nổi tiếng nhất là ở Hàng Mành, nhưng giờ đây bạn có thể bắt gặp món ăn này ở khắp mọi nơi và có thể ăn kèm nem rán. Giá mỗi phần ăn dao động từ 30.000 đồng đến 60.000 đồng.

    Bún đậu mắm tôm

    [​IMG]

    Bún đậu mắm tôm là một món ăn bình dân được nhiều thực khách yêu thích. Bún đậu mắm tôm có thể được phục vụ ngay trên vỉa hè với đôi quang gánh của chị bán hàng, cũng có thể được phục vụ trong các nhà hàng, nhưng phổ biến nhất là một vài quán nhỏ trong các ngõ nhỏ ở Hà Nội. Bún đậu mắm tôm gồm đậu phụ rán vàng, mắm tôm pha chanh, ớt, xíu mì chính và một ít mỡ đánh bông. Bún ăn kèm là loại bún lá cắt thành từng miếng nhỏ. Rau sống cũng không thể thiếu trong món ăn này.

    Bún đậu mắm tôm trước đây thường được phục vụ như một bữa nhẹ, nhưng nay có thể ăn no vì người bán thường kèm nhiều đồ ăn khác nữa như chả cốm, thịt luộc... Bún đậu là món ăn bình dân nên cũng như bún chả, bạn có thể thưởng thức ở bất kỳ đâu, nổi tiếng nhất là bún đậu ngõ Phất Lộc, Hà Nội. Bún đậu mắm tôm cũng đã có mặt ở nhiều tỉnh thành, trong đó có TP HCM và thu hút rất đông thực khách. Giá cho mỗi suất bún dao động từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng tùy đồ ăn kèm.

    Bún thang

    [​IMG]
    Bún thang là một món ăn tinh túy của người Hà Nội. Bún thang rất phổ biến ở Hà Nội, nhưng không có nhiều hàng ngon bởi làm bún thang là một quá trình đòi hỏi sự cầu kỳ, từ phần chuẩn bị đến chế biến, với rất nhiều nguyên liệu. Rau răm, rau mùi, tôm bông, trứng gà rán mỏng, lườn gà, giò lụa thái sợi rải đều trong bát bún sợi nhỏ. Một bát bút thang đầy đủ cũng không thể thiếu củ cải ngâm.

    Nước dùng phải là loại nước trong, chan khi còn nóng hổi. Một nồi nước dùng ngon cũng là một sự tổng hợp từ xương gà, tôm khô, sá sùng (nếu có) để ngọt nước. Ăn bún thang là phải kèm gia vị như giấm, ớt, tỏi, hạt tiêu và thêm chút mắm tôm. Sẽ thật là thiếu khi nói về bún thang Hà Nội mà không nói đến tinh dầu cà cuống, nếu có sẽ rất dậy mùi. Nhưng rất tiếc hiện nay hầu như không còn nguyên liệu này.

    Một bát bún thang dao động từ 40.000 đến 60.000 đồng. Bạn có thể ăn ở đầu chợ Hàng Bè.

    Bún ngan

    [​IMG]
    Đây cũng là một trong những món ăn nổi tiếng ở Hà Nội. Nguyên liệu tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể chế biến và làm ra một tô bún ngan ngon đúng vị. Bún ngan ngon phải cẩn thận từng chi tiết, từ nước dùng ninh từ xương ngan, có nấm khô, ngọt mà không gắt, không quá béo, luôn luôn nóng hổi... Miếng thịt ngan đầy đặn, béo, mềm, măng ăn kèm đúng kiểu là măng khô nấu kỹ mềm, ngấm đủ gia vị, miếng tiết luộc không bị nát Thịt mọc hay những thứ khác ăn kèm phải đậm đà. Nước chấm bún ngan cũng phải rất đặc biệt, được pha chua ngọt vừa miệng với tỏi ớt. Nhiều quán bún miến ngan được đánh giá ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào bát nước chấm.

    Một hàng bán ngan thông thường sẽ có những món chủ đạo như bún, miến (nước hoặc chấm hay trộn), măng tiết luộc, ngan chặt, ngan nướng... Nên nếu bạn chỉ ăn bún hay miến nước thì giá cả dao động từ 30.000 đến 40.000 đồng/bát, còn nếu ăn thêm nhiều món, trung bình mỗi người hết hơn 100.000 đồng. Nổi tiếng ở Hà Nội có hàng bún miến ngan Nhàn trong ngõ Trung Yên, chợ Hàng Bè. Nhưng ngoài ra, bạn cũng có thể tìm được bún miến ngan ở rất nhiều nơi khác nữa.

    Bún riêu cua

    [​IMG]
    Bún riêu cua là món bún truyền thống lâu đời của người miền Bắc. Riêu cua là dạng canh chua được nấu từ gạch cua, thân cua giã và lọc cùng với cà chua, mỡ nước, dấm bỗng và các loại gia vị khác. Ăn bún riêu cua sẽ không thể thiếu rau sống và một chút mắm tôm cùng ớt chưng. Món ăn sẽ rất tuyệt vào bữa sáng mùa hè để bạn cảm thấy tràn trề năng lượng cho cả ngày mới.

    Bún riêu cua Hà Nội đã thay đổi khá nhiều theo thời gian. Nếu trước đây, bát bún truyền thống chỉ đơn giản những nguyên liệu kể trên, thì nay bát bún đầy đặn hơn rất nhiều với đủ các loại đồ ăn kèm như giò tai, đậu phụ, thịt bò... Dù vậy, ngày nay nhiều người vẫn thích hương vị xưa và tìm đến những hàng quán có hương vị của quá khứ. Giá mỗi bát bún riêu cua dao động từ 20.000 đến 40.000 đồng.

    Bún ốc

    [​IMG]
    Bún ốc là món cũng thường được bán cùng với bún riêu bởi có sự tương đồng trong cách chế biến và hương vị. Bún ốc sử dụng bún rối, sợi nhỏ. Nước dùng là nước ninh xương lấy nước trong, có dấm bỗng, thêm cà chua. Người Hà Nội thường ăn bún ốc với hai loại ốc được gọi tên dân dã là ốc to (ốc mít, ốc nhồi) và ốc nhỏ (ốc vặn hay ốc đá) chọn con to vừa, luộc vừa chín, khêu ruột để sẵn trên bát. Ăn bún ốc cần có ớt chưng, ăn cùng rau sống. Bún ốc có thể ăn nóng hoặc nguội, chấm hoặc chan.

    Hà Nội có rất nhiều hàng bún ốc nổi tiếng như bún ốc Bà Sáu, bún ốc chị Thêm, bún ốc Khương Thượng, bún ốc tóp mỡ Bạch Mai, bún ốc nguội Ô Quan Chưởng hay các hàng bún ốc trong ngõ chợ Đồng Xuân... Giá mỗi bát bún ốc cũng dao động, từ khoảng 25.000 đồng.

    Bún giả cầy

    [​IMG]
    Đây là một trong những món ăn ngon ở Hà Nội, nhất là vào mùa đông. Nguyên liệu chính làm bún giả cầy là chân giò lợn, gồm cả phần thịt chân giò và móng giò, trải qua nhiều công đoạn chế biến khá phức tạp. Bát giả cầy thành phẩm có vị béo của miếng thịt móng giò quyện với cái chua của măng, nước sánh ngọt, thơm của đủ các vị riềng, mẻ. Bún giả cầy cũng cần phải có cả mắm tôm thì mới dậy mùi, mới chỉ ngửi thôi là đã không thể nhầm lẫn với bất kỳ món ăn nào khác. Món ăn thường được dùng kèm bún lá cắt nhỏ thành miếng. Khi ăn, bạn sẽ trộn lên để bát thịt lẫn đều rau thơm, cho thêm vài lát ớt nếu muốn cay.

    Một bát bún giả cầy thường được bán với giá khoảng từ 30.000 đồng một suất, thường được phục vụ vào các bữa ăn trưa. Hầu như ở bất kỳ đâu tại Hà Nội, các bạn đều có thể tìm được món ăn này, nhất là các quán ăn nhỏ, quán vỉa hè.

    Bún dọc mùng thịt mọc

    [​IMG]

    Đây là món ăn khá thanh mát, thích hợp vào những ngày trời nóng. Thành phần của món ăn đúng như tên gọi gồm dọc mùng được làm sạch để tránh bị ngứa, thịt chân giò thái mỏng và mọc làm từ giò sống có mộc nhĩ. Nhiều nơi, người bán có phục vụ thêm cả sườn non hay móng giò. Vị chủ đạo của món bún dọc mùng là chua thanh, ngọt mát nhờ nước dùng được ninh xương kỹ và nêm nếm để có hương vị vừa. Khi luộc móng giò và thịt chân giò, người ta thường cho thêm một ít nghệ để món ăn nhìn hấp dẫn. Thịt luộc vừa chín tới, ăn giòn, hơi dai và ngọt thịt.

    Khi bún mọc dọc mùng vào Sài Gòn, các quán ăn ở đây thường cho thêm hành phi, giá đỗ. Tùy khẩu vị của gia đình, bạn có thể biến tấu món ăn một chút để cảm thấy ngon miệng. Giá mỗi bát bún cũng khoảng 30.000 đồng. Bạn có thể ăn cả sáng, cả trưa.

    Linh Hương - Vĩnh Hy
     
  16. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Som tam - món ngon đường phố Thái Lan chua chua cay cay


    [​IMG]
    Đến Thái Lan, có thể bạn đã ăn đủ thứ, nào là tom yum, xôi xoài, xiên nướng, nộm miến, lab... nhưng rất có thể bạn đã bỏ quên mất món ăn rất phổ biến là som tam, vì nhiều người sẽ chỉ chép miệng, "ôi nộm đu đủ thôi mà".

    Som tam (hay som tum), đúng là nộm đu đủ kiểu Thái, nhưng nếu thật sự bạn mê đồ Thái, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua món ăn này. Món ăn xuất hiện hầu hết trên các con phố ở Thái Lan và có thể được coi là "quốc hồn quốc túy" bên cạnh tom yum. Năm 2011, CNNGo đã chọn som tam ở hạng 46 trong danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới.

    [​IMG]
    Người Thái băm đu đủ và gọt sợi để làm món som tam.

    Nguyên liệu của món ăn chỉ đơn giản là đu đủ sợi, trộn với các gia vị đặc trưng của Thái như vị chua của chanh, cay của ớt, mặn của nước mắm, hăng hăng của tỏi và một chút đường. Ăn kèm với som tam sẽ là tôm khô, lạc, cà chua và đậu đũa, bắp cải sống hoặc là cua đồng muối... Bạn có thể bắt gặp những người bán hàng trên bất kỳ con phố nào, kèm theo một chiếc xe đẩy cút kít, bày ra đủ các nguyên liệu và thoăn thoắt chế biến món ăn.

    Đu đủ sẽ không bào như cách thông thường, dù đơn giản hơn. Người Thái thường dùng dao băm dọc quả đủ đủ, như cách người Việt băm bầu nấu canh, để tạo thành đường nhỏ, rồi thái mỏng để tạo thành sợi. Làm vậy, từng sợi đu đủ không bị nát mà vẫn giòn. Sau đó, họ dùng chày và cối giã các nguyên liệu rồi trộn đều với nhau để tạo thành món ăn ngon. Đây chính là kỹ thuật để làm được món som tam ngon đúng chất. Cái tên som tam cũng vì thế mà ra, “som” đọc là “sôm” có nghĩa là chua, “tam” đọc là “tằm” có nghĩa là giã, tựu chung, món ăn có nghĩa là salad chua kiểu Thái.

    [​IMG]
    Xe đẩy bán som tam đặc trưng trên đường phố Thái Lan.

    Người Thái và khách du lịch có thể ăn som tam trong các bữa chính như một món rau. Họ cũng có thể ăn riêng kiểu chơi chơi khi lang thang trên đường phố. Ở các nước láng giềng như Lào hay Campuchia, món ăn này cũng khá phổ biến, với thành phần và mùi vị không có nhiều khác biệt, được gọi với tên tam mak hung ở Lào và bok l'hong ở Campuchia.
     
  17. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Các địa chỉ ẩm thực bán xuyên đêm ở Sài Gòn

    Cơm tấm "ma" trứ danh, chợ Bà Chiểu, ngã tư Hàng Xanh hay phố Tây (Bùi Viện) là những địa chỉ dành cho du khách muốn khám phá ẩm thực đêm khuya ở TP HCM.


    Chợ Bà Chiểu

    [​IMG]

    Khu chợ đêm nhộn nhịp này là địa chỉ hàng đầu cho thực khách ở khu trung tâm. Từ 8h tối đến 4h sáng, các hàng, quán, xe bán rong luôn nhộn nhịp với nhiều món như xôi gà, bánh mỳ, sữa đậu nành… Trong đó đông khách nhất là các quán xôi gà, với giá từ 20.000 đồng một phần. Ảnh: Nguyễn Huyền.

    Cơm tấm "ma"

    [​IMG]

    Cơm tấm đêm là đặc sản nổi tiếng của Sài Gòn, bán ở mọi vỉa hè, bán xuyên đêm nên nhiều người gọi vui là “cơm tấm ma”. Cơm tấm ăn kèm sườn nướng, trứng ốp-la, chả, bì… giá một phần từ 18.000 đồng. Cơm tấm “ma” ở đường Đinh Tiên Hoàng (quận 1) và cơm tấm đêm Cao Đạt (quận 5) được coi là nổi tiếng nhất, bán lâu năm và hút khách. Ảnh: Thiên Chương.

    Bún bò vỉa hè

    [​IMG]

    Với những thực khách không muốn ăn cơm khuya, các quán bún bò, hủ tiếu là lựa chọn hợp lý. Góc đường Nguyễn Văn Đậu - Lê Quang Định (quận Bình Thạnh) bạn sẽ luôn tìm được quán bún bò Huế vào bất cứ giờ nào. Quán vỉa hè với bàn ghế nhựa sơ sài nhưng món bún bò, bánh canh luôn thu hút những vị khách ăn đêm. Giá một tô từ 20.000 đến 35.000 đồng. Ảnh: Huấn Phan.

    Cháo trắng Hàng Xanh

    [​IMG]

    TP HCM có nhiều quán cháo trắng buổi tối, trong đó cháo trắng gần ngã tư Hàng Xanh là địa chỉ được nhắc nhiều cho những ai muốn ăn cháo nửa đêm. Món nổi tiếng ở đây là cháo trắng ăn kèm lá dứa và đậu đỏ. Ngoài ra cháo còn có các vị ăn kèm như trứng muối, củ cải, tôm rim... Giá khoảng 10.000 – 30.000 đồng tùy phần ăn kèm. Ảnh: Thiên Chương.

    Phố Tây Bùi Viện

    [​IMG]

    Nằm ngay trung tâm TP HCM, con phố sôi động từ chiều tối đến sáng sớm này là địa chỉ ẩm thực cho những người đói bụng mà không muốn đi xa. Bùi Viện là nơi hội tụ đầy đủ các nền ẩm thực khác nhau, không chỉ là món Việt mà còn có cả món Thái, Âu, Ấn… Ở đây có đủ món từ ăn nhẹ như chè, sinh tố đến các quán nướng, cơm lá sen, xiên que… được bày bán suốt đêm. Giá đồ ăn ở Bùi Viện cao hơn mặt chung khá nhiều, thậm chí vào đây bạn cũng phải gửi xe với giá 15.000 đồng. Ảnh: SuZi.




    -----------------------------------------
    du lịch thái lan hè 2017
    -------------------------------------------
    ==============================================================
    tour 3 nước singapore malaysia indonesia: trọn gói 9.980.000đ/khách
    =============================================================
    Du lịch Campuchia Cao nguyên Bokor Đảo Krong Biển Sihanouk Ville Phnômpênh: 3.400.000đ
    =============================================================
    Du lịch Campuchia giá rẻ - SIEMREAP- QUẦN THỂ ANGKOR - PHNOMPENH: 3.500.000đ



     
  18. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Trải nghiệm vị êm đằm trong từng giọt bia
    ----------------------------------------
    du lịch thái lan hè 2017
    -------------------------------------------
    ==============================================================
    tour 3 nước singapore malaysia indonesia: trọn gói 9.690.000đ/khách
    =============================================================
    Du lịch Campuchia Cao nguyên Bokor Đảo Krong Biển Sihanouk Ville Phnômpênh: 3.400.000đ
    =============================================================
    Du lịch Campuchia giá rẻ - SIEMREAP- QUẦN THỂ ANGKOR - PHNOMPENH: 3.500.000đ

    Rót một ly bia và uống từng ngụm nhỏ, người thưởng thức sẽ có cảm giác mới mẻ bởi dư vị êm đằm đặc trưng cùng cảm xúc thăng hoa sau mỗi ngụm uống.

    [​IMG]
    Tháp bia thu hút khách hàng tìm đến trải nghiệm vị êm đằm của Sapporo Premium Beer.

    Những lon Sapporo Premium Beer 330ml từ nhà máy bia Sapporo tại Long An đi khắp mọi miền đất nước mang đến hương vị êm đằm và cảm giác sảng khoái cho các bữa tiệc thêm thăng hoa.

    Khách hàng mong đợi gì khi thưởng bia?

    Từ nhân viên văn phòng, nhà thiết kế, nghệ sĩ cho đến những người làm công việc sáng tạo gặp áp lực công việc thường tìm đến bia để thư giãn. Khi đó, giới mộ điệu sẽ trông chờ một sản phẩm mang nét đặc trưng về hương vị giữa những dòng bia nổi tiếng. Và êm đằm chính là xúc cảm sâu lắng mà họ muốn tìm kiếm. Trong đó, Sapporo Premium Beer đang dần trở thành một trong những lựa chọn thú vị, mang đến cảm xúc thoải mái, đáp ứng nhu cầu của giới mộ điệu.

    Loại bia này là kết quả của quá trình sản xuất chuẩn mực chất lượng Nhật Bản. Đặc biệt là công nghệ Fresh Keep giúp cho vị bia luôn tươi mới, giữ được hương vị tinh tuý đến từ Nhật Bản bằng cách hạn chế tối đa lượng oxy tiếp xúc vào nước bia trong suốt quá trình sản xuất.

    Tính kỷ luật trong sản xuất bia Nhật thuyết phục khách hàng Việt

    Sự thuyết phục của hương vị êm đằm còn phải kể đến yếu tố con người. Để có thể mang đến dòng sản phẩm tinh túy và độc đáo, Sapporo có đội ngũ chuyên gia đến từ Nhật Bản giám sát toàn bộ quá trình sản xuất, để đảm bảo mỗi mẻ bia Sapporo Premium Beer từ lúc tuyển chọn nguyên liệu đến khi đến tay người tiêu dùng đều đồng nhất, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của Nhật Bản.

    [​IMG]
    Vị êm đằm mang đến trải nghiệm mới cho người dùng.

    Sapporo không chỉ mong muốn mang đến cho khách hàng Việt những dòng bia chất lượng, mà còn là uy tín của thương hiệu đến từ đất nước Nhật Bản. Mỗi ngụm bia là kết quả của tinh thần tiên phong trong việc không ngừng cải tiến sản phẩm. Vị bia tinh túy sẽ tiếp tục được Sapporo Việt Nam phát triển theo tiêu chí “Japan’s Promise - Lời hứa từ Nhật Bản”, mang đến những trải nghiệm mới, chuẩn gu người dùng Việt.

    Góp phần làm phong phú ẩm thực Việt

    Bia mang đến cả nghìn câu chuyện để nói trong mọi cuộc vui dù ở bất kỳ vùng miền nào. Sapporo Việt Nam hiểu được văn hoá của người Việt cũng tương đồng với văn hoá Nhật nên đã mang hạt lúa mạch, hoa bia và công nghệ nấu bia lừng danh đến Việt Nam, góp phần làm phong phú nền văn hoá đó.

    Sapporo Việt Nam đang nỗ lực thuyết phục thực khách cảm nhận việc uống bia như một nghệ thuật: chọn loại bia yêu thích, hương vị êm đằm và giúp vị giác thăng hoa cho cuộc vui thêm sảng khoái. Đây cũng là hành trình chinh phục đỉnh cao vị giác, thể hiện được phong cách người thưởng bia.

    Tiến Dũng
     
  19. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Hủ tiếu Nam Vang - món ngon trăm năm của người Nam Bộ
    ----------------------------------------
    du lịch thái lan hè 2017
    -------------------------------------------
    ==============================================================
    tour 3 nước singapore malaysia indonesia: trọn gói 9.690.000đ/khách
    =============================================================
    Du lịch Campuchia Cao nguyên Bokor Đảo Krong Biển Sihanouk Ville Phnômpênh: 3.400.000đ
    =============================================================
    Du lịch Campuchia giá rẻ - SIEMREAP- QUẦN THỂ ANGKOR - PHNOMPENH: 3.500.000đ

    [​IMG]
    Hủ tiếu Nam Vang xuất thân từ Phnom Penh (Campuchia), được du nhập vào Việt Nam từ hơn trăm năm trước và có những đặc điểm riêng. Ban đầu hủ tiếu Nam vang chỉ có hai nguyên liệu chính là sợi hủ tiếu dai làm từ bột gạo, tuy nhiên theo thời gian, nồi hủ tiếu Nam Vang dần được Việt hóa.

    [​IMG]
    Không đơn thuần chỉ là mớ thịt heo bằm, hủ tiếu Nam Vang tại Sài Gòn hoặc các tỉnh có nhiều người Khơ Me sinh sống như Trà Vinh, Bạc Liêu còn có nhiều nguyên liệu khác .

    [​IMG]
    Trứng cút là một trong những loại nguyên liệu được hầu hết các đầu bếp miền Nam sử dụng. Trứng luộc chín lột vỏ cho lên trên tô hủ tiếu trước khi chan nước lèo.

    [​IMG]
    Cùng với trứng cút còn có thịt heo nạc tươi trụng chín xắt lát mỏng.

    [​IMG]
    Ruột non luộc cắt khúc và gan heo là những loại nguyên liệu thường có trong tô hủ tiếu Nam Vang Nam bộ.

    [​IMG]
    Hẹ và giá là hai loại rau không thể thiếu.

    [​IMG]
    Để tạo mùi thơm đặc trưng cho món ăn, tỏi và cải thảo cũng được bổ sung.

    [​IMG]
    Rau thơm gồm có hành lá và ngò rí.

    [​IMG]
    Hủ tiếu Nam Vang cũng không thể thiếu xà lách và rau cần.

    [​IMG]
    Nước lèo hủ tiếu Nam Vang nấu từ xương heo, khô mực, củ cải trắng và thịt heo bằm. Nước lèo được nêm đậm đà, hơi ngọt. Một số tỉnh miền Tây Nam bộ, trên bàn ăn hủ tiếu Nam Vang còn có thêm hũ đường cát để khách cho thêm vừa khẩu vị.

    [​IMG]
    Tô hủ tiếu thành phẩm trông đẹp mắt và ngon miệng. Ngoài hủ tiếu, các quán còn có cả mì vàng làm từ bột mì và trứng. Phía trên tô hủ tiếu thường có thêm ít tóp mỡ và hành phi. Giá mỗi tô hủ tiếu Nam Vang từ 20.000 đồng đến 60.000 đồng.
     
  20. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Mực nhúng ớt xiêm xanh - món ăn miền Trung chinh phục dân Sài Gòn
    Thứ tư, 3/5/2017 11:41 GMT+7
    0 236 chia sẻ
    Ngon miệng với gà ta 'tắm mỡ xông hơi'
    Món ăn miền Trung vừa xuất hiện ở Sài Gòn đã chiếm được cảm tình của thực khách nhờ sự kết hợp giữa rất nhiều hương vị. Thoáng nhìn món ăn, nhiều người nghĩ không khó chế biến, thế nhưng theo các đầu bếp, để làm vừa lòng thực khách không phải dễ.

    Đầu tiên là chọn mực. Mực ống dùng để nhúng phải là loại thật tươi, đồng thời thố nước dùng dành để nhúng mực phải được pha chế một cách cầu kỳ và tinh tế. Các bếp trưởng thường phải chọn loại mực thân mực còn tươi, to chừng 2 ngón tay, đầu và râu còn dính chặt vào thân. Mực mua về ngâm rửa cho sạch cát và không cần tẩm ướp.

    [​IMG]
    Phần nguyên liệu dùng để làm nước nhúng gồm có nước dừa tươi, giấm, đường, hành tây, hành tím. Công thức nêm nếm tùy thuộc vào kinh nghiệm của mỗi đầu bếp. Người nấu càng giỏi, nước càng tròn vị, không quá chua, không ngọt nhiều hoặc không được mặn.

    Ớt xiêm xanh, loại ớt rừng có mùi thơm và vị không quá cay, chính là thứ nguyên liệu không thể thiếu. Ớt được cho luôn vào nồi nước dùng trước khi bắc lên bếp nấu sôi.

    Mực được bày lên đĩa. Thực khách chờ nước dừa và giấm sôi bùng thì tự tay cầm đũa gắp mực cho vào nhúng. Với nước sôi, chỉ cần nhúng khoảng 2 phút là mực chín. Kinh nghiệm của những người sành ăn, không nên nhúng quá lâu sẽ khiến mực bị cứng.

    [​IMG]
    Mồng tơi là loại rau phù hợp nhất cho món mực ống nhúng nước dừa pha giấm ớt xiêm xanh. Chỉ cần nhúng vào lấy ra ngay và nhúng cả thân, cọng mồng tơi sẽ vừa giòn vừa trơn miệng. Nếu muốn no bụng, thực khách có thể cho bún vào chén rồi chan cả nước lèo vào.

    Ưu điểm của món ăn là mực ống giữ được độ tươi ngọt hòa cùng mùi vị cay cay chua chua ngòn ngọt của ớt, giấm và nước dừa. Người ăn khỏe, một mình có thể ăn đến hàng chục con mực và vài chén bún. Tại Sài Gòn, món ăn dù mới bắt đầu được phổ biến và đã được nhiều thực khách ưa thích.

    Mr. True
     

Chia sẻ trang này