Kinh nghiệm: “ăn Vạ” – Điều Tất Yếu Để Trưởng Thành: Những Bài Học Hay Về Nuôi Dạy Con

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi Fantosy, 17/4/2017.

  1. Fantosy

    Fantosy Thành viên tập sự

    Tham gia:
    1/3/2017
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    “ĂN VẠ” – ĐIỀU TẤT YẾU ĐỂ TRƯỞNG THÀNH
    Nguồn: Pony Ký Sự
    Khoảng 6 tháng tuổi, các bé đã bắt đầu biết biểu lộ cảm xúc nhiều hơn và rõ rệt hơn. Ban đầu chỉ là biết phân biệt lạ - quen, rồi đến khi biết thể hiện vui – buồn, cáu giận – thích thú, hay tỏ ra rất nhạy cảm và sợ hãi với những thứ lần đầu được nghe như tiếng chó sủa, tiếng động đột ngột vang lên ở đâu đó... Khoảng 8-10 tháng, bé sẽ biết cách thu hút sự chú ý của mọi người bằng việc tạo ra những âm thanh lớn như hét to, gõ bát, đập đồ chơi… Đặc biệt, sẽ đến lúc bé biết khóc lóc “ăn vạ” khi không đạt được những gì mình mong muốn. Điều này có thể sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và bối rối không biết nên làm thế nào với bé. Bạn không muốn chiều theo mọi yêu cầu của bé vì lo sợ rằng bé sẽ hư, nhưng nếu bạn không giữ được bình tĩnh mà quát mắng hay ngăn cấm bé thì sẽ chỉ làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn thôi. Vậy thì phải làm sao cho tốt đây?

    Khi bé được khoảng 1 tuổi hoặc hơn, bé bắt đầu muốn thể hiện suy nghĩ của mình qua lời nói. Tuy nhiên vốn từ còn hạn chế nên mỗi khi khó chịu hay không vừa ý, bé sẽ khó có thể diễn tả được cho người lớn hiểu ý mình. Lúc này bé chỉ biết lắc đầu hoặc nói “Không”, và nếu cha mẹ không bắt kịp được nhu cầu của bé thì bé sẽ bực bội ném đồ, thậm chí là lăn ra khóc lóc vật vã. Điều này không nói lên rằng bé là một em bé “hư”, mà thực tế là bất kỳ đứa trẻ nào cũng sẽ trải qua những thời khắc như thế, như một điều tất yếu để trưởng thành vậy. Những lúc thế này mẹ Pony thường liên tưởng tới wonder week, tuy nhiên nó không giống ww thông thường, vì nó chỉ có một biểu hiện duy nhất là “xấu tính”, chẳng có quy luật gì cả, lại diễn ra khá thường xuyên mà chẳng vì lý do gì. Đây có thể được coi là dấu mốc đánh đấu cho sự phát triển về nhận thức – biết thể hiện cái tôi cá nhân của bản thân, và giai đoạn khó chịu này sẽ chấm dứt khi bé có thể nói được câu rõ ràng để bày tỏ chính xác suy nghĩ và cảm xúc của mình. Cách mà bạn đối xử với bé trong giai đoạn này sẽ tác động không nhỏ tới tính cách của bé sau này.

    Khi bạn buồn bực mà không thể nói ra được, thì điều bạn cần nhất ở người khác là HIỂU và ĐỒNG CẢM với bạn, đúng không? Vậy thì, bất cứ khi nào bé buồn, khó chịu, khóc… bé cũng cần bạn hiểu và đồng cảm với bé. Chỉ với những câu nói “À, con không thích cái này phải không?”, “Con muốn ăn bánh à?”, “Con bị ngã nên đau đúng không?”… cũng sẽ khiến bé cảm thấy dễ chịu và tin tưởng cha mẹ hơn. Đồng thời những câu nói đó sẽ giúp bé tăng vốn từ vựng để lần sau bé có thể biết cách diễn tả cảm xúc hay ý muốn của mình. Việc này nghe có vẻ đơn giản nhưng không hề dễ dàng chút nào. Nhất là với những cha mẹ đã từng có một “tuổi thơ dữ dội” với những câu quát mắng như “Không được, mẹ cấm nghe chưa!”, “Hư quá, hơi tí là ăn vạ!”, “Thế có gì đau đâu mà phải khóc”, “Nín ngay”… hay thậm chí là cả đòn roi. Tất cả những câu nói cấm đoán, áp đặt, ra lệnh đó đều không giải quyết được vấn đề mà chỉ làm tăng cảm giác khó chịu của cả bạn và bé, tất nhiên bé sẽ càng khóc to hơn và rồi sự phản kháng bên trong bé cũng ngày một lớn dần. Thế nên, đừng hỏi vì sao càng lớn bé lại càng trở nên ngang bướng và khó bảo.

    Sau khi được hiểu và thông cảm, bé sẽ cảm thấy dễ chịu và bớt khóc hờn hơn. Giờ là lúc thích hợp nhất để bạn giải thích tình huống và đưa ra giải pháp. Giải thích bằng những câu đơn giản và ngắn gọn. Có thể bé chưa hiểu hết những gì bạn nói, nhưng sau vài lần bé sẽ hình thành được những khái niệm nhất định. Sau đó, hãy đánh lạc hướng bé bằng cách hỏi bé về những chuyện thú vị không liên quan khác, hay bế bé sang một không gian khác hoặc đưa cho bé món đồ chơi mà bé vẫn thường chơi. Mục đích là giúp bé quên đi cảm giác bực bội, cáu giận tại thời điểm đó. Tuyệt đối không dụ dỗ bé bằng quà bánh hay món đồ nào đó mang tính mua chuộc, hối lộ hoặc là hứa suông những điều bạn không làm ngay được, kiểu như “Nín đi mẹ cho ăn kẹo nè”, hay “Nín ngay mẹ cho đi chơi”, “Ngoan rồi mẹ mua búp bê/ô tô cho nhé”… Tất cả những thứ đó đều sẽ hình thành cho bé khái niệm TRAO ĐỔI, tệ hơn nữa, nếu bạn không thực hiện lời hứa đó khi bé nín khóc thì bé sẽ càng mất lòng tin ở bạn. Nếu đánh lạc hướng rồi mà bé vẫn khóc thì…cứ để bé khóc, nhưng là khóc trong lòng bạn với một cái ôm thật chặt của bạn chứ không phải là bỏ mặc bé khóc một mình nhé. Đôi khi để bé khóc một vài phút cũng là cách tốt để bé học được cách tự điều chỉnh cảm xúc và lấy lại bình tĩnh. Chờ cho bé “xả” một chút rồi bạn lại tiếp tục dỗ dành cũng chưa muộn.

    Với những bé đã biết diễn đạt cảm xúc nhiều hơn, có thể là bằng cử chỉ hoặc bằng lời nói, thì với những vấn đề đơn giản sẽ không cần phải đánh lạc hướng bé nữa. Việc tốt nhất lúc này là cùng bé đối mặt và tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề. Đợi khi bé bình tĩnh, hãy đặt câu hỏi gợi ý kiểu như “Kể cho mẹ nghe xem có chuyện gì nào? Mẹ sẽ giúp con.”, “Con muốn như thế nào?”, “Con muốn như thế này phải không?”, “Vậy thì thử làm thế này nhé, có được không con?”… Vấn đề là của bé nên chỉ có bé mới là người hiểu rõ nhất bé muốn gì. Thế nên bạn phải kiên nhẫn cho bé cơ hội được nói ra những mong muốn của mình, thay vì phủ định và áp đặt trong khi bạn không hiểu chuyện gì đang xảy ra với bé. Sau khi vấn đề đã được giải quyết, có thể hơi lâu một chút nhưng quan trọng nhất là bé sẽ rất vui vẻ và bạn cũng thấy nhẹ nhõm hơn nhiều so với việc làm “căng” với bé ngay từ đầu. Kết thúc sự việc bằng một vài câu nhận xét của mẹ hoặc vài câu tự rút kinh nghiệm của bé kèm theo tiếng vỗ tay khích lệ hay một cái ôm thật chặt nữa là hoàn hảo rồi đó. Đánh dấu cho một sự đồng cảm, sẻ chia và yêu thương!

    Lý thuyết thì có vẻ dài dòng thế nhưng bạn chỉ cần nhớ rằng thời kỳ này chỉ là nhất thời thôi, phải giữ bình tĩnh mới giải quyết êm đẹp được. Người lớn thường nghĩ rằng bé còn quá nhỏ chưa biết gì nên có xu hướng áp đặt suy nghĩ của mình lên bé. Thực tế là các bé thông minh hơn bạn tưởng rất nhiều đấy. Nguyên tắc quan trọng nhất là BÌNH TĨNH, ĐỒNG CẢM, và KHÔNG ÁP ĐẶT hay CẤM ĐOÁN. Ghi nhớ được nguyên tắc này rồi thì bạn sẽ cùng bé học được rất nhiều điều và thấy khoảng thời gian này cũng thú vị lắm đó! [​IMG]:h:........

    CLICK ĐỂ ỦNG HỘ CHO EM NHÉ. SƯU TẦM NHỮNG BÀI VIẾT HAY VỀ NUÔI DẠY CON CLICK CLICK ANVA.jpg
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Fantosy
    Đang tải...


  2. Mẹ My Kún

    Mẹ My Kún Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/9/2013
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    51
    Điểm thành tích:
    28
    Bé nào cũng sẽ có 1 thời gian ăn vạ, khóc tùm lum khi không vừa ý. Nhưng thật đáng yêu.
     
    nguyendominhchau thích bài này.
  3. hoa1109

    hoa1109 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    17/4/2017
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Bé nhà mình cũng đang trong giai đoạn này đây. Nhiều lúc mẹ không bình tĩnh cũng bực lắm cơ mà chả dám đánh con @@
     
  4. siva

    siva Quả óc chó tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Tham gia:
    3/4/2017
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    tuyệt vời quá, giai đoạn này vô cùng quan trọng trong việc hình thành tính cách của con sau này
     

Chia sẻ trang này