Thông tin: Tổng hợp các địa chỉ ăn uống ngon, nổi tiếng

Thảo luận trong 'Du lịch' bởi dulichgiare29, 1/9/2015.

  1. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Những địa chỉ nổi tiếng ăn sứa đỏ đang vào mùa ở Hà Nội

    Sứa đỏ là món ăn chơi khá nổi tiếng ở Hà Nội, nhưng có xuất xứ từ Hải Phòng. Sứa đỏ vốn không có vị nên những nguyên liệu phụ trợ mới đem lại hồn cốt cho món ăn. Ăn sứa đỏ không thể thiếu mắm tôm nguyên chất, vắt chanh đánh sủi bọt, thả vào vài miếng ớt đỏ; đậu phụ nghệ (có màu vàng) nướng; cùi dừa và rau thơm như tía tô, kinh giới.

    Phần chân sứa thường dai giòn, còn phần thân thì mềm và mọng nước hơn. Ăn sứa cũng phải theo cách. Đầu tiên, hãy chọn lá tía tô to nhất để làm thứ gói. Sau đó xếp kinh giới, sứa, đậu phụ, dừa mỗi thứ một miếng lên. Khi đã đầy đủ, khéo léo gói lá tía tô quanh thứ "nhân" kia rồi chấm vào bát mắm tôm. Sứa mát như thạch lại thoang thoảng mùi mặn sú vẹt lẫn mùi thơm mát của vỏ quất, đậu phụ vừa bùi vừa thơm thoang thoảng mùi than củi, cùi dừa thì ngậy và giòn sần sật, tinh dầu tía tô, kinh giới sực nức hòa nhịp với vị mặn mòi của mắm tôm lừng hương chanh, nồng vị ớt.

    Sứa đỏ không có quanh năm mà chỉ theo mùa. Cứ tầm tháng ba, khi trời bắt đầu oi nực là có sứa, kéo dài đến khoảng tháng sáu, tháng bảy, nhưng không liên tục.

    [​IMG]
    Sứa bà Ngữ nổi tiếng ở Hà Nội. Ảnh: Parsley

    Các địa chỉ nổi tiếng với món sứa đỏ tại Hà Nội:

    - Các hàng sứa đỏ quanh vực Ô Quan Chưởng, số 70 Hàng Chiếu, trong ngõ chợ Đồng Xuân hay ngõ Thanh Hà, giá khoảng 30.000 đồng/suất.

    - Sứa Bà Ngữ, số 1 Lê Văn Hưu. Sứa bà Ngữ xưa nức tiếng ở chợ Hôm vì tươi ngon. Một suất sứa đỏ cho hai người thường khoảng 50.000 đồng.

    - Các hàng sứa trên phố Đường Thành, trong đó nhiều người thích ăn hàng số 16 Đường Thành.

    - Hàng bún đậu ở ngã 3 dốc Hàng Than, đoạn rẽ vào Phạm Hồng Thái và Nguyễn Khắc Nhu.

    - Ngõ 105 Đình Đông, phố Bạch Mai, đi vào ngõ thấy ngã ba thì hàng sứa nằm bên tay trái.

    - Ngõ Yên Bái trên phố Huế, gần "chợ Giời".
     
    Đang tải...


  2. gavang9x

    gavang9x Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    23/9/2016
    Bài viết:
    4,234
    Đã được thích:
    909
    Điểm thành tích:
    823
    Hn chỗ nào ăn chè khúc bạch ngon ạ
     
  3. Lê Vũ Ngọc Lam

    Lê Vũ Ngọc Lam Thành viên tập sự

    Tham gia:
    10/5/2017
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    chế không ghi khoảng giá cả như nào để mọi người tham khảo với. e còn tính đc cần phải tiết kiệm bao nhiêu để đi chứ ạ
     
  4. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Bát bánh canh sánh đặc như cháo ở miền Tây
    Thoạt nhìn bánh canh bột xắt có màu đục như cháo, tuy nhiên ai từng ăn món này đều khó cưỡng lại sức hấp dẫn của sự biến tấu thú vị.
    Người dân Nam Bộ có thói quen sáng mở mắt ăn hủ tíu, bánh canh, tối trời mát mẻ cũng thèm lấp bụng bằng bánh canh, hủ tíu. Xuôi theo chiều dài mảnh đất miền Tây, qua mỗi tỉnh món bánh canh lại có nhiều biến tấu khác nhau.

    Nếu như dân Sài Gòn chuộng bánh canh cua, miệt Trà Vinh, Sóc Trăng thích các món nước đậm đà, cách nêm nếm của người Khmer thì ở các tỉnh từ Tiền Giang, Bến Tre, Long An lại chuộng bánh canh làm từ bột gạo xắt.

    [​IMG]
    Một tô bánh canh bột xắt thường dọn kèm với nước mắm gừng. Ảnh: Huỳnh Duyên.

    Như hầu hết món ăn thuần Việt khác, bánh canh bột xắt cũng được gọi tên theo cách làm. Bột gạo sau khi trộn đều sẽ được cán mỏng ra bằng chai thuỷ tinh, sau đó để lên thớt, xắt thành từng thanh dài, thả vào nồi nước sôi ùng ục để bột chín.

    Một cách bài bản, bột sau khi chín sẽ được vớt ra để cho vào nồi nước lèo thịt vịt, hầm bột qua một nước nữa để ngấm gia vị nước thịt. Thành quả sẽ cho ra lượng nước lèo sền sệt, đặc quánh màu trắng đục của bột gạo, đặc gần như cháo, phía trên váng màu vàng đục của nước luộc vịt.

    Khi nấu loại bánh canh này, ngoài nguyên liệu thịt vịt, người miền Tây hay chế biến riêng huyết nếp, tức huyết vịt khi còn sống trộn chung với nếp, sau đó luộc chín cùng thịt vịt. Ngoài ra, “biến tấu” cho món này còn có thêm thịt vịt viên.

    Bánh canh bột xắt thịt vịt thường phải chấm ăn kèm với nước mắm gừng, chanh tỏi ớt mới gọi là “đúng bài bản”. Khi gọi một tô bánh canh, người ăn có thói quen gọi thêm một tô huyết nếp chấm mắm gừng. Mỗi người bán thường có bí quyết riêng, người chú trọng nêm nếm ở khâu luộc vịt, người chế biến một loại huyết nếp riêng, người cho thêm nấm mối, giò heo để tăng vị cho bánh canh.

    [​IMG]
    Bánh canh bột xắt đúng kiểu miền Tây với nước sốt đặc sệt, đầy đủ huyết và thịt vịt. Ảnh: Bến Tre Quê Tôi.

    Ở miền Tây, bánh canh bột xắt ngon có bán ở chợ Lạc Hồng, phường 4, thành phố Bến Tre, hoặc ở thành phố Mỹ Tho. Du khách có thể tìm món ăn này khắp các chợ lớn nhỏ, các hàng quán lề đường với giá bình dân khoảng dưới 20.000 đồng. Trên Sài Gòn, món ăn này đã nhen nhóm vào một số nhà hàng, quán ăn với hai loại thông dụng là bột gạo ngọt và bột mặn.

    Sợi bánh canh deo dẻo, miếng huyết nếp béo ăn cùng với thịt vịt dai không ngán vì có nước chấm chua chua, cay nồng, rắc thêm một tí hành phi, tỏi phi, nhúm rau lên trên. Những ngày mưa phùn ở Tây Nam Bộ, một tô bánh canh bột xắt luôn là món được săn lùng số một.



    Huỳnh Duyên
     
  5. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Khám phá phố Tàu ở Singapore buổi đêm bằng xe ba bánh và thuyền
    \
    Nếu bạn là du khách đến Singapore lần đầu tiên và còn ngại ngùng khi tự khám phá thành phố này, nhất là vào buổi tối đến đêm, thì đừng bỏ qua tour trải nghiệm độc đáo trong 4 tiếng tham quan khu phố Tàu (China Town) bằng xe ba bánh (trishaw), thuyền bumboat và cả đi bộ.

    [​IMG]
    Trong tour này bạn sẽ được khám phá China Town khi lên đèn, thời điểm thú vị nhất trong ngày. Cùng với hướng dẫn viên du lịch, bạn sẽ đi thăm khu bán thuốc địa phương, đi bộ qua khu chợ đêm sầm uất, chạy dọc các con phố trên xe 3 bánh độc đáo. Du khách cũng có thể tìm hiểu lịch sử China Town ở Singapore, và đi du thuyền trên sông Singapore bằng thuyền bumboat để chiêm ngưỡng các tòa nhà cao tầng hào nhoáng dưới ánh đèn đêm. Bên cạnh đó, du khách còn được thưởng thức một bữa tối Trung Quốc tại một nhà hàng địa phương.

    Khu chợ thuốc là một nơi khá đặc biệt tại China Town. Bạn sẽ được nghe giới thiệu về các loại thuốc truyền thống Trung Quốc đã được sử dụng từ xa xưa tới ngày nay để điều hòa âm dương trong cơ thể. Bạn cũng được tìm hiểu về các loại thuốc nam phong phú, kết hợp cùng với hình thức tập luyện như Tai chi, châm cứu và bấm huyệt để giúp duy trì sức khoẻ. Sau đó, bạn sẽ được thưởng thức bữa tối Trung Quốc tại nhà hàng ở khu phố này trước khi tham quan khu chợ đêm, nơi bạn có thể thỏa sức mặc cả với những người bán hàng rong để mua những món quà tặng và quà lưu niệm.

    Phần thú vị nhất của chuyến tham quan là khi bạn được ngồi trên chiếc ghế dành cho 2 người của xe 3 bánh và được chở đi xuyên qua những con phố sầm suất, ra tận Clarke Quay. Tại đây, bạn sẽ được lên thuyền bumboat, một loại thuyền hiện đại mô phỏng theo thuyền đi trên sông truyền thống trước kia người Singapore dùng để để vận chuyển hàng hóa trên sông. Con thuyền sẽ đưa bạn chạy dọc sông và ngắm những tòa nhà cao chọc trời của Singapore, huyền ảo và lấp lánh trong đêm, trong đó không thể bỏ qua Marina Bay Sands hay khu công viên có biểu tượng của Singapore (Merlion statue). Kết thúc chuyến du thuyền, bạn sẽ được đưa trở về khách sạn.

    [​IMG]
    Hầu hết du khách muốn đi tour này đều có thể đặt tại khách sạn ở trung tâm Singapore, đảo Sentosa và sân bay Changi. Tour sẽ khởi hành từ 6 giờ tối và đưa bạn về điểm đón ban đầu vào khoảng 10h30 tối. Du khách sẽ được đón và di chuyển bằng xe buýt du lịch, không phải trả vé tham quan...

    Những người đi tour này nếu bận đột xuất không thể giam gia, có thể hủy tour trong vòng 7 ngày trước khi khởi hành mà không mất phí hủy. Nếu bạn hủy trong vòng từ 3 đến 6 ngày trước ngày khởi hành, phí hủy là 50%. Nếu bạn hủy trong vòng hai 2 ngày trước ngày khởi hành, phí là 100%.

    Bảo Khuê
     
  6. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Hãng bay Malaysia mang bánh mì Việt Nam vào thực đơn
    Cà phê đá, bánh mì sẽ là hai món ăn Việt đầu tiên được một hãng hàng không giá rẻ ở Malaysia đưa vào thực đơn phục vụ du khách quốc tế.
    Trong lễ hội ẩm thực Santan vừa diễn ra, người đứng đầu hãng AirAsia Tony Fernandes cho biết không chỉ bánh mì, ông sẽ mang cả một thực đơn đậm chất Việt Nam lên hãng bay của mình để phục vụ hành khách.

    [​IMG]
    Bánh mì là món ăn Việt Nam được nhiều thực khách trên thế giới yêu thích. Ảnh minh họa: PNS travel.

    Ông cũng khuyến khích hành khách nên đặt trước các món ăn để hãng có thể phục vụ được tối đa sở thích của từng người. Điều đó cũng giúp bạn tiết kiệm chi phí với các combo khuyến mại và hưởng các dịch vụ ưu tiên.

    [​IMG]
    Đây là những món ăn mang hương vị của các nước trong khu vực, được AirAsia đưa vào thực đơn phục vụ hành khách trên các chuyến bay với mong muốn tạo ra thương hiệu nhà hàng đầu tiên trên bầu trời với giá hợp lý. Ảnh: Phương Anh.

    Santan là chương trình nếm thử món ăn trên máy bay lớn nhất châu Á, được tổ chức vào sáng 22/4 ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Malaysia.

    Lễ hội có sự tham dự của hơn 200 thành viên, gồm giới truyền thông và những người có sức ảnh hưởng lớn đến từ 16 thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam.

    Anh Minh
     
  7. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Quán bún chả cá Nha Trang chỉ dân địa phương mới biết
    Chả cá chiên và hấp mới làm, sứa tươi giòn, nước dùng trong cùng rau sống, cà chua, thêm chút mắm ớt cay nồng hòa quyện trong một tô bún 20.000 đồng cũng đủ để bạn biết đến hương vị phố biển.
    Nằm ở góc đường Võ Trứ, bên hông chợ Xóm Mới, TP Nha Trang, quán ăn vỉa hè chỉ đủ chỗ cho khoảng 8 người ngồi một lúc nhưng từ khi mở, chủ hàng không lúc nào ngơi tay. Quán bún chả cá đã bán chừng 20 năm nhưng không phải du khách nào cũng biết bởi vị trí không nổi bật, chủ quán cũng không quảng cáo, giới thiệu nhiều.

    [​IMG]
    Khách có thể tự nêm theo khẩu vị với mắm ớt, chanh, ớt tươi, rau sống cho bát bún. Ảnh: Hương Chi.

    Chị Phương chủ quán được mọi người gọi thân mật là Tư béo, cho hay: "Những chỗ du khách kéo nhau tới đông đúc thì dân địa phương không tới vì họ biết đó chưa phải là nơi ăn uống ngon nhất, đúng vị vùng miền nhất". Chị Tư nối nghiệp mẹ mở quán từ vài chục năm trước. Ban đầu là món bún bò sau đó tới bún chả cá. Hiện chị bán bún chả cá là chính, ngoài ra có mì Quảng, bánh canh, bún sứa, bánh mì xíu mại...

    Quán chị Tư mở hàng từ 13h đến 19h. Chủ yếu khách ăn quen vẫn là các cô bác bán hàng trong chợ Xóm Mới. Có người mua hộp xôi rồi sang quán chị mua vài lát chả cá mới làm còn nóng hổi để ăn kèm. Một số khác gọi tô bún chả cá, bánh canh hay mì Quảng rồi chị đem vào tận sạp hàng cho họ.

    Do đó, quán chỉ có một cái ô lớn che nắng, vài chiếc bàn nhỏ với chục ghế nhựa cho khách ngồi. Một bàn lớn đã dùng bày biện các loại chả cá, sứa, bún, thịt xíu mại, rau sống, và không thể thiếu 2, 3 nồi nước dùng nghi ngút khói đặt kế bên. Nằm sát vỉa hè nên những ngày nắng nóng bạn nên tới ăn khi chiều muộn lúc trời bớt nắng và mát hơn. Quán nhỏ, ít ghế ngồi cũng không hợp cho nhóm đi đông người.

    [​IMG]
    Quán nhỏ nằm cạnh chợ Xóm Mới tiện cho cả người bán hàng nghỉ trưa ăn và khách đi mua hàng ghé vào. Ảnh: Hương Chi.

    Có khách gọi, chị Tư thoăn thoắt cắt bún cho vào tô, xắt những miếng chả cá chiên mới làm còn nóng hổi, múc muỗng nước dùng và chả cá hấp rồi thêm sứa (tùy từng khách), hành, rau và vài lát cà chua.

    Chỉ với 20.000 đồng, bạn có thể lót bụng với tô bún chả cá đậm đà hương vị. Khi ăn bún có ngay đĩa rau xanh gồm giá đỗ, hoa chuối non, xà lách xắt nhỏ và mắm ruốc, mắm ớt, ớt hiểm và chanh tươi để bên cho khách tự thêm cho vừa miệng. Nhiều người thích ăn riêng sứa hoặc chả cá chiên cũng có thể gọi riêng. Những miếng sứa giòn và tươi ăn kèm hoa chuối non, rau sống chấm mắm ruốc pha mắm tôm, còn chả cá chiên chỉ cần chấm mắm ớt ăn chơi.

    Các loại bún, mì giá 20.000 - 25.000 đồng một tô, bánh mì xíu mại khoảng 14.000 đồng một suất.

    [​IMG]
    Mì Quảng ở Nha Trang sử dụng sợi mì nhỏ như hủ tiếu nhưng màu vàng ươm. Ảnh: Hương Chi.

    Hương Chi
     
  8. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Lẩu mực Đại Lãnh tươi ngon nức tiếng trên quốc lộ 1A


    Giữa đèo Cả và đèo Cổ Mã có một vùng biển trời tuyệt đẹp, đó chính là Đại Lãnh, thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Đây là điểm gần cuối của con đường ven biển tuyệt đẹp khởi đầu từ Vũng Tàu và kết thúc tại Quy Nhơn. Ở chân đèo Cổ Mã, có rất nhiều lựa chọn thăm thú như bãi biển Điệp Sơn, đầm Môn - mũi Đôi (Điểm cực Đông)...

    Cảnh trời biển núi rừng ở đây đã mê đắm lòng người nhưng con mực Đại Lãnh còn hấp dẫn hơn. Có lẽ cấu tạo địa lý của vùng biển sâu, đầy nắng gió này đã sinh sản ra loại mực ngon hàng đầu Việt Nam. Thế nên, trên con đường dẫn vào cửa hầm xuyên đèo Cổ Mã, khoảng 15 km, chi chít những hàng quán bình dân bán lẩu mực tuyệt hảo.

    [​IMG]
    Lẩu mực Đại Lãnh được nhiều du khách yêu thích.

    Ngư dân Đại Lãnh chuyên nghề câu mực. Cứ mỗi khi chập choạng tối, hàng trăm tàu thuyền bật đèn neon sáng rực để dụ mực, tạo thành những thành phố sao sa nổi trên biển. Mực có nhiều loại, nhưng dùng để nấu lẩu kiểu Đại Lãnh thì chỉ chọn mực cơm, mực ống. Con mực đặt lên đĩa, đem ra bàn, chờ thả vào nồi lẩu vẫn tươi roi rói, mắt như còn hấp háy, da nhấp nháy đổi màu, thịt mực trong veo như hồ bằng thạch ngọc. Chỉ nhìn cũng biết ngon ngọt thế nào.

    Do nguyên liệu chính đã tươi ngon nên các thứ đi kèm khá đơn giản, không cần cầu kỳ để không làm giảm hương vị của mực. Nước lẩu cũng đơn giản, tuy nhiên, sự mộc mạc của nước lẩu lại là cái nền tuyệt vời để tôn vinh cho mực, bổ khuyết cho miếng ngon thêm tròn đầy.

    Nước lẩu chua chua, cay cay, dìu dịu nhờ sự kết hợp của gừng tươi đập dập cả củ nhưng không nát, trái thơm (dưa) chín nhưng vẫn chua chứ không ngọt, một ít sa tế hoặc bột điều chưng cho có màu đỏ hấp dẫn. Chỉ như thế thôi, không cầu kỳ như những thứ lẩu khác.

    Bê nồi lẩu đặt lên bàn inox khoét lỗ đặc trưng của các quán lẩu mực Đại Lãnh, rồi bật bếp. Trong lúc chờ nước lẩu sôi, người phục vụ sẽ lần lượt bưng lên đĩa mực nguyên con tươi roi rói. Sau đó là một rổ rau mùng tơi. Không hiểu sao, rau mùng tơi lại hợp với lẩu mực Đại Lãnh đến vậy. Rau cải xanh, và một số rau ghém khác cũng được dùng ăn kèm món lẩu này. Và không thể thiếu một bát nước mắm nguyên chất, kèm theo một đĩa ớt xiêm xanh, nhỏ như đầu bút chì nhưng cay nồng và rất thơm. Chỉ cần cắn nửa quả ớt, chấm ít nước mắm là dịch vị đã tuôn đầy vòm họng rồi.

    Nếu cầu kỳ, muốn miếng mực nào cũng ngon đúng độ thì gắp từng con và nhúng vào nồi lẩu đang nghi ngút toả nhiệt canh đúng độ chín ưa thích thì gắp ra bát. Muốn hưởng trọn hương vị của mực thì chấm với nước mắm ớt ăn luôn. Mới chỉ cắn nhẹ, miếng mực sần sần đã toả ra vị ngọt không bút nào tả xiết, khiến người ăn phải nghi ngờ về những cái gọi là mực tươi mình đã ăn trước đây. Lẩu nóng sốt, mực giòn tươi ngon, cắn miếng ớt hiểm mồ hôi túa ra như đánh trận. Nhưng chớ lo, đã có nhưng cơn gió biển mát rười rượi từ đại dương thổi vào quạt hầu.

    Miếng mực ở đây ngọt lừng khoang miệng, một vị ngọt rất đậm đà, phảng phất hương vị đại dương chứ không dai ngoách, trờn trợt như mực đông lạnh. Cứ tưởng mực khô nướng mới thơm, nhưng mực tươi ở Đại Lãnh ăn còn thơm hơn. Mùi thơm cứ vấn vít bắt người ta phải ăn hết con này đến con khác. Cứ chấm nước mắm, cắn ngang con mực rồi nhai miên man, thỉnh thoảng cắn thêm miếng ớt cho cái lưỡi rùng mình để hiểu rõ thế nào là "ngon man rợ" của mực Đại Lãnh.

    Sau khi đã chán chê với mực rồi thì bạn có thể đổi kiểu ăn. Gắp mực cho vào bát, thêm mùng tơi nhúng mềm, toả hương ngai ngái. Cho thêm ít bún tươi, lưu ý rằng bún Khánh Hoà ngon chẳng kém bún Hà Nội, bẻ đôi quả ớt xiêm xanh rồi chan cái thứ nước nóng rãy thơm cay kia lên. Quả là một "màn đại hội" của mùi và vị hoành tráng. Cầm đũa lùa đến đâu, biết đến đấy.

    [​IMG]
    Nồi lẩu cơ man nào là mực, giá cả khá mềm, ăn một lần nhớ mãi.

    Nếu lần đầu ăn lẩu mực Đại Lãnh, chắc chắn bạn sẽ bị sốc khi tính tiền. Một nồi lẩu dành cho 4 người ăn no, có giá chỉ 200.000 đồng. Nếu bạn vẫn thòm thèm, hãy mạnh dạn gọi một "cái lẩu" nữa cho thêm vào. Mỗi "cái lẩu" này gồm mực và rau, có giá chỉ 100.000 hoặc 150.000 tuỳ theo số lượng yêu cầu. Với một nhóm 4 người ăn lẩu mực, chỉ cần mỗi người trả 100.000 đồng, đảm bảo ăn bao no, bao ngon, bao phè phỡn và bao cả hài lòng. Lẩu mực Đại Lãnh ăn hợp nhất những hôm mưa, trời lành lạnh. Nhưng ngay cả khi trời nóng ăn cũng ngon vô cùng.

    Parsley
     
  9. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Đậu côve cuộn thịt ba chỉ phết mật ong nướng

    Món này ăn trong bất kì bữa Âu nào cũng hợp mà ăn với cơm Việt cũng ngon.

    [​IMG]
    Ảnh: Gia đình cá hồi.

    Nguyên liệu:

    - Đậu côve Đà Lạt (loại đậu tròn, ngắn, giòn hơn đậu cove miền Bắc)
    - Thịt ba chỉ áp chảo sơ qua (chọn ba chỉ thật mỏng, hiệu Gourmet mỏng tang ngon hơn Đức Việt)
    - Mật ong, muối, hạt tiêu, bột tỏi.

    Cách làm:

    - Đậu côve nhặt sạch, chần qua nước sôi rồi ngâm qua nước đá lạnh cho đậu xanh và giòn.

    - Trải thịt ba chỉ ra, cho vài ba quả đỗ vào cuộn lại, lấy tăm ghim cho cuốn không bong ra, vẩy chút muối, tiêu lên. Đặt cuộn đỗ lên giấy bạc nướng.

    - Hoà thìa mật ong với thìa nước lọc, chút bột tỏi rồi phết lên cuộn đỗ. Nướng 170 độ trong 15-20 phút.

    Trần Quỳnh Nga
     
  10. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Hương vị đặc trưng trong món dimsum tại nhà hàng Ming, Hà Nội

    Gần 60 loại dimsum mùi vị đậm đà làm từ những nguyên liệu cao cấp mang đến thực khách trọn vẹn nét ẩm thực tinh tế tại nhà hàng Ming, khách sạn Pan Pacific Hà Nội.

    Dimsum ra đời xuất phát từ thói quen của những thương lái khi dừng chân nghỉ ngơi dùng trà trên "Con đường tơ lụa" từ hàng nghìn năm trước. Tại đây, họ không thể nào cưỡng lại mùi vị của những chiếc bánh hấp với nhân thịt thơm ngậy, bên trong lớp vỏ trắng như ngọc. Từ đó bữa tiệc của trà và dimsum (Yum Cha), dần phát triển thành một nét văn hóa ẩm thực tao nhã, xuất hiện cả trong bữa ăn của hoàng gia và các nhà quý tộc.

    Những món ăn từ dimsum hội tụ đủ những nét tinh tế của ẩm thực Trung Hoa. Khi những khay tre nhỏ được mở ra, các giác quan của thực khách sẽ đồng loạt được kích thích bởi màu sắc, hình khối, hương vị.

    [​IMG]
    58 món dimsum làm từ những nguyên liệu cao cấp như cá tuyết, bào ngư, sò điệp để tạo ra mùi vị đậm đà và tinh túy.

    Tại Việt Nam, thực khách có thể thưởng thức buffet dimsum cùng hàng loạt món ăn cao cấp mang tên "Yum Cha Yum Yum" tại nhà hàng Ming. Lấy cảm hứng từ yến tiệc xưa, Yum Cha Yum Yum sẽ mang đến thế giới của 58 món dimsum làm từ những nguyên liệu cao cấp như cá tuyết, bào ngư, sò điệp để tạo ra thứ mùi vị đậm đà và tinh túy.

    Ngoài ra, vào những ngày cuối tuần, thực khách sẽ thưởng thức thêm hàng loạt món nổi tiếng như tôm chiên Cung Bảo, vịt quay Bắc Kinh và nhiều món ngon khác khéo léo pha trộn hương vị Việt, với mức giá không đổi.

    Hiện nhà hàng áp dụng ưu đãi cho thực khách: 488.000 đồng++ cho một người lớn và 288.000 đồng++ cho một trẻ em 5 - 12 tuổi. Nhà hàng mở cửa lúc 11h-14h mỗi ngày.

    Liên hệ: Nhà hàng Ming - tầng 2, khách sạn Pan Pacific - số 1 đường 1 Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội. Hotline: 090 177 8318.

    Tiến Dũng
     
  11. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Trà chiều kiểu Anh - lịch sử và những nguyên tắc cho người thưởng thức
    Thứ ba, 18/4/2017 11:12 GMT+7
    Linh Hương | 10 điểm du lịch hoàn toàn miễn phí ở London
    Anna, nữ công tước thứ 7 của vùng Bedford (Anh) được coi như người đầu tiên tạo nên văn hóa Trà chiều. Thời đó, bà thường phàn nàn về việc bị "mệt mỏi" vào mỗi buổi chiều muộn bởi trong một ngày chỉ ăn hai bữa chính vào sáng và tối muộn. Giải pháp được đưa ra là một bữa ăn nhẹ, với bình trà và vài đồ ăn mặn, ngọt kèm theo, được phục vụ riêng trong phòng vào cuối buổi chiều. Sau này, những người bạn của nữ công tước cũng được mời đến những buổi Trà chiều như vậy. Thói quen này được duy trì khi bà trở lại London. Tiệc Trà chiều vì thế cũng được mở rộng hơn, với số lượng người tham dự nhiều hơn, chủ yếu là "uống trà và đi dạo trên những bãi cỏ".

    Trà chiều khi mới ra đời giữa thế kỷ 19 gần như chỉ dành cho những nhóm quý bà thuộc tầng lớp thượng lưu tại Anh. Khi Nữ hoàng Victoria bắt đầu tham gia vào nghi lễ Trà chiều và phổ biến khắp nơi, thì nó đã trở thành một hoạt động bình dân hơn, được gọi với tên thông dụng hơn là "Tiệc trà". Mỗi buổi thưởng trà này có khi tới 200 khách, diễn ra suốt từ 4h chiều đến 7h tối. Số người tham gia có thể đến và đi tự do trong buổi tiệc trà, không cố định người tham dự từ đầu đến cuối. Ngày nay, Trà chiều ở Anh được coi như một sở thích, đam mê hoặc là hình thức tổ chức những sự kiện đặc biệt như sinh nhật, tiệc trước đám cưới hay vui vẻ với nhóm bạn bè.

    Không có một quy tắc cụ thể nào về thực đơn của một bữa tiệc trà chiều truyền thống, nhưng thông thường sẽ bao gồm nhiều đồ ăn kèm, được đựng trên một chiếc khay nhiều tầng, gồm một số loại bánh finger sandwich (bánh sandwich loại nhỏ), một số loại bánh ngọt tự làm, bánh scone còn nóng hổi phết với kem đông và các loại mứt trái cây... Trong số này, bánh scones được thêm vào thực đơn Trà chiều truyền thống muộn hơn so với những món khác. Các loại trà được sử dụng trong tiệc Trà chiều không cố định, có khi lên tới cả trăm loại, nhưng chủ yếu vẫn thường có những loại như Assam, Darjeeling, Earl Grey hay Lapsang Souchong... Một số nơi sẽ có thêm ly champagne.

    [​IMG]
    Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy nhiều khách sạn lớn phục vụ Trà chiều dưới cái tên "High Tea". Theo truyền thống, những người thuộc tầng lớp thượng lưu sẽ dùng các bữa Trà chiều vào khoảng 4h chiều, còn gọi là 'low' hoặc 'Afternoon' tea bởi chúng được phục vụ tại các bộ sofa hay bàn trà thấp, ngay trước những buổi đi dạo trình diễn thời trang trong công viên Hyde Park của các quý bà. Trong khi đó, những người thuộc tầng lớp thấp hơn sẽ dùng các bữa trà vào khung giờ muộn hơn, khoảng 5 hay 6h chiều, hoặc cùng với bữa ăn tối trên những chiếc bàn ăn (bàn cao - high). Cái tên High Tea vì thế cũng ra đời. Không lâu sau đó, tầng lớp thượng lưu đã phát triển cách thưởng trà của mình theo cách riêng và cũng được gọi là "High Tea", có thêm một số món ăn mặn như cá hồi, thịt chim bồ câu, thịt bê, bánh nướng, trứng ốp la, khoai tây và tráng miệng hoa quả...

    Ngày nay, thực đơn Trà chiều được phục vụ ở Anh và nhiều nơi khác trên thế giới đều được gọi là High Tea. Ở một số khách sạn, chẳng hạn như khách sạn The Ritz nổi tiếng tại London, khái niệm "High tea in London" được sử dụng để quảng bá cho Trà chiều bởi nơi đây có một lượng lớn khách lưu trú đến từ khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, nhiều khách sạn lớn như Pan Pacific Hanoi... cũng phục vụ tiệc Trà chiều với hình thức tương tự như trà chiều tại Anh nhưng có được biến tấu để phù hợp với văn hóa địa phương, với giá cho mỗi set từ 330.000 đồng.

    Video: Huy Mạnh
     
  12. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Bốn quán ăn vỉa hè giá 'trên trời' vẫn đông khách ở Sài Gòn
    Dù giá ở các quán vỉa hè không hề rẻ, ổ bánh mì 37.000 đồng, đĩa cơm tấm 100.000 đồng, thực khách vẫn tới đông vì đồ ăn ngon.
    Theo nhiều thực khách, họ hài lòng với giá tiền đắt hơn so với mặt bằng chung vì cùng có suy nghĩ: "đắt xắt ra miếng".

    Bánh mì Huỳnh Hoa

    Mỗi buổi chiều, tiệm bánh mì ở đường Lê Thị Riêng kín người xếp hàng chờ mua, trong đó có cả khách Tây. Đây được coi là ổ bánh mì đắt nhất Sài Gòn, với giá 37.000 đồng, gấp 2-3 lần giá nơi khác.

    Tuy nhiên quán này vẫn nhiều người ăn vì nhiều thực khách quan điểm "đắt xắt ra miếng". Phần nhân của bánh mì rất nhiều, chất lượng, thịt, chà bông hay pate đều ngon và sạch sẽ. Một ổ có thể dành cho 2 người ăn.

    [​IMG]
    Bánh mì Huỳnh Hoa được blogger người Mỹ giới thiệu là "giấc mơ cho những người yêu thịt". Ảnh: Mark Wiens.

    Bánh cuốn chợ Bàn Cờ

    Chủ quán bánh cuốn ở chợ Bàn Cờ, quận 3 là một cụ bà tóc bạc phơ, đã có hơn 40 năm làm nghề. Từ sáng sớm, quán đã đông người đứng đợi. Quán không có bánh sẵn mà khi có người đến mua chủ quán mới bắt đầu tráng. Giá mỗi suất là 28.000 đồng, thay vì 15.000 đồng như ở nhiều nơi khác.

    Bánh cuốn ở đây nổi tiếng là nhờ phần nhân được làm từ nguyên liệu tươi ngon, không độn hàng xấu, kém chất lượng và được chính bà cụ xào từ 4h sáng. "Làm như cho nhà ăn" là quan điểm bán hàng của quán.




    "Đợi để ăn được bánh nóng, bánh ngon là điều bình thường", chủ quán chia sẻ. Video: Thanh Tuyết.

    Cơm tấm bãi rác

    Quán cơm tấm ở khu chợ Xóm Chiếu, quận 4 vốn không có tên, nhưng đều được khách quen "âu yếm" gọi là "cơm tấm bãi rác", do rác của khu này được gom về bãi gần đấy, chờ xe chở đi mỗi tối. Mỗi suất có giá từ 70.000 đồng đến 100.000 đồng, ăn kèm sườn nướng, thịt quay, gà rán, mực nhồi thịt...

    Quán tuy đắt nhưng rất nhiều người vẫn thích do hạt cơm được nấu chín tới, dẻo mềm, thức ăn vừa miệng. Tất cả thực phẩm chế biến đều do gia đình chủ quán mua nguyên liệu chọn lọc rồi về nấu, làm dần dần để đồ luôn nóng khi đến tay thực khách.

    Khách đến quán hầu hết là khách quen, yêu thích hương vị ở đây và cảm thấy xứng đáng khi bỏ ra số tiền cao hơn rất nhiều so với các quán cơm tấm khác.

    [​IMG]
    Các đĩa thức ăn nóng hổi bày lần lượt trên bàn, khách gọi đến đâu làm đến đó. Ảnh: Khampha.

    Bánh canh chợ Hòa Bình

    Gánh bánh canh nhỏ ở chợ Hòa Bình, quận 5 nổi tiếng với "huyền thoại" tô bánh canh hơn 200.000 đồng. Tuy nhiên phần ăn đó rất hiếm khi được người gọi.

    Hầu hết thực khách đến đây gọi bánh canh có nửa con cua, thêm chả, giò heo… có giá từ 40.000 đến 100.000 đồng. Tuy vậy giá này cũng khá cao so với mặt bằng chung quán vỉa hè.

    Quán chỉ là gánh nhỏ trong chợ, có vài cái ghế để phục vụ thực khách. Vào ngày chợ đông, bạn phải mang xe đi gửi. Chất lượng vẫn là điều khiến thực khách chấp nhận chi tiền, bởi cua ở đây thịt chắc, nước dùng có vị đậm đà.

    [​IMG]
    Tô bánh canh "huyền thoại" có giá hơn 200.000 đồng. Ảnh: Foody.

    Má Lúm
     
  13. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Không gian xanh mát tại quán cà phê trung tâm Sài Gòn
    Thứ hai, 26/6/2017 09:00 GMT+7
    0 268 chia sẻ
    Facebook.

    Tiến Dũng
     
  14. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Mango Tango - địa chỉ không thể bỏ qua ở Bangkok cho người mê xoài
    Thứ ba, 27/6/2017 16:56 GMT+7
    1 22 chia sẻ
    Bánh bạch tuộc nguyên con hút khách ở Bangkok
    Xoài là món ăn không thể bỏ qua khi đến Thái Lan bởi loại hoa quả này tại đây đặc biệt ngon ngọt và thơm. Chính vì thế, ở Thái Lan có rất nhiều món ăn làm từ xoài, trong đó đặc biệt nhất là xôi xoài "thần thánh" chưa có nơi nào "đụng hàng".

    Chỉ dẫn đến Mango Tango ở gần Siam Paragon
    Một trong những địa chỉ dành cho các tín đồ của xoài khi đến Thái Lan chính là cửa hàng Mango Tango. Tại đây có đủ loại món ăn từ xoài như xôi xoài, kem xoài, pudding, smoothie xoài... Phần ăn phổ biến và được nhiều người ưa thích nhất ở Mango Tango chính là đĩa xoài tổng hợp gồm có pudding xoài, xoài tươi, kem và xôi xoài. Các món ăn ở Mango Tango có giá từ 55 cho tới 160 baht (gần 40.000 đồng cho tới 110.000 đồng), được trình bày đẹp mắt và mùi vị đặc trưng. Mango Tango có ba cơ sở, trong đó có hai tại Bangkok (Siam Paragon và Riverfront) và một ở Chiangmai.

    Tuy nhiên, nhiều khách hàng cho biết giá cả tại đây hơi cao so với các điểm ăn uống tương tự. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên khá "chảnh". Nếu bạn muốn ngồi ăn trong quán thì mỗi người phải gọi ít nhất một món (đi 3 người không được gọi một món) còn nếu take away thì số lượng tùy bạn. Cửa hàng cũng không cung cấp các loại khăn giấy ướt.

    Một số hình ảnh món ăn và khung cảnh nhà hàng Mango Tango:

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    Tâm Anh
     
  15. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Thưởng thức 30 loại nấm thiên nhiên tại nhà hàng Ashima

    bánh An Donut tráng miệng. Ngoài ra, vào thứ 2 và 3 hàng tuần, nhà hàng còn ưu đãi “Mua 3 tặng 1”. Đây là cơ hội để thực khách thưởng thức các buffet lẩu nấm miễn phí khi đi cùng 3 người bạn đồng hành khác.

    Thông tin liên hệ:

    - 35A Nguyễn Đình Chiểu, quận 1, TP HCM. Tel: 02838241966
    - 11 Tú Xương, quận 3, TP HCM. Tel: 02839320828
    Hotline: 1900 6622. Tham khảo tại website và facebook.

    (Nguồn: Nhà hàng Ashima)
     
  16. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Quán trà Đà Lạt để khách tự trả tiền khi chủ đi vắng
    Thứ sáu, 21/7/2017 13:37 GMT+7
    0 145 chia sẻ


    Quán của Thời Thanh Xuân nằm trên đường Triệu Việt Vương, Đà Lạt. Vẻ ngoài của quán không có nhiều nổi bật so với các điểm đến đang hot ở Đà Lạt hiện nay. Tuy nhiên, nơi đây được nhiều du khách lựa chọn làm điểm đến bởi những câu chuyện xung quanh nó.

    Quán của Thời Thanh Xuân nằm trên đường Triệu Việt Vương, Đà Lạt. Vẻ ngoài của quán không có nhiều nổi bật so với các điểm đến đang hot ở Đà Lạt hiện nay. Tuy nhiên, nơi đây được nhiều du khách lựa chọn làm điểm đến bởi những câu chuyện xung quanh nó.


    Mới đây, bức ảnh chụp tấm bảng trước cửa quán của Hồ Khánh Toàn (TP HCM) đăng trên diễn đàn phượt càng khiến nhiều người tò mò về nơi này. Theo đó, dù vắng người, chủ quán vẫn dặn khách vào chơi, "muốn gì cứ tự lấy", giá cả đều ghi, rồi bỏ tiền vào thùng gỗ trong bếp.


    Mới đây, bức ảnh chụp tấm bảng trước cửa quán của Hồ Khánh Toàn (TP HCM) đăng trên diễn đàn phượt càng khiến nhiều người tò mò về nơi này. Theo đó, dù vắng người, chủ quán vẫn dặn khách vào chơi, "muốn gì cứ tự lấy", giá cả đều ghi, rồi bỏ tiền vào thùng gỗ trong bếp.


    Một trong những điểm đặc biệt của quán là nhân viên gồm một số bạn câm điếc. Và rồi cách giới thiệu về các nhân viên càng khiến du khách ghé quán ấn tượng hơn, khi họ gọi mình là người nói và người điếc. Các bạn có khiếm khuyết không chỉ được làm việc, tôn trọng mà còn trải nghiệm, tự tin thể hiện khả năng, trong một dự án cộng đồng do anh Võ Thành Luân và những người bạn lập nên.

    Một trong những điểm đặc biệt của quán là nhân viên gồm một số bạn câm điếc. Và rồi cách giới thiệu về các nhân viên càng khiến du khách ghé quán ấn tượng hơn, khi họ gọi mình là người nói và người điếc. Các bạn có khiếm khuyết không chỉ được làm việc, tôn trọng mà còn trải nghiệm, tự tin thể hiện khả năng, trong một dự án cộng đồng do anh Võ Thành Luân và những người bạn lập nên.


    Cũng có thực đơn và ghế ngồi thưởng thức cho khách nhưng đây không phải quán cà phê. Thực tế, quán phục vụ trà và bánh nhưng tất cả đều miễn phí. Khách có thể ủng hộ tùy tâm. Sản phẩm được bày bán là những cục xà phòng làm từ nguyên liệu tự nhiên, tinh dầu và trà hoa handmade.


    Cũng có thực đơn và ghế ngồi thưởng thức cho khách nhưng đây không phải quán cà phê. Thực tế, quán phục vụ trà và bánh nhưng tất cả đều miễn phí. Khách có thể ủng hộ tùy tâm. Sản phẩm được bày bán là những cục xà phòng làm từ nguyên liệu tự nhiên, tinh dầu và trà hoa handmade.


    Trước đây, dự án được thành lập với tên gọi "Nhà của Thời thanh xuân" (homestay), nơi khách có thể xin nghỉ trọ và cùng tham gia các hoạt động vì cộng đồng. Không ít khách nước ngoài ghé tự tay cắt bánh xà phòng và giao lưu cùng các bạn câm điếc của dự án. Hiện homestay chỉ là nơi sinh hoạt cho các bạn câm điếc, không còn nhận khách như trước.

    " id="vne_slide_image_4" style="-x-ignore: 1">
    Trước đây, dự án được thành lập với tên gọi "Nhà của Thời thanh xuân" (homestay), nơi khách có thể xin nghỉ trọ và cùng tham gia các hoạt động vì cộng đồng. Không ít khách nước ngoài ghé tự tay cắt bánh xà phòng và giao lưu cùng các bạn câm điếc của dự án. Hiện homestay chỉ là nơi sinh hoạt cho các bạn câm điếc, không còn nhận khách như trước.


    Những góc ngồi đậm chất "vintage" của quán được nhiều bạn trẻ tìm đến check-in. Điều cần lưu ý là không đùa, nói lớn tiếng tại quán. Đại diện quán trà cho biết quán mới mở được 2 tháng, mục tiêu hàng đầu là rèn luyện kỹ năng cho các bạn điếc.


    Những góc ngồi đậm chất "vintage" của quán được nhiều bạn trẻ tìm đến check-in. Điều cần lưu ý là không đùa, nói lớn tiếng tại quán. Đại diện quán trà cho biết quán mới mở được 2 tháng, mục tiêu hàng đầu là rèn luyện kỹ năng cho các bạn điếc.


    Dù quán không có biển hiệu hay chỉ dẫn, nhưng nhiều người vẫn cất công tìm đến không gian trong lành, yên tĩnh và những nụ cười thân thiện, mến khách của các bạn trẻ câm điếc.

    Chia sẻ về thùng gỗ đựng tiền công khai, một thành viên của dự án cho biết quán không hề lo bị mất trộm, bởi "dự án này giúp các bạn điếc - khiếm thính, chắc không có ai nỡ lừa chúng mình đâu".


    Dù quán không có biển hiệu hay chỉ dẫn, nhưng nhiều người vẫn cất công tìm đến không gian trong lành, yên tĩnh và những nụ cười thân thiện, mến khách của các bạn trẻ câm điếc.

    Chia sẻ về thùng gỗ đựng tiền công khai, một thành viên của dự án cho biết quán không hề lo bị mất trộm, bởi "dự án này giúp các bạn điếc - khiếm thính, chắc không có ai nỡ lừa chúng mình đâu".


    Đến đây bạn còn có thể chơi cùng những chú cún đáng yêu, không hề lạ người, lúc nào cũng quanh quẩn dưới chân. Với mô hình này, những điểm đến hấp dẫn của Đà Lạt như nối dài, vừa quen vừa lạ với cả những người đã ghé nhiều lần.


    Đến đây bạn còn có thể chơi cùng những chú cún đáng yêu, không hề lạ người, lúc nào cũng quanh quẩn dưới chân. Với mô hình này, những điểm đến hấp dẫn của Đà Lạt như nối dài, vừa quen vừa lạ với cả những người đã ghé nhiều lần.


    "Một không gian sống rất tuyệt vời khiến con người ta cảm giác rất thoải mái và thanh thản. Hãy thử một lần sống chậm và cảm nhận", Toàn cho biết.


    "Một không gian sống rất tuyệt vời khiến con người ta cảm giác rất thoải mái và thanh thản. Hãy thử một lần sống chậm và cảm nhận", Toàn cho biết.


    Theo VnExpress
     
  17. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Năm quán bánh mì bán không ngừng tay ở Sài Gòn
    Các quán Huỳnh Hoa, Bảy Hổ, Hòa Mã... mở từ lâu đời, có đặc trưng trong cách chế biến khiến thực khách luôn vây kín để mua bánh mì.
    [​IMG]
    Bánh mì Huỳnh Hoa

    Tiệm bánh mì bán từ 3h chiều từng được nhiều blogger nước ngoài giới thiệu luôn kín người xếp hàng chờ mua. Nhiều thực khách cho rằng đây là bánh mì “đắt nhất Sài Gòn” vì giá hiện nay là 37.000 đồng một ổ. Tuy nhiên món ở đây thu hút rất nhiều người ăn với quan điểm "đắt xắt ra miếng". Ảnh: Voz.

    [​IMG]
    Phần nhân của bánh mì rất nhiều, thịt, chà bông hay pate đều ngon và sạch sẽ. Một ổ có thể dành cho 2 người ăn. Ảnh: Mark Wiens.

    [​IMG]
    Bánh mì thịt nướng Nguyễn Trãi

    Tầm 5-6h chiều, trong con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Trãi, xe hàng bán duy nhất món bánh mì thịt nướng đông khách vây quanh. Người bán nhanh tay nướng những viên thịt nướng trên bếp than nhỏ, rồi cho vào bánh cùng rau dưa, ớt. Hẻm không có chỗ để xe, có người phải gửi xe ở xa và đi bộ lại. Ảnh: Huỳnh Duyên.

    [​IMG]
    Chất lượng thịt nướng được đánh giá là ngon, đậm đà, qua nhiều năm quán vẫn giữ được độ ngon của bánh mì thịt nướng nên rất đông khách ghé mua. Xếp hàng, đợi nửa tiếng để có được món ăn là chuyện bình thường ở quán này. Một ổ bánh mì có giá 18.000 đồng. Ảnh: Huỳnh Duyên.

    [​IMG]
    Bánh mì Bảy Hổ

    Xe bánh mì gần 80 năm ở đường Huỳnh Khương Ninh, quận 1 hút khách mỗi ngày với pate nhà làm rất ngon. Trước đây quán chỉ bán buổi chiều, vài năm gần đây đã bán thêm buổi sáng để đáp ứng nhu cầu của khách. Ảnh: Khánh Ly.

    [​IMG]
    Theo chủ quán thì thịt, chả, pate đều được nhà làm theo công thức gia truyền. Riêng pate vừa hấp vừa nướng nên cho vị ngậy đặc trưng hòa hợp với nhân ổ bánh. Nguyên liệu được chuẩn bị gần sát giờ mở bán để món ăn đến tay khách ngon và nóng hổi nhất. Giá một ổ bánh mì từ 12.000 đồng tùy nhân. Ảnh: Khánh Ly.

    [​IMG]
    Bánh mì phá lấu bốn thế hệ

    Xuất hiện từ những năm 1950 tại đầu đường Nguyễn Huỳnh Đức (tỉnh Gia Định), nay là Huỳnh Văn Bánh (Phú Nhuận) xe bánh mì phá lấu bà Hương bán từ sáng đến đêm khuya. Nhân bánh mì ở đây độc đáo ở chỗ, quán dùng đùi heo nấu kiểu phá lấu, thịt mềm và ít mỡ, vị đậm đà. Ảnh: Thiên Chương.

    [​IMG]
    Thịt đùi heo phá lấu được xắt miếng mỏng cho bánh cùng patê gan, bơ, nước tương, muối ớt và các loại nguyên liệu khác. Pate, dưa chua cũng do các thế hệ của chủ quán tự làm. Giá mỗi ổ bánh mì phá lấu đùi heo là 15.000 đồng. Ảnh: Thiên Chương.

    [​IMG]
    Bánh mì Hòa Mã

    Tiệm bánh lâu đời được coi là ký ức ẩm thực Sài Gòn của nhiều người. Ở hẻm 53 Cao Thắng, quận 3, vào mỗi buổi sáng, rất nhiều người tìm đến đây, ngồi trên những chiếc ghế cũ kỹ chờ đến lượt phục vụ. Ảnh: Huấn Phan.

    [​IMG]
    Đặc trưng của quán là món bánh mì chảo. Bên trong chảo là đủ thứ nguyên liệu như trứng gà ốp la, thịt nguội, xúc xích, chả cá, chả lụa... Tất cả đều được chiên nóng cháy cạnh cùng ít hành tây và dùng nóng với bánh mì. Nếu không thích dùng ốp la, bạn có thể gọi một phần thịt nguội thập cẩm riêng, rắc lên ít tiêu, nước tương, tương ớt. Giá trung bình một phần bánh mì ăn kèm trứng trên chảo là 40.000 - 45.000 đồng. Ảnh: Phong Vinh.

    Thanh Tuyết
     
  18. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Hai địa chỉ mì gà sốt tương 'sao Michelin' rẻ nhất thế giới ở Singapore


    Tháng 7/2016, quầy hàng món ăn đường phố Liao Fan với món cơm và mỳ gà sốt tương kiểu Hong Kong đã gây bất ngờ và thành đề tài tranh cãi khi là nhà hàng bình dân nhất thế giới được nhận sao Michelin danh giá. Một phần ăn chỉ với 2 SGD (tương đương 32.000 đồng) đã nổi tiếng khắp nơi. Liao Fan thực chất chỉ là một quầy hàng ăn nhỏ trong một food court đông đúc tại khu China Town, do chủ quán Chan Hon Meng trực tiếp đứng bếp.

    [​IMG]
    Đầu bếp Chan Hon Meng tại quầy hàng món ăn đường phố Liao Fan được trao tặng sao Michelin.

    Tuy nhiên giờ đây, du khách đến Singapore và cả người bản địa đã có thêm một địa chỉ nữa cho món ăn này. Đầu bếp Chan Hon Meng đã hợp tác với thương hiệu ẩm thực Hersing Culinary để mở nhà hàng Liao Fan Hawker Chan chỉ cách quầy hàng ăn nổi tiếng kia vài trăm mét, cuối năm 2016.

    Ông Meng mở thêm nhà hàng ăn thứ 2 này với mục đích làm giảm bớt áp lực của việc quầy hàng của ông bất ngờ được trao tặng sao Michelin danh giá. Kể từ đó, thực khách tới thưởng thức đồ ăn quá đông khiến ông không kịp phục vụ. "Tôi không biết nhiều về Cẩm nang Michelin, nhưng tôi biết đó là một cuốn cẩm nang dành cho các món ăn đẳng cấp", ông Meng, đầu bếp gốc Malaysia, tâm sự như vậy. Kể từ khi được trao tặng sao Michelin, ông Meng cũng trải qua những cung bậc cảm xúc như bất kỳ ai được vinh dự tương tự ông.

    Nhà hàng mới của ông có sức chứa 80 thực khách và phục vụ cả các khách mua mang về. Vào ngày khai trương, khách hàng bao gồm cả khách du lịch và dân địa phương xếp thành hàng dài từ nhà hàng ra tới tận ngoài đường, và cũng giống như tại quầy hàng đầu tiên, khách hàng phải đợi cả tiếng để có thể thưởng thức món ăn nổi tiếng của ông Meng.

    [​IMG]
    Cửa hàng mới khai trương.

    Thực đơn của nhà hàng Hawker Chan là bản sao của Liao Fan, bao gồm mỳ xá xíu, phở xào sườn lợn và tất nhiên không thể thiếu món mì và cơm gà sốt tương "thần thánh" của ông. Tại đây, thực khách cũng được tận mắt chứng kiến ông chủ 52 tuổi tự tay chế biến món ăn và quản lý nhà hàng. Thi thoảng ông cũng chạy qua kiểm tra quầy hàng ăn Liao Fan, nơi vợ ông, bà Irene, hiện giúp ông quản lý.

    Không giống như quầy hàng ăn bình dân Liao Fan với vị trí ở khu ăn uống xô bồ và oi bức, nhà hàng Hawker Chan có một không gian hiện đại, có điều hòa thoáng mát. Bên cạnh đó, nhà hàng còn phục vụ một số món ăn khác như hoành thánh và đậu phụ kiểu Thái để khách hàng có thêm nhiều lựa chọn. Số lượng nhân viên tại nhà hàng gấp bốn lần số lượng nhân viên phục vụ tại Liao Fan để đảm bảo khách hàng không phải chờ đợi quá lâu. Dù vậy, ông Meng phải thừa nhận, thực khách ở Liao Fan kiên nhẫn hơn và cũng dễ tính hơn.

    Tất nhiên, thực khách ở nhà hàng Hawker Chan cũng phải trả nhiều tiền hơn để hưởng những dịch vụ tốt hơn. Chẳng hạn, họ sẽ phải trả 3,8 SGD cho món cơm gà thay vì 2 SGD như tại quầy hàng đường phố. Ông Meng giải thích, sự chênh lệch đó sẽ giúp bù đắp cho các chi phí vận hành của nhà hàng.

    [​IMG]
    Món mì gà sốt tương tiêu biểu.

    Địa chỉ cho bạn:

    - Quầy hàng cơm gà sốt tương kiểu Hong Kong Liao Fan: Chinatown Food Complex 335 phố Smith, Singapore

    - Nhà hàng Hawker Chan: 78 phố Smith, Singapore

    Bảo Khuê
     
  19. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Ngô xào bơ cay thơm

    Phần nguyên liệu hơi cầu kỳ nhưng thảnh phẩm sẽ khiến bạn bất ngờ vì ngon lạ khó cưỡng.

    [​IMG]
    Nguyên liệu:

    - 0,3 kg hạt ngô đông lạnh
    - 2 muỗng canh bơ tan chảy
    - 1/2 quả ớt tươi, bỏ hạt, thái nhỏ
    - 1 muỗng canh mật ong
    - 1/8 thìa nhỏ bột ớt
    - Phô mai (tùy thích)
    - Muối
    - 1 muỗng canh nước cốt chanh
    - 1 muỗng canh rau thơm thái nhỏ.

    Cách làm:

    - Đun nóng chảo trên lửa vừa, cho bơ và ớt thái nhỏ vào, thêm ngô vào xào.

    - Tiếp đến cho mật ong, ớt bột, chút muối khuấy đều đến khi ngô chín.

    - Tắt bếp, rưới nước chanh, rau thơm, phô mai, trộn đều, dùng ngay.

    [​IMG]
    Theo Rasamalaysia
     
  20. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    25 món ăn nổi tiếng nhất định phải thử khi đến Singapore


    1. Bak Kut Teh (canh/súp sườn heo)

    [​IMG]
    Một trong nhiều sự tích về Bak Kut Teh là ngày xưa ở Singapore, có một người nghèo đói đến một cửa hàng bán thịt heo bên đường để xin ăn. Chủ cửa hàng tuy cũng ở trong hoàn cảnh túng thiếu nhưng vẫn tỏ lòng từ bi. Anh đun sôi một ít thịt heo còn sót lại trên xương và thêm bất cứ loại gia vị rẻ tiền nào để tăng hương vị cho món súp, tạo ra một món canh tựa như trà. Từ đó, trà xương heo được ra đời, không chỉ rất ngon mà còn là một thứ thuốc hữu dụng để bồi bổ sức khỏe, thanh lọc cơ thể.

    Địa chỉ tham khảo:

    - Ya Hua Bak Kut Teh: 7 Keppel Road, #01-05/07, PSA Tanjong Pagar Complex, Singapore 089053 (đóng cửa ngày thứ hai)

    - Song Fa Bak Kut Teh: 11 New Bridge Road #01-01, Singapore 059383

    - Ng Ah Sio Pork Ribs Soup: 208 Rangoon Road, Hong Building Singapore 218453 (đóng cửa ngày thứ hai)

    - Leong Kee (Klang) Bak Kut Teh: 321 Beach Road, Singapore 199557 (đóng cửa ngày thứ tư)

    >> Xem thêm: Bak Kut Teh, món ăn rất nổi tiếng ở Singapore

    2. Dim sum

    Đây là món ăn phổ biến ở Hong Kong/Thượng Hải... và cũng khá nổi tiếng tại khu vực người Hoa tại Singapore. Dim sum hay còn gọi là 'Dian xin' không hẳn là một món ăn, mà là tập hợp các miếng đồ ăn nhỏ để khai vị - một phong cách ăn uống điển hình của người Trung Quốc. Các món dim sum nhân thịt lợn nướng rất nổi tiếng ở Singapore và được thực khách đánh giá cao.

    Địa chỉ tham khảo

    - Swee Choon Tim Sum: 191 Jalan Besar, Singapore 208882 (đóng cửa các ngày thứ ba)

    - Tim Ho Wan: 450 Toa Payoh Lorong 6, #02-02, ERA Centre, Singapore 319394

    - Wen Dao Shi: 126 Sims Ave, Singapore 387449

    3. Cua sốt ớt hoặc sốt tiêu

    [​IMG]
    Hai kiểu chế biến cua nổi tiếng nhất ở Singapore là với sốt ớt hoặc sốt tiêu đen. Và đây trở thành món ăn "quốc hồn quốc túy" ở đảo quốc sư tử. Sốt ớt và tiêu cũng được dùng để chấm các món chiên. Cua sốt ớt thường được ăn cùng với các món chiên xù (chiên), chẳng hạn như bánh bao, bạn sẽ có món ăn hoàn hảo, nhớ lâu.

    Địa chỉ tham khảo:

    - Red House Seafood Restaurant: 68 Prinsep Street, Singapore 188661

    - No Signboard Seafood: 414 Geylang Singapore 389392

    - Long Beach Seafood: Blk 1018 East Coast Parkway, Singapore 449877

    - Crab Party: 98 Yio Chu Kang Road, Singapore 545576

    - Ban Leong Wah Hoe Seafood: 122 Casuarina Road, Singapore 579510

    >> Xem thêm: Cua sốt ớt - món ăn phải thử khi đến Singapore

    4. Bánh carot chiên

    Mới nghe tên mọi người có thể nhầm lẫn món ăn này với bánh tráng miệng của người Mỹ. Nhưng thực chất nó chẳng liên quan, thậm chí cả cái tên. Bánh cà rốt Singapore này được làm từ trứng, củ cải và bột mì. Món ăn khá thông dụng cả ở Singapore và Malaysia.

    Địa chỉ tham khảo

    - Carrot Cake: 20 Kensington Park Road, Chomp Chomp Food Centre, Singapore 557269 (thỉnh thoảng đóng cửa vào thứ ba)

    - Fu Ming Carrot Cake: Blk 85 Redhill Lane, Redhill Food Centre, Singapore 150085

    - Hai Sheng Carrot Cake: Blk 724 Ang Mo Kio Ave 6, Market and Food Centre, #01-09, Singapore 560724

    - He Zhong Carrot Cake: 51 Upper Bukit Timah Rd, Bukit Timah Market and Food Centre, Singapore 588172

    5. Mỳ vằn thắn kiểu Singapore

    [​IMG]
    Mỳ vằn thắn của Singapore hơi giống món ăn tương tự ở Hong Kong, nhưng đã trở thành món ăn đặc trưng Singapore nhiều năm. Phiên bản mỳ ở Singapore thường ăn khô, chỉ có một chút nước sốt, vài lát thịt xá xíu, sủi cảo nhân thịt lợn và một bát nước dùng. Nếu ăn được cay, bạn sẽ dùng loại sốt có ớt, còn không sốt đó sẽ thay bằng loại có cà chua. Bánh bao thịt nướng chiên hoặc rán có thể được dùng kèm mỳ.

    Các địa chỉ tham khảo:

    - Fei Fei Wanton Mee: 62 Joo Chiat Place, Singapore 427785

    - Kok Kee Wanton Mee: 380 Jalan Besar, Lavender Food Square, #01-06, Singapore 209000

    - Parklane Zha Yun Tun Mee House: 91 Bencoolen Street, #01-53, Sunshine Plaza, Singapore 189652

    6. Bánh mì nướng kaya với trứng luộc lòng đào

    Đây là món ăn sáng truyền thống của Singapore, với một miếng bánh mì nướng với trứng hoặc dừa, sau đó phết một lớp bơ. Món ăn này cũng có một số biến thể, sử dụng bánh mì đen cắt mỏng, bánh tròn... tương tự như bánh mì nướng kiểu Pháp. Trứng sẽ được chế biến bằng cách cho vào một nồi nước đã sôi (không đặt trên lửa), sau khoảng 7 đến 10 phút thì lấy trứng ra.

    Địa chỉ tham khảo

    - Killiney Kopitiam: 67 Killiney Road, Singapore 239525

    - Chin Mee Chin Confectionery: 204 East Coast Road, Singapore 428903 (đóng cửa vào thứ hai)

    - Good Morning Nanyang Cafe: 20 Upper Pickering Street, Hong Lim Green Community Centre, Singapore 058284

    - Ya Kun Kaya Toast: 18 China Street #01-01, Far East Square, Singapore 049560

    7. Laksa

    [​IMG]
    Laksa là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc và Malaysia, hay còn được gọi là từ nền văn hóa Peranakan. Có hai loại laksa trông thường là cà ri và asam laksa. Laksa cà ri chiếm ưu thế ở Singapore, trong khi đó assam laksa lại được tìm thấy nhiều hơn ở các vùng ở Malaysia như Penang. Trên thực tế, có rất nhiều biến thể của Laksas khác nhau trong nước dùng và thậm chí cả mì. Laksa cà ri truyền thống sử dụng bún, sữa dừa, tau pok (lẩu beancurd), cá lát, tôm và sò huyết (hum). Do cắt giảm chi phí hoặc sở thích vị giác, một số quầy hàng có thể không cho thêm tôm và sò huyết. Một biến thể độc đáo của Laksa Singapore gọi là Katong Laksa với sợi bún cắt ngắn và ăn bằng thìa.

    Địa chỉ tham khảo

    - 328 Katong Laksa: 51/53 East Coast Road, Singapore 428770

    - Sungei Road Laksa: Blk 27 Jalan Berseh, #01-100 Singapore 200027

    - Janggut Laksa: 1 Queensway, Queensway Shopping Centre, #01-59, Singapore 149053

    8. Đầu cá nấu cà ri

    Một món ăn lai giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia, không rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng trở nên khá phổ biến khi du nhập vào Singapore. Đó là một món ăn khá ngon, với phần đầu của con cá (thường là cá hồng) được hầm trong cà ri với đủ các loại rau. Cách nấu cà ri Ấn Độ có hương thơm và hương vị nặng hơn, trong khi kiểu Trung Quốc thì nhẹ và ngọt ngào hơn. Các biến thể bao gồm cà ri cá kiểu Assam, thêm mùi vị chua với me (assam).

    Địa chỉ tham khảo

    - Gu Ma Jia (assam style): 45 Tai Thong Crescent, Singapore 347866

    - Bao Ma Curry Fish Head (Chinese style): #B1-01/07, 505 Beach Road, Golden Mile Food Centre, Singapore 199583

    - Zai Shun Curry Fish Head (Chinese style): Blk 253 Jurong East St 24, First Cooked Food Point, #01-205, Singapore 600253 (đóng cửa thứ tư)

    - Karu’s Indian Banana Leaf Restaurant (Indian style): 808/810, Upper Bukit Timah Road, Singapore 678145

    - Samy’s Curry (Indian style): 25 Dempsey Rd, Singapore 249670

    9. Mỳ thịt nạc

    [​IMG]
    Được biết đến với cái tên "Bak Chor Mee", đây là một món ăn có thịt lợn, gan, thịt viên hoặc cá quả, cá thái lát và một loại nước sốt đặc trưng. Thông thường, món ăn được phục vụ dạng khô và bạn có thể lựa chọn giữa tương ớt hoặc sốt cà chua và nhiều loại mỳ để sử dụng. Các loại mỳ thường là Mee Pok (mỳ dẹt) hoặc Mee Kia (mỳ sợi nhỏ).

    Địa chỉ tham khảo

    - Tai Hwa Pork Noodle: Blk 466 Crawford Lane #01-12, Singapore 190465 (đóng cửa ngày thứ hai tuần đầu tiên và tuần thứ ba của mỗi tháng).

    - 58 Minced Meat Mee: 3 Yung Sheng Road, #03-150, Taman Jurong Market and Food Centre, Singapore 618495

    - Seng Hiang Food Stall: Blk 85 Bedok North Street 4, Fengshan Market & FoodCentre, Singapore 460085

    - Seng Kee Mushroom Minced Pork Noodles: 49A Serangoon Garden Way, Serangoon Garden Market & Food Centre, Singapore 555945

    10. Hàu ốp lết

    Một món ăn phổ biến ở Singapore cũng như các chợ đêm tại Đài Loan, được nhiều người yêu thích. Các gian hàng bán bánh cà rốt thường bán omelette hàu vì cách chế biến tương tự, bởi ngoài hàu thì đầu bếp đều phải sử dụng một nguyên liệu khá bổ biến là trứng. Tinh bột khoai tây thường được trộn lẫn vào nguyên liệu để chiên, khiến cho thành phẩm ngon hơn. Bạn có thể yêu cầu loại không có bột, nhưng giá thành vì thế sẽ cao hơn.

    Địa chỉ tham khảo:

    - Simon Road Oyster Omelette: 965 Upper Serangoon Road, Mee Sek Coffeeshop, Singapore 534721 (đóng cửa thứ ba)

    - Ang Sa Lee Oyster Omelette: 20 Kensington Park Road, Chomp Chomp, Singapore 557269 (đóng cửa một số ngày thứ tư)

    - Bedok 85 Fried Oyster Omelette: Blk 85 Bedok North Street 4, Fengshan Market & FoodCentre, Singapore 460085

    - Ah Hock Fried Oyster Hougang: Blk 90 Whampoa Dr, #01-54, Whampoa Hawker Centre, Singapore 320090 (đóng cửa thứ tư)

    11. Satay

    [​IMG]
    Satay là món thịt được ướp các loại gia vị và sau đó nướng trên lửa. Đây là món ăn bắt nguồn từ Indonesia và nay khá phổ biến ở Singapore. Các nhà hàng gian hàng có mặt ở khắp nơi, thường do người Trung Quốc, Mã Lai hoặc người Ấn Độ điều hành. Các loại thịt đặc trưng bao gồm thịt gà, thịt bò, thịt cừu và thậm chí cả thịt heo do chủ hàng gian hàng Trung Quốc bán. Ketupat (bánh gạo), hành và dưa chuột thường đi kèm với satay.

    Địa chỉ tham khảo:

    Kwong Satay: 549 Lorong 29 Geylang Road, Sing Lian Eating House, Singapore 389504 (đóng cửa một số ngày thứ tư)

    Haron Satay: 1220 East Coast Parkway, East Coast Lagoon Food Village, Singapore 468960

    Chuan Kee Satay: Block 51 Old Airport Road, #01-85, Old Airport Road Food Centre Singapore 390051 (đóng cửa thứ hai và năm)

    12. Mỳ tôm Hokkien

    Đây là một món ăn hỗn hợp mỳ trứng và mỳ ăn liền với các loại đồ ăn kèm là thịt lợn chiên, tôm, cá và mực. Một số nơi cho cả thịt lợn dải để tăng thêm hương vị. Đây là món ăn quen thuộc của những công nhân nhà máy sản xuất mì Hokkien thời hậu chiến, tập trung dọc đường Rochor và họ chiên những loại mỳ mà họ có. Đừng nhầm lẫn món ăn này với một loại mỳ có cùng tên gọi là Hokkien Char mee, chỉ sử dụng mỳ trứng và nước sốt màu đen.

    Địa chỉ tham khảo

    - Eng Ho Fried Hokkien Prawn Mee: 409 Ang Mo Kio Avenue 10, #01-34, Teck Ghee Square Food Centre, Singapore 560409

    - Ah Hock Fried Hokkien Noodles: 20 Kensington Park Road, Chomp Chomp, Singapore 557269 (đóng cửa một lần vào ngày 14 âm lịch mỗi tháng).

    - Chia Keng Fried Hokkien Mee: 20 Kensington Park Road, Chomp Chomp, Singapore 557269

    - Serangoon Fried Hokkien Mee: 556 Serangoon Road, Singapore 218175

    13. Tàu hũ

    [​IMG]
    Tàu hũ là một món tráng miệng xuất xứ từ Trung Quốc được làm từ đậu nành, ướp ngọt với siro đường, có thể ăn nóng hoặc lạnh, đôi khi với Tang Yuan, một loại thạch hoặc sữa đậu nành. Thời gian gần đây, một loại thạch, tương tự như tàu hũ nhưng để đông khá phổ biến khiến nhiều người Singapore phải xếp hàng dài để mua. Món ăn mới này được chế biến từ nhiều nguyên liệu như xoài, dưa...

    Địa chỉ tham khảo:

    Rochor Original Beancurd: 2 Short Street, Singapore 188211

    Lao Ban Soya Beancurd (gelatine type): #01-127 and #01-107 Old Airport Road Hawker Centre, 51 Old Airport Road (dóng cửa ngày thứ hai)

    Selegie Soya Bean: 990 Upper Serangoon Road, Singapore 534734

    14. Ice Kacang (kem đá bào)

    Món ăn từ đá bào, được chế biến từ máy nghiền đá, tạo thành những "núi băng", bên trên có rưới thêm các loại nước sốt hoa quả, có đậu đỏ, thạch... Sau đó, sữa đặc được phủ lên trên cùng với siro màu để tạo hiệu ứng. Cách chế biến khác là làm tràn với gula melaka, thêm kem hoặc các loại phủ khác như sầu riêng hoặc siro chocolate. Để có được một ly kem hỗn hợp các thành phần như đậu đỏ, hạt chanh, thạch… thì cần đến máy xay sinh tố. Sau khi đã xay nhuyễn, cho một chút sữa đặc lên cùng siro để tạo hiệu ứng màu.

    Địa chỉ tham khảo:

    Annie’s Peanut Ice Kacang: 20 Ghim Moh Road, #01-35, Ghim Moh Market & Food Centre Singapore 270020

    Mei Heong Yuen: 65-67 Temple Street, Singapore 058610

    An Ji Xiang Hua Ice Jelly: Blk 335 Smith Street, #02-183, Chinatown Complex Market, Singapore 050335

    >> Xem tiếp

    Ling Nguyen
     

Chia sẻ trang này