Mách Mẹ Những Tác Hại Không Ngờ Của Việc Rung Lắc Bé Dưới 2 Tuổi

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi philipsavent, 30/6/2016.

  1. philipsavent

    philipsavent Thành viên chính thức

    Tham gia:
    1/3/2016
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Rất nhiều ông bố bà mẹ có thói quen rung, lắc bé sơ sinh khi bé quấy khóc. Tuy nhiên, hành động này của bố mẹ lại vô tình gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến sự phát triển của bé.

    [​IMG]

    1. TỔN THƯƠNG NÃO

    Ở bé sơ sinh, kích thước đầu và trọng lượng chiến khoảng ¼ so với toàn cơ thể. Ngoài ra, trong đầu bé còn có những khoảng trống giữa não và xương sọ để não tiếp tục lớn và phát triển. Não trẻ khá mềm, màng não mỏng.

    Phần cơ cổ của trẻ còn yếu nên không đủ nâng đỡ đầu. Nếu bị rung lắc khiến não và hộp sọ không có sự di chuyển đồng bộ, não bị va đập vào xương sọ làm dập não, tăng áp lực, bị phù hay thậm chí là chảy máu trong.

    2. CÓ THỂ GÂY NÊN TỔN THƯƠNG VĨNH VIỄN
    Nếu đầu bé bị va đập mạnh vào một bề mặt cứng như tường, sàn nhà, giường....sẽ dẫn đến hậu quả là não bị xoắn vặn làm mạch máu và thần kinh của não bị vỡ, xuất huyết não, phù não, tăng áp lực hộp sọ. Và đây là nguyên nhân có thể gây nên những tổn thương vĩnh viễn, thậm chí còn dẫn đến tử vong.

    3. MỘT SỐ THỐNG KÊ ĐÁNG SỢ VỀ TRƯỜNG HỢP RUNG LẮC Ở TRẺ DƯỚI 2 TUỔI

    • Những tổn thương có thể xảy ra chỉ trong vòng 5 giây
    • Nghiên cứu của các chuyên gia của CDCP (Center for Disease Control and Prevention), tần suất tử vong do hội chứng “trẻ bị lắc” đến khoảng 2.000 trẻ mỗi năm ở Mỹ.
    • Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, thậm chí là trẻ 5 tuổi và nhiều nhất là từ sơ sinh đến 8 tháng vì có liên quan đến đặc điểm cơ thể của trẻ ở độ tuổi này.

    4. MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA TRẺ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI RUNG LẮC

    Những biểu hiện thường không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với một số tình trạng bệnh khác. Tuy nhiên, bố mẹ có thể để ý một số dấu hiệu sau của trẻ:

    Thể nhẹ:
    • Quấy khóc nhiều
    • Bỏ ăn, bỏ bú sữa hoặc bị nôn mà không rõ nguyên nhân
    • Ngủ lịm, buồn ngủ bất thường
    • Da xanh tái, đặc biệt là vùng trán

    Thể nặng:
    • Khó thở, co giật
    • Chấn thương ở cổ, sưng nề, cứng cổ, nghẹo về một bên, khó quay
    Khi thấy trẻ có những biểu hiện này, bố mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ ngay để điều trị kịp thời. Quan trọng hơn, bố mẹ nên dừng ngay việc rung lắc bé hoặc cho bé nằm võng đung đưa quá mạnh đối với những bé dưới 2 tuổi, thậm chí những bé 5 tuổi vẫn bị ảnh hưởng ít nhiều khi bị rung lắc.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi philipsavent
    Đang tải...


  2. lien150191

    lien150191 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/4/2016
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    mình thấy mọi người hay có thói quen này lắm, đọc bài này mình mới biết đấy.
     
  3. thanh_kt7a1

    thanh_kt7a1 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    16/6/2016
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    thế mà trước giờ không biết cứ rung lắc bé
     
  4. BiBo.Mom

    BiBo.Mom Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/6/2016
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    Thói quen này có rất nhiều mẹ thường xuyên gặp phải, mà không hề biết nó có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến sự phát triển của bé..
     
  5. mebe_shushi

    mebe_shushi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    22/12/2014
    Bài viết:
    2,928
    Đã được thích:
    489
    Điểm thành tích:
    173
    Mình sợ cảnh rung lắc lắm. Bé trẻ con chẳng dám. Nhưng nhìn nhiều người cứ rung lắc mà không dám góp ý vì sợ bảo không có kinh nghiệm
     
  6. Hi Bống

    Hi Bống Thành viên tập sự

    Tham gia:
    28/5/2017
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    hành động nhỏ vô ý mà gây hậu quả lớn. bình thường thì ko sao, chẳng may gặp phải mới thấy xót xa. mong tất cả mọi người hãy nâng niu trẻ thơ.
     

Chia sẻ trang này