Rau củ, trái cây nếu như sơ chế không đúng cách thì mẹ đã vô tình làm mất đi khoảng 20% lượng dinh dưỡng trong chúng, khiến bé khó hấp thu. Ngoài ra, thực phẩm trên thị trường hiện nay chứa hàm lượng thuốc trừ sau, thuốc tăng trưởng,…do đó, Viador sẽ mách mẹ 6 lưu ý khi chế biến rau củ quả để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho bé khi ăn dặm. 1. Rửa thật kỹ Rau củ quả được bày bán trên thị trường có thể tồn đọng nhiều thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản, vi khuẩn… Do đó, khi mua rau củ quả về mẹ phải nhớ rửa thật kỹ, rửa dưới vòi nước mạnh hoặc ngâm rau củ quả trong hỗn hợp nước vo gạo và muối để làm sạch vi khuẩn và các hóa chất gây hại. Tốt nhất mẹ nên ngâm trong nước từ 20-30 phút, rồi rửa lại bằng nước sạch 2-3 lần, kết thúc bằng nước muối nhạt từ 10-15 phút để khử trùng hoàn toàn. Lưu ý không ngâm rau củ quả quá 30 phút, không vò mạnh tay để tránh làm vitamin B và C thoát ra ngoài. 2. Chọn rau có lá nhiều hơn Các bé thường thích ăn củ quả như khoai tây, khoai lang, chuối, bơ… hơn là rau có lá. Tuy nhiên, mẹ không nên chiều theo ý bé mà thay thế các rau ăn lá bằng củ quả. Bởi lẽ, các loại rau lá xanh, nhất lá màu xanh đậm thường giàu vitamin và chất dinh dưỡng hơn củ quả. Vì thế mẹ hãy chế biến kết hợp các món từ rau xanh lá thật bắt mắt và phong phú để thu hút bé. 3. Luộc rau trong nước sôi già Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mẹ nên cho rau củ vào luộc khi nước đã sôi sùng sục (khoảng 1000oC). Điều này giúp rau nhanh chín và có thể giữ được nhiều vitamin, dưỡng chất hơn. Lý giải cho điều này là nhiệt độ cao sẽ tạo thành một lớp đường trên bề mặt nước và giữ cho vitamin, dưỡng chất không bị bay hơi. Bên cạnh đó, trong quá trình luộc rau củ ăn dặm cho bé, mẹ cũng tránh đậy nắp nồi lại. Điều này làm cho vitamin trong rau củ giảm đi đáng kể, đồng thời các axit có trong nồi kim loại cũng dễ tan ra và ngấm vào thức ăn của bé. 4. Không lưu trữ rau củ đã chế biến quá lâu Khi chế biến món ăn dặm cho bé, mẹ nên ước tính lượng thức ăn bé có thể dùng hết trong một lần ăn. Tránh nấu quá nhiều trong một lần và lưu trữ cho bé ăn dần. Điều này dễ khiến hệ tiêu hóa non yếu của bé bị rối loạn, thậm chí là bé bị ngộ độc do rau chín để lâu sản sinh ra nitrit gây hại, nhất là các bé có cơ thể yếu và nhạy cảm. 5. Ưu tiên làm chín rau bằng hơi Nếu có thể, mẹ nên ưu tiên việc làm chín rau củ quả ăn dặm bằng hơi nước, chẳng hạn như hấp bằng nhiệt độ cao. Với cách chế biến này, mẹ sẽ giúp bé nhận được nhiều vitamin và dưỡng chất hơn so với luộc. Bởi khi đun nấu, rau củ trong nước lượng vitamin quan trọng sẽ dễ bị tan đi. Trong khi đó, hấp chín rau vừa có thể giữ chất, lại vừa giữ được mùi vị ngon ngọt kích thích bé ngon miệng hơn. 6. Nên dùng nồi nhôm hoặc inox Mẹ cũng cần lưu ý sử dụng nồi nhôm hoặc inox, tránh các loại nồi kim loại như gang, đồng… Do trong quá trình đun nấu thức ăn, axit trong rau củ có thể làm cho kim loại bị thôi ra hoặc làm oxy hóa bề mặt nồi kim loại, sau đó ngấm vào thức ăn. Điều này sẽ không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Rau củ quả được bày bán trên thị trường có thể tồn đọng nhiều thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản, vi khuẩn.. vì thế để bảo vệ sức khỏe cho con mẹ tham khảo những cách chế biến trên nhé
Nhiều mẹ vì muốn cho con dễ tiêu hóa mà nấu rau đến chín nhừ, tuy nhiên điều đó vô tình làm thất thoát rất nhiều vitamin vốn có trong rau củ.
giờ rau củ quả trên thị trường hóa chất rất nhiều nên muốn cho bé ăn dặm, phải chọn rau thật kỹ mới được. -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Việt Anh Auto chuyên bán buôn, bán lẻ, lắp đặt: DVD ô tô | DVD theo xe | lắp DVD theo xe ô tô