Thông tin: 13 Cách Nói Của Mẹ Thông Minh Để Con Nghe Lời Răm Rắp, Đừng Quát Mắng, Chỉ Phản Tác Dụng

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi trangpham.91, 26/6/2017.

  1. trangpham.91

    trangpham.91 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    13/4/2017
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    18
    Muốn con nghe lời nhiều bố mẹ phải quát mắng, dọa nạt hay dùng roi vọt… Mẹ đổ lỗi cho con khó bảo nhưng có khi nào bạn nghĩ mình dạy con sai phương pháp.

    Mình trích từ nguồn: phunugiadinh.vn

    Mình đã làm được 9 điều, còn bạn thì sao?

    1/ “ Khi nào … thì”

    Mẹ hãy dùng cách nói khiến con nghe lời răm rắp này những khi muốn con làm một việc gì đó. Chẳng hạn, “ khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cổ tích cho con” hoặc “ khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình”, “ khi nào con ăn xong mẹ sẽ cho con đi chơi”…

    Thay vì dùng từ nếu, mẹ nên dạy con bằng các câu với cụ từ “ khi nào” nhằm mang ý nghĩa tích cực và thúc giục hơn. Việc này sẽ giúp trẻ có hứng thú hơn với công việc mà mẹ yêu cầu. chỉ khác nhau một chút trong câu nói, nhưng lại khiến con nghe lời răm rắp mà không cần phải thúc giục.

    Mẹ không nên dùng thái độ cứng nhắc, yêu cầu con
    [​IMG]

    2/ Sử dụng “Khi con … mẹ cảm thấy… bởi vì…”

    Chẳng hạn: “Khi con chạy lung tung trong siêu thị, mẹ cảm thấy lo lắng bởi vì con có thể bị lạc”. “Khi con không mời bố mẹ trước khi ăn cơm mẹ cảm thấy buồn vì con không quan tâm tới mẹ”… Mẹ nên cho con biết suy nghĩ của mẹ để đồng cảm thay vì áp đặt, khiến trẻ không thể hiểu. Nhờ cách nói này, con sẽ hiểu được cảm nhận của bạn và con nghe lời răm rắp một cách tự nguyện.
    [​IMG]

    3/ Hãy cho bé lựa chọn

    Mẹ không nên ép buộc con trong mọi việc. Điều này khiến bé cảm thấy bị gò bó và có tâm lý phản kháng. Muốn con nghe lời răm rắp, mẹ nên tôn trọng sự lựu chọn của con, tạo cho bé cảm giác mình cũng ham gia lên kế hoạch và có tránh nhiệm hoàn thành.

    Mẹ có thể hỏi con: “Con thích thay đồ ngủ hay đánh răng trước?” hoặc “Con thích đội mũ màu đỏ hay mũ màu xanh?”…

    Khi lựa chọn bé sẽ có cảm giác được tôn trọng hơnvà con nghe lời răm rắp

    4/ Hãy tích cực

    Thay vì nói: “không làm ồn ở đây”, bạn có thể gợi ý: “con hãy về phòng mình vui chơi đi”. Lúc này bé sẽ cảm nhận được thành ý của mẹ và ngay lập tức nghe lời. Đây là một trong những cách dạy con thể hiện sự tôn trọng của mẹ.

    5/ Bắt đầu “chỉ thị” của bạn với “mẹ muốn”

    Thay vì “Bỏ con dao xuống”, hãy nói “Mẹ muốn con bỏ dao xuống”, thay vì “ Hãy cho em mượn đồ chơi”, bạn nói “Mẹ muốn con cho em mượn đồ chơi”. Điều này hợp với tâm lý phát triển của bé: muốn làm mẹ vui nhưng ghét bị ra lệnh.

    6/ Đừng hỏi khó

    Khi con làm sai một cái gì đó, nhiều bà mẹ quen miệng luôn hỏi “sao con lại làm thế?”. Nhưng thực ra câu hỏi này của mẹ là đang làm khó con. Đôi khi chính người lớn có những lúc còn không hiểu sao mình lại làm thế?

    Mẹ nên hỏi con những câu trần thuật đơn giản

    Mẹ nên xem xét mức độ hiểu biết của bé nhà bạn dựa trên độ tuổi. Bé càng ít tuổi thì yêu cầu của mẹ phải càng ngắn và đơn giản. Mẹ nên bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản như : “Con có thể kể lại cho mẹ chuyện xảy ra?”, “Con đã thấy gì?”, “ Con định làm gì?”…
    [​IMG]

    7/ Trực tiếp

    Việc nhìn vào mắt một ai đó là cách cơ bản trong giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng. Khi dạy con, mẹ cũng nên làm như vậy, đừng coi nhẹ con.

    Trước khi bạn yêu cầu bé làm việc gì, mẹ hãy ngồi xổm để tầm mắt của mẹ ngang với tầm mắt của bé. Như thế, bạn mới thu hút được sự chú ý của con. Đồng thời, cách này còn giúp bé tập trung vào những điều me sắp nói. Tuy nhiên, Bạn cần tránh nhìn con bằng ánh mắt giận dữ vì như thế, bé sẽ sợ hãi tới mức chẳng dám nhìn vào mắt mẹ. Hãy điều chỉnh ánh mắt của bạn, nghiêm khắc lúc cần thiết và dịu dàng lúc khuyên nhủ. Chỉ cần một ánh mắt đúng mực là bạn có thể khiến con nghe lời răm rắp rồi đấy.

    8/ Gọi tên

    Khi đề nghị bé, mẹ hãy gọi tên; chẳng hạn: “Ben, lấy hộ mẹ cái cốc”, “Bống, ra ăn cơm con”… Như vậy, khi được mẹ gọi tên bé sẽ tập trung và có ý thúc giục hơn. Ngược lại bé sẽ lơ đãng và “bỏ quên ” lời đề nghị của mẹ hoặc cho rằng mẹ đang nói chung chung, không phải nói mình.

    9/ “Chân trước, Miệng sau”

    Thấy con đang xem tivi, mẹ đang nấu bếp phải quát lên “Con mau tắt tivi rồi ra ăn cơm!”. Nhưng mẹ sẽ phải chờ rất lâu đến độ mất hết kiên nhẫn mà vẫn chưa thấy con đi ra.

    Vì vậy, thay vì hét lên với con, bạn nên đi vào phòng nơi bé đang xem tivi, tham gia với sở thích của bé trong vài phút. Sau đó, thương lượng để bé tắt tivi, đứng dậy ăn cơm. Đôi khi việc dạy con một cách nhẹ nhàng như thế này khiến con nghe lời răm rắp với tâm lý thoải mái.

    Quát mắng con không phải là cách tốt để trẻ nghe lời.
    [​IMG]

    10/ Nguyên tắc từng câu một

    Nói quá nhiều là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi đối thoại với con về một chuyện. Muốn con nghe lời, mẹ chỉ nên yêu cầu bé làm một việc một lúc. Bạn càng “dông dài ” với các yêu cầu, bé nhà bạn càng có xu hướng “giả điếc”.

    Mẹ thử nghĩ xem , với cả “núi công việc” bạn sẽ cảm thấy chùn chân, chán nản. trẻ con cũng vậy. Mẹ chỉ nên yêu cầu con từng việc như: “Con lấy hộ mẹ cốc nước” và “Con mang hộ mẹ chiếc túi ra bàn”… Nếu muốn con nghe lời răm rắp thì mẹ hãy áp dụng nguyên tắc này ngay nhé.

    11/ Đưa lợi ích để bé không từ chối

    Bạn có thể phải cãi cọ với bé 2- 3 tuổi nhà mình về việc chon quần áo nhưng nếu bạn gợi ý: “Con mặc áo dài tay này vào mẹ con mình sẽ ra ngoài chơi” thì mọi chuyện sẽ khác. Đưa ra lợi ích cho bé khiến yêu cầu của mẹ có sức nặng hơn.

    12/ Hãy đơn giản

    Khi dạy con, mẹ luôn cần nhớ nguyên tắt đơn giản. Hãy sử dụng câu ngắn với ngôn ngữ mà bé hiểu được. Bạn hãy nghe cách các bé trò chuyện với nhau và tìm hiểu ngôn ngữ của bé. Khi nói với bé, bạn cần chắc là bé đã hiểu rõ.

    13/ Để bé nhắc lại yêu cầu của mẹ

    Nhiều mẹ không biết con đã hiểu lời của mình chưa và hỏi lại “Con có hiểu không?”. Nhưng điều này đôi khi làm bé lo lắng mà nói là “hiểu” dù bé chưa hiểu rõ.

    Mẹ nên nhẹ nhàng đề nghị con nhắc lại một yêu cầu của mình. Nếu bé không nhắc được tức là yêu cầu của mẹ quá dài và quá phức tạp.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi trangpham.91
    Đang tải...


  2. Mẹ My Kún

    Mẹ My Kún Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/9/2013
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    51
    Điểm thành tích:
    28
    Hay quá. Áp dụng những cách này với con, có lẽ con sẽ nghe lời với tâm trạng thoải mái hơn, và mẹ cũng không bị căng thẳng. thanks bạn đã chia sẻ
     
  3. trangpham.91

    trangpham.91 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    13/4/2017
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    18
    người lớn cũng không muốn bị áp đặt và trẻ con cũng vậy. Chúc Mẹ My Kún thành công :)
     
  4. Túi xách Cuti's

    Túi xách Cuti's Chuyên túi xách nam nữ da thật

    Tham gia:
    31/10/2016
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    65
    Điểm thành tích:
    28
    Bé nhà em không thích quát mắng đâu. Ví dụ biết mình làm sai thì bảo mẹ không mắng, mẹ cười. Giải thích cho bé 1 2 lần bé sẽ hiểu, lần sau định làm tiếp việc đó sẽ nhắc lại lời của mẹ và không tái phạm nữa.
     
  5. trangpham.91

    trangpham.91 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    13/4/2017
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    18
    Bé nhà chị giỏi nhỉ :)
     
  6. Túi xách Cuti's

    Túi xách Cuti's Chuyên túi xách nam nữ da thật

    Tham gia:
    31/10/2016
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    65
    Điểm thành tích:
    28
    Bé nhà mình khả năng về ngôn ngữ khá tốt ý. Nên mình giải thích bé có thể hiểu được. Cứ giải thích 1 cách đơn giản thôi.
    Ví dụ như gần đến bữa rồi bé còn đòi ăn bim bim. Mình lấy bim bim ra và bảo "Đây con xem, trên gói bim bim có ghi hướng dẫn sử dụng, bim bim chỉ được ăn sau khi đã ăn cơm, nên con phải ăn cơm xong mới được ăn bim bim" thế mà bé không đòi nữa mn ạ :D
     
  7. MeBaoLan

    MeBaoLan Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    1/12/2015
    Bài viết:
    1,893
    Đã được thích:
    230
    Điểm thành tích:
    153
    Bé nào dễ bảo thì còn nghe ngay, như bé nhà mjnh bướng lắm, dùng theo cách này chắc phải cực kì kiên trì,minh se cố vi con vây
     
  8. Jan_Bee

    Jan_Bee Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    24/5/2017
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    bài chia sẻ rất ý nghĩa. mình nghĩ khi con làm sai thì phải nói cho con hiểu và nhận ra cái sai chứ k phải là quát mắng để cho con sợ.



    -------------------------------------------------------------------------------------------------------
    chuyên bán buôn, bán lẻ, lắp đặt: loa sub gầm ghế pioneer | loa sub pioneer 210a | bán loa sub pioneer oto
     
  9. MeBaoLan

    MeBaoLan Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    1/12/2015
    Bài viết:
    1,893
    Đã được thích:
    230
    Điểm thành tích:
    153
    Bé nhà minh thi dạo này lí lẽ kinh lắm nhé, mắng sai là bé nói lí mình còn phải thua ý, hjx
     
  10. trangpham.91

    trangpham.91 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    13/4/2017
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    18
    :D
     
  11. trangpham.91

    trangpham.91 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    13/4/2017
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    18
    ::D trẻ bây giờ thông minh lắm
     
  12. xecon_kia

    xecon_kia Thành viên tích cực

    Tham gia:
    16/1/2013
    Bài viết:
    956
    Đã được thích:
    88
    Điểm thành tích:
    28
    Hợp lí và bổ ích
     
  13. Vườn Xanh 24h

    Vườn Xanh 24h Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/5/2017
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    129
    Điểm thành tích:
    83
    Hay quá. Mình sẽ thứ với bé nhà mình
     
  14. trangpham.91

    trangpham.91 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    13/4/2017
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    18
    Chúc bạn thành công nhé
     

Chia sẻ trang này