Kinh nghiệm: Mua Bán Nhà Đất- Rủi Ro Và Giải Pháp

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi cuộc sống muôn màu sắc, 22/7/2017.

  1. cuộc sống muôn màu sắc

    cuộc sống muôn màu sắc Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    16/10/2015
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    MUA BÁN NHÀ ĐẤT- RỦI RO VÀ GIẢI PHÁP

    Nhà đất là một tài sản có giá trị vô cùng lớn mà có khi mỗi người trong chúng ta phải vất vả, cực khổ, tốn mồ hôi nước mắt và đôi khi cả máu mới có thể tạo dựng lên. Tuy nhiên việc mua bán nhà đất lại tiềm ẩn vô cùng nhiều những điều rủi ro, bi kịch pháp lý tiềm ẩn đằng sau bản hợp đồng. Ví như ngôi nhà chúng ta mua lại đang tồn tại tranh chấp mà ta không biết, hay đang nằm trong 01 dự án hoặc là đối tượng kê biên đảm bảo thực hiện cho một giao dịch nào đó như: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh…tệ hơn là trường hợp không có sổ đỏ và qua nhiều chủ sử dụng, tiềm ẩn khả năng kiện tụng tranh chấp vô cùng lớn. Cũng vì chủ quan do không thẩm định nguồn gốc nhà đất kỹ lưỡng trước khi mua bán. Nhiều gia đình phải hứng chịu nỗi đau mất mát rất lớn không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản, vật chất mà còn đến đời sống tinh thần, hạnh phúc lứa đôi và tương lai con em họ.

    Điển hình như vụ án ông Nguyễn Văn T và ông Nguyễn Đức D ký kết hợp đồng mua bán nhà cách đây 10 năm, với trị giá 3 tỷ đồng có sổ đỏ chính chủ,ở phường Bồ Đề, quận Long Biên. Sau khi ông D thanh toán cho bên bán toàn bộ số tiền, và ký hợp đông chuyển nhượng tại phòng công chứng thì mới tá hỏa phát hiện ra rằng ngôi nhà này đang có một chủ khác ăn ở sinh sống và đến bây giờ ông D vẫn chưa nhận được nhà.

    Nếu bạn chủ quan, thờ ơ, cả tin và không am hiểu pháp luật mà đã đưa ra quyết định mua nhà đất sẽ là rất mạo hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro về góc độ pháp lý lẫn thực tiễn. Người mua đã tự tham gia vào một “canh bạc” mà độ rủi ro rất lớn, có người trắng tay vì mua bán nhà thuộc dạng này, hoặc ít ra cũng phải theo kiện tốn kém nhiều thời gian tiền bạc. Vậy, bạn đang mua nhà và không biết nguồn gốc từ đâu?

    Bạn đang lo lắng những rủi ro pháp lý có thể phát sinh trong hợp đồng mua bán nhà?

    Vấn đề đặt ra ngay lúc này là cần phải cân nhắc rất kỹ một số vấn đề pháp lý trước khi đặt bút ký hợp đồng.

    Thứ nhất, tìm hiểu kỹ thông tin nguồn gốc nhà đất đó phải là tài sản hợp pháp, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà (gọi chung là sổ đỏ). Nếu không có sổ đỏ cần hết sức thận trọng và nếu quyết định mua thì phải được sự tư vấn của Luật sư.

    Đặc biệt chú ý trường hợp nhà đất thuộc sở hữu chung, khi mua bán tất cả các chủ sở hữu phải ký vào Hợp đồng.

    Thứ hai: Xác minh nhà đất không nằm trong diện quy hoạch, không bị tranh chấp về nhà, về đất, không là tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh .. thực hiện nghĩa vụ, không bị kê biên để thi hành án..

    Thứ ba: Hình thức của hợp đồng; Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở phải được lập thành văn bản có công chứng chứng thực, và đặc biệt phải đăng ký quyền sử dụng, sở hữu.

    Thứ tư: Việc mua bán phải đặc biệt chú ý đến yếu tố bàn giao.

    Nếu người mua không đặt lợi ích của mình trên một cơ sở pháp lý vững chắc, không thận trọng khi mua bán thì rất dễ dẫn đến rủi ro, hoặc sa lầy vào vòng tranh tụng sẽ chịu nhiều thua thiệt, kéo dài thời gian và tốn kém rất nhiều chi phí. Để phòng tránh bất trắc, rủi ro một cách hiệu quả nhất, bạn hãy liên hệ một tổ chức hành nghề Luật để được tư vấn thực hiện.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi cuộc sống muôn màu sắc
    Đang tải...


  2. thanhthuyvt46

    thanhthuyvt46 Bánh kẹo giá rẻ 0911039596

    Tham gia:
    4/3/2013
    Bài viết:
    7,721
    Đã được thích:
    2,160
    Điểm thành tích:
    913
    may quá nhà mình mua đất có công cụ để tra xem sổ có thế chấp gì không, có sổ đỏ không, ra địa chính xác minh cũng ko có nằm trong quy hoạch!
     
  3. cuộc sống muôn màu sắc

    cuộc sống muôn màu sắc Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    16/10/2015
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    vậy tốt quá, bước đầu tốt rồi, tiếp theo bạn nên kiểm tra thực tế hiện trạng mảnh đất, hỏi thăm hàng xóm xung quanh xem có tranh chấp ranh giới nào không? và cuối cùng đặc biệt chú ý đến nội dung hợp đồng chuyển nhượng và các điều kiện, phương thức bàn giao bạn nhé. Cảm ơn bạn đã quan tâm chủ đề này !
     

Chia sẻ trang này