Kinh nghiệm: Topic Tư Vấn Luật Miễn Phí Về Các Lĩnh Vực Hôn Nhân, Doanh Nghiệp, Dân Sự, Hình Sự, Đầu Tư

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi hoatuongvi91, 8/9/2017.

  1. hoatuongvi91

    hoatuongvi91 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    24/8/2017
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Như tiêu đề: Em lập topic này để cung cấp các bài viết tư vấn miễn phí về pháp luật doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp. Trong các bài viết sẽ là các vấn đề được đề cập có liên quan trong việc thành lập công ty mới và quản trị hay các vấn đề thay đổi trong doanh nghiệp.
    Topic mang tính cung cấp giá trị cho cộng đồng, không có mục đích kinh doanh ạ
    PS: Mọi người theo dõi hoặc có vấn đề gì muốn được giải đáp hãy comment tại Topic này của em nhé.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hoatuongvi91
    Đang tải...


  2. Béoooo

    Béoooo Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/6/2017
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    79
    Điểm thành tích:
    28
    Là tài liệu quy phạm pháp luật hay bài viết nội dung về tư vấn pháp lý ạ?
     
    hoatuongvi91 thích bài này.
  3. hoatuongvi91

    hoatuongvi91 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    24/8/2017
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Cả 2 nhé bạn, các văn bản pháp luật + các bài viết phân tích theo các chủ đề liên quan đến doanh nghiệp
     
    Béoooo thích bài này.
  4. hoatuongvi91

    hoatuongvi91 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    24/8/2017
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    5 Lý do nên thành lập doanh nghiệp của bạn;
    Thứ nhất: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

    Vậy nếu kinh doanh nhưng không thành lập doanh nghiệp có được không? Câu trả lời là có.

    Tuy nhiên, không phải lĩnh vực nào cá nhân cũng có thể tiến hành hoạt động kinh doanh, như kinh doanh bất động sản, thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, thiết lập trang mạng xã hội, đăng ký thành lập sàn thương mại điện tử, website khuyến mại trực tuyến...là những ngành nghề bắt buộc chủ thể kinh doanh là doanh nghiệp hoặc tổ chức. Chưa kể một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề, như Luật sư, Môi giới bất động sản...nếu các cá nhân muốn hoạt động độc lập.

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp

    Hơn nữa, việc kinh doanh mà không thành lập doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt với những người xác định kinh doanh lâu dài, bài bản, có định hướng phát triển lớn mạnh.

    Thứ hai; chỉ khi thành lập Doanh nghiệp, người kinh doanh mới có Mã số doanh nghiệp và Mã số thuế, có Giấy chứng nhận đăng ký thành lập, có tư cách pháp nhân. Có nghĩa, đã được Nhà nước công nhận và xác định là có tồn tại, có vốn, có chức năng kinh doanh các ngành nghề như đã đăng ký. Mỗi một đối tác sẽ yên tâm hơn nhiều khi ký kết hợp đồng với một doanh nghiệp, thay vì một cá nhân nhỏ bé.

    Thứ ba; chỉ Doanh nghiệp mới được phép xuất hóa đơn, các cá nhân không thể thực hiện được việc này. Với các đối tượng khách hàng cần hóa đơn để làm cơ sở minh bạch hóa chi phí thì đương nhiên họ sẽ sử dụng dịch vụ, mua hàng của một doanh nghiệp.

    Thứ tư; việc thành lập Doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc huy động vốn. Các cá nhân cùng muốn kinh doanh có thể dễ dàng tiến hành góp vốn, hoặc các cá nhân cũng có thể góp vốn cùng các Doanh nghiệp khác để thành lập một Doanh nghiệp, hoặc cũng có thể góp vốn vào một Doanh nghiệp đang tồn tại. Việc góp vốn vào Doanh nghiệp sẽ được cơ quan nhà nước chứng nhận, chính vì vậy các cá nhân có thể yên tâm về việc được đảm bảo các quyền và nghĩa vụ.

    Thứ 5; một Doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức, quản lý rõ ràng, minh bạch, với các quyền, nghĩa vụ của các thành viên góp vốn/ cổ đông, các chức danh quản lý quan trọng được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2014.

    Tất nhiên, ngoài thành lập Doanh nghiệp, quý khách hàng cũng có thể cân nhắc lựa chọn loại hình Hộ kinh doanh cá thể hoặc Hợp tác xã, tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực kinh doanh của mình.

    Sau khi thành lập doanh nghiệp, quý khách hàng cần thực hiện ngay các thủ tục cần thiết:

    - Mở tài khoản ngân hàng

    - Kê khai và đóng thuế môn bài

    - Thông báo sử dụng hóa đơn...

    Ngoài ra, việc xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ thương hiệu nhằm tạo nên một bộ nhận diện thương hiệu riêng, đặc biệt, dễ dàng nhận biết cũng là vô cùng cần thiết, nhất là khi các tài sản trí tuệ ngày càng có giá trị như ngày nay.
     
  5. Béoooo

    Béoooo Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/6/2017
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    79
    Điểm thành tích:
    28
    Em làm SEO, có một chút công việc liên quan tới viết bài về Tư vấn pháp lý, hầu như là edit lại ý tưởng của người khác, nên hay trùng lặp bác ạ, nay muốn xin phép được bác chỉ giáo chút ít ạ
     
  6. hoatuongvi91

    hoatuongvi91 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    24/8/2017
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Khi không có ý tưởng, cách tốt nhất là học từ chính những đối thủ của mình, xem họ làm và cách họ triển khai, từ đó mình cần kết hợp với tư duy để biến thành cái của mình. Học nhanh nhất là học từ đối thủ bạn à :D
    ps: Bạn để ý khi đi học, có những trường hợp thằng cho chép bài lại điểm thấp hơn thằng được chép không? Vì nó có thời gian trình bày lại, đẹp đẽ, ít lỗi không gạch xóa, câu từ văn vẻ. Bấy nhiêu đó là nó hơn rồi :D
     
    Béoooo thích bài này.
  7. hoatuongvi91

    hoatuongvi91 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    24/8/2017
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Bài viết tư vấn pháp luật số 2: LỰA CHỌN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP NÀO CHO PHÙ HỢP ?

    Thành lập doanh nghiệp là một quyết định mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp cũng rất quan trọng, không chỉ chi phối đến cơ chế quản trị mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến tính hiệu quả và an toàn của hoạt động kinh doanh.

    Hiện tại, Việt Nam có nhiều cá nhân và tổ chức hoạt động kinh doanh; tuy nhiên, theo cấu trục của Luật Doanh nghiệp năm 2014, cá nhân và tổ chức kinh doanh sẽ được phân loại thành 4 loại hình doanh nghiệp chính là Doanh nghiệp tư nhân, công ty Trách nhiệm Hữu hạn, công ty Cổ phần và công ty Hợp danh. Ở mỗi loại hình, chúng đều có những ưu và nhược điểm nhất định, tập trung chủ yếu vào các khía cạnh sau đây: Quyền quản lý doanh nghiệp, Khả năng huy động vốn, và Mức độ rủi ro.

    Quyền quản lý doanh nghiệp

    Nói đến quyền quản lý doanh nghiệp là nói đến quyền quyết định các vấn đề quản trị nội bộ và hoạt động đối ngoại. Ưu điểm dễ nhận thấy nhất ở doanh nghiệp tư nhân và công ty Trách nhiệm Hữu hạn một thành viên là chủ sở hữu có quyền quyết định mọi vấn đề trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, ưu điểm này sẽ trở thành nược điểm nếu các quyết định mang tính độc đoán, không có cơ chế kiểm tra, theo dõi và giám sát. Không giống với hai loại hình doanh nghiệp trên, công ty Trách nhiệm Hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty Cổ phần và công ty Hợp danh có cấu trúc phức tạp hơn nhưng chúng lại sở hữu mô hình phân cấp rõ ràng. Các hoạt động của doanh nghiệp phải được thông qua bởi Hội đồng thành viên/Hội đồng Quản trị/Hội đồng cổ đông, do đó, quyết định có thể mang tính khách quan hơn.

    Khả năng huy động vốn

    Ở khía cạnh này, công ty Cổ phần và công ty Hợp danh chiếm ưu thế hơn cả. Đối với công ty Hợp danh, loại hình này được thành lập dựa trên sự danh tiếng của các thành viên, trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ, do đó việc gây vốn bởi các khoản vay, thuê tài chính hoặc hoạt động đầu tư của các thành viên góp vốn sẽ tạo ra được sự tín nhiệm hơn. Đối với công ty Cổ phần , bên cạnh các hình thức huy động vốn thông thường như vay vốn ngân hàng, hợp tác đầu tư,… công ty cổ phần có thể phát hành cổ phần và tất cả trái phiếu để huy động vốn và chiêu nạp thành viên không giới hạn.

    Mức độ rủi ro

    Được đánh giá có mức độ rủi ro cao đó là doanh nghiệp tư nhân và công ty Hợp danh. Mặc dù doanh nghiệp tư nhân và công ty Hợp danh có vốn điều lệ nhưng khi có các khoản nợ đến hạn, khoản phạt vượt quá vốn điều lệ, những loại hình này vẫn phải bỏ tiền túi cá nhân ra trả nợ và nộp phạt. Trách nhiệm vô hạn và tính liên đới trong nghĩa cụ là một rào cản lớn khiến cho công ty Hợp danh của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 100 doanh nghiệp; doanh nghiệp tư nhân có xu hướng kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún, khó họi nhập quốc tế vì còn e ngại rủi ro khi hoạt động.

    Việc nhận biết cơ hội và thách thức khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp giú chiến lược đầu tư được hoạch định chính xác. Bên cạnh đó, khi khởi nghiệp kinh doanh, việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như lĩnh vực hoạt động, điều kiện kinh doanh, thị trường tiêu thụ, chế độ thuế quan, nguồn vốn,… Những vấn đề này tạo ra áp lực không nhỏ cho những ai có ý định thành lập doanh nghiệp. Do đó, làm thế nào để loại bỏ những mối lo ngại này? Vui lòng liên lạc với chúng tôi theo kênh thông tin dưới đây để được hỗ trợ tư vấn hiệu quả:
    -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    PS: Trên đây là bài viết mang tính chất tham khảo. Bạn đọc có nhu cầu cần được tư vấn luật chính xác hãy liên hệ với công ty theo đường link phía dưới chữ ký của mình.
    Bài viết tiếp theo sẽ nói về chủ đề đặt tên cho công ty như thế nào?
     
  8. Béoooo

    Béoooo Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/6/2017
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    79
    Điểm thành tích:
    28
    Cơ mà những đứa cho em chép nó cũng chẳng có chiều sâu bác ạ
     
  9. hoatuongvi91

    hoatuongvi91 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    24/8/2017
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Thế thì khó nhỉ :D. Mình cũng không biết tư vấn thế nào được nữa ấy
     
    Béoooo thích bài này.
  10. Béoooo

    Béoooo Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/6/2017
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    79
    Điểm thành tích:
    28
    Thôi đành bắc ghế hóng bài của bác thôi ạ
     
  11. hoatuongvi91

    hoatuongvi91 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    24/8/2017
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    3 NGUYÊN TẮC VÀNG KHI ĐẶT TÊN CHO DOANH NGHIỆP CỦA BẠN

    Tên công ty, công việc quan trọng quyết định vận mệnh doanh nghiệp của bạn, nó có đi sâu vào tâm trí khách hàng của bạn hay không phụ thuộc vào công việc này.

    Dưới đây là 3 nguyên tắc khi đặt tên công ty mà các bạn khởi nghiệp cần lưu ý:

    Nguyên tắc thứ nhất - tính hợp pháp


    Theo quy định pháp luật, tên doanh nghiệp sẽ bao hàm hai thành tố, thứ nhất là loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp TN, DNTN), công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH), công ty cổ phần (công ty CP), công ty hợp danh (công ty hợp danh); và, thứ hai là tên riêng của doanh nghiệp. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể có tên nước ngoài và tên viết tắt. Việc đặt tên riêng, tên nước ngoài và tên viết tắt (nếu có) sẽ không được trùng, gây nhầm lẫn, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, vi phạm những điều cấm. Cũng phải lưu ý, tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Ví dụ, phần tên riêng của Công ty cổ phần Trí tuệ Nhân tạo Mybee có thể dịch sang tiếng nước ngoài như: Mybee Artificial intelligence (tiếng Anh), Mybee Jinko chino (phiên âm tiếng Nhật), Rengong zhineng (phiên âm tiếng Trung),… Việc đặt tên cho doanh nghiệp nên được tra cứu trước trên Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp và Cơ sở dữ liệu về Nhãn hiệu và Chỉ dẫn địa lý.

    Nguyên tắc thứ hai – tính hợp lý

    Nói đến tính hợp lý là nói đến sự logic trong tên doanh nghiệp. Sự logic này được thể hiện ở chỗ, tên doanh nghiệp sẽ phản ánh ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp. Tôi có thể lấy ra một vài ví dụ để minh họa cho nhận định này. Chẳng hạn, bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực chính là vận tải đa phương thức thì tên riêng của doanh nghiệp của bạn nên chứa những cụm từ như logistic(s), vận tải, vận tải đa phương thức,… để đối tác, khách hàng dễ hình dung. Bạn không nên đặt tên riêng của công ty là đào tạo ngôn ngữ và tư vấn du học trong khi đó, bạn chỉ kinh doanh các ngành nghề liên quan đến dịch vụ ăn uống. Điều đó sẽ tạo nên tính mâu thuẫn, thiếu chuyên nghiệp cũng như nhầm lẫn khi khách hàng liên hệ hợp tác.

    Nguyên tắc thứ ba – tính ý nghĩa

    Bất kỳ cái tên nào phải chứa đựng ý nghĩa vốn có của nó, dù vô tình hay hữu ý. Ý nghĩa của nó thể hiện được tư tưởng và triết lý kinh doanh cũng như mục đích hướng tới của hoạt động sinh lời này. Những cái tên doanh nghiệp được khơi nguồn từ nhiều cảm hứng khác nhau như tên của thần tượng, tên của người thân, con cái, tên theo phong thủy, ngũ hành hay đơn giản xuất phát từ sự kiện đáng nhớ trong cuộc sống. Điểm lại thời gian, có không ít những chủ doanh nghiệp có xu hướng đặt tên con cho tên công ty của mình, chẳng hạn như Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai: Chủ tịch là Đoàn Nguyên Đức, con trai là Đoàn Hoàng Anh; Công ty cổ phần ô tô Trường Hải: Chủ tịch là Trần Bá Dương, con trai là Trần Bá Trường Hải,…

    Với 3 nguyên tắc vàng trên đây, bạn có thể đặt được cho công ty của mình một cái tên ưng ý mà vẫn tuân thủ được các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu còn mơ hồ về cách đặt tên công ty cũng như không biết được tên doanh nghiệp mà bạn định đặt có thể bị trùng, gây nhầm lẫn, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hoặc vi phạm những điều cấm hay không, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua kênh thông tin dưới chữ ký của mình nhé.
     
  12. hoatuongvi91

    hoatuongvi91 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    24/8/2017
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Mình cũng cò con thôi mà :).
     
    Béoooo thích bài này.
  13. Béoooo

    Béoooo Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/6/2017
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    79
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm tưởng bác như đại bàng vậy :p
     
  14. hoatuongvi91

    hoatuongvi91 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    24/8/2017
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    4 LƯU Ý KHI CHỌN ĐỊA CHỈ CÔNG TY

    Luật Trí Minh – Bên cạnh việc lựa chọn tên doanh nghiệp, các nhà đầu tư cũng khá là đau đầu khi lựa chọn địa chỉ trụ sở công ty. Ngoài các yếu tố phong thủy cần có, bạn cũng cần xem xét đến một số lưu ý khi chọn địa chỉ công ty.

    Tuân thủ pháp luật

    Địa chỉ công ty được biết đến là trụ sở chính của doanh nghiệp. Đây chính là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ví dụ như, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Kim Long có địa chỉ tại tầng 2 số 12, ngõ 115 phố Định Công, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam; Công ty Cổ phần Trí tuệ Nhân tạo Mybee có địa chỉ tại Xóm Đoài, thôn Tân Phong 3, Xã Phong Vân, Huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội, Việt Nam. Việc ghi địa chỉ của doanh nghiệp phải chính xác và đầy đủ. Không được phép ghi địa chỉ chung chung như quận Đống Đa, Hà Nội hoặc địa chỉ không có thực như số 890 phố Thái Hà. Kèm theo địa chỉ công ty có thể có số điện thoại, số fax và thư điện tử. Bên cạnh đó, cũng không được phép đặt địa chỉ công ty tại căn hộ chung cư. Nếu bạn muốn biết lý do tại sao, vui lòng tham khảo bài viết sắp tới của Luật Trí Minh: Có được đặt trụ sở công ty tại căn hộ chung cư?

    Dễ nhớ và dễ tìm

    Một địa chỉ được đánh giá là đắc địa khi nó khiến đối tác, khách hàng, người tiêu dùng dễ nhớ và dễ tìm. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng sở hữu địa chỉ và/hoặc đủ kinh phí để thuê được những nơi như vậy. Nhưng cũng phải lưu ý rằng, khách hàng và đối tác làm ăn sẽ rất e ngại khi đến công ty của bạn, chẳng hạn như số 106/12/5/7/3 đường A, phường B, quận C. Địa chỉ càng dễ nhỡ và dễ tìm sẽ thuận tiện khi giao dịch và chuyển phát.

    Thuận tiện đi lại

    Một địa chỉ kinh doanh tốt là một địa chỉ thuận tiện cho việc đi lại. Chẳng hạn, nếu bạn kinh doanh dịch vụ ăn uống hoặc vật liệu xây dựng, bạn không nên đặt cơ sở kinh doanh của mình trong ngõ ngách hoặc con đường có diện tích quá hẹp, ô tô chỉ cần đỗ lại là tắc đường.

    Thị trường tiêu thụ

    Thị trường tiêu thụ cũng là yếu tố không thể bỏ qua. Người xưa có câu: “Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”, ý là nói đến muốn kinh doanh hiệu quả, nên lựa chon địa điểm có nhu cầu tiêu thụ lớn. Nếu bạn kinh doanh online, sản phẩm trí tuệ và/hoặc hoạt động chủ yếu qua website thương mại thì việc chọn địa chỉ công ty không quá khắt khe. Tuy nhiên, đối với các lĩnh vực hàng hóa và/hoặc dịch vụ tiếp cận trực tiếp đến tay người tiêu dùng như kinh doanh ăn uống, cửa hàng thuốc,… thì cần điều tra về thị trường tiêu thụ cũng như thói quen tiêu dùng. Bên cạnh đó, biết tận dụng danh tiếng của những con phố chuyên doanh cũng là một lợi thế. Ví dụ, mua quần áo người ta nhớ đến phố chùa Bộc, mua đồ điện tử máy tính nhớ đến phố Lê Thanh Nghị,…

    Bên cạnh 4 lưu ý trên đây, còn rất nhiều các lưu ý khác mà tôi chưa thể giới thiệu hết như yếu tố phong thủy, yếu tố truyền thống, yếu tố đặc thù – ưu đãi, yếu tố hạn chế,… Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn pháp lý đầy đủ và chính xác nhất khi lựa chọn địa chỉ trụ sở công ty:
     
  15. hoatuongvi91

    hoatuongvi91 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    24/8/2017
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    HỒ SƠ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
    Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp
    1. giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp ( dntn)
    2. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ DNTN;
    -Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu
    - Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
    CÁCH THỨC NỘP HỒ SƠ
    Cách 1: Tự thực hiện

    Người thành lập doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai phương thức nộp hồ sơ sau:
    - Nộp hồ sơ thành lập trực tiếp tại PDKKD
    - Nộp hồ sơ thành lập qua mạng
    Cách 2: Nhờ đơn vị tư vấn luật thực hiện thay
    Cách này bạn không phải lo gì cả, đã có đơn vị tư vấn lo trọn bộ cho bạn, Bạn chỉ chờ kết quả là tiến hành hoạt động kinh doanh của mình thôi.
     
  16. hoatuongvi91

    hoatuongvi91 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    24/8/2017
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Người đại diện theo pháp luật có trách nhiệm gì?
    Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    Luật doanh nghiệp 2014 quy định về trách nhiệm của người địa diện theo pháp luật như sau:
    Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;

    Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

    Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.

    Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm các nghĩa vụ nêu trên.

    Mỗi doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.

    Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam. Nếu người này xuất cảnh khỏi Việt Nam thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ người đại diện theo pháp luật của mình và người này vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

    Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác hoặc người này bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

    Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thẩm quyền có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

    Xem thêm: Thay đổi người đại diện theo pháp luật

    Mời bạn đọc cùng theo dõi các bài chia sẻ tiếp theo của chúng tôi về chuyên mục tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí.
    Trân trọng cảm ơn !
     
  17. hoatuongvi91

    hoatuongvi91 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    24/8/2017
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    website đấu giá trực tuyến là gì? Tư vấn xin giấy phép đấu giá trực tuyến
    Website đấu giá trực tuyến là gì?
    Website đấu giá trực tuyến là website thương mại điện tử cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.

    > Các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử

    Tại sao cần phải đăng ký thông báo website đấu giá trực tuyến?
    Theo quy định tại nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử, những website thương mại điện tử sau đây thuộc diện phải thông báo/đăng ký:

    Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:

    • Sàn giao dịch thương mại điện tử;
    • Website đấu giá trực tuyến;
    • Website khuyến mại trực tuyến;
    • Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
    Thủ tục đăng ký website đấu giá trực tuyến bao gồm:
    1. Thương nhân, tổ chức tiến hành đăng ký trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi website đã được hoàn thiện với đầy đủ cấu trúc, tính năng và thông tin theo đề án cung cấp dịch vụ, đã hoạt động tại địa chỉ tên miền được đăng ký và trước khi chính thức cung cấp dịch vụ đến người dùng.

    2. Hồ sơ đăng ký bao gồm:

    a) Đơn đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử ( website đấu giá trực tuyến);

    b) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập (đối với tổ chức), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấyphép đầu tư (đối với thương nhân);

    c) Đề án cung cấp dịch vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Nghị định này;

    d) Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan;

    đ) Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ, các điều kiện giao dịch chung, nếu có;

    e) Các tài liệu khác do Bộ Công Thương quy định.

    Tham khảo các loại giấy phép webiste khác

    Trên đây là là nội dung tư vấn sơ bồ về Website đấu giá trực tuyến. Qúy khách có nhu cầu tư vấn chi tiết hơn về điều kiện cấp phép cũng như các vấn đề khác liên quan đến giấy phép hoạt động website đấu giá trực tuyến. Hãy liên hệ với chúng tôi 0961.683.366 / Email: lienhe@luattriminh.
     
  18. thanhpt.neu

    thanhpt.neu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/9/2012
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    duoc day :)
     
  19. hoatuongvi91

    hoatuongvi91 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    24/8/2017
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Điều kiện kinh doanh và phân phối rượu mới nhất
    Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu vừa được Chính phủ ban hành.

    Theo đó, đối với hoạt động phân phối rượu, chủ thể kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện sau:
    • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật
    • Có kho hàng với tổng diện tích sàn từ 150m2 trở lên (quy định hiện tại tối thiểu là 300 m2);
    • Rượu kinh doanh phải đảm bảo an toàn thực phẩm;
    • Có hệ thống phân phối ở 02 tỉnh/thành trở lên; tại mỗi tỉnh/thành phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu (hiện hành là 06 tỉnh và mỗi tỉnh có ít nhất 03 thương nhân);
    • Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài;
    • Tuân thủ đầy đủ quy định về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường.
    So với quy định hiện hành tại Nghị định 94/2012/NĐ-CP thì Nghị định 105 đã bỏ quy định về điều kiện địa điểm kinh doanh, phương tiện vận tải, năng lực tài chính của doanh nghiệp kinh doanh phân phối rượu.
    Tại Luật Trí Minh cung cấp dịch vụ tư vấn giấy phép kinh doanh rượu. Dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp, quý khách có nhu cầu liên hệ tư vấn luật chi tiết, hãy gọi 0961.683.366 / Email:lienhe@luattriminh.vn
     
  20. hoatuongvi91

    hoatuongvi91 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    24/8/2017
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Thủ tục ly hôn trong trường hợp chồng không chịu ly hôn
    Phải làm gì để tiến hành thủ tục ly hôn được với chồng khi không chịu ly hôn?. Bạn có thể tiến hành thủ tục khởi kiện ly hôn đơn phương ra Toà.

    > Xem thêm: Tại sao nên thuê luật sư giải quyết ly hôn

    [​IMG]
    Hồ sơ khởi kiện ly hôn bao gồm:
    • Đơn yêu cầu tòa án xử ly hôn; giấy chứng nhận kết hôn.
    • Chứng minh nhân dân của người yêu cầu.
    • Xác nhận nơi cư trú của chồng.
    • Giấy khai sinh của con.
    • Giấy tờ xác minh tài sản chung (nếu yêu cầu chia tài sản vợ chồng).
    Bạn có thể đến nơi đã đăng ký kết hôn để lấy bản trích lục giấy chứng nhận kết hôn.
     

Chia sẻ trang này