Khác: Bị Nhau Bám Thấp Và Ra Máu Âm Đạo 3 Tháng Giữa

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi Hồ Ngọc Hân, 22/9/2017.

  1. Hồ Ngọc Hân

    Hồ Ngọc Hân Thành viên tập sự

    Tham gia:
    21/9/2017
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Các mẹ ơi có mẹ nào khoảng tuẩn 17 mà bị ra máu âm đạo đi siêu âm bác sĩ bảo nhau bám thấp không? Chia sẻ với mình nhé.Minh đang lo lắng.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hồ Ngọc Hân
    Đang tải...


  2. Mẹ Vì Bé

    Mẹ Vì Bé Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    12/7/2017
    Bài viết:
    1,045
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    38
    Nhau bám thấp là gì?

    Theo Tiến sĩ – Bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Bệnh viên Từ Dũ TP.HCM, bình thường nhau bám ở đáy tử cung. Nhau bám thấp là bánh nhau bám gần lỗ trong cổ tử cung. Khi vào chuyển dạ hoặc có cơn gò tử cung, phần cơ tử cung ở đoạn dưới (gần cổ tử cung) sẽ giãn ra.

    Trong khi đó, bánh nhau không giãn đồng bộ, vì thế sẽ có hiện tượng bóc tách bánh nhau ra khỏi niêm mạc tử cung gây chảy máu. Nếu chảy máu nhiều, thai phụ sẽ bị mất máu; trường hợp nặng có thể dẫn đến trụy mạch, choáng và nếu không được xử trí kịp thời sẽ dễ bị tử vong. Trẻ có nguy cơ sinh non tháng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nuôi dưỡng. Nhau bám thấp thường gây ra tình trạng xuất huyết âm đạo, máu có màu đỏ tươi, ra từng đợt ít hoặc nhiều, ngôi thai không thuận (ngôi mông hoặc ngôi ngang).

    [​IMG]
    Nhau bám thấp là một dạng nhẹ của nhau tiền đạo. Nhau tiền đạo là tình trạng bánh nhau không bám ở đáy tử cung mà một phần hay toàn thể bánh nhau bám ở đoạn dưới cổ tử cung. Ảnh: ********

    Ở những thai kỳ dưới 20 tuần, do đoạn dưới tử cung chưa hình thành nên bánh nhau bám gần lỗ trong cổ tử cung được nhìn thấy qua siêu âm. Khi thai lớn lên, đoạn dưới thành lập, kéo dài phần cơ tử cung ở gần cổ tử cung ra, bánh nhau “di chuyển” lên cao. Vì vậy, có khá nhiều trường hợp chẩn đoán ban đầu là nhau bám thấp nhưng vào tháng cuối thai kỳ, bánh nhau lại cách xa cổ tử cung và không còn nguy cơ chảy máu nữa.

    Những yếu tố nguy cơ

    Đồng quan điểm, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Ánh, chuyên Sản phụ khoa, Phòng khám Victoria Healthcare TP.HCM cũng cho biết nhau bám thấp là một dạng nhẹ của nhau tiền đạo. Nhau tiền đạo là tình trạng bánh nhau không bám ở đáy tử cung mà một phần hay toàn thể bánh nhau bám ở đoạn dưới cổ tử cung.

    Nhau tiền đạo có các dạng: nhau bám thấp, nhau bám mép, nhau tiền đạo bán trung tâm, nhau tiền đạo trung tâm. Hiện nay, nguyên nhận chính xác gây ra tình trạng trên vẫn chưa được xác định. Bình thường, nhau bám ở vùng đáy tử cung. Y khoa cho rằng khi sự tuần hoàn dinh dưỡng của niêm mạc vùng đáy tử cung bị giảm sút, nhau sẽ trải rộng diện tích bám để bù trừ sự thiếu hụt này, vì vậy bánh nhau tràn xuống đoạn dưới tử cung.

    Một số yếu tố nguy cơ của nhau bám thấp: mẹ lớn tuổi, sinh nhiều lần, mổ lấy thai nhiều lần. Những người có tiền căn nạo phá thai cũng sẽ có nguy cơ bị nhau tiền đạo nhiều hơn. Tuy nhiên, có khá nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân.

    [​IMG]
    Thai phụ cần phải siêu âm theo chỉ định để được xác định nên sinh mổ hay sinh thường để tránh việc xuất huyết quá mức gây nguy hiểm cho tính mạng của cả bà mẹ và thai nhi


    Những thai phụ bị nhau tiền đạo có nguy cơ xuất huyết âm đạo, có thể rất nặng gây choáng, mất máu và tử vong ở mẹ. Em bé có nguy cơ bị sinh non tháng nếu tình trạng xuất huyết âm đạo trong xảy ra, bắt buộc nhân viên y tế cần phải mổ lấy thai để cứu mẹ (tỉ lệ non tháng từ 30 – 40%). Những trẻ sinh non tháng trong các trường hợp này có thể bị bệnh màng trong (hội chứng suy hô hấp sơ sinh) do thiếu chất Surfactant.

    Để hạn chế nhiều nguy cơ

    Khi rơi vào tình trạng này, thai phụ cần nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, ăn uống bồi dưỡng, kiêng quan hệ tình dục. Nên khám thai định kỳ và theo dõi xem bánh nhau có “di chuyển” lên hay không. Thai phụ cần phải siêu âm theo chỉ định để được xác định nên sinh mổ hay sinh thường để tránh việc xuất huyết quá mức gây nguy hiểm cho tính mạng của cả bà mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, việc sinh thường hay mổ còn tùy thuộc cân nặng của thai nhi, khung chậu…
     
  3. thuykitty2005

    thuykitty2005 Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    25/9/2010
    Bài viết:
    5,048
    Đã được thích:
    916
    Điểm thành tích:
    823
    Bạn ơi, trước cty mình có chị đi sa bác sĩ cũng bảo bị nhau bám thấp.
    Mà mấy tháng sau đi siêu âm lại thì hoàn toàn bình thường rồi nên bạn không cần phỉa lo lắng quá đâu, khi thai to nó sẽ kéo dần lên. Còn trong trường hợp nhau bám thấp mà không bít lỗ trong tử cũng thì cũng không cần đáng ngại lắm, chỉ cần nghỉ ngơi và ít vận động là ổn thôi mà, mới có 17 tuần thì kết luận nhau bám thấp thì cũng khá sớm
     
  4. Metieuty

    Metieuty Áo lót cho bé bú Beloved Baby

    Tham gia:
    20/5/2012
    Bài viết:
    8,302
    Đã được thích:
    616
    Điểm thành tích:
    823
    các mẹ chia swer giúp em với
     
  5. Metieuty

    Metieuty Áo lót cho bé bú Beloved Baby

    Tham gia:
    20/5/2012
    Bài viết:
    8,302
    Đã được thích:
    616
    Điểm thành tích:
    823
    cảm ơn bài viết rất bổ ích , đánh dấu luôn.
     

Chia sẻ trang này