Cho con học trường quốc tế?

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi SuTu, 13/10/2006.

  1. SuTu

    SuTu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/9/2004
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Tại sao nhiều người cho con học trường quốc tế?


    TT - Đến trường là một niềm vui - Cái triết lý đơn giản ấy tưởng phải là sứ mạng và cứu cánh của mỗi nhà trường. Nhưng trớ trêu thay, đến trường đang là nỗi khiếp hãi của không ít HS hiện nay. Tại sao như vậy?

    Bài viết này không đi sâu vào việc “mổ xẻ” yếu tố "quốc tế" của các trường, mà đơn giản chỉ ghi nhận những điều mắt thấy tai nghe ở những trường tiểu học dân lập quốc tế để nhằm trả lời cho câu hỏi: những trường này cũng giảng dạy chương trình của Bộ GD-ĐT VN nhưng thu học phí cao hơn rất nhiều so với trường công lập, tại sao phụ huynh vẫn đổ xô cho con em vào học?

    Học sinh làm chủ tiết học

    Tiết học toán của HS lớp 2 Trường tiểu học dân lập Quốc tế TP.HCM được mở đầu bằng bài hát và múa Chim chích bông khá sôi động. Lớp học có diện tích khoảng 40m2 nhưng chỉ có 20 HS ngồi quay mặt vào nhau thành ba nhóm.

    Bài hát vừa dứt, giáo viên (GV) giới thiệu bài học: “Ôn tập bảng nhân 4” và kéo sự chú ý của HS vào “trò chơi bất ngờ”: cô giáo bất ngờ chỉ vào một HS hỏi: “4 nhân 9”. HS phải phản ứng ngay “4 x 9 = 36”. Cũng có HS bối rối, ngập ngừng rồi mới trả lời, cũng có HS trả lời ngay nhưng... sai.

    Mặc dù vậy, GV vẫn khuyến khích: “Bạn nói chưa đúng rồi. Có bạn nào trong tổ cứu bồ không?”. Kết thúc trò chơi, GV tổng kết: “Tổ nào có nhiều bạn trả lời đúng các con?”. Tiết học cứ thế trôi đi với các trò chơi liên tiếp nhằm kiểm tra HS có thuộc bảng cửu chương nhân 4 hay không.

    Các trò chơi đặc biệt thu hút HS vì luôn luôn có sự thi đua giữa ba tổ (bằng cách chấm điểm) và sự trợ giúp lẫn nhau của HS trong tổ. Ở trò chơi tiếp sức, các thành viên của mỗi tổ lần lượt chạy lên bảng ghi diễn giải các đề bài: 16=, 24=, 32=... dưới sự cổ vũ, reo hò của các bạn còn lại trong tổ: “Cố lên! Cố lên!”.

    Người dự khán có cảm giác HS làm chủ trong lớp học của mình: phát biểu thoải mái, tự tin (mặc dù có HS nói sai nhiều lần). Thỉnh thoảng HS cũng ngả ngớn, xoay lưng... GV thấy thế “chỉnh” ngay: “Bạn nào ngồi đẹp cô sẽ gọi” (tham gia chơi trò chơi - PV). Ngay lập tức cả lớp chỉnh tề, hai tay khoanh lại để trên bàn, đôi mắt háo hức chờ được gọi tên lên bảng.

    Yêu cầu “không học nhiều”!

    Với mức học phí từ 1,9-2 triệu đồng/tháng, Trường tiểu học dân lập Quốc tế vẫn thu hút phụ huynh học sinh (thể hiện qua con số 174 HS năm 1999, năm 2006 số HS tiểu học, trung học đã tăng lên gần 10.000 HS) cũng là điều dễ hiểu: cơ sở vật chất thoáng mát, rộng rãi, trang thiết bị dạy học hiện đại, sĩ số lớp học trung bình chỉ 20 HS/lớp, GV là người VN nhưng hằng năm đều được tập huấn với các chuyên gia Anh, Mỹ, Úc để tiếp cận và thực hiện phương pháp giảng dạy tích cực...

    Trong khi đó, không được như Trường tiểu học dân lập Quốc tế, Trường tiểu học dân lập Úc Châu có cơ sở vật chất được cải tạo lại từ một biệt thự, sân chơi hẹp, phòng học cũng hẹp, thậm chí ngay cả phòng chức năng cũng rất hạn chế.

    Thế nhưng mặc dù “sinh sau đẻ muộn” với 100 HS (năm học 2003-2004), năm nay số HS của trường đã tăng lên hơn 300 HS. Chị Hoàng Thanh, phụ huynh học sinh của Trường Úc Châu, phân tích: “Con tôi đang học tại một trường điểm của TP, cơ sở vật chất khang trang lắm nhưng học nặng nề quá. Sáng chiều học ở trường, buổi tối còn phải học thêm ở nhà cô nữa, vậy mà lực học càng ngày càng đi xuống, thằng bé đâm ra sợ đi học, sợ luôn cô giáo. Chuyển qua Trường Úc Châu nó được GV quan tâm hơn do cả lớp chỉ có hơn 10 HS”.

    Bà Phạm Thị Thông - hiệu trưởng Trường Úc Châu, cũng thừa nhận: “Nhờ sĩ số HS/lớp học rất thấp nên bài học nào, tiết học nào HS cũng được trực tiếp tham gia hoạt động, không ngồi ì trong lớp. Thêm nữa, GV ở đây phải quán triệt chủ trương “không được để HS căng thẳng vì học hành”.

    Chỉ cần đạt được kiến thức và kỹ năng cơ bản của môn học là có thể làm được đề kiểm tra của phòng, của sở ra. Ở trường tôi vẫn có HS yếu. Ban giám hiệu trường động viên GV phải cố gắng theo sát HS nhưng không đặt áp lực, nếu không đạt thì thôi. Nhà trường không đánh giá GV thông qua tỉ lệ HS giỏi...”.

    Bà Thông cho biết tiếp: “Đã có rất nhiều phụ huynh trước khi gửi con đặt yêu cầu với nhà trường: HS tiểu học không cần phải học nhiều, chỉ cần chúng được chăm sóc ăn, ngủ, sinh hoạt, vui chơi, học tập thoải mái, vui vẻ, nhẹ nhàng...”.

    Dĩ nhiên, không phải không có lý do khi phụ huynh chọn trường quốc tế cho con theo học. Chị Bích Nga - phụ huynh có ba con đang học tại hệ thống Trường tiểu học dân lập Quốc tế - Trường trung học tư thục Á Châu, tâm sự: “Không phải mình đã ưng ý hoàn toàn với mọi thứ ở Trường Quốc tế. Nhưng mình đã quá hãi hùng với lịch học dày đặc của đứa con lớn khi trước đây cháu học ở trường công lập. Học ngày học đêm nhưng cháu vẫn không nhanh nhẹn, hoạt bát và tự chủ bằng mấy đứa em được học ở trường quốc tế, tối về nhà không phải làm bài gì cả”.

    Đó là hành động phản ứng của phụ huynh. Nhưng phải chăng không có trường công lập nào có phương pháp giảng dạy như trên?

    HOÀNG HƯƠNG
    Nguồn: Tuổi trẻ online
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi SuTu
    Đang tải...


  2. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Nếu các trường Công lập được quyền dạy như các trường mang nhãn QT thì người kinh hãi nhất là các ngài trong bộ Giáo dục
     
  3. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Hy vọng ngài bộ trưởng mới, từng phụ trách mảng kinh tế, hiểu thế nào là "1 đồng vốn 4 đồng lời" khi sử dụng ngân sách để cải tiến ngành Giáo Dục.
     
  4. MeMi

    MeMi Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/8/2005
    Bài viết:
    333
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Theo Mẹ Mi thì muốn cho cách dạy và học ở VNam thay đổi thì phải thay đổi từ các nhìn nhận và giao tiếp của "người lớn"
    Chứ thực sự nếu các trường Quốc tế có do người Việt dạy thì chỉ phần nào giảm được một số tình trạng "cần nói" của giáo viên với học sinh chứ thực sự khó mà giải quyết hết được cách nhìn nhận và cư xử đã thành lối mòn của người Việt. :(
     
  5. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Việc hình thành các trường mang nhãn QT ở TP HCM, chỉ là đáp ứng nhu cầu của một số gia đình có điều kiện, đó là quy luật tất yếu của thị trường - có cầu thì sẽ có cung - Tuy nhiên, bên cạnh những cái được mà một số các em HS được từ việc học ở các trường này, thì điều này lại càng làm phân hóa thêm những khoảng cách giàu nghèo trong giáo dục - Hãy thử đến các lớp phổ cập, lớp học tình thương ngay tại TP HCM, chúng ta sẽ thấy cũng là HS, cũng là những đứa trẻ mà các em đã phải học ( hay được học ? ) trong những môi trường sư phạm thiếu thốn đủ bề -
    Chính sự phân hóa này, đã tạo nên những lỗ hổng về nhân cách, những kiến thức manh múm của một bộ phận không nhỏ ở HS. Đúng là phải thay đổi cách nhìn của người lớn - hay nói đúng hơn là của những người có trách nhiệm : Các quan chức đầu ngành - các Hiệu trưởng - giáo viên và cả phụ huynh - nhưng thay đổi như thế nào, thì chúng ta vẫn chưa tìm ra được những biện pháp có tính cách chiến lược mà chỉ là những đối phó trong từng vấn đề - và thường lại mang tính phong trào, nhất thời !
     
  6. văn uyên

    văn uyên Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/12/2005
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    18
    đúng là rất khó khi phải quyết định cho con học trường gì,nếu không suy xét cẩn thận có thể ảnh hưởng đến cả tương lai của con,làm thế nào đây?
     
  7. Ba_Ty_Sun

    Ba_Ty_Sun Thành viên tập sự

    Tham gia:
    12/7/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Cách đây khoảng 1 năm, Ba Tý Sún vào diễn đàn than vãn về việc cho con đi học nội trú.

    Sau 1 năm, Ba Tý Sún rất vui chia sẻ niềm vui cùng các bậc cha mẹ:

    Sau hơn 1 năm rèn luyện tại một trường nội trú tầm tầm, đầu năm nay, Tý Sún đã vào một trường nội địa nhưng dạy theo kiểu quốc tế.

    Đầu tiên các nhân viên tiếp nhận hồ sơ trường nhìn vào học bạ của Tý với điểm 3 toán và lắc đầu từ chối. Nhưng sau khi tôi trình bày hoàn cảnh, và yêu cầu các thầy cô nhìn vào điểm 7 điểm 9 mà Tý đã phấn đấu đạt được, họ chấp nhận và cho học thử.

    Tháng đầu học thử Tý được học lực ... Yếu!

    Tháng thứ 2 Tý đã vươn lên học lực Khá.

    Tháng 10 vừa rồi, nhận được kết quả học tập qua mạng, ba mẹ Tý rất vui vì Tý đã học đạt loại GIỎI, với xếp thứ tự thứ 4 trên... 14!

    Bởi vì đây là một trường dạy theo kiểu vừa học, vừa chơi như bạn SUTU mô tả.

    Khoe với mọi người con tớ học đứng thứ 4, nghe có vẻ rất hoành tráng, nhưng lại là 4 trên 14 thì cũng chẳng ăn thua gì.

    Bởi vi cả lớp có 14 em thì đảm bảo chất lượng cao rồi.

    Hỏi Tý học có vui không, Tý bảo rất vui khi học, dạy theo kiểu mới, Tý rất thích vì vừa học, vừa chơi thoải mái. Học ngoại ngữ có giáo viên bản ngữ, Tý rất mạnh dạn giao tiếp, trò chuyện với thầy. Coi thầy như ... BẠN! Đúng vậy, ngoài vai trò người thầy, thầy luôn làm bạn của các em chứ không cau quạu như một số thầy cô làm học trò sợ chết khiếp, lấy gì mà đàm với thoại.

    Nhưng thưa các bậc cha mẹ, ba Tý Sún là một kỹ thuật viên tin học, rất khoái khoa học tự nhiên, giỏi toán lý... Vậy mà Tý Sún rất hiếu động lại giỏi môn... Sử! và giỏi... văn, nói chung là mấy môn xã hội! Ba Tý cũng chỉ đùa và vui thôi, chứ làm sao mà ép con theo định hướng của mình mà tốt nhất là con thích môn gì thì cứ để tự nhiên con theo hướng đó. Năm nay mới lớp 7, thôi cứ điểm cao là tốt rồi. Còn sau này lớn lên tự con định hướng, ba mẹ chỉ hướng dẫn thôi.

    Theo các bậc cha mẹ, có nên định hướng tương lai cho Tý Sún từ năm lớp 7 hay không?
     
  8. vuongha

    vuongha Thành viên tập sự

    Tham gia:
    8/6/2009
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Hệ thống trường dân lập việt-úc, "treo đầu dê nấu cháo"???

    Mình đang tìm trường QT cho con, đọc quảng cáo thấy ở Hệ thống trường Dân lập Quốc tế Việt-Úc (TP HCM) có giáo viên giỏi cấp quốc gia dạy ở đấy, tuy nhiên, tìm hiểu kỹ thì quả thật "treo đầu dê bán thịt chó" vì chẳng có ai cả! Thất vọng về trường này ghê, không biết còn những gì kiểu này ở ngôi trường Quốc tế "hoành tráng" này không ? Cơ quan chức năng không biết có xem chưa ?
     
    Sửa lần cuối: 8/6/2009
  9. art3112

    art3112 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    23/2/2009
    Bài viết:
    718
    Đã được thích:
    238
    Điểm thành tích:
    83
    mẹ cháu chỉ biết học ở đấy cái gì cũng tính theo USD.. hic hic.. đắt lắm :((
     
  10. minhhieu1

    minhhieu1 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    13/6/2009
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Trường quốc tế thì nhiều lắm, chất lượng cũng có nhiều vấn đề để bàn. Tùy theo nơi ở của bé mà chọn trường cho tiện. Mình ở Q.Bình Tân, vừa đăng ký cho con vào trường Ngôi Sao nhỏ. Trươngf này mới xây dựng nên cơ sở vật chất rất tốt. Nghe nói Hiệu trưởng là Thạc sĩ, lại đang là chuyên viên Phòng giáo dục nên quản lý về chuyên môn rất tốt. Các anh chị có thể vào website để tham khảo: http://www.ngoisaonho.edu.vn
     
  11. meyeucon!

    meyeucon! Thành viên tập sự

    Tham gia:
    13/6/2009
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Nuôi con có muôn vạn điều gần xa để lo lắng trăn trở. Ba Tý Sún có con học tận lớp 7 rồi là một hạnh phúc lớn bởi vì đó là cái tuổi mà cha mẹ có thể thổi vào tư tưởng, ý thức của con cái những hi vọng của mình về tương lai của chúng để xem phản ứng của chúng là gì, chúng có thích biến hi vọng của chúng ta thành hiện thực hay không hoặc chúng đã tự nhen nhóm những ước mơ khác. Và như vậy cha mẹ lúc này cũng sẽ chỉ được quyền làm ... BẠN của con mình thôi. Con đã quen trong mỗi trường giáo dục như thế rồi và Ba Tý Sún cũng đã vui lòng với điều đó rồi đúng không ? Cùng vun đắp cho ước mơ chính đáng của con thành hiện thực dù sau đó con có thể một vài lần thay đổi ước mơ. Vậy chúc Ba Tý Sún thành công trong việc làm người cha tốt ! Anh có thể là cha của một bác sĩ tài giỏi hay một nhà văn lớn, một đầu bếp tuyệt hảo ...theo như ước mơ của chính con anh.
     
  12. Scale

    Scale Thành viên tập sự

    Tham gia:
    15/6/2009
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Bác nói quá hay và quá đúng ạ!
     
  13. metom1988

    metom1988 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    15/9/2012
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Cho con học trường quốc tế?

    Trường quốc tế họ dạy tư duy nhiều hơn còn dạy công lập mình thì toàn là kiến thức à..
     
    Sửa lần cuối: 15/9/2012
  14. Mặt Trời Thế Giới

    Mặt Trời Thế Giới Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    13/7/2012
    Bài viết:
    1,441
    Đã được thích:
    590
    Điểm thành tích:
    723
    Ðề: Cho con học trường quốc tế?

    "Nghề" làm cha mẹ, chỉ thấy con có hứng đi học là vui rồi. Ngoài những cha mẹ quá cầu toàn về con cái theo ước mơ của mình, chỉ cần con mình không quá kém bạn bè là đủ, còn được hơn bạn bè thì tốt. Trong xã hội hiện thời, khi mà trẻ không còn thời gian giải trí ngoài việc học: học chính, học thêm, học nâng cao....rồi đến khóc vì học; thậm chí, đến bố mẹ cũng khóc vì các chi phí học chưa kể đến việc khóc vì "sao con không bằng bạn"; thì có lẽ đã đến lúc các bậc phụ huynh nên nhìn lại cách "học mà chơi, chơi mà học" như thế này?
     
  15. tranm3

    tranm3 Thành viên mới

    Tham gia:
    22/9/2017
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Kính gửi các anh/chị phụ huynh,

    Công ty Decision Lab đang làm một cuộc khảo sát về chất lượng giáo dục các trường quốc tế/công lập/tư thục tại TP.HCM. Em hy vọng là anh/chị sẽ chia sẻ ý kiến của mình về môi trường học hành của con/cháu mình để giúp các trường có thể cải thiện dịch vụ hơn.

    Chỉ mất tầm 12 phút để hoàn thành bài khảo sát này trên. Anh/chị vui lòng bấm vào link dưới đây để tham gia khảo sát.

    https://www.surveygizmo.com/s3/3830003/Frg

    Khi kết thúc khảo sát công ty sẽ gửi anh/chị một voucher từ nhà hàng MAD House (Quận 2) hoặc từ GotIt.vn. Sau khi đăng ký nhận voucher ở cuối khảo sát, anh/chị sẽ nhận được voucher trong vòng 14 ngày kể từ ngày gửi đăng ký.
     
  16. tranm3

    tranm3 Thành viên mới

    Tham gia:
    22/9/2017
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Kính gửi các anh/chị phụ huynh,

    Công ty Decision Lab đang làm một cuộc khảo sát về chất lượng giáo dục các trường quốc tế/công lập/tư thục tại TP.HCM. Em hy vọng là anh/chị sẽ chia sẻ ý kiến của mình về môi trường học hành của con/cháu mình để giúp các trường có thể cải thiện dịch vụ hơn.

    Chỉ mất tầm 12 phút để hoàn thành bài khảo sát này trên. Anh/chị vui lòng bấm vào link dưới đây để tham gia khảo sát.

    https://www.surveygizmo.com/s3/3830003/Frg

    Khi kết thúc khảo sát công ty sẽ gửi anh/chị một voucher từ nhà hàng MAD House (Quận 2) hoặc từ GotIt.vn. Sau khi đăng ký nhận voucher ở cuối khảo sát, anh/chị sẽ nhận được voucher trong vòng 14 ngày kể từ ngày gửi đăng ký.
     

Chia sẻ trang này