Những thức ăn tương phản, không nên ăn cùng lú

Thảo luận trong 'Nội trợ, Mẹo vặt' bởi Cho mong, 29/3/2006.

  1. Cho mong

    Cho mong Thành viên mới

    Tham gia:
    22/3/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    1. Thịt ba ba và rau sam: Nếu ăn cùng lúc, cùng ngày sẽ bị đau bụng

    2. Thịt gà và rau kinh giới: Nếu ăn cùng lúc cùng ngày sẽ bị phong ngứa.

    3. Chuối hột, mật và đường: Nếu ăn cùng lúc, cùng ngày sẽ bị chướng bụng

    4. Tỏi và trứng vịt: Tráng trứng vịt với tỏi gây ra chất rất độc hại.

    5. Cam quýt va sữa bò: Trước (sau) 1 giờ nếu uống sữa bò thì không được
    ăn cam quýt. Trong cam quýt có chất axit pectit làm cho chất protein trong sữa bị cô đọng lại- ảnh hưởng đến tiêu hoá và hấp thụ.

    6. Sữa bò và nước hoa quả: Sau khi uông sữa bò hoặc sản phẩm có sữa lại ăn hoa quả hoặc nước hoa quả, sẽ bị khó tiêu (ỉa chảy)

    7. Hoa quả và hải sản: Các loại hải sản có chất protein và canxi hoá khá phong phú. Nếu ăn cùng lúc với hoa quả có chất axit tanic như hồng, nho,...sẽ bị tổn thất chất dinh dưỡng, gây khó tiêu, đầy bụng, nôn mửa.

    8. Thịt chó và nước chè: Thịt chó có chất protein. Nếu ăn thịt chó rồi uống nước chè vào ngay thì sẽ sinh ra chất protein tính axit tanic, sẽ khiến cho nhu động ruột bị chậm lại, phân bị khô thu hút nhiều chất có hại, thậm chí gây ung thư.

    9. Khoai lang và quả hồng: Khoai có nhiều tinh bột, ăn nhiều kích thích dạ dày, tiết ra nhiều vị toan lẫn với chất tanin và pectin của quả hồng sẽ hình thành sỏi dạ dày, nặng sẽ gây dạ dày loét, chảy máu.

    10. Giá đậu và gan lợn: Gan lợn có chất đọng, giá có vitamin C, nếu xào với gan lợn sẽ mất rất vitamin C, bị oxy hoá mất hết chất
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Cho mong
    Đang tải...


  2. jenny2005

    jenny2005 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/1/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    18
    Bí đỏ không nên nấu với tôm.
    Ăn cua xong không nên ăn cam quýt liền.
     
  3. janine

    janine Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    26/12/2005
    Bài viết:
    1,435
    Đã được thích:
    86
    Điểm thành tích:
    48
    Mẹ jenny ơi tại sao bí đỏ không nấu với tôm vậy. Thỉnh thoảng mình vẫn nấu món đó cho bé nhà mình ăn đấy.
     
  4. nguyentranlananh

    nguyentranlananh Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/1/2005
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    Mẹ Janine ơi, Bí đỏ không nên nấu với tôm vì hai thức ăn này kỵ nhau, ăn vào vào sẽ bị đầy bụng, khó tiêu. Trước kia thi thoảng em cũng nấu tôm với bí đỏ cho Phỗng ăn đấy, nhưng sau khi đọc được tài liệu này em cũng không giám cho Phỗng ăn nữa đâu, nhiều hôm cho Phỗng ăn rồi em để ý cũng thấy con có vẻ ì ạch, không chơi chạy nhảy như BT, phân sống hoặc có khi đi ngoài, nên mới lên mạng tìm những thức ăn kỵ nhau thì thấy chị ạ.
     
  5. MeBap

    MeBap Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    24/11/2005
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    41
    Điểm thành tích:
    28
    Kiêng gì khi ăn đồ biển?
    Không ăn tôm biển cùng thịt dê và uống vitamin C, tránh ăn cua với quả hồng... Theo kinh nghiệm dân gian thì có một số điều kiêng kỵ khi thưởng thức đồ biển.
    Tôm biển: Là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều chất đạm, các vitamin và nguyên tố vi lượng. So với thịt lợn nạc, lượng đạm của tôm biển cao hơn 20%, ít chất béo hơn khoảng 40%, lượng vitamin A cao hơn chừng 40%. Theo y học cổ truyền, tôm vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận tráng dương, thông sữa, khử độc. Tuy nhiên, những người bị dị ứng với tôm, bị viêm da mẫn ngứa, có hội chứng âm hư hỏa vượng (biểu hiện bằng các triệu chứng như người gầy, hay có cơn bốc hỏa, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, sốt nhẹ về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên, họng khô miệng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ…) thì không nên ăn tôm. Ngoài ra, tôm biển không nên ăn cùng thịt dê và khi dùng không được uống vitamin C.

    Cua biển: Là loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng vì ngon và giàu chất dinh dưỡng. Cứ 100 g cua biển thì có tới 15 g chất đạm, 2,6g chất béo, 141mg canxi, 191mg phospho, 0,8mg sắt, cùng nhiều nguyên tố vi lượng và vitamin, đặc biệt là vitamin A. Theo y học cổ truyền, cua tính lạnh, vị hàn có công dụng thanh nhiệt, tán ứ, thông kinh lạc và giúp liền xương nhanh. Tuy nhiên, những người tỳ vị hư yếu (biểu hiện bằng các triệu chứng như dễ bị rối loạn tiêu hóa, ăn kém, hay đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện phân lỏng nát…), những người đang bị cảm mạo phong hàn, bị bệnh lý ngoài da (có ngứa dai dẳng) và những người dị ứng cua thì không được dùng. Chú ý: Không nên ăn cua cùng với thịt thỏ, rau kinh giới và quả hồng. Đừng bao giờ ăn cua không được tươi vì chất đạm trong cua rất dễ thối, nát và biến thành chất độc gây hại cho cơ thể.

    Mực: Là loại đồ biển rất dễ ăn và dễ chế biến. Trong 100g mực có chứa 13g chất đạm, 0,7g chất béo, nhiều canxi, phospho, sắt… và các vitamin B1, B2, PP. Theo Đông y, mực vị mặn, tính bình, có công dụng bổ can thận, bổ tâm thông mạch, dưỡng huyết tư âm, dùng rất tốt cho những người có thể chất thiên về âm hư hoặc mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư, đặc biệt là phụ nữ bị bế kinh, khí hư, rong kinh, thiếu sữa sau sinh.… Tuy nhiên, những người tỳ thận dương hư (biểu hiện bằng các triệu chứng như tay chân lạnh, sợ lạnh, hay bị cảm mạo phong hàn, sắc mặt nhợt nhạt, dễ đổ mồ hôi, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện lỏng nát, di tinh, liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục…) thì không nên dùng. Nên kiêng ăn mực khi dùng những đơn thuốc có phụ tử, bạch liễm, bạch cập.

    Ngao: Là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng. Trong 100 g ngao có chứa 10,8 g chất đạm, 1,6 g chất béo, 4,6 chất đường, nhiều nguyên tố vi lượng và các vitamin. Theo y học cổ truyền, ngao có công dụng bổ âm, hóa đàm, nhuyễn kiên, là thực phẩm lý tưởng cho những người bị các chứng bệnh thuộc thể âm hư (biểu hiện bằng các triệu chứng như người gầy, hay hoa mắt chóng mặt, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay bàn chân nóng, có cảm giác sốt nóng về chiều, miệng khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ…) Theo dinh dưỡng học hiện đại, ngao là loại thực phẩm rất có lợi cho những người cao huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, ung thư, u phì đại tiền liệt tuyến lành tính… Nhưng vì ngao vị mặn, tính lạnh nên những người tỳ vị hư hàn, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện lỏng nát thì không nên dùng.

    Hàu: Còn gọi là mẫu lệ, là loại đồ biển rất giàu các acid amin cần thiết, các vitamin và các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là đồng và kẽm. Theo y học cổ truyền, hàu vị ngọt mặn, tính lạnh, có công dụng tư âm, dưỡng huyết, hoạt huyết, bổ ngũ tạng, rất thích hợp cho những người mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư, các bệnh nhân bị ung thư đã được hóa trị hoặc xạ trị. Tuy nhiên, những người tỳ vị hư hàn, bị bệnh phong và các bệnh da liễu cấp hoặc mạn tính thì không nên dùng. Khi ăn hàu không được dùng tetracyclin.

    Sứa: Còn gọi là thủy mẫu, thạch kính, bạch bì tử…. Trong 100g sứa có chứa 12,3g chất đạm, 0,1g chất béo, 3,9g chất đường, 182mg canxi, 9,5mg sắt, 132mg iode và nhiều vitamin, nên đây cũng là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Đông y cho rằng, sứa có công dụng thanh nhiệt giải độc, hóa đàm, hạ áp, khu phong, trừ thấp, tiêu ích, nhuận tràng, là thực phẩm thích hợp cho những người bị hen suyễn, táo bón, viêm khớp, viêm loét đường tiêu hóa, cao huyết áp, trúng độc không rõ nguyên nhân… Tuy nhiên, những người tỳ vị hư hàn thì không nên dùng vì sứa chứa nhiều nước, rất dễ biến chất nên khi ăn phải chọn lựa hết sức cẩn thận.

    Hải sâm: Là loại đồ biển có giá trị dinh dưỡng rất cao, rất giàu chất đạm, các acid amin, vitamin và các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là sắt và iode. Hàm lượng cholesterol trong hải sâm rất thấp, hầu như không có, nên hải sâm là thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, ung thư hoặc có bệnh lý mạch vành… Theo y học cổ truyền, hải sâm vị mặn, tính ấm, có công dụng bổ thận tráng dương, tư âm dưỡng huyết, ích tinh nhuận táo, thường dùng cho những người bị suy nhược, lao lực, thiếu máu, phụ nữ sau khi sinh, thận dương hư nhược gây nên tình trạng liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm, di niệu… Tuy nhiên, những người bị lỵ, viêm đại tràng cấp tính, hoạt tinh thì không nên dùng. Khi ăn hải sâm không dùng các đơn thuốc có cam thảo.
     
  6. kimchi174

    kimchi174 Thành viên mới

    Tham gia:
    29/6/2017
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    phải lưu lại để nhớ!
     
  7. chich-bong-xinh

    chich-bong-xinh Màn chụp tự bung

    Tham gia:
    15/10/2012
    Bài viết:
    1,619
    Đã được thích:
    186
    Điểm thành tích:
    103
    bài viết hữu ích quá , thank bạn nha
     
  8. metonny

    metonny Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    28/10/2012
    Bài viết:
    1,481
    Đã được thích:
    177
    Điểm thành tích:
    103
    lưu vào để nhớ nào
     
  9. mecunkute

    mecunkute Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/10/2012
    Bài viết:
    1,421
    Đã được thích:
    155
    Điểm thành tích:
    103
    thank b đã chia sẻ
     
  10. thanhloan_88

    thanhloan_88 Thành viên mới

    Tham gia:
    25/10/2017
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Cảm ơn bạn đã chia sẻ. Biết thêm thông tin để mình tránh không lúc bị bệnh lại không biết vì sao
     
  11. huyenhamho88

    huyenhamho88 Thành viên mới

    Tham gia:
    25/10/2017
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Cảm ơn mẹ đã chia sẻ. Thế này thì yên tâm ròi
     
  12. Lợn bay

    Lợn bay Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    5/12/2013
    Bài viết:
    7,763
    Đã được thích:
    1,145
    Điểm thành tích:
    823
    Xưa hay ăn món gan xào giá ah :(
     

Chia sẻ trang này