Khác: Điều trị và phòng tránh nhiễm nấm Candila

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi meminhky, 16/5/2006.

  1. meminhky

    meminhky Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/12/2004
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Dân trí) - Tôi nghe nói phụ nữ rất hay mắc bệnh nấm Candila ở cơ quan sinh dục. Triệu chứng của bệnh này như thế nào? Cách chữa và phòng tránh ra sao? (Lê Thị Hải - Tập thể Hào Nam- HN)


    Trả lời của Bs Lê Mai- BV Bạch Mai:

    Nhiễm nấm Candila là căn bệnh rất hay gặp ở phụ nữ (75% phụ nữ mắc phải). Nam giới cũng có thể mắc căn bệnh này, tuy nhiên ở tỷ lệ thấp hơn.

    Loại nấm này bình thường vẫn có trong cơ thể nhưng chỉ với số lượng ít nên không gây bệnh. Chỉ khi bị nhiễm nặng và chuyển thành bệnh, người phụ nữ sẽ thấy có triệu trứng như ngứa âm hộ, ra khi hư trắng, dày, giống như váng sữa. Cũng có thể thể gây buốt khi đi tiểu và cảm giác nóng rát khi quan hệ tình dục.

    Đối với nam giới khi bị nhiễm nấm sẽ có biểu hiện viêm, ngứa ở đầu dương vật và lớp da quy đầu. Nếu bệnh nặng có thể gây viêm chít da quy đầu và chảy mủ.

    Nhiễm nấm Candila không chỉ qua con đường QHTD mà còn do một số yếu tố như uống thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, vệ sinh kém hoặc vệ sinh quá kỹ , mặc quần áo lót quá chật gây các vết sây sát, do nóng ẩm, hệ thống miễn dịch yếu hay đang mang thai….

    Để điều trị bệnh nấm cần loại bỏ những yếu tố gây bệnh bên ngoài như nước, điều kiện vệ sinh…Sau đó, tùy từng dạng bệnh, có thể áp dụng các cách điều trị khác nhau:

    Các loại nấm nông: Dùng nistatin hoặc một trong các biệt dược của azole.

    Nấm miệng: Uống viên Chotrimazole hoặc dùng nhũ dịch nistatin.


    Nấm da, niêm mạc miệng, thực quản và âm đạo (đặc biệt là ở bệnh nhân HIV): Dùng Ketoconazole dạng uống (Nizoral) hoặc fluconazole (Diflucan).


    Nấm candida nhiễm trùng âm đạo: Dùng fluconazole uống hay clotrimazole, miconazole, butoconazole, terconazole, tioconazole hoặc nistatin...

    Tốt nhất là khi thấy các triệu chứng như ngứa, ra khi hư khác lạ bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa làm các xét nghiệm nấm và các ký sinh trùng khác, có khi phải lấy khí hư ở cổ tử cung để xét nghiệm nấm và các ký sinh trùng khác. Lưu ý, trước khi làm xét nghiệm không được đặt thuốc hay thụt rửa sau trong âm đạo vì có thể làm sai lệch kết quả.

    Để phòng tránh bệnh cần lưu ý giữ gìn vệ sinh chung (nhưng không nên thụt rửa âm đạo quá sâu và thường xuyên). Mặc quần áo lót rộng bằng chất liệu thấm hút ẩm tốt, nên tắm bằng vòi hoa sen và không nên uống kháng sinh, thuốc corticoid dài ngày.

    Phạm Thanh (ghi) báo dantri.com
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi meminhky
    Đang tải...


  2. Vannguyen210392

    Vannguyen210392 Thành viên mới

    Tham gia:
    25/10/2017
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Cám ơn mẹ đã chia sẻ
     

Chia sẻ trang này