Khác: Hướng Dẫn Cách Massage Bụng Cho Bà Bầu

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi Hoahongxanh99, 12/10/2017.

  1. Hoahongxanh99

    Hoahongxanh99 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    28/3/2017
    Bài viết:
    1,029
    Đã được thích:
    207
    Điểm thành tích:
    103
    Kể từ khi biết được rằng có một mầm sống đang lớn dần trong cơ thể cho đến khi cảm nhận được những cử động nhỏ của con rồi đến những cú đạp “huỳnh huỵch” của con trong bụng, gần như bà mẹ nào cũng cảm thấy hạnh phúc vô bờ và luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Và khi cảm nhận được sợi dây tình cảm mẹ con thì bà mẹ nào cũng muốn được chạm vào con, dù là chạm qua ngoài bụng và trò chuyện với con.

    Những lợi ích của massage khi mang bầu:

    - Massage khi mang bầu có thể giảm làm tình trạng chuột rút cơ bắp và co thắt, tăng lưu thông máu, làm giảm căng thẳng trên các khớp xương chịu trọng lượng.

    - Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh, massage khi mang bầu cũng có thể cải thiện kết quả quá trình sinh nở và giảm đau đớn cho các phụ nữ trong khi lâm bồn.

    - Massage cho bà bầu cũng có tác động tích cực cho em bé trong bụng, giúp giảm stress cho em bé bởi vì căng thẳng ảnh hưởng đến nhiều hệ thống trong cơ thể, trong đó nó cũng tác động trực tiếp đến thai nhi đang phát triển.

    Massage lúc mang thai có gì khác với lúc bình thường?

    Massage khi đang mang thai cần phải được chăm sóc đặc biệt để massage không gây căng thẳng không cần thiết ở lưng dưới. Ngoài ra, một người phụ nữ mang thai không nên nằm ở tư thế đè trực tiếp vào dạ dày của mình.

    Khi nào thì không nên massage trong thai kỳ?

    Trong khi massage thường mang lại rất nhiều lợi ích cho các bà bầu trong suốt thai kỳ của mình thì có một số trường hợp các bà bầu không nên massage. Theo đó những phụ nữ có nguy cơ sinh non, những người có rối loạn đông máu và các điều kiện khác thì việc massage mẹ bầu có thể gây nguy hiểm và cần phải tránh massage khi mang bầu.

    Massage dưỡng thai giúp thai nhi phát triển hoàn thiện

    Massage dưỡng thai là sự giao lưu tiếp xúc cảm giác sớm nhất giữa ba mẹ và bé. Thông qua sự massage phần bụng của mẹ, thai nhi cảm nhận được sự tồn tại của ba mẹ và đồng thời hình thành các phản ứng.

    Từ khi được hai tháng tuổi, thai nhi đã bắt đầu có những hoạt động trong bụng mẹ. Nhưng do lúc đó thai nhi còn quá nhỏ, nên mẹ khó cảm nhận được các hoạt động đó. Khi thai nhi lớn hơn các hoạt động ngày càng rõ ràng như : uống nước ối, nheo mắt, mút tay, nắm tay và dễ nhận ra nhất là hoạt động từ tay chân bé, sự chuyển mình , v.v...

    Ba mẹ có thể nhẹ nhàng massage vùng bụng mẹ để cảm nhận những hoạt động của bé. Cách tốt nhất là vừa massage vừa nói chuyện với bé, đồng thời nói cho bé biết là “ba mẹ rất yêu bé”.

    Massage có thể giúp bé có những bài tập về cảm giác tiếp xúc, thông qua cảm giác này giúp kích thích hệ thần kinh của bé bắt đầu cảm nhận được thế giới bên ngoài cơ thể, từ đó giúp thúc đẩy tế bào não của bé phát dục, đẩy nhanh quá trình phát triển trí lực; Massage bụng bầu còn có thể kích thích các hoạt động tích cực của thai nhi, thúc đẩy sự phát dục của thai nhi.

    Những bé thường xuyên được massage, sau khi sinh sẽ sớm phát triển các hoạt động như lẫy, nắm tay, bò, ngồi, tập đi v.v...

    Lưu ý khi mẹ bầu massage bụng:

    - Khi massage cần chú ý tư thế nằm, cường độ massage và đặc biệt chú ý khi massage vùng bụng để không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

    - Không nên massage bụng bầu quá 4 lần trong ngày, mỗi lần không quá 5 phút. Hoặc 1 lần thì không quá 15-20 phút, và thường xuyên thay đổi tư thế.

    - Khi massage bụng cần nhẹ nhàng, chậm chạp, không siết mạnh tay vào bụng.

    - Massge bụng theo đường từ dưới lên

    - Không nên massage bụng bầu trong 3 tháng đầu và 2 tháng cuối của thai kỳ. Vì theo nhiều chuyên gia thì nên bắt đầu việc này từ giai đoạn mang thai thứ 2 bởi lúc này nguy cơ sảy thai đã giảm bớt và thai phụ cũng không còn bị chứng ốm nghén hành hạ.

    - Không nên vỗ mạnh vào bụng, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thì không nên vỗ bụng, từ tháng thứ 6 thai phụ có thể vỗ nhẹ vào bụng theo nhịp đạp của thai nhi để giáo dục thai nhi hoặc luyện tập cho thai.

    - Bạn nên dừng việc massage lại nếu bạn cảm thấy buồn nôn, choáng, không thoải mái hoặc bất kì triệu chứng nào khác. Những bà bầu mà có xu hướng hay ợ nóng thì nên nghỉ ngơi sau bữa ăn khoảng 2 giờ đồng hồ rồi mới mát xa. Những phụ nữ bị tiểu đường nên có một bữa ăn nhỏ trước khi mát xa.

    Vì thế, để an toàn cho cả mẹ và bé, tốt nhất bạn hãy tìm đến các chuyên gia massage chuyên nghiệp. Còn trong trường hợp không thể di chuyển xa, bạn có thể thực hiện các động tác massage bụng nhẹ nhàng đúng kỹ thuật với sự trợ giúp của người thân.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hoahongxanh99
    Đang tải...


  2. Metieuty

    Metieuty Áo lót cho bé bú Beloved Baby

    Tham gia:
    20/5/2012
    Bài viết:
    8,302
    Đã được thích:
    616
    Điểm thành tích:
    823
    tks thông tin các mẹ ạ !!
     
  3. phuongthu191

    phuongthu191 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    26/9/2017
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    mình nghỉ bà bầu không nên massage bụng. sợ ảnh hưởng đến thai nhi
     
  4. nguyenlananh131193

    nguyenlananh131193 Thành viên mới

    Tham gia:
    25/10/2017
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    Bài viết hay quá
     
  5. Metieuty

    Metieuty Áo lót cho bé bú Beloved Baby

    Tham gia:
    20/5/2012
    Bài viết:
    8,302
    Đã được thích:
    616
    Điểm thành tích:
    823
    bài viết hay quá
     
  6. nguyenhoa1189

    nguyenhoa1189 Thành viên mới

    Tham gia:
    24/10/2017
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    cảm ơn bạn đã chia sẻ
     

Chia sẻ trang này