Bé bị ngạt mũi, khò khè, ho từ lúc gần 4 tháng mà chữa mãi không khỏi được. Có mom nào có kinh nghiệm chữa khỏ dứt điểm, bệnh không tái phát chỉ giúp e với ạ ! Suốt ngày cho con uống thuốc thấy nản quá ạ hixhix
Luôn giữ ấm cổ, không nên nằm máy lạnh, sử dụng thuốc ho Prospan của Đức nhé, của việt nam không nhạy lắm. hoặc tinh chất Prospan của Đức cũng ok lắm
Theo em thì mẹ nó nhỏ Otrivel của đức ấy, xong bôi dầu cho bé, giữ âm người kẻo bị lạnh sẽ dẫn đến ho viêm họng ý
Mẹ đừng quên thường xuyên rửa mũi, hút mũi cho bé bằng nước muối sinh lý cho bé nữa, vừa giúp bé dễ chịu hơn mà lại tránh nước mũi xuống họng gây viêm.
mẹ nó kiên trì theo 1 bác sỹ tai mũi họng , có khi phải theo cả năm . vì đề kháng con mình kém , với khí hậu HN ko tốt lên hay bị đi bị lại nhiều , tình trạng mẹ nó 70% bé HN đều như thế( nhất là đi học bị lấy nhau ) cố dữ cho bé ko bị nặng là tốt rồi
Mn thử xem bé thuộc cơ địa nào nhé: Tại sao cùng một bài thuốc chữa ho mà con hàng xóm khỏi còn con nhà mình thì không? Một trong những nguyên nhân chính là do cơ địa mỗi bé khác nhau. Có bé thể hàn, có bé thể nhiệt. Nếu bé thể hàn mà dùng thuốc chữa ho có tính hàn (diếp cá) thì sẽ rất lâu khỏi (bố mẹ không đợi được thành ra không có tác dụng). Ngược lại, nếu bé thể nhiệt mà dùng thuốc chữa ho tính nhiệt (mật ong gừng) thì cũng rất lâu khỏi. Vậy việc đầu tiên khi cho bé uống thuốc là cần xác định (thời điểm hiện tại) bé có cơ địa thiên về nhiệt / chân nhiệt giả hàn hay hàn / chân hàn giả nhiệt. Trong các tài liệu kinh điển Đông y, trạng thái Hàn-Nhiệt được xác định trên lâm sàng qua: VỌNG [nhìn]: Sắc mặt… Trắng xanh là Hàn….Đỏ là Nhiệt Nhưng gò má đỏ nhưng đỏ nhạt môi nhợt nhạt, mắt mệt mỏi, thần kém là Hàn; Sắc mặt hơi xạm nhưng đỏ môi hoặc khô, mắt sáng có thần là Nhiệt Rêu lưỡi…. Trắng nhuận là Hàn…Khô vàng là Nhiệt Nhưng lưỡi nhạt mà nhuận, rêu hơi vàng nhưng nhuận (ướt; mịn) là Hàn; Lưỡi thoáng nhìn thì nhạt nhưng phần rêu hồng đỏ, rêu vàng có gai, khô là Nhiệt; Đờm…….Trắng trong là Hàn…..Vàng đặc là Nhiệt Móng tay chân…….Xanh tím là Hàn……Bầm đỏ là Nhiệt ********* Chữa ho bằng Rau diếp cá + nước gạo: Rau diếp cá (15 lá) rửa sạch, cho vào cối giã thật nhuyễn. Cho nước gạo (1 bát ăn cơm) cùng rau diếp cá vào đun sôi, rồi giảm lửa nhỏ. Sau đó đun tiếp trong khoảng 20 - 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho rau nhừ đều. Bắc ra, để nguội, lọc lấy nước cho bé uống. Có thể cho thêm chút đường vào để bé dễ uống. Một ngày, các mẹ cho bé uống từ 2 - 3 lần, uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ. Không nên uống trước hoặc sau bữa sữa của bé. Lý do là trong sữa có canxi, khi gặp kháng sinh sẽ phản ứng thành muối nên kháng sinh từ rau diếp cá sẽ không có tác dụng nhiều. Trong nước gạo có vitamin PP giúp làm sạch họng còn dau diếp cá là kháng sinh sẽ giúp chống viêm nhiễm họng và các cấu trúc amdian ở họng từ đó giảm dần ho. Theo phản hồi từ các mẹ thì uống khoảng 2, 3 ngày là sẽ thấy rõ hiệu quả. Bài này cũng áp dụng cho người lớn được, nhưng liều cho người lớn là 2 lạng diếp cá với 1 bát ô tô nước gạo các mẹ nhé. . Bài thuốc này có vị mát, nên dùng cho bé nóng trong người thì sẽ phù hợp hơn. Bênh cạnh đó, diếp cá có tính tiêu viêm tốt nên cũng thích hợp để trị viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. ************* Trong phế quản và tiểu phế quản có các tế bào gây viêm và dịch nhầy có nhiệm vụ bảo vệ hệ hô hấp khi gặp các thay đổi từ môi trường như lạnh quá hay nóng quá. Như vậy, khi trẻ nhiễm lạnh thì các tế bào kích thích gây viêm để hạn chế khí lạnh vào, đồng thời dịch nhầy cũng tụ tập tại các ống tiểu phế quảnngay chỗ viêm để làm nhiệm vụ. Các màng nhầy sau khi rụng ra nằm kẹt ở các ống tiểu phế quản gây khó thở cho bé. Lúc này cơ thể có phản xạ ho để tổng các nút nhầy này ra ngoài. Với logic như vậy thì việc xử lý bệnh của bé không phải là tìm cách giảm ho mà là xử lý việc bé bị nhiễm lạnh để các tế bào gây viêm và màng nhầy không làm tắc các ống tiểu phế quản nữa. Trong nhiều bài thuốc đã sưu tầm, áp dụng thì tôi thấy bài thuốc ngâm chân bằng nước gừng cho bé là giải pháp an toàn, hiệu quả cao và dễ áp dụng. Bài thuốc cụ thể như sau: Bước 1: Lấy 1 củ gừng giã nát (50g), 1 nhúm muối hột (20g) cho vào 1 chậu nhựa, pha với 1 lít nước sôi rồi để nguội về khoảng 40 độ. Chậu nhựa nên chọn loại vừa hoặc nhỏ để nước ngâm ngập chân bé. Trong trường hợp chậu to thì phải nghiêng chậu hoặc tăng dung dịch lên theo tỷ lệ nói trên. Bước 2: Ngâm chân bé vào chậu, dùng tay massage gan bàn chân cho bé. Ngón cái tì lên mu bàn chân của bé, các ngón còn lại bóp nhẹ vào gan bàn chân, đi dọc từ gót chân lên gần ngón chân. Cũng có thể dùng gừng massage vào lòng bàn chân của bé. Gan bàn chân có huyệt Dũng Tuyền, đây là huyệt có tác dụng giải độc, thoát khí (nóng/lạnh) rất tốt cho cơ thể. Vì vậy, việc massge huyệt này có tác dụng làm cơ thể lấy lại cân bằng, giảm và hết nhiễm lạnh. Từ đó các tế bào gây viêm, màng nhầy sẽ không tập trung tại các ống tiểu phế quản nữa và giảm đờm, giảm ho. Thời gian ngâm là 20 phút, vừa ngâm vừa thêm nước để duy trì độ ấm. Bước 3: Sau khi ngâm chân xong, lấy khăn lau khô 2 bàn chân bé. Nếu bé dưới 1 tuổi và da nhạy cảm thì người lớn xoa dầu gió vào lòng bàn tay của mình trước rồi massage lại lên lòng bàn chân của bé. Nếu bé lớn hơn thì có thể nhỏ dầu gió trực tiếp vào gan bàn chân và massage nhẹ lòng bàn chân để dầu lan tỏa hết vào gan bàn chân sau đó đi tất mỏng cho bé. Trong trường hợp bé ho nhiều thì có thể làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 3-4 tiếng. Nếu bé mới ho, hoặc ho đã giảm thì mỗi ngày nên làm 1 lần trước khi đi ngủ cho đến khi hết ho. Thông thường, việc xử lý ho theo biện pháp này chỉ cần 3-5 ngày là bé khỏi hẳn. Trong trường hợp ngâm chân như vậy mà bé vẫn còn ho nhiều thì bố mẹ nên cho con đi khám vì lúc đó khả năng cao không phải do bé ốm bình thường mà có thể mắc dị vật đường thở hoặc là ho đã lâu làm hệ hô hấp bị biến dạng v.v. cần can thiệp bằng Tây y. Bài thuốc ngâm chân này hoàn toàn áp dụng được cho người lớn, chỉ cần tăng nhiệt độ nước cho phù hợp, thể tích dung dịch cần dùng và massage mạnh hơn là được.
DUY NHẤT EM ÁP DỤNG KINH NGHIỆM LÀ NHỎ MUỐI SINH LÝ NGÀY TẦM 5 LẦN, KẾT HỢP XÔNG PHÒNG, TẮM DẦU TRÀM, MASSAGE CHÂN/ TR.V BÉ NHÀ EM CỰC KỲ tối ngủ cứ quàng khăn cho con, nhỏ 2 giọt dầu tràm. ngày nào cũng thế k lo ốm cả. Mình sinh mổ bé mình bị thế mình cứ làm vậy k mất đồng nào thuốc luôn
nhà e cũng gần giống chị,chỉ thiếu mỗi ko xông phòng thôi,trộm vía bé nhà e cũng chẳng lần nào bị gặp bác sĩ cả,có thì ho nhẹ chút thôi
mẹ nó mua thanh phế định suyễn ấy. ngậm mấy hôm mùa đông khỏi hắn. con bé nhà em mùa đông em cho đi suốt chả bị ho luôn
Mẹ nó đã tìm dc thuốc chữa ho cho con chưa, mình có loại cao ho 100% mật ong và thảo dược, thuốc nhỏ mũi thảo dược dùng, để biết thêm Thông tin thì mẹ nó vào link dưới chữ ký của mình hoặc inbox mình nhé