Những Sai Lầm Thường Mắc Khi Điều Trị Sốt Cho Trẻ

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Lee shady, 17/1/2018.

  1. Lee shady

    Lee shady Thành viên tập sự

    Tham gia:
    4/11/2017
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    1. Sờ tay lên trán trẻ thấy nóng là kết luận trẻ bị sốt
    Đây là một hành động sai lầm vì việc so sánh nhiệt độ bằng tay chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và có thể không chính xác bởi nhiệt độ của tay không ở mức bình thường khi sờ lên đầu trẻ, nhiệt độ của mẹ và bé đều không ở mức chuẩn.

    Hơn nữa, không phải cứ trên 37oC là chắc chắn bé bị sốt. Nhiệt độ của bé thông thường thấp hơn một ít so với người lớn, nhưng cũng dễ thay đổi do môi trường và hoạt động.

    Thường thì trẻ đi nắng về hay mới hoạt động xong, hay mùa lạnh nằm trong chăn ấm bước ra sẽ có nhiệt độ cao hơn mức bình thường. Nhiệt độ của bé ở buổi chiều và buổi tối cũng cao hơn so với buổi sáng.

    Vị trí đo thân nhiệt cũng ảnh hưởng đến việc đo nhiệt độ của trẻ. Nhiệt độ ở nách và hậu môn thường có khoảng cách từ 1-2 độ C. Cần phải có nhiệt kế để biết rõ trẻ có bị sốt hay không.

    [​IMG]
    Nhiệt Kế Điện Tử Giúp cho Kết Quả Nhanh Và Chính Xác
    2. Chườm đá hoặc dán cao lạnh để hạ sốt
    Đây cũng là một sai lầm hết sức nguy hại của các mẹ. Như đã nêu ở phần đầu bài viết, bản chất sốt ở trẻ là cơ thể bé cảm thấy lạnh nên sản sinh ra nhiệt để làm ấm cơ thể.

    Bé sốt chứ chưa hẳn bé đã cảm thấy lạnh. Việc chườm lạnh cho trẻ sốt nhiều trường hợp dẫn đến hiện tượng “bỏng lạnh” gây nguy hiểm hơn cho trẻ.

    3. Tự sử dụng thuốc hạ sốt
    Cơ thể của trẻ còn yếu nên thường có phản ứng mạnh khi đưa thuốc vào cơ thể. Ví dụ như việc tiêm vắc xin cũng có thể làm cho bé sốt nhẹ vài ngày sau đó. Bởi vậy, tương tự khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt, đặc biệt là các thuốc liều cao như aspirin thì thuốc có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

    Hơn nữa, sử dụng thuốc không đúng cách cũng có thể gây ức chế cho cơ thể, tăng đào thải mồ hôi, giảm đột ngột nhiệt độ cơ thể cũng khiến bé dễ rơi vào trạng thái nguy hiểm.

    Phòng tránh sốt cho trẻ…
    Thay vì cố gắng để hạ sốt cho trẻ, các mẹ nên chủ động phòng tránh dấu hiệu của bệnh sốt. Phần lớn nguyên nhân của sốt là do sự lan truyền của virus và vi khuẩn. Bởi vậy, bố mẹ nên hướng dẫn và chủ động phòng tránh cho bé:


    • – Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
    • – Dùng tay che miệng và mũi khi hát hơi và ho.
    • – Chế biến thức ăn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
    • – Tiêm vắc xin cho trẻ để phòng tránh nhưng bệnh virus nguy hiểm
    • – Xây dựng chế dộ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
    • Sưu Tầm
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Lee shady
    Đang tải...


  2. mu00013

    mu00013 Thể thao Thiên Trường - Vì sức khỏe cộng đồng!

    Tham gia:
    15/6/2015
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    116
    Điểm thành tích:
    83
    Cảm ơn kinh nghiệm của bạn nhé.
     
  3. chi55

    chi55 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    19/10/2015
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Bé đang sốt mà chườm đá sợ bé lạnh cảm lạnh thêm ý
     
  4. me iu nghé

    me iu nghé

    Tham gia:
    26/2/2015
    Bài viết:
    15,061
    Đã được thích:
    2,335
    Điểm thành tích:
    913
    Nhiệt độ của bé ở buổi chiều và buổi tối cũng cao hơn so với buổi sáng. bé hay sốt về đêm ý
     
  5. congmattroi

    congmattroi Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    14/9/2016
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    18
    Bé nhà mình thì nhất quyết không cho cặp nhiệt độ, nên nhiều khi đúng là đo nhiệt độ cho con bằng chính tay của mình rồi hạ sốt cho con, điều này có vẻ sai lầm rồi. Chắc sau này phải mua cái nhiệt độ đo trán mới được.
     

Chia sẻ trang này