Kinh nghiệm: Bệnh Sởi Ở Trẻ Em – Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi thanhhoahb, 3/2/2018.

  1. thanhhoahb

    thanhhoahb Thành viên mới

    Tham gia:
    23/12/2017
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Bệnh sởi là bệnh truyền nhiềm cấp tính do virus sởi gây nên chủ yếu ở đối tượng trẻ nhỏ. Mặc dù rất ít trường hợp tử vong do bệnh sởi nhưng những biến chứng của nó là vô cùng nguy hiểm. Phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh sởi và có hướng điều trị phù hợp là cách để ngăn chặn những hệ quả không mong muốn.

    TRIỆU CHỨNG BỆNH SỞI THƯỜNG GẶP
    • Khi virus sởi thâm nhập vào cơ thể người bệnh, nó sẽ ủ bệnh trong khoảng thời gian từ 10 – 12 ngày. Bước sang giai đoạn khởi phát trở đi, bệnh sẽ xuất hiện rõ các triệu chứng như:
    • Mắt đỏ, đau mắt khi nhìn vào ánh sáng, sốt nhẹ, ho khan kéo dài, chảy nước mũi,… là những dấu hiệu ban đầu thường gặp của bệnh sởi.
    • Nhìn sâu vào bên trong khoang miệng, gần gò má sẽ thấy xuất hiện nốt sần màu xanh trắng nằm rải rác.
    [​IMG]
    Triệu chứng bệnh sởi
    • Người bệnh sẽ có triệu chứng sốt cao có khi lên đến 39.5 – 40 độ, co giật, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, đau khớp.
    • Đến giai đoạn phát ban, các nốt ban sẽ nổi cộm lên bề mặt da thành từng mảng ở vùng mặt, cổ, cánh tay, lòng bàn tay và lan dần xuống chân cho đến hết. Đôi khi có kèm theo xuất huyết như chảy máu mũi, miệng, xuất huyết đường tiêu hóa,…
    • Sau đó, bệnh sởi chuyển sang thơi kỳ hồi phục. Ban sởi sẽ bay theo trình tự xuất hiện để lại vết thâm đen trên bề mặt da.
    NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM KHI MẮC BỆNH SỞI
    Các bác sĩ cho biết, hàng năm phải tiếp nhận rất nhiều trường hợp bị bệnh sởi biến chứng. Trong đó, các biến chứng thường gặp bao gồm:

    • Viêm thanh quản: Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn khởi phát bệnh sởi gây ra những cơn khó thở do thanh quản co thắt. Ở giai đoạn muộn hơn, viêm thanh quản sẽ xuất hiện ở thời kỳ sau phát ban với biểu hiện sốt cao bất thường, ho quặn từng cơn, khó thở, người tím tái,…
    [​IMG]
    Hình ảnh bệnh sởi ở lưng
    • Viêm phế quản: Sau bệnh sởi, nếu có các dấu hiệu sốt cao, khó thở thì nguy cơ rất cao bệnh đã biến chứng sang viêm phế quản. Chụp Xquang sẽ thấy hai bên phổi rải rác các nốt ban mờ, xét nghiệm thấy bạch cầu tăng, neutron tăng.
    • Viêm não, viêm màng não: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, cứ 1000 trường hợp mắc bệnh sởi thì có 1 người bị viêm não hoặc viêm màng não. Viêm não, viêm màng não có thể gây co giật, nôn ọe, hôn mê sâu và thậm chí tử vong.
    • Viêm loét giác mạc: Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét giác mạc, nghiêm trọng hơn có thể gây mù lòa vĩnh viễn. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường sau sởi thì nên đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra tình trạng sức khỏe, kịp thời xử lý các di chứng của bệnh.
    • Biến chứng hệ tiêu hóa: Rất nhiều bệnh nhân bị bệnh sởi biến chứng phải đối mặt với các vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy nặng, viêm ruột, viêm niêm mạc miệng,… Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh chán ăn, mệt mỏi, cơ thể suy kiệt.
    Xem thêm
    >> Bệnh quai bị và cách chữa
    CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH SỞI HIỆU QUẢ VÀ PHÒNG TRÁNH
    Trong trường hợp người bệnh bị sốt cao liên tục từ 39 – 40 độ, khó thở, thở gấp, mê man, phát ban toàn thân mà vẫn sốt,… thì nên đưa đi khám ngay. Vì rất có thể tình trạng bệnh sởi đã xảy ra biến chứng nghiêm trọng, nếu can thiệp điều trị chậm trễ có thể đe dọa đến tình mạng.

    Còn thông thường, bệnh sởi có thể điều trị chăm sóc tại nhà theo các chỉ dẫn dưới đây:

    • Lau người bằng nước ấm, khăn mềm mỗi ngày để đảm bảo giữ vệ sinh.
    • Nằm nghỉ ngơi tại phòng thoáng đãng, sạch sẽ, không có gió lùa, cũng kiêng ra gió khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
    • Kiêng các loại thực phẩm chứa nhiều protein như cá, tôm, cua, sò, nghêu, thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt vịt, nhộng,… và các loại rau thơm, gia vị thơm cay.
    • Nên ăn các loại đồ ăn mềm, lỏng để dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Bổ sung các loại rau củ quả tươi ngon như rau chân vịt, bông cải, cà rốt, củ cải, táo, lê, đào,… giúp tăng cường hồi phục sức khỏe.
    • Do bệnh sởi thường gây nôn, tiểu nhiều và tiêu chảy dẫn đến mất nước nên người bệnh cần bổ sung nhiều nước mỗi ngày. Có thể ước chừng uống khoảng 6 – 8 cốc nước/ngày, không nên uống các loại nước có gas, cồn, cafein,…
    • Tuyệt đối dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa (thường là B1 và vitamin liều cao), không tự ý mua thuốc kháng sinh về uống khiến sức khỏe bị tổn hại.

    Nguồn: http://gocphunutamsu.com/benh-soi-o-tre-em-dau-hieu-trieu-chung-va-cach-dieu-tri/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thanhhoahb
    Đang tải...


  2. webchuabenhtri

    webchuabenhtri phòng khám thái hà

    Tham gia:
    30/8/2017
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    69
    Điểm thành tích:
    28
    trẻ nhỏ nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn uống điều độ và những lúc thời tiết ẩm ướt. Nếu không vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể nhỏ 1 cách nhanh chóng.
     
  3. August88

    August88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/2/2016
    Bài viết:
    1,116
    Đã được thích:
    296
    Điểm thành tích:
    173
    cháu mình mới bị, thời tiết này rất nguy hiểm
     

Chia sẻ trang này