Kinh nghiệm: Giật Mình Trước Hiểm Họa Tiềm Ẩn Do Muỗi Đốt

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi thunguyentito, 27/3/2017.

  1. thunguyentito

    thunguyentito Thành viên mới

    Tham gia:
    20/3/2017
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Trả kà thế này các mẹ ạ. Hôm qua rảnh ngồi nhà lang thang facebook. Tình cờ đọc được bài này hay quá, nhưng chưa chia sẻ cho các mẹ được nên phải cấp thiết copy link, hôm nay chia sẻ lên cho các mẹ cùng đọc đây.
    Đọc xong các mẹ hãy cùng nhau thực hiện nhé!

    Và đây là những gì mình đã đọc được này:

    Giật mình trước hiểm họa tiệm ẩn do muỗi đốt


    Không phải ngẫu nhiên người ta xếp muỗi vào loài nguy hiểm nhất Trái Đất. Sự thật thì con vật nặng chưa đầy 2,5mg này lại là tác nhân gây ra các bệnh Sốt rét, Sốt xuất huyết, Sốt vàng da, viêm não Nhật Bản, thậm chí dẫn đến liệt chân, liệt đầu… hay tử vong ở người.

    SỰ PHÁT TRIỂN NHANH CHÓNG CỦA MUỖI
    Muỗi có chu kì sinh sản rất nhanh, đặc biệt là tại các thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi liên tục, nóng lạnh thất thường như hiện nay. Trong điều kiện không thuận lợi ( ví dụ như khô, hạn), trứng muỗi có thể tồn tại 6 tháng. Khi gặp độ ẩm thích hợp trứng muỗi lập tức nở thành ấu trùng (còn gọi là bọ gậy). Trong vài ngày bọ gậy phát triển từ bọ gậy tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4, tuổi 5 và chuyển thành lăng quăng trong 1 đến 2 ngày rồi lột xác thành muỗi trưởng thành và bắt đầu đốt người. Muỗi cái từ khi nở ra, chỉ sau 3 lần đốt người là đã có thể đẻ trứng và trong điều kiện thuận lợi, chỉ sau khoảng 7 ngày là muỗi sẽ hoàn thành chu kỳ sinh sản.

    TÁC HẠI DO MUỖI ĐỐT
    Muỗi là tác nhân lan truyền bệnh từ người này sang người khác. Muỗi cái hút máu người và động vật bị bệnh sẽ mang theo virus và ký sinh truyền cho những người và động vật khác bị chúng chích thông qua nước bọt và chất chống đông máu chúng tiêm vào nạn nhân trước khi hút máu.

    Mẫn ngứa

    [​IMG]

    Biểu hiện đầu tiên khi bị muỗi đốt là sự xuất hiện của các vết mẩn ngứa, đỏ rất khó chịu, thậm chí khi gãi còn làm bong tróc da hoặc lây lan sang các vùng da khác. Đối với da bình thường thì những vết mẩn này có thể sẽ mất theo thời gian, nhưng đối với những làn da nhạy cảm, đặc biệt là da em bé thì nó có thể để lại vết thâm, vết sẹo loang lổ.

    Sốt xuất huyết

    Sốt xuất huyết là một trong những bệnh nguy hiểm nhất do muỗi Vằn gây ra. Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh có thể sốt, phát ban, nhức đầu, dễ bầm tím và chảy máu răng, nặng hơn là đau bụng, tiêu chảy, xuất huyết dưới da.

    [​IMG]


    Sốt rét

    Theo thống kê, hàng năm có khoảng 600.000 người tử vong vì sốt rét do muỗi Đòn Sóc gây ra. Ở Việt Nam có 3 loại truyền Sốt rét là Anopheles dirut, Anopheles sundaiais và Anopheles. Chúng thường trú đậu trên tường, mái, vách, gầm, gập, vật treo... trong nhà, hốc cây, hố đất, lùn bụi... ở ngoài nhà. Chúng thường chích đốt máu người suốt đêm, đỉnh cao là từ 8h tối đến 3 giờ sáng.

    [​IMG]

    Bệnh gây sốt cao, ớn lạnh, và triệu chứng như cúm nặng, có thể gây tử vong nếu không được điều trị.

    Liệt chân

    Nguồn tin từ CNN cho hay, anh chàng Nicholas Cornelius ở Arizona (Mỹ) đã phải nhập viện điều trị chăm sóc tích cực do muỗi đốt. Anh Cornelius có các triệu chứng ban đầu giống như cảm cúm thông thường, nhưng sau đó chân trái dần dần mất cảm giác, cơ bắp suy yếu và rồi bị liệt hoàn toàn.

    [​IMG]

    Các bác sĩ chẩn đoán Cornelius bị nhiễm virus West Nile từ muỗi truyền dẫn đến liệt chân. Loại virus này có khả năng lây lan từ gia cầm sang người thông qua con đường phổ biến nhất là muỗi đốt. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), khoảng 80% người nhiễm virus West Nile không có triệu chứng đầy đủ. Chính vì vậy mọi người cần cảnh giác khi thấy sốt, nhức đầu, đau nhức cơ thể, ói mửa, buồn nôn và đôi khi bị sưng tuyến bạch huyết.

    Liệt đầu… chuyện khó tin nhưng là sự thật

    Câu chuyện muỗi đốt liệt đầu xảy ra với Natasah Porter. Trong khi đang đi du lịch tại Úc, cô gái người Anh 23 tuổi này đã bị muỗi đốt dẫn đến tê liệt tạm thời từ cổ trở xuống. Cô phải ngồi xe lăn trong bốn tháng, sau đó mới trở lại bình thường. Mới đây, các bác sĩ đã xác định Natasha Porter mắc hội chứng Guillain-Barré, theo Foxnews.

    [​IMG]

    Virus Zika

    Virus Zika lây truyền chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes bị nhiễm. Dấu hiệu nhận biết nhiễm virus Zika:

    - Sốt nhẹ 37,8-38,5 độ C, mệt mỏi, mọc ban rát sẩn trên da, đau các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân.

    - Viêm xung huyết kết mạc, đau cơ, nhức đầu, đau hố mắt, và suy nhược.

    - Một số ít bệnh nhân có thể có đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, loét niêm mạc hoặc ngứa.

    [​IMG]

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố virus Zika là nguyên nhân của hai hội chứng rối loạn thần kinh. Đó là gây teo não ở trẻ sơ sinh và hội chứng làm tê liệt hệ thần kinh ở người lớn (thường gọi là Hội chứng tự miễn dịch Guillain-Barré).

    Viêm não Nhật Bản

    Viêm não Nhật Bản là một loại bệnh vô cùng nguy hiểm thông qua trung gian truyền bệnh chủ yếu là muỗi Culex.

    Sau thời gian ủ bệnh từ 5 đến 15 ngày, bệnh sẽ xuất hiện theo 3 giai đoạn:

    - Giai đoạn khởi phát: khoảng từ 1 đến 6 ngày. Bệnh nhân có sốt đột ngột, thường kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn và nôn.

    - Giai đoạn toàn phát: Tiếp tục sốt cao 38°C- 40°C, kéo dài; có biểu hiện của viêm màng não, rối loạn ý thức, biểu hiện tổn thương thần kinh trung ương khu trú (co giật, run giật tự nhiên ở ngón tay, lưỡi, mi mắt hoặc toàn thân, liệt cứng); kèm theo rối loạn thần kinh thực vật. Tỷ lệ tử vong từ 0,3% - 60% tuỳ theo việc phát hiện bệnh sớm hay muộn, trình độ kỹ thuật hồi sức cấp cứu chống phù não, suy hô hấp, trụy tim mạch và chống bội nhiễm vi khuẩn.

    - Giai đoạn hồi phục: Nếu qua khỏi, bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn. Một số trường hợp nặng có thể để lại di chứng liệt cứng ở chi trên hoặc chi dưới, liệt mặt và/hoặc di chứng rối loạn tinh thần, mất ổn định về tình cảm, thay đổi cá tính, chậm phát triển trí tuệ.

    [​IMG]

    CÁCH PHÒNG TRÁNH MUỖI ĐỐT
    Thời điểm giao mùa, độ ẩm cao, nóng lạnh thất thường hiện nay chính là môi trường thuận lợi cho muỗi cũng như các loại côn trùng độc hại khác phát triển. Vì vậy chúng ta cần phải nghiêm túc thực hiện một số biện pháp phòng tránh sau:

    • Dọn dẹp nhà cửa và xung quanh nhà sạch sẽ nhất là ở những bụi rậm, vũng nước.
    • Phun thuốc muỗi. hoặc nếu bạn không muốn dùng đến hóa chất thì có thể trồng một số loại cây đuổi muỗi tốt như: cây ngũ sắc, cây húng (bạc hà), cây phong lữ, cúc vạn thọ, cây xả.
    • Trang phục: mặc những quần áo sáng màu, có độ rộng vừa phải như áo sơ mi.
    • Sử dụng một số loại thuốc bôi khi bị mẩn đỏ, hoặc dị ứng do côn trùng đốt. Không nên để các vết đó lâu ngày.
    Các mẹ muốn xem nhiều hơn thì vào đây nhé:
    >> Nguồn parisstore.com.vn <<
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thunguyentito
    Đang tải...


  2. paris store

    paris store Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/2/2017
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Đấy mà. Mình bảo không thể xem thường cái con vật bé nhỏ đó được đâu :oops::oops::oops::oops::oops::oops::oops:
     
  3. thunguyentito

    thunguyentito Thành viên mới

    Tham gia:
    20/3/2017
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Đùng rồi. mình đọc thấy sợ quá nên phải share luôn bài cho mọi người cùng xem đấy ạ
     
  4. paris store

    paris store Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/2/2017
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
  5. Agnes

    Agnes Thành viên tập sự

    Tham gia:
    6/3/2018
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    1
    Kinh thật. Dạo này ấm lên cái muỗi lại nhiều
     

Chia sẻ trang này