Nhật Ký Dành Cho Con 25 Tháng Tuổi!

Thảo luận trong 'Nhật ký con yêu' bởi Girlnb, 1/3/2018.

  1. thanhthuy0331988

    thanhthuy0331988 Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    21/11/2014
    Bài viết:
    5,447
    Đã được thích:
    2,054
    Điểm thành tích:
    863
    Hai mẹ con nàng thật tình cảm
     
    Đang tải...


  2. Girlnb

    Girlnb Tư vấn luật dành riêng cho bạn!

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    5,486
    Đã được thích:
    1,018
    Điểm thành tích:
    773
    Cảm ơn mn nhé
     
  3. Girlnb

    Girlnb Tư vấn luật dành riêng cho bạn!

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    5,486
    Đã được thích:
    1,018
    Điểm thành tích:
    773
  4. Girlnb

    Girlnb Tư vấn luật dành riêng cho bạn!

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    5,486
    Đã được thích:
    1,018
    Điểm thành tích:
    773
    Một buổi tối vui vẻ!
     
  5. Girlnb

    Girlnb Tư vấn luật dành riêng cho bạn!

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    5,486
    Đã được thích:
    1,018
    Điểm thành tích:
    773
    Lần đầu con làm ca sỹ:
     
  6. Girlnb

    Girlnb Tư vấn luật dành riêng cho bạn!

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    5,486
    Đã được thích:
    1,018
    Điểm thành tích:
    773
    Dạy con từ thuở bơ vơ :))
     
  7. Girlnb

    Girlnb Tư vấn luật dành riêng cho bạn!

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    5,486
    Đã được thích:
    1,018
    Điểm thành tích:
    773
    Lần đầu theo mẹ đi làm
     
  8. Girlnb

    Girlnb Tư vấn luật dành riêng cho bạn!

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    5,486
    Đã được thích:
    1,018
    Điểm thành tích:
    773
    Thơ: Thả diều

    Chiều dần tắt nắng

    Gió bồng lên cao

    Cánh đồng lúa chín

    Hương thơm ngọt ngào


    Bé vui hớn hở

    Tung cánh diều lên

    Diều bay trong gió

    Giữa trời mông mênh


    Diều bay cao vút

    Gặp bạn mây xanh

    Thỏa bao mơ ước

    Diều bay vòng quanh


    Bé thầm mong ước

    Được như cánh diều

    Bay vào vũ trụ

    Khám phá bao điều.

    Nguyễn Lãm Thắng
     
  9. Girlnb

    Girlnb Tư vấn luật dành riêng cho bạn!

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    5,486
    Đã được thích:
    1,018
    Điểm thành tích:
    773
    Thuyết minh về trò chơi thả diều

    Tuổi thơ chúng ta ai mà không biết trò chơi thả diều, thú vui nhàn hạ của mỗi đứa trẻ ở vùng quê vào ngày hè, những cánh diều tuổi thơ sẽ mãi là kỉ niệm mà chúng ta mãi không quên.

    Trò chơi dân gian thả diều xuất xứ tại Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước, du nhập đến nước ta và được nhiều người đón nhận, với mỗi đứa trẻ hình ảnh những cánh diều cao vút trên cánh đồng mênh mông bát ngát đã rất đỗi quen thuộc. Đây cũng là trò chơi bình dị, giải trí của các em khi rảnh rỗi.

    Diều được làm từ các chất liệu khác nhau giấy, vải, ni lon, chất liệu bằng ni lon được sử dụng nhiều nhất bởi có nhiều màu sắc, kiểu dáng và sử dụng lâu dài. Người chơi diều có thể chọn nhiều loại khác nhau dựa theo màu sắc, kiểu dáng. Với trẻ em vùng quê diều làm bằng giấy là lựa chọn thích hợp, đây là loại diều đơn giản dễ làm nhất, chỉ cần sử dụng giấy vở không dùng đến để làm diều.

    Cánh diều thông thường thường có hình trăng lưỡi liềm. Khung diều làm bằng tre mềm, có độ căng cần thiết. Cánh diều có hình cong, cách làm diều nhìn thì có vẻ dễ nhưng khi bắt tay vào thực hiện đòi hỏi sự khéo léo mới cho ra con diều đẹp và đúng cách. Khi chơi người thả diều sẽ dựa vào sức gió để đưa diều lên cao bằng sợi dây dài. Điều kiện gió khi thả phải không quá mạnh mà phải gió nhẹ. Những cánh đồng hoặc khoảng không rộng không vướng vật cản là những nơi thả diều tốt nhất. Vào mỗi buổi chiều những cánh diều bay lên không trung rất đẹp và thơ mộng.

    Theo thời gian trò chơi thả diều đã không còn xuất hiện nhiều nữa nhưng đối với các thế hệ trước kia hình ảnh cánh diều tung bay phấp phới trong gió và những đứa trẻ chạy theo nô đùa sẽ mãi là kỉ niệm không thể phai nhòa.
     
  10. Girlnb

    Girlnb Tư vấn luật dành riêng cho bạn!

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    5,486
    Đã được thích:
    1,018
    Điểm thành tích:
    773
    Trước khi gặp người nhạc sĩ ấy, tôi cứ hình dung về nụ cười đi dọc năm tháng tuổi nhỏ của mình. Cái cười trìu mến, hơi hơi rộng mở, hơi hơi lặng lẽ lại vừa như bình thản. Để rồi khi nghe ông trò chuyện, tôi chợt nhớ về một thời không biết ai là tác giả nhưng bọn trẻ ngày đó vẫn sang sảng mà ca "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng", "Chú voi con ở Bản Đôn", "Cô và mẹ" , “Hai con thằn lằn con”, “Con cào cào” ... Ông chính là nhạc sĩ Phạm Tuyên, người vẫn yêu thương hết mực các em thiếu niên, nhi đồng.

    Lúc tôi gọi điện xin gặp, nhạc sĩ Phạm Tuyên hỏi tôi một câu thế này: "Cô định viết về chuyện tôi được giải thưởng à? Nếu thế thì tôi không có gì để nói đâu nhé". Khi tôi phân bua rằng chỉ muốn viết một bài chân dung về nhạc sĩ thôi thì ông mới khẽ khàng đồng ý. Với ông, từ lúc người vợ thân yêu của ông mất đi, căn phòng nhỏ yên tĩnh nằm trên phố Vạn Bảo dường như trở thành chốn đi về của một người sống nhiều bằng hồi ức. Ông nói, bây giờ ông chỉ muốn dành quãng thời gian còn lại để tập hợp và cung cấp những tư liệu quý về người cha quá cố của mình - học giả Phạm Quỳnh; đồng thời, quan tâm nhiều tới các em thiếu nhi.

    Đối với người nhạc sĩ tám mươi hai tuổi này, lúc nào ông cũng sợ các em nhỏ chịu nhiều thiệt thòi. Đợt xét giải thưởng Hồ Chí Minh vừa qua, biết tin Hội Nhạc sĩ có đề xuất lên một số bài của mình, ông nói với Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam Đỗ Hồng Quân: Trong các tác phẩm đưa xét giải ít nhất nên đưa một bài hát thiếu nhi. Các bài ấy được phổ biến hơn nửa thế kỷ nay mà không được nhắc đến thì đúng là không công bằng với các em nhỏ. Cuối cùng, trong cụm tác phẩm của Phạm Tuyên được tặng giải thưởng có ca khúc "Tiến lên đoàn viên". Trên mái đầu điểm bạc, những nếp nhăn như dài ra và đôi mắt trũng xuống vì tuổi tác, tôi vẫn thấy nụ cười ông lấp lánh, nhẹ nhõm khi kể lại chuyện này.

    Giữa thời buổi các chương trình gameshow phát triển như vũ bão với những hợp đồng mua bán lên ngôi, nhạc sĩ đa phần không mặn mà với việc sáng tác ca khúc thiếu nhi. Nhạc sĩ Phạm Tuyên nói đùa rằng viết cho các em thì khó nổi tiếng, trẻ con không phải là những nhà phê bình - lý luận mà đưa lên báo. Thích thì chúng hát thôi; với lại, viết cho chúng thì không có thu nhập cao. Đấy là một chia sẻ hết sức thật lòng, đầy tâm huyết của người nhạc sĩ cả đời đau đáu cho thế hệ tương lai của đất nước này.

    Chúng ta dễ dàng thấy ngoài những đĩa nhạc được sản xuất từ hơn chục năm trước, tái bản liên tục như "Con cò bé bé", "Mèo con dễ thương" , “Hai con thằn lằn con”, “Con cào cào” của Xuân Mai, "Mãi mãi trẻ thơ" của Lam Anh, bộ ba album của Xuân Nghi và một số album của nhóm Ve sầu, TyMyTy thì hiện nay chẳng thấy xuất hiện thêm album ca nhạc mới nào dành cho lứa tuổi này. Cô bé Xuân Mai ngày ấy bây giờ đã 17 tuổi nhưng gần như một thế hệ trẻ thơ lúc đó và tới tận bây giờ, hằng ngày vẫn được các bậc phụ huynh mở CD, VCD của Xuân Mai lúc còn bé để nghe.

    Nhạc sĩ Phạm Tuyên và các cháu thiếu nhi.

    Nhạc sĩ Phạm Tuyên kể: Năm 1997, NXB Kim Đồng thấy thiếu các tác phẩm cho thiếu nhi nên có đề xuất với ông in một tuyển tập khoảng 100 bài viết riêng cho lứa tuổi này. Sau mười năm, vẫn thiếu các bài hát cho trẻ con, NXB lại đến để xin tái bản tuyển tập trước và thêm một số bài mới. Mới đây nhất, năm 2012, họ lại xin tái bản lần thứ ba tập sách nhạc tuyển chọn từ hai tập trước. Nói ra những điều này để thấy rằng bức tranh âm nhạc Việt Nam đương thời nghèo nàn và bị khuyết một lỗ hổng lớn như thế nào.

    Tôi còn nhớ thời ấu thơ phơi mình ngoài đồng, hun lửa luộc sung chín; nhớ thuở chi chi chành chành, thả địa ba ba; nhớ những đêm trăng, lũ trẻ con cùng nhau hát rất nhiều ca khúc quen thuộc ngày ấy. Nào thì "Ở trường cô dạy em thế", "Em đưa cơm cho mẹ em đi cày", "Em yêu trường em", rồi thì "Hai con thằn lằn con", “Con cào cào” "Bà Còng", "Hòa bình cho bé"… Những bài hát thiếu nhi thường có lời ca đơn giản, dễ thuộc, dễ nhớ. Thậm chí, đa phần trẻ con thuộc bài hát trước khi thuộc mặt chữ cái. Hồi đó, chúng tôi hát bằng bản năng của đứa trẻ, thích thì hát chứ không quan tâm tới việc ai đã viết ra chúng. Để hôm nay, ngồi chuyện trò cùng một trong những nhạc sĩ quý mến của thế hệ tuổi thơ, tôi mới biết ông là tác giả của rất nhiều ca khúc tuổi hoa, tuổi nụ mà ngày xưa chúng tôi thường nghêu ngao như "Chú voi con ở bản Đôn", "Tiến lên đoàn viên", "Chiếc đèn ông sao", "Cánh én tuổi thơ", "Trường chúng cháu là trường mầm non", "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng"... Với người nhạc sĩ, còn gì hạnh phúc hơn khi người nghe yêu thích tác phẩm của mình trước khi biết tên mình?

    Những ca khúc viết cho các em thiếu nhi của nhạc sĩ Phạm Tuyên đậm nét hồn nhiên, trong sáng, phù hợp với từng độ tuổi và mang tính giáo dục cao. Lúc còn nhỏ thì hát "Trường chúng cháu là trường mầm non", "Chiếc đèn ông sao", lớn hơn một chút thì có "Tiến lên Đoàn viên"… Cứ thế, cứ thế, nhạc Phạm Tuyên tự lúc nào trở thành mạch nguồn, cội rễ đằm sâu trong ký ức, là người bạn thân thiết quá đỗi của tuổi thơ.

    Nhà thơ Trần Đăng Khoa viết: "Phạm Tuyên là một đại thụ có nhiều cành, nhiều nhánh, mà nhánh nào cũng vạm vỡ và sum suê. Một trong những nhánh tươi nõn ấy, ông dành hiến dâng cho con trẻ". Quả thực, trong đời sống tinh thần của thiếu nhi cả nước, từ đồng bằng, biển cả tới vùng cao, có lẽ nơi nào cũng lưu lại dấu vết của người nhạc sĩ giàu lòng nhân ái này.

    Ông kể lại một vài kỷ niệm vui trong đời sáng tác của mình. Một hôm, có người gọi điện tới chúc mừng nhạc sĩ vì ca khúc "Chú voi con ở Bản Đôn" được chọn làm nhạc hiệu của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Đắk Lắk. Không chỉ các em nhỏ mà già làng cũng hát. Rồi hễ nhắc đến "Chú voi con ở Bản Đôn" là chúng ta lại nhớ tới dáng điệu ngộ nghĩnh của NSND Trần Hiếu khi thể hiện bài hát, nhắc đến "Cánh én tuổi thơ" không thể không nhớ tới cố NSND Lê Dung. Đó là bằng chứng cho việc ca khúc viết cho thiếu nhi nếu hay thì người lớn cũng thích. Nghệ thuật rất bình đẳng, hay thì người ta nhớ, dở thì người ta quên, tự nó chứa đựng quy luật sinh tồn rồi.

    Một kỷ niệm đáng nhớ nữa mà ông chia sẻ: Hồi ấy ông có cô con gái học ở trường mầm non Thợ Nhuộm. Một hôm, cô giáo biết bố nó là nhạc sĩ nên xúi về bảo bố viết về trường mình. Nó "dọa" yêu rằng nếu bố không viết thì con không đi học đâu. Và thế là ca khúc "Trường chúng cháu là trường mầm non" ra đời. Và chẳng bao lâu sau, ca khúc này lan rộng trong Nam ngoài Bắc và nhiều nơi các em còn cải biên lại theo ước muốn dễ thương của mình như "Trường của cháu đây là trường Hoa Sen", hay "Trường của cháu đây là trường Hoa Cúc tuổi mười ba"…

    Để viết được ca khúc thiếu nhi, ngoài tấm lòng yêu mến trẻ thơ, người sáng tác phải hiểu sâu sắc tâm lý của chúng. Khi kể lại chuyện qua thăm một trường mầm non, các giáo viên ở đó thấy chẳng có bài hát thiếu nhi mới nào nên đã tự viết nhạc và lời rồi bắt các em hát theo, ánh mắt ông chùng xuống, xen lẫn tiếng thở dài: "Đừng bắt trẻ em làm cái này cái kia. Tội nghiệp chúng lắm!".

    Và đừng nghĩ viết cho thiếu nhi thì dễ. Cách tư duy của trẻ em ngày nay khác trước rất nhiều. Một số người viết cho thiếu nhi nhưng còn chung chung quá nên tác phẩm của họ ở lại trong đời sống các em không bền lâu. Mỗi nấc tuổi lại có một đời sống tâm, sinh lý khác nhau. Trước khi viết, hãy là người bạn biết lắng nghe các em nhỏ, rồi tự khắc giai điệu cất lên.

    Nhạc sĩ Phạm Tuyên gợi ý một con đường gần nhất cho những nhạc sĩ trẻ muốn viết cho lứa tuổi này: Đó là trở về nguồn cội, bắt đầu từ những bài đồng dao giản dị nhưng cũng giàu triết lý nhân sinh. Không gì đẹp và thơ bằng tiếng Việt của mình. Mọi sự lai căng về ngôn ngữ, nửa Việt nửa Anh nhan nhản trên các phương tiện truyền thông hiện nay làm một nền văn hóa đậm đà bản sắc như Việt Nam đứng trước nguy cơ chết đuối. Một khi mất chủ quyền về ngôn ngữ thì Đất có còn là Đất, Nước có còn là Nước nữa không?

    Tôi nhớ hình như danh họa Picasso đã nói, đại ý: Phải mất rất nhiều thời gian để chúng ta trở thành trẻ thơ. Có phải vì thế mà mặc dù trên đầu hai thứ tóc, nhiều lúc con người chỉ ước được ngả lưng xuống bãi cỏ và mơ về những giấc mơ cũ. Nhạc Phạm Tuyên nhắc mỗi người nhớ về giấc mơ thuở nhỏ, giấc mơ đã từng rất đơn sơ và hồn nhiên trong cuộc đời già nua này.
     
  11. Girlnb

    Girlnb Tư vấn luật dành riêng cho bạn!

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    5,486
    Đã được thích:
    1,018
    Điểm thành tích:
    773
  12. Girlnb

    Girlnb Tư vấn luật dành riêng cho bạn!

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    5,486
    Đã được thích:
    1,018
    Điểm thành tích:
    773
    Lời bài hát: CON CÀO CÀO
    Con cào cào có cái cánh xanh xanh,nó bay rất nhanh từ lùm cây sang bụi cỏ. Con cào cào rất thích thể thao,nên mới bay nhanh mới nhảy rất cao.

    Muốn khỏe đẹp thì phải tập thể thao, ai muốn khỏe đẹp thì phải tập thể thao,muốn khỏe đẹp thì phải tập thể thao,ai muốn khỏe đẹp thì phải tập thể thao.
     
  13. Girlnb

    Girlnb Tư vấn luật dành riêng cho bạn!

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    5,486
    Đã được thích:
    1,018
    Điểm thành tích:
    773
    Ngày Tết Thanh Minh 2018 đang đến gần. Nếu có thời gian, bạn hãy thử vào bếp và tự tay làm món bánh trôi nước, vừa ngon lại vừa hợp vệ sinh.


    Nguyên liệu:

    - 500g bột gạo nếp.

    - 50g bột gạo tẻ.

    - 100g đường đỏ viên đã cắt sẵn.

    - 1 bát vừng rang.

    - Dừa nạo.

    - 1 tsp nước hoa bưởi.


    Lưu ý: Bạn có thể mua bột bánh trôi bán sẵn để rút ngắn thời gian làm bột. Bạn hãy bỏ qua bước làm bột nếu đã có bột bánh trôi rồi nhé!

    Cách làm bột bánh trôi nước:

    Bước 1: Dùng phới lồng trộn đều bột nếp và bột tẻ trong một chiếc âu lớn.

    Bước 2: Từ từ đổ nước vào bột đồng thời trộn đều để bột và nước được hoà quyện hoàn toàn.

    Bước 3: Để hỗn hợp nghỉ trong khoảng 3 tiếng cho bột lắng, tách bột và nước thành 2 phần.

    Bước 4: Đổ bớt nước ở âu và cho bột vào một chiếc khăn xô, buộc túm lại và treo lên để bột róc hết nước.

    Bước 5: Sau khoảng 1 tiếng bạn có thể mở khăn kiểm tra, nếu bột mịn, không dính tay thì chúng ta sẽ có thể bắt tay vào nặn bánh trôi được rồi đó!

    Cách nặn bánh trôi nước:

    Bước đầu tiên, bạn hãy chia bột thành những sợi dài, đường kính từ 1,5-2cm và dùng dao cắt chúng theo chiều dài khoảng một đốt ngón tay. Việc chia bột như vậy sẽ giúp các viên bánh trôi của bạn đều nhau hơn, tránh trường hợp viên to, viên nhỏ thiếu thẩm mỹ.

    Tiếp theo, hãy vê tròn và ấn dẹt viên bột, rồi đặt một viên đường đỏ vào giữa.


    Sau đó, bao bột lại sao cho bột bọc kín viên đường rồi vê tròn lại. Lưu ý nên vê bột cho thật khít, không để không khí vào gây ra viên bánh trôi sau khi luộc xong bị xẹp. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên vo quá kỹ, tránh trường hợp bánh vỡ khi đun.

    Sau khi đã nặn bột xong, chúng ta sẽ chuyển tới công đoạn cuối cùng - luộc bánh trôi.

    Trước hết, bạn hãy đun sôi nước rồi vặn lửa nhỏ vừa, rồi nhẹ nhàng thả các viên bánh trôi đã nặn vào.

    Bánh đã chín sẽ nổi lên mặt nước. Lúc này, hãy vớt bánh ra và thả vào chậu nước đun sôi để nguội để bánh bớt dính.

    Sau đó, cho bánh ra đĩa và gạn bớt nước.

    Cuối cùng, dùng đầu ngón tay ướt chấm vào bát vừng rang và chấm lên mặt bánh để đĩa bánh trôi nước của bạn trở nên đẹp mắt hơn. Hoặc bạn có thể rắc vừng lên mặt bánh nếu không muốn mất thời gian.

    Ngoài ra, bạn có thể cho thêm nước hoa bưởi ở vào nước luộc bánh để tạo cho bánh có mùi hương hấp dẫn hơn.

    Bánh trôi nước sau khi hoàn thành cần có màu trắng, các viên tròn và đều nhau, nhân không bị vỡ. Khi ăn, vỏ bánh trôi phải mềm, dai, nhân đường trong bánh phải tan vừa đủ. Khi cắn miếng bánh, mật trào ra hoà quyện với vỏ bánh tạo nên hương vị tuyệt vời.

    Hoàn toàn không khó để làm ra một đĩa bánh trôi nước thơm ngon phải không nào? Chúc các bạn thành công với công thức làm món ngon bánh trôi nước này nhé!

    Bảo Hân (tổng hợp)
     
  14. Girlnb

    Girlnb Tư vấn luật dành riêng cho bạn!

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    5,486
    Đã được thích:
    1,018
    Điểm thành tích:
    773
    Sự tích về con trâu

    Vào thuở ban sơ, Ngọc Hoàng, vị vua trên thiên đình đã tạo nên trái đất và để cho loài người cùng muông thú chung sống cùng nhau.

    Ngọc Hoàng khá hài lòng khi hai loài sống hòa hợp với nhau và đã sai một vị thần xuống trần gian gieo trồng lúa, đậu và một vài loại ngũ cốc khác để các loài có thức ăn. Ngọc Hoàng để các loại hạt giống vào trong một cái túi bằng vàng và căn dặn vị thần gieo chúng dọc theo quả đất.

    Sau đó, ngài đưa cho vị thần thêm một chiếc túi khác có chứa các hạt cỏ dại dành cho các loài thú và bảo ông ta gieo chúng vào những nơi mà hạt giống của loài người không nảy mầm. Ngọc Hoàng tin rằng tất cả các thần dân mà mình đã tạo nên sẽ không bao giờ bị đói nhờ vào các hạt giống này.

    Vâng lệnh Ngọc Hoàng, vị thần mang theo hai chiếc túi vàng xuống trần gian. Vị thần rất trung thành nhưng cũng rất lười biếng. Và mặc dù vị thần thường gặp phải rắc rối do tính lười biếng của mình nhưng Ngọc Hoàng vẫn thường bỏ qua cho ông ta vì ngài có một trái tim rất nhân hậu.

    Khi vừa xuống trần gian, vị thần lập tức rải hạt giống xuống một vùng đất rộng lớn. Ông ta nghĩ nếu hoàn thành nhiệm vụ sớm chừng nào thì ông ta càng được trở về thiên đình sớm chừng đó. Nhưng ngạc nhiên thay, cỏ dại bắt đầu mọc lên nhanh chóng từ những nơi vị thần vừa rải hạt giống. Ông ta lập tức nhận ra mình đã lấy hạt giống nhầm túi và nhanh chóng sửa sai bằng cách rải lại các hạt giống ngũ cốc từ chiếc túi kia.

    Trong lúc vội vã, vị thần đã làm vỡ các hạt giống mà Ngọc Hoàng đã cố tình tạo ra với kích thước thật lớn để cây trồng có thể mọc lên dễ dàng thành những mảnh nhỏ. Ông ta lập tức gieo các hạt giống nhỏ xíu này xuống các vùng đất mà cỏ dại đã mọc lên.


    Tuy nhiên, đã quá muộn để vị thần có thể sửa chữa được lỗi lầm của mình. Cỏ dại mọc nhanh hơn các loại ngũ cốc và hấp thu hết lượng nước, không khí và ánh mặt trời dùng để nuôi dưỡng ngũ cốc. Nhận thấy không còn cách nào để khắc phục được tình trạng này nữa, vị thần quyết định trở về trời. Do e ngại Ngọc Hoàng, ông ta đã không hé một lời nào về việc mình đã làm.

    [​IMG]

    Không lâu sau, loài người bắt đầu kêu ca về nạn đói. Họ thắc mắc với Ngọc Hoàng tại sao các loài vật lại có một vùng đồng cỏ rộng lớn trong khi con người chỉ có một chút ít ngũ cốc. Họ cũng phàn nàn quá trình gieo trồng hết sức mệt nhọc và mất nhiều thời gian bởi các loại hạt giống quá bé. Bị quấy rầy ầm ĩ, Ngọc Hoàng đã truy hỏi nguyên nhân gây nên những lời than phiền của loài người. Sau khi biết được những tai hại gây nên bởi vị thần, Ngọc Hoàng đã quở trách ông ta về thói hấp tấp, lười biếng mình.

    Mặc dù Ngọc Hoàng có một trái tim bao dung nhưng những thiệt hại mà vị thần gây ra lần này quả thật quá lớn. Ngài đã quyết định trừng phạt vị thần để ông ta biết được lỗi lầm của mình. Sau khi biến vị thần thành một con trâu, Ngọc Hoàng đã nói: “Sai lầm của ngươi đã làm cho cỏ dại mọc lên nhiều hơn các loại ngũ cốc dinh dưỡng. Ngươi buộc phải ăn hết chúng vì chúng chẳng có ích gì cho loài người cả. Bên cạnh đó, bởi vì ngươi khiến cho loài người phải lao động vất vả hơn, ngươi sẽ phải ở lại trần gian vĩnh viễn để giúp những người nông dân cày cấy trên cánh đồng.”

    Thậm chí cho đến nay, con trâu vẫn bị đưa ra xa nếu người ta thấy nó đi vào các ruộng lúa. Tuy nhiên, trâu vẫn được coi trọng vì nó đã từng phục vụ Ngọc Hoàng vào thời xa xưa. Mặc dù hình dáng không được đáng yêu lắm nhưng trâu chính là một vị thần khốn khổ bị trừng phạt mãi mãi do một lỗi lầm nhất thời.

    Theo Vũ Nga (Sưu Tầm) (Khám phá)
     
  15. Girlnb

    Girlnb Tư vấn luật dành riêng cho bạn!

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    5,486
    Đã được thích:
    1,018
    Điểm thành tích:
    773
    Sự tích cái nốt dưới cổ con trâu​

    Ngày đó trâu cùng nói một thứ tiếng với người. Nhờ thế người dùng lời nói để sai khiến con vật theo ý muốn của mình rất tiện. Cũng như thế, những gã mục đồng đối với trâu không dám đánh đập tàn tệ hoặc cho ăn thiếu thốn vì sợ trâu mách chủ.

    Vào hồi đó có một người làm ruộng nuôi một con trâu cày, đồng thời cũng thuê một cậu bé để chăn con trâu ấy.

    Người và vật lúc đầu rất tương đắc. Nhưng sau rồi hai bên bất bình với nhau. Cậu bé này tính ham chơi, nhiều khi quên mất phận sự của mình làm cho trâu nhiều lúc chả được miếng gì vào bụng. Có bữa vì say mê một cuộc đánh khăng hay đánh đáo, nhưng lại sợ trâu ăn lúa, cậu ta đã cột trâu lại một nơi không cho ăn. Những lúc đó, để che mắt chủ, hắn dã dùng một mẹo là lấy mo cau áp một lớp vào bụng con vật, rồi trát đất bùn ra ngoài. Cứ như thế, hắn dắt trâu về chuồng. Chủ nhà nhìn thấy bụng trâu căng lớn tướng thì tỏ ý hài lòng mà không căn vặn gì nữa. Nhờ mẹo ấy, cậu ta đã lừa được chủ nhiều lần nhưng cũng nhiều lần làm cho trâu rất tức tối.

    Một hôm, cậu bé mải chơi quá. Hội khăng vui đáo để làm cho hắn quên mất cả. Nhưng trâu thì nhịn từ trưa cho đến chiều. Trâu gọi mãi, nhưng hắn ta nào có để ý đến. Buổi chiều hôm ấy trâu định mách chủ nhưng hắn khôn ngoan dùng lời lấp liếm không cho trâu có dịp mở miệng.

    Buổi sáng hôm sau, người chủ dắt trâu ta cày ruộng. Trâu cố làm ra bộ bước không muốn nổi. Chủ gắt:

    – Nào có đi mau lên không. Đồ lười?

    Trâu trả lời:

    – Không phải lười mà tại đói.

    Chủ hỏi tiếp:

    – Thế nào? Ngày nào mà thằng bé chả cho mày ăn một bụng no căng.

    Bấy giờ trâu mới vạch mặt:

    – Cưỡi trâu ra đánh khăng đánh đáo, cưỡi trâu về nói láo trâu no. No gì mà no: trong mo ngoài đất sét. Ỉa cái phẹt, hết no.

    Sự giả dối của cậu bé chăn trâu vì thế bại lộ. Ngay buổi trưa hôm đó người chủ vừa lột những cái mo đầy bùn dưới bụng trâu vừa đánh cho hắn một trận mê tơi. Hắn đau ê cả người. Nhưng trâu thì rất hả hê và từ hôm đó ngày nào cũng được ăn no lại được tắm rửa sạch sẽ.

    Qua mấy ngày sau, những chỗ bị đánh hãy còn sưng húp, cậu bé ngồi trên bờ ruộng giọt ngắn giọt dài. Trong khi đó trâu ung dung ăn cỏ. Bỗng dưng có một ông lão hiện ra sau lưng, hỏi cậu bé vì cớ gì mà khóc. Hắn chỉ vào trâu mà nói: – “Tại nó cả. Vì nó mách chủ…”. Đoạn hắn kể cho ông nghe hết đầu đuôi.

    Ông lão nghe xong dỗ dành cậu bé và nói: – “Ta rất thương con gặp phải chuyện không may. Bây giờ con muốn gì ta sẽ làm cho con vui lòng”. Hắn đáp: – “Vì nó biết nói làm cho con phải đòn. Bây giờ chỉ muốn làm thế nào cho nó không thể nói được nữa”. Ông lão bảo: – Khó gì việc đó. Ta sẽ có phép làm cho con vừa ý”. Ông lão bèn rút trong người ra một cây hương đốt lên thư phù vào trâu, rồi bất thình lình ông lấy cây hương đó dí vào dưới cổ con vật. Trâu cố giãy giụa nhưng không kịp. Trâu kêu lên oai oái khản cả cổ. Tiếng nói của trâu dần dần mất hẳn. Cuối cùng,lúc nào muốn nói, trâu chỉ còn phát ra có mỗi một riêng “nghé ọ… ” mà thôi. Chỗ bị thương sau thành một cái sẹo như cái nốt ruồi, từ đó trâu không nói được nữa. Cả dòng dõi nhà trâu sinh ra cũng đều không biết nói và cũng đều mang cái nốt ở dưới cổ cho mãi đến ngày nay.
     
  16. Girlnb

    Girlnb Tư vấn luật dành riêng cho bạn!

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    5,486
    Đã được thích:
    1,018
    Điểm thành tích:
    773
    Tại sao trâu đen, bò vàng?

    Trâu ngày xưa là hai anh em kết nghĩa. Chúng cùng sinh ra ở một vùng nông thôn hẻo lánh. Khi còn nhỏ cả hai đều có một bộ lông trắng rất đẹp và mịn màng.

    Lớn lên, trâu rất chăm chỉ làm việc. Mọi công việc đồng áng dù nặng nhọc vất vả đến đâu trâu đều không quản ngại. Ban ngày trâu kéo cày ở những đám ruộng sâu bùn lầy. Tối về nó lại chăm chỉ giúp người kéo trục đập lúa. Khi người làm nhà nó đảm nhiệm việc vào rừng kéo những cây gỗ dài và nặng. Một lần, lão hổ già đòi người phải cho xem trí khôn, trâu đã giúp người trói được lão hổ gian ác vào gốc cây. Hôm ấy lão hổ bị người chất rơm đốt nên lông hổ mới vằn vện như bây giờ.

    Trong khi đó thì lại rất lười biếng. Nó chỉ đi cày bừa ở những nơi ruộng nương cao ráo, đất tơi xốp và nhẹ. Đêm đêm khi trâu giúp người đập lúa thì bò nằm nghỉ ngơi và nhai rơm khô.

    Chính vì trâu chăm chỉ nên người mới yêu quý và giao cho trông coi cây rơm. Đó là thức ăn dự trữ mùa đông của trâu bò. Khi bò muốn đến ăn rơm đều phải xin phép trâu. Mùa đông năm ấy, trời rét lắm, sương muối rơi dày nên cỏ lụi hết. Bò đói quá năn nỉ:

    – Anh trâu ơi! Em đói quá, cho em thêm một bó rơm…

    – Mày là đồ lười biếng, hay trốn việc nên ăn ít thôi!

    Bị trâu mắng, bò tức lắm. Nó ôm cái bụng lép kẹp đi ngủ nhưng không làm sao ngủ được. Bò rất muốn đến ăn rơm nhưng trâu luôn nằm chắn canh chừng ngay cạnh cây rơm. Hai cái sừng nhọn hoắt chĩa ra. Mấy anh lợn toan đến rút trộm ít rơm để lót ổ cũng không dám lại gần.

    Bị đói, nằm không ngủ được nên rất oán hận trâu. Nó liền nghĩ cách trả thù.

    Một hôm, lừa cho trâu đi cày về mệt ngủ quên, bò liền châm lửa đốt cây rơm. Cây rơm bén lửa cháy đùng đùng, khói mù mịt. Trâu nằm đắp rơm lên cho ấm nên bị bén lửa ngay. Bộ lông trắng của trâu bị cháy đen thui, nó hốt hoảng lăn ngay xuống vũng bùn cho đỡ nóng. Trong khi đó vì đói quá, bò liều mạng lao vào chỗ cây rơm đang cháy cố lôi lấy một ít rơm để ăn. Thành thử bộ lông trắng mượt và chải chuốt của bò cũng bị ám khói vàng khè.

    Sau lần bị cháy ấy, trâu mới có màu đen và mới có màu vàng như ngày nay.

    Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp
     
  17. Girlnb

    Girlnb Tư vấn luật dành riêng cho bạn!

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    5,486
    Đã được thích:
    1,018
    Điểm thành tích:
    773
    Bài hát: Gọi trâu

    Con trâu kéo cày đồng sâu

    Con trâu kéo lên ruộng cạn

    Trâu ta kéo qua đêm rằm

    Có chú cuội ngóng trông

    Trâu ta kéo cày ruộng đông

    Trâu ta kéo qua xuân hè

    Mênh mông lúa xuân trên đồng

    Trâu ta nằm ngắm xuân

    Nghe ơi! nghé ọ trâu ra đồng

    Đồng xanh lúa xuân thì

    Cắt cỏ này trâu ăn
     
  18. Girlnb

    Girlnb Tư vấn luật dành riêng cho bạn!

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    5,486
    Đã được thích:
    1,018
    Điểm thành tích:
    773
    Truyện: Con bò vàng

    [​IMG]

    đang kéo cày cho Người. Nó tự thấy, không ai khổ bằng mình. Này nhé, buổi sáng rét như cắt thịt, cắt da, đang nằm trong chuồng đầy rơm, ấm như thế, Người cũng cứ lôi nó dậy. Bò chỉ chần chứ một chốc là bị roi của Người quất vào mông. Người bắt Bò phải ra đồng kéo cày, làm ruộng. Nào đã hết đâu, cày gần trưa, bụng đói, sức đã mệt, Bò muốn nghỉ, Người cũng không cho, bắt Bò phải đi hết mấy đường cày nữa, cho hết đám ruộng. không biết làm cách nào, có lúc định đánh bài lỳ, đứng thở hồng hộc. Lập tức, Bò bị Người đánh cho một trận túi bụi.

    nghĩ thân phận mình tủi quá. Một hôm đang trưa, nhân lúc Người ngồi nghỉ, hút thuốc lào phả khói mơ màng, Bò đủng đỉnh đi lại, phe phẩy cái đuôi lấy bình tĩnh, nói với Người:

    - Người ơi! Tôi làm việc với Người lâu rồi, chưa được nghỉ ngày nào. Mà tôi thấy đời của tôi khổ quá, bị đánh liên tục, cứ thế này không biết bao giờ tôi mới được sướng?

    Người bỏ điếu thuốc lào xuống đất, nhìn Bò cười, giải thích:

    - Ở đời, mọi vật đều có sự phân công rồi, ai làm việc nấy. Bò có nhiệm vụ nhai cỏ rồi kéo cày cho Người. Nếu Bò làm chăm chỉ thì đâu có bị đánh...

    thở dài:

    - Không phải Người ạ! Chẳng qua Người không cho tôi tự do. Chứ tôi được tự do, tôi làm bao nhiêu việc lớn...

    Người nghe Bò nói vậy, cười ngất:

    - ơi, Bò định làm việc lớn như thế nào khi người ta đã nói “ Ngu như bò”? Điều đó có nghĩa là, số của Bò lệ thuộc vào Người. phải nghe theo lời chỉ bảo của Người. Chỉ có Người lo cho Bò được nhiều việc, từ kiếm cái ăn, đến cả lúc Bò đau ốm.

    Bò tự ái, nói với Người:

    - Người cứ cho tôi tự do một thời gian xem. Tôi sẽ làm được nhiều việc lớn.

    Người nghĩ ngợi một lúc, rồi đồng ý:

    - Thôi, được rồi, bây giờ là lúc nông nhàn, Ta cho tự do, để người thấy rằng, dù có đi đâu, cuối cùng ngươi cũng về lại với Ta thôi. Bởi như Ta nói với ngươi, trời bắt ngươi phải thế.

    được Người cho tự do thì trong lòng thấy sung sướng lắm, mắt cứ hấp háy liên tục, nó tung vó lên đường. Trong không khí tự do, Bò thấy thích thật. Đói thì có cỏ ăn, khát thì uống nước suối, nước sông, buồn ngủ, Bò có thể ngủ ở bất cứ chỗ nào miễn là nơi đó không có ai làm phiền mình... Mấy ngày trời được như vậy, nghĩ : Được tự do như thế này ta sẽ chứng minh những điều Người nói là không đúng....
     
  19. Girlnb

    Girlnb Tư vấn luật dành riêng cho bạn!

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    5,486
    Đã được thích:
    1,018
    Điểm thành tích:
    773
    BÀI VĂN: THUYẾT MINH VỀ CON BÒ

    Làng quê Việt Nam với cây tre bến nước sân đình đã trở nên quen thuộc với mỗi chúng ta- bởi ở đó là nhà là nơi ta sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt một thời gian dài. Ở đó có những thứ quen thuộc gần gũi, có những loài động vật mà ta rất yêu quý đặc biệt là con bò. Một loài động vật của làng quê Việt Nam.


    [​IMG]

    là loài động vật có vú nó xuất phát từ giống bò rừng ở châu u và xuất hiện từ rất lâu về trước. Là một loài động vật có vú nên bò có thân hình đồ sộ, chắc khỏe, vạm vỡ, thấp ngắn bụng to đầu vú nhỏ. Và có cân nặng từ 200-350kg. Là giống phát triển nhanh, khả năng sinh sản tốt, thích nghi cao, chịu đựng kham khổ, ít bệnh tật. có cái đầu con cái thanh, sừng ngắn, nhỏ, con đực thô, sừng dài chĩa về phía trước, trán phẳng hoặc hơi lõm, trong lúc đó, ở con đực mõm ngắn, con cái tương đối dài, mạch máu và gân mặt nổi rõ, mắt to nhanh nhẹn, mắt tinh lanh lợi. Cổ bò cái thanh, cổ bò đực to, dày, lông thường đen. Yếm kéo dài từ hầu đến vú, cổ có nhiều nếp nhăn nhỏ, Yếm kéo dài từ hầu đến xương ức. Da có nhiều nếp nhăn. U vai con đực cao, con cái không có. Lưng và hông thẳng, hơi rộng. Bắp thịt nở nang. Mông hơi xuôi, hẹp và ngắn. Ngực phát triển tốt, sâu nhưng hơi lép. Bụng to, tròn nhưng không sệ. Bốn chân thanh, cứng cáp; 2 chân trước thẳng, 2 chân sau đi thường chạm kheo. Bò có khối lượng ổn định sức khỏe tốt phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài. Từ 24 tháng tuổi trở đi, các chiều dài phát triển chậm và ổn định vào lúc 60 tháng tuổi. Tuỳ theo điều kiện chăn nuôi, tập quán và trình độ chăn nuôi mà khối lượng, kích thước các chiều đo của bò có thay đổi ít nhiều.

    là một loại động vật ăn cỏ nên thức ăn chính của nó là cỏ, rơm rạ,… vì thế để bò phát triển bình thường thì phải tìm hiểu rõ các đặc tính của bò. Không được để bò trong thời tiết rét hay mưa to nếu không sẽ rất dễ dẫn đến các dịch bệnh khó chữa. Bò cũng có hệ tiêu hóa phức tạp gồm 4 túi dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Dạ cỏ to nhất, chiếm 2/3 dung tích của dạ dày, là túi đặc biệt nhất, tại đây hàng loạt phản ứng sinh hoá học được tiến hành liên tục để phân giải tiêu hoá và hấp thu thức ăn. Từ thượng vị dạ dày có rãnh thực quản hình lòng máng chạy qua dạ cỏ, dạ tổ ong và dạ lá sách. Dạ tổ ong là dạ tiếp theo dạ cỏ được nối với dạ cỏ bằng một miệng lớn, dạ tổ ong gồm nhiều ngăn nhỏ như tổ ong làm tăng bề mặt tiếp xúc với thức ăn và giữ vật lạ lại. Dạ lá sách gồm nhiều lá to nhỏ khác nhau như những trang sách để dễ ép thức ăn nửa lỏng xuống dạ múi khế.

    Là một loại động vật có khối lượng lớn nên người nông dân dùng bò làm sức kéo trở các đồ khó trở bằng xe hay cồng kềnh… bò còn được nuôi để làm nguồn cung cấp thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người. Thịt bò trên thị trường có giá từ 250-300 nghìn một kg bởi nó có nhiều protein phát triển sức khỏe cho con người. Một số nơi còn lấy thịt bò làm đặc sản đó là lễ hội chợ Viềng-Vụ Bản-Nam Định có đặc sản là thịt bò mà mỗi người dân đi đến đây đều sẽ mua bởi nó tượng trưng cho sự may mắn đầu năm.

    Trên nước ta có rất nhiều giống bò khác nhau như bò lấy thịt, bò vàng, bò phương Nam… Các loại này đều có khả năng chống chịu tốt với thời tiết khắc nghiệt. Vì thế mà giống bò được nuôi nhiều ở các vùng quê bởi giá cả hợp lí, cách săn sóc dễ dàng mà thu nhập ổn định cho người dân mà giờ đây bò như người bạn của họ, họ coi bò như một tài sản quý giá trong gia đình.

    Giá trị mà mang lại như thế mà mỗi chúng ta phải có ý thức chăm sóc bò để bò phát triển tốt. Hãy coi bò như là một thành viên của gia đình minh bởi nó là biểu tượng của làng quê Việt Nam giản dị.
     
  20. Girlnb

    Girlnb Tư vấn luật dành riêng cho bạn!

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    5,486
    Đã được thích:
    1,018
    Điểm thành tích:
    773
    Một con bò và bài học thức tỉnh đời người: Ai cũng cần biết để sống ý nghĩa hơn

    Ai trong đời cũng có những con bò, con bò ở đây là những gánh nặng của niềm tin sai lầm, nỗi sợ hay những định kiến, một khi biết được sẽ có cách để nó không ảnh hưởng đến cuộc sống.



    Chúng ta ai cũng có những con bò trong đời. Chúng ta mang trên mình gánh nặng của những niềm tin sai lầm, những lời biện bạch, những nỗi sợ và những định kiến. Bi đát thay, tất cả những hạn chế do ta tự áp đặt cho mình đã trói buộc chúng ta vào một cuộc sống tầm thường.

    Có những thứ từng là ‘chân lý’ của bạn, nhưng nó chưa bao giờ đúng. Chỉ đơn giản là nó được bạn rút tỉa từ những kinh nghiệm thiếu cơ sở... mà bạn không nhận ra”. Và câu chuyện dưới đây sẽ là minh chứng cho điều đó.

    Ngày xửa ngày xưa, có một ông thầy giáo khôn ngoan và giàu kinh nghiệm. Ông muốn truyền cho một trong số các học trò của mình các bí quyết để sống một cuộc đời hạnh phúc và thịnh vượng.

    Để dạy được những bài học quan trọng này, ông giáo quyết định cùng vói người học trò của mình lên đường đi đến một ngôi làng nghèo khổ trong vùng. Cảnh khổ đau và hoang tàn bày ra khắp nơi, và cư dân ở đó có vẻ như đã phó thác cuộc đời mình cho số mệnh.

    Ngay khi đến nơi, ông giáo yêu cầu người học trò tìm giúp mình một gia đình nghèo nhất trong khu vực. Đó sẽ là nơi họ tạm trú qua đêm. Đi bộ một lúc thì họ ra đến rìa thị trấn. Và ở đó, giữa mênh mông, hai người dừng chân trước một căn lều nhỏ tồi tàn rệu rã nhất mà họ từng nhìn thấy.

    Nhận ra sự có mặt của hai vị khách lạ, chủ nhà bước ra và chào đón nhiệt tình.

    “Xin chào các vị”

    Ông giáo đáp lễ: “Không biết ông có vui lòng cho hai kẻ bộ hành mệt lả này tá túc một đêm ở đây không?”

    “Ở đây chật chội lắm, nhưng nếu các vị không ngại gì thì chúng tôi xin mời”.

    Khi hai thầy trò bước vào trong, họ thật sự sốc khi nhìn thấy một không gian chật hẹp, không rộng hơn mười lăm thước vuông, là nơi ở của tám con người. Những thân hình nhếch nhác và gầy gò một cách đau đớn cùng với quần áo rách rưới là bằng chứng rõ ràng của sự thiếu thốn phô bày cuộc sống hằng ngày của họ.

    Tuy nhiên, khi bước ra ngoài, họ mới nhận ra mình đã lầm. Gia đình này còn có một thứ tài sản bất thường – khá đặc biệt trong hoàn cảnh này, đó là một con bò.

    Con bò thì chẳng có gì đáng nói, nhưng cuộc sống và hoạt động hàng ngày của họ có vẻ như chỉ xoay quanh con vật này.

    “Cho bò ăn đi”.

    “Đừng để nó khát”.

    “Buộc nó lại cho chắc”.

    “Đừng quên dẫn nó đi ăn”.

    “Vắt sữa bò đi!”.

    Con bò giữ một vai trò quan trọng trong gia đình này, mặc dù chút sữa ít ỏi do nó cung cấp chỉ đủ để họ sống vật vã qua ngày. Tuy nhiên, con bò có vẻ phục vụ một mục đích lớn hơn: Nó là thứ duy nhất giữ cho họ khỏi rơi vào đường cùng. Và ở nơi đó – trong chỗ bẩn thỉu và nháo nhác đó – hai thầy trò đã đặt lưng xuống nghỉ qua đêm.

    Sáng hôm sau, trước khi bình minh kịp ló dạng, hai thầy trò lặng lẽ lên đường một cách thận trọng để không đánh thức những người khác. Tuy nhiên, trước khi ra đến đường cái, ông giáo già thì thầm: “Đã đến lúc cho con biết cái gì đã đưa chúng ta đến cái nơi tồi tàn này”.

    Ông giáo đi chầm chậm về phía con bò đang bị buộc vào một cái cột hàng rào lung lay cách căn nhà chưa đầy hai mươi thước. Khi còn cách con bò khoảng một bước chân, ông giáo già rút ra một con dao găm mà ông mang theo bên mình. Người học trò hầu như không tin vào mắt mình khi ông giáo già đưa lưỡi dao cứa ngọt một đường ngang cổ con bò. Vết cắt chí mạng làm cho con vật ngã quỵ.

    “Nhìn xem thầy đã làm gì?”, anh đau đớn hỏi ông giáo bằng một giọng thì thầm vì sợ đánh thức mọi người. “Làm sao thầy lại có thể giết chết con vật tội nghiệp đó chứ? Đây là loại bài học gì mà có thể khiến cho gia đình đó phải lâm vào cảnh suy sụp hoàn toàn? Đây là tất cả những gì họ có. Rồi họ sẽ ra sao?”

    Chẳng chút xao động với thái độ đau khổ của người học trò và làm ngơ trước những thắc mắc của anh ta, ông giáo bỏ đi, để lại cảnh tượng hãi hùng phía sau, bàng quang trước thảm cảnh mà gia đình đó sẽ phải đối mặt khi mà họ đã mất đi con bò. Anh học trò bước theo sau, trong lòng vẫn còn nhiều khúc mắc, và họ tiếp tục lên đường.

    Một năm qua đi và một buổi chiều nọ, ông giáo già gợi ý họ trở lại ngôi làng đó xem thử chuyện gì đã xảy ra với gia đình kia. Họ tìm kiếm căn lều năm trước trong vô vọng. Cảnh vật xung quanh trông vẫn như xưa, nhưng chẳng thấy bóng dáng cái nơi tồi tàn mà họ đã qua đêm ngày ấy đâu cả, thay vào đó là một căn nhà xinh xắn vừa mới được xây dựng trên nền đất cũ.

    Trong chốc lát, một người đàn ông vui vẻ từ trong nhà bước ra. Thoạt tiên anh học trò không nhận ra ông ta. Nhưng rồi anh không thể giấu được vẻ thảng thốt khi nhận ra đó chính là người đã cho họ ngủ trọ năm ngoái.

    Ông ta mặc quần áo sạch sẽ và chải chuốt gọn gàng. Ông ta có nụ cười trên đôi môi và sự linh lợi trong đôi mắt. Rõ ràng đã xảy ra một điều gì đó có ý nghĩa to lớn trong đời ông ta. Người thanh niên gần như không tin vào mắt mình. Làm sao lại có thể như thế? Liệu chuyện gì có thể xảy ra chỉ trong thời gian một năm?

    “Chỉ năm ngoái, khi chúng tôi ghé qua đây các ông dường như đang sống trong tình trạng bất hạnh và vô vọng. Hãy cho tôi biết đã xảy ra chuyện gì làm các ông thay đổi nhiều như thế. Điều gì đã khiến các ông gặp may đến vậy?”, người học trò nói.

    Ông chủ nhà kể rằng ngay cái ngày mà hai thầy trò rời đi, không biết kẻ bất lương nào do ganh ghét với tài sản hiếm hoi của gia đình ông, đã nhẫn tâm cắt cổ con vật tội nghiệp đó.

    “Không lâu sau cái ngày bi đát ấy, chúng tôi nhận ra rằng nếu không làm một cái gì đó, chúng tôi chỉ có thể rơi vào tình huống tệ hại hơn. Và rồi chúng tôi phát hoang một miếng đất phía sau nhà, gieo vài hạt rau củ quả”.

    “Đó là cách mà chúng tôi sống qua ngày trong vài tháng đầu. Một thời gian sau, chúng tôi nhận thấy rằng mảnh vườn đó cung cấp nhiều lương thực hơn mức chúng tôi cần. Nếu có thể bán cho những người xung quanh, chúng tôi có thể mua thêm hạt giống. Thế là, không lâu sau, chúng tôi không những đủ ăn mà còn có thể đem ra chợ bán”.

    “Lần đầu tiên trong đời chúng tôi có tiền mua thực phẩm và quần áo. Và chúng tôi nhận thấy niềm hy vọng cho một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa bao giờ nghĩ, ngay cả trong mơ, là có thể trở thành hiện thực. Chúng tôi xây căn nhà nhỏ này hồi tháng trưóc. Có vẻ như chuyện mất con bò đã mở mắt cho chúng tôi thấy một cuộc sống khác có triển vọng”.

    Anh học trò lấy làm kinh ngạc khi nghe câu chuyện. Cuối cùng anh cũng nhận ra bài học mà người thầy đáng kính đã muốn dạy cho anh. Đột nhiên mọi thứ trở nên rõ ràng. Cái chết của con bò không phải là dấu chấm hết dành cho họ như anh đã lo sợ, mà đã mở ra một cuộc sống mới với nhiều cơ hội tốt hơn.

    “Khi con có một công việc mà con không thích, cái công việc mà thậm chí chẳng đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu và cũng chẳng mang lại cho con bất cứ sự thỏa mãn cá nhân nào hoặc cho con cuộc đời mà con muốn, thì quyết định bỏ đi và tìm công việc khác là điều dễ dàng. Nhưng khi cái công việc mà con không thích đó giúp con trả được nợ, sống sót, và cũng tận hưởng được một vài tiện nghi nho nhỏ, thì con dễ dàng rơi vào cái bẫy hài lòng với suy nghĩ rằng ít nhất thì mình cũng có được một cái gì đó. Cuối cùng, con biện minh rằng khối người muốn cái công việc đó mà có được đâu”.

    “Cũng giống như con bò, thái độ đó luôn luôn kiềm hãm con. Nếu không gạt bỏ nó đi, mãi mãi con sẽ không thể thấy được gì khác hơn ngoài những thứ con đã biết lâu nay. Con sẽ trở thành một nạn nhân chung thân của những giới hạn mà con tự đặt ra trong cuộc sống của mình”.

    Người học trò càng nghe càng kinh ngạc. Anh cảm thấy thích thú với những nhận định của thầy mình và bắt đầu hiểu cặn kẽ những vấn đề đó.

    Chúng ta ai cũng có những con bò trong đời. Chúng ta mang trên mình gánh nặng của những niềm tin sai lầm, những lời biện bạch, những nỗi sợ và những định kiến. Bi đát thay, tất cả những hạn chế do ta tự áp đặt cho mình đã trói buộc chúng ta vào một cuộc sống tầm thường.

    Không nghi ngờ gì nữa, anh tự nhủ, ngày hôm đó đã đánh dấu sự bắt đầu một cuộc đời mới, một cuộc đời không có bò.
     

Chia sẻ trang này