Viêm Tai Giữa Ở Người Lớn Và Cách Chữa Khỏi Hoàn Toàn

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi nguyenngahvkt, 6/6/2018.

  1. nguyenngahvkt

    nguyenngahvkt Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/10/2014
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Viêm tai giữa ở người lớn là tình trạng viêm nhiễm vùng tai giữa ở người trưởng thành, có tỉ lệ thấp hơn nhiều so với viêm tai giữa ở trẻ em. Viêm tai giữa ở người lớn bao gồm hai thể viêm cấp tính và viêm mạn tính.

    Ở người trưởng thành, cấu trúc tai đã phát triển hoàn thiện, vòi nhĩ dài và có độ chênh với họng lớn nên rất khó để bị viêm tai giữa nếu không chịu những tác động đặc biệt.

    Xem thêm: Viêm tai giữa mạn tính ở người lớn

    [​IMG]
    Viêm tai giữa ở người lớn

    Viêm tai giữa ở người lớn phát sinh chủ yếu từ các nguyên nhân sau:
    • Do thói quen vệ sinh tai quá thường xuyên và không đúng cách: Nhiều trường hợp người lớn bị viêm tai giữa vì luôn cảm thấy ngứa ngáy trong tai, thường xuyên ngoáy tai bằng đủ mọi thứ kể cả nhưng vật cứng dễ làm tổn thương tai, gây viêm ống tai ngoài rồi lan vào tai giữa.
    • Do để nước bẩn, hóa chất ngấm vào tai: Một số bị viêm tai giữa do vô tình để nước bẩn hoặc hóa chất xâm nhập vào tai trong quá trình gội đầu, làm tóc, nhuộm tóc…
    • Do thường xuyên bị các bệnh về xoang mũi, viêm họng phải xì khạc nhiều dễ dẫn đến tắc vòi nhĩ gây viêm tai giữa.
    • Do bị viêm nhiễm tai giữa từ bé chưa được chữa khỏi, người bệnh có thể bị viêm tai giữa vài chục năm (những trường hợp này dễ dẫn đến viêm xương chũm).
    Biểu hiện chủ yếu của bệnh viêm tai giữa ở người lớn là:
    • Chảy dịch, mủ ra ngoài: Nếu là viêm cấp tính thì thường là mủ trắng đục, hơi xanh đặc; nếu qua vài tuần thì dịch chuyển sang dạng vàng loãng; nếu người bệnh bị lâu năm và có biến chứng xương chũm thì chảy dịch trắng, vàng có mùi hôi thối.
    • Đau nhức tai: Viêm tai giữa ở người lớn gây đau nhức tai nhiều ở giai đoạn cấp tính, hoặc vào những đợt cấp của viêm mạn tính, nhiều trường hợp đau nặng lan sang cả vùng đầu quanh tai.
    • Ù tai, cảm giác có âm thanh trong tai: Viêm tai giữa ở người lớn dịch mủ tích tụ bên trong, màng nhĩ thủng nên người bệnh có thể cảm thấy ù tai, có tiếng “lục bục” trong tai rất khó chịu.
    • Tìm hiểu thêm về bệnh: Viêm tai giữa
    Điều trị bệnh viêm tai giữa ở người lớn

    Phương pháp điều trị Tây y:


    Đối với viêm tai giữa ở người lớn trong giai đoạn cấp tính thì có thể được điều trị bằng Tây y các loại thuốc uống kháng sinh toàn thân, thuốc kháng viêm, thuốc chống phù nề, giảm đau, có thể kết hợp với thuốc nhỏ tai có tính chất kháng sinh hoặc cả kháng viêm.

    Những trường hợp viêm tai giữa điều trị nội khoa kéo dài không khỏi, hoặc có biến chứng xương chũm chảy mủ hôi thối (tai có cholesteatoma), hoặc màng nhĩ thủng quá lớn không tự liền được ảnh hưởng đến khả năng nghe thì cần được chỉ đinh phẫu thuật, sau đó kết hợp tiếp tục điều trị nội khoa.

    Các phương pháp điều trị Đông y

    Theo Ðông y, nguyên nhân là do phong nhiệt và nhiệt độc gây ra. Sau đây là một số bài thuốc điều trị viêm tai giữa theo từng thể.

    Thể cấp tính: Do phong nhiệt, nhiệt độc xâm phạm vào can đởm. Người bệnh có biểu hiện sốt, sợ lạnh, đau đầu, ù tai, đau trong tai, chảy mủ tai vàng đặc có dính máu, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác. Phép chữa: sơ phong thanh nhiệt; trừ thấp nhiệt ở kinh can đởm. Sử dụng một trong các bài thuốc sau:

    Bài 1: Sài hồ thanh can thang gia giảm: sài hồ, long đởm thảo, hoàng cầm, chi tử, ngưu bàng tử, mỗi vị đều 12g; bạc hà 6g, kim ngân hoa 20g. Nếu chảy máu mủ thì thêm sinh địa 16g, đan bì 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

    [​IMG]
    Vị thuốc kim ngân hoa

    Bài 2: Long đởm tả can thang gia giảm: long đởm thảo, hoàng cầm, mộc thông, sinh địa, sa tiền tử, trạch tả, mỗi vị đều 12g; chi tử 8g, đương quy 8g, cam thảo 4g. Nếu sốt cao, ra mủ đặc có máu, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ thì thêm kim ngân hoa 16g, liên kiều 12g. Nếu táo bón, thêm đại hoàng 6g. Nếu sốt ít, trong tai đau tức nhiều, mủ ra ít thì bỏ sinh địa, thêm ý dĩ 16g, thuyền thoái 6g, thạch xương bồ 6g, thương truật 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

    [​IMG]
    Vị thuốc long đởm thảo

    Thể mạn tính: nếu đau kéo dài, không có sốt là do hư hỏa ở thận; nếu đau kéo dài kèm theo triệu chứng về tiêu hóa như ăn kém, gầy, tiêu chảy là do tỳ hư thấp nhiệt. Trong điều trị, chia làm 3 thể như sau:

    Thể can kinh thấp nhiệt: Người bệnh có biểu hiện tai đau nhức, mủ chảy đặc dính, mùi hôi, lượng nhiều. Phép chữa: thanh can lợi thấp. Dùng bài thuốc Long đởm tả can thang (như trên).

    Thể thận hư hóa viêm: Người bệnh có biểu hiện mủ tai ra thường xuyên, mủ loãng, tai ù nghe kém, hoa mắt chóng mặt, ngủ ít, lưng gối đau mỏi, mạch tế sác. Phép chữa: dưỡng âm thanh nhiệt, bổ thận thông khiếu. Dùng một trong các bài:

    Bài 1: Tri bá địa hoàng thang: thục địa 12g, hoài sơn 16g, sơn thù, trạch tả, đan bì, phục linh, tri mẫu, hoàng bá, mỗi vị đều 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Hoặc tán bột làm viên, ngày uống 18g, chia làm 3 lần.

    Bài 2: Đại bổ âm hoàn: hoàng bá 12g, tri mẫu 12g, thục địa 16g, quy bản 16g. Sắc uống ngày 1 thang, hoặc làm viên, ngày uống 16g chia 3 lần, uống lâu dài.

    [​IMG]
    Vị thuốc hoàng bá

    Thể tỳ hư: Thường gặp ở trẻ em viêm tai giữa mạn tính. Trẻ có biểu hiện: chảy mủ tai lỏng kéo dài, sắc mặt vàng bủng, ăn kém chậm tiêu, đại tiện loãng, mệt mỏi, mạch hoãn nhược. Phép chữa: kiện tỳ hóa thấp. Dùng một trong các bài:

    Bài 1: Thanh tỳ thang gia giảm: hoàng liên, bạch biển đậu, bạch thược, phục linh, cốc nha đều 8g; trạch tả 12g, sơn dược 12g, thuyền thoái 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

    Bài 2: Sâm linh bạch truật tán gia giảm: đảng sâm 12g, bạch truật 8g, phục linh 8g, cam thảo 4g, sơn dược 16g, biển đậu 16g, hoàng liên 8g, ý dĩ 12g, sa nhân 8g, liên nhục 12g, hoàng bá 8g, trần bì 8g, cát cánh 8g. Tất cả tán bột, ngày 20g chia 3 lần uống.

    Bài 3: Bổ trung ích khí thang gia giảm: đảng sâm 12g, hoàng kỳ 12g, sài hồ 12g, thăng ma 8g, bạch truật 12g, đương quy 8g, cam thảo 4g, trần bì 6g, hoàng bá 8g, hoàng liên 8g, phục linh 12g. Tất cả tán bột, ngày uống 20g chia 3 lần.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nguyenngahvkt
    Đang tải...


  2. thanhmy124

    thanhmy124 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    15/6/2018
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    8
    nghe bệnh này sợ quá nhỉ các bác
     
  3. hoancau123

    hoancau123 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    16/5/2018
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    1
  4. HuongThu345

    HuongThu345 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    1/3/2018
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Những trường hợp viêm tai giữa điều trị nội khoa kéo dài không khỏi, hoặc có biến chứng xương chũm chảy mủ hôi thối (tai có cholesteatoma), hoặc màng nhĩ thủng quá lớn không tự liền được ảnh hưởng đến khả năng nghe thì cần được chỉ đinh phẫu thuật, sau đó kết hợp tiếp tục điều trị nội khoa.
     
  5. Mẹ Duyên 1234

    Mẹ Duyên 1234 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/3/2018
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    bệnh viêm tai chắc thường xảy ra ở trẻ em thôi nhỉ các mẹ
     
  6. thanhhoahb

    thanhhoahb Thành viên mới

    Tham gia:
    23/12/2017
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
  7. thucphamGreenFood

    thucphamGreenFood Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    8/10/2015
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    em tưởng bệnh này ko xảy ra với người lớn chứ bác
     

Chia sẻ trang này