Khi Cha Mẹ Bất Đồng Quan Điểm Trong Việc Nuôi Con

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi WMS, 12/7/2018.

  1. WMS

    WMS Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/6/2018
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Khi cha mẹ bất đồng quan điểm trong việc nuôi con

    Tại sao các cặp vợ chồng thường hay lục đục với nhau khi nuôi con?

    Phong cách sống Góc kinh nghiệm của bố mẹ

    Không biết đến bao giờ thì vợ chồng tôi mới hết cãi nhau đây?

    Khi được khoảng 2 - 3 tuổi, các gia đình có con nhỏ thường lui tới với nhau nhiều hơn để bọn trẻ có thể chơi đùa cùng nhau. Trong lúc bọn trẻ chơi đùa, các bậc phụ huynh thường sẽ nói chuyện với nhau về những khó khăn khi nuôi con hay tương lai của con mình. Vài người còn ngồi phàn nàn hay “kể tội” vợ hay chồng của mình nữa ấy.

    Tại sao các cặp vợ chồng nuôi con nhỏ lại hay cảm thấy bất mãn về người bạn đời của mình đến vậy? Trong bài viết lần này, chúng ta hãy cùng bàn về cách thay đổi thói quen sinh hoạt giúp giải quyết những bất mãn này.

    Các cặp vợ chồng thường ít nói chuyện với nhau hơn sau khi có con

    Kể từ khi bắt đầu nuôi con, cuộc sống sẽ trở nên vô cùng bận rộn!

    Lúc mới kết hôn, hai vợ chồng tôi thường đi chơi cùng nhau, cùng ăn tối, cùng xem phim hay thường xuyên ngồi tâm sự với nhau. Thế nhưng, khi thành viên mới của gia đình chào đời, số lần nói chuyện của chúng tôi lại đột ngột giảm xuống. Không chỉ thế, dù hai vợ chồng tôi có nói chuyện với nhau thì hầu như chủ đề của câu chuyện chỉ toàn xoay quanh chuyện chăm con hay làm việc nhà “Anh cho con đi tắm hộ em”, “Anh chơi với con hộ em” hay “Anh đi vứt rác đi”...

    Đến lúc chợt nhận ra thì chúng tôi đã rơi vào tình trạng “Lâu lắm rồi hai vợ chồng mình không ngồi tâm sự với nhau thì phải...!”

    Còn gia đình bạn thì sao? Hàng ngày hai vợ chồng bạn thường nói chuyện với nhau bao nhiêu lâu? Nếu vào khoảng 1 tiếng thì quá lý tưởng rồi, nhưng nếu không thể thì tối thiểu các bạn cũng nên nói chuyện với nhau khoảng 30 phút.

    Số lần nói chuyện giảm xuống sẽ làm tăng mâu thuẫn giữa hai vợ chồng bạn

    Nếu tình trạng hai vợ chồng không nói chuyện với nhau tiếp tục kéo dài, hai bạn có thể trở nên quen với tình trạng này. Ban đầu bạn còn có thể để ý và phát hiện ra việc hai vợ chồng không thường xuyên nói chuyện với nhau, nhưng dần dần bạn thậm chí sẽ không nhận ra điều này.

    Thế nhưng, đây chính là tín hiệu cảnh báo!

    Không nói chuyện đồng nghĩa với việc bạn không thể biết được tâm trạng cũng như tình cảm hiện tại của vợ hay chồng mình và có thể sẽ nói ra những điều khiến đối phương khó chịu. Bạn có thể sẽ áp đặt suy nghĩ của mình cho đối phương “Em (Anh) nghĩ thế chứ gì?!” “Cứ để nguyên như thế là được chứ gì?!” và nói những điều khiến đối phương bị tổn thương cho dù bạn không cố tình làm điều đó.

    Chỉ cần bạn thay đổi một góc độ rất nhỏ của một trong hai đường thẳng song song thôi là cự ly giữa hai đường thẳng này sẽ càng lúc càng xa. Mối quan hệ giữa hai vợ chồng cũng giống như vậy. Nếu bạn để mặc cho những mâu thuẫn giữa hai vợ chồng tiếp tục tồn tại thì hai bạn sẽ ngày càng cảm thấy xa cách nhau hơn.

    Nên đưa ra phương án thay vì chỉ ậm ờ cho qua

    Thời gian nói chuyện của hai vợ chồng vô cùng quan trọng, nhưng nội dung của cuộc nói chuyện này còn quan trọng hơn.

    Khi nói chuyện với vợ, các ông chồng thường trả lời theo kiểu “Em tự quyết đi!” hay “Cái nào chả được!”..., nhưng thực ra đây không phải là biểu hiện của sự nhường nhịn. Mà ngược lại, cách trả lời này dễ khiến vợ bạn nổi cáu vì cho rằng “Anh có đang nghe không đấy?!”.

    Thực ra, bạn chỉ cần đơn giản là đưa ra đáp án hoặc phương án cụ thể cho vợ mình thôi.

    Ví dụ như khi vợ hỏi bạn “Cuối tuần này nhà mình có đi đâu chơi không anh?”, thay vì chỉ trả lời “Thế nào cũng được”, bạn có thể đưa ra đề nghị cho chuyến đi đó “Hôm trước em bảo con trai mình dạo này hoạt bát quá mức đúng không? Hay cuối tuần nhà mình đi leo núi?”...

    Tuy vậy, thay vì nói theo kiểu bắt buộc vợ phải làm theo quyết định của mình, bạn nên đưa ra ý kiến của mình rồi hỏi lại vợ xem cô ấy có đồng ý với ý kiến đó không. Cách làm này sẽ giúp cuộc nói chuyện của vợ chồng bạn trở nên dễ chịu và thuận lợi hơn. Và tất nhiên, để có thể đưa ra câu trả lời chính xác, bạn sẽ cần lắng nghe câu chuyện của vợ để tìm hiểu thông tin về điều mà mà cô ấy muốn biết. Cuộc nói chuyện của các bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều nếu cả hai vợ chồng cùng lắng nghe, trao đổi ý kiến và thư giãn cùng nhau.

    Những câu trả lời rõ ràng và sự tôn trọng ý kiến của nhau chính là bí quyết giúp gia đình trở nên yên ấm và hòa thuận hơn. Hãy thử tập cho mình thói quen này và bạn sẽ sớm nhìn thấy hiệu quả của nó thôi.


    Nguồn: http://wonderkidsmontessori.edu.vn/...ng-viec-nuoi-con-wonderkids-montessori-school

    Xem thêm:

    1. Cách xử lý khi con nói dối
    2. Cha mẹ nên làm gì khi con quá nghịch ngợm
    3. Con chậm lớn - Nỗi lo thường trực của các bậc phụ huynh
    4. Giúp trẻ hình thành tính cách và niềm đam mê ngay từ nhỏ
    5. Khuyến khích trẻ nên đọc sách

     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi WMS
    Đang tải...


  2. nguyenbaochau

    nguyenbaochau Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    30/9/2008
    Bài viết:
    4,232
    Đã được thích:
    1,386
    Điểm thành tích:
    863
    Đúng là thật khó chịu khi nghe câu trả lời "Thế nào cũng được", chả có tính xây dựng gì cả. Mình nghe nhiều rồi, chán :(
     
    stepsschool123 thích bài này.
  3. SSarah

    SSarah Thành viên mới

    Tham gia:
    10/8/2018
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Chán lắm cái cảnh "Dạy s cũng được".
     
    stepsschool123 thích bài này.
  4. stepsschool123

    stepsschool123 Thành viên mới

    Tham gia:
    13/8/2018
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    3

Chia sẻ trang này