Thông tin: Đừng "kiểm Soát" Con Nữa Bố Mẹ Ơi !!!

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi Cấn Thị Ngọc Ly, 4/9/2018.

  1. Cấn Thị Ngọc Ly

    Cấn Thị Ngọc Ly Thành viên tập sự

    Tham gia:
    4/9/2018
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Việc kiểm soát quá trình học tập lâu dần sẽ khiến trẻ ỷ lại, thiếu tự lập. Vậy phụ huynh nên quan tâm như thế nào là vừa phải.

    [​IMG]

    Theo Bright Side, nhiều phụ huynh tin rằng nếu không kiểm soát quá trình làm bài tập về nhà của con, con sẽ học kém. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ở Đại học Texas và Đại học Duke đã chứng minh điều ngược lại.

    Sau khi tổng hợp dữ liệu, họ nhận thấy sự giúp đỡ của phụ huynh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả và điểm số của trẻ.

    Chị Quản Thị Nụ (Hoài Đức, Hà Nội) hiện có 3 con và trong đó một bé đang học tiểu học. Chị chia sẻ với Stylenews rằng vấn đề bài tập về nhà từng làm cả hai vợ chồng đau đầu: Nên kèm cặp con học hành hay để con tự giác?

    Ban đầu, thấy con mới lên tiểu học và vẫn còn chưa quen, cả hai vợ chồng tôi thậm chí phải phân nhau để kèm con học. Nhưng sau một thời gian, thấy con không tự giác và khi nào bố mẹ nhắc nhở mới ngồi vào bàn học nên cả hai vợ chồng đã suy nghĩ lại”, chị chia sẻ.

    Theo chị Nụ, ngay từ ban đầu phụ huynh nên rèn cho con tính tự giác và kỉ luật với bản thân mình. Sau một thời gian dài theo sát quá trình học của con, chị nhận thấy cách làm này thậm chí phản tác dụng.

    Trường gửi thông báo tin nhắn bài tập cho bé mỗi ngày. Thế nên, bé không tự giác nhớ bài tập của mình mà lúc nào cũng đợi bố mẹ”, chị nói.

    Chị Nụ cho biết, sau một thời gian dài kèm cặp con, chị nhận thấy bé có những biểu hiện sau:

    1.Con mất động lực học tập

    Bé không nghĩ rằng bài tập là công việc của mình và mình cần có trách nhiệm hoàn thành”, chị nói.

    Theo chị, hai vợ chồng đã nhận thấy việc kèm cặp khiến con mất đi động lực học tập. Bé nghĩ rằng việc học hành là để cho bố mẹ vui lòng chứ không phải tốt cho bản thân.

    [​IMG]

    Lâu dần, việc này sẽ hình thành nên suy nghĩ sai lệch và ảnh hưởng đến quá trình học sau này.

    Theo kết quả một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, phụ huynh càng tham gia nhiều vào quá trình làm bài tập của trẻ, trẻ sẽ càng ít hứng thú học tập. Khi có bố mẹ ngồi cạnh và chỉ cho phải làm những gì, kiểm soát từng bước một và thậm chí làm giúp, trẻ sẽ không có chút động lực nào.

    Ngược lại, những học sinh mà phụ huynh không đốc thúc quá nhiều thường có ham muốn tiếp cận những điều mới mẻ hơn.

    2. Con không biết chịu trách nhiệm

    Chị Nụ cho rằng bắt con làm bài tập về nhà, kiểm soát quá trình học và trừng phạt khi bị điểm kém, cha mẹ sẽ trở thành người chịu trách nhiệm với chuyện học hành của con. Một khi phụ huynh kiểm soát, trẻ sẽ không xem đó là việc của cá nhân mà chỉ học cho bố mẹ.

    [​IMG]

    Hãy để trẻ mắc sai lầm và tự chịu trách nhiệm thì con mới có thể lớn khôn. Nếu cha mẹ lúc nào cũng ở bên cạnh, bé sẽ trở thành người thiếu tự lập.

    Khả năng tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình rất quan trọng và nên được bố mẹ chú ý rèn giữa cho con từ khi còn nhỏ.

    3. Mối quan hệ giữa với con bị ảnh hưởng xấu
    Trong quá trình kèm cặp con, không tránh nổi nhiều lần hai vợ chồng thiếu bình tĩnh và đôi khi nổi cáu với con. Đó là lúc bé không tập trung hoặc quên lời cô dặn dò. Sau đó, bé tỏ ra không vui và dè dặt hơn”, chị Nụ nói.

    [​IMG]

    VẬY NÊN LÀM GÌ :
    • Để không bị gây ảnh hưởng xấu đến con
    • Để tạo ra sự tin tưởng giữa cha mẹ và các bé
    Hãy dành ra 1 phút thôi để giải quyết vấn đề này : Khoa học chứng minh, cha mẹ kèm con học quá sát sao sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập và tâm lý của trẻ

    Hi vọng các bạn sẽ thích bài viết này của Ly !!!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Cấn Thị Ngọc Ly
    Đang tải...


  2. powtrung

    powtrung Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    12/10/2015
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Nếu là cha mẹ thông minh thì hãy nghĩ lại quãng thời gian trước đây của mình và bạn sẽ tự có câu trả lời cho bạn bây giờ
     
  3. webchuabenhtri

    webchuabenhtri phòng khám thái hà

    Tham gia:
    30/8/2017
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    69
    Điểm thành tích:
    28
    nhưng mình ngay từ đầu phải định hướng cho con vào nề nếp, khuôn khổ thì con bạn mới thực hiện tốt được
    đi cầu ra máu
     
  4. linhluong1206

    linhluong1206 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/7/2018
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    27
    Điểm thành tích:
    28
    Con mình hiện tại 4 tuổi, gia đình mình hằng ngày cho cháu nửa tiếng để tập viết các chữ, ngày đầu tiên nửa tiếng chỉ vài chữ, sau dần đến giờ thì đc 2 dòng. Vc mình thì chỉ muốn con nề nếp, chứ k ép cháu học, cháu sẽ phải học xong nửa tiếng thì mới đc chơi hoặc làm việc khác, nhà mình muốn rèn cho cháu giờ nào việc nấy.

    Song song đấy, vì cháu còn bé nên rất để ý các thứ khác, mình ngày trước thường giải thích hay nói cho con luôn về cái cháu tò mò còn bây giờ thì mình để cháu tự khám phá cũng như về chữ cái, mình cũng thường xuyên đi đường và xem có chữ gì cháu đã học và hỏi cháu, cháu suy nghĩ rồi nhớ lại sau đó trả lời dù đúng dù sai mình đều khích lệ để trí não cháu nhớ lại được. Những lần cháu trả lời đúng, cháu rất thích và sướng còn những lần trả lời sai thì cháu cũng k bị áp lực.

    Kết quả là giờ cháu rất thích học, nhiều hôm mình đi làm về mệt quá mà cháu là người nhắc mình cho con học mẹ ơi! Mình k biết là mình đang làm có đúng k nữa nhưng cứ thấy cái gì tốt và phù hợp với con cũng như soi xét từ bản thân mình trước đây ra thì mình làm cho con. Cũng rất cảm ơn bạn về bài chia sẻ này để mình có thêm kinh nghiệm khi cháu vào lớp 1 với nội dung và cường độ học cao hơn :D
     
  5. lPhuong83

    lPhuong83 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/10/2018
    Bài viết:
    943
    Đã được thích:
    77
    Điểm thành tích:
    28
    Hãy kiểm soát con ở mức vừa đủ. đối thoại với con nhiều hơn để hiểu con cần gì.
     
  6. Vũ Thị Bích Liên

    Vũ Thị Bích Liên Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/8/2018
    Bài viết:
    2,893
    Đã được thích:
    425
    Điểm thành tích:
    223
    Nếu vậy thì mình phải làm thế nào để giúp con học tốt
     

Chia sẻ trang này