Trẻ Ăn Kẹo Nhiều Bị Sâu Răng-sự Thật Khủng Khiếp Phía Sau

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi VNHEALTH, 10/5/2018.

  1. VNHEALTH

    VNHEALTH SỐNG CHỦ ĐỘNG

    Tham gia:
    31/3/2018
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Trong bài viết này tôi muốn đề cập tới một vấn đề rất cũ, vấn đề này ai cũng đã biết và đã nghe qua đó là vấn đề sâu răng ở trẻ em. Tôi dám cá rằng mọi người đều nghĩ rằng việc sâu răng ở trẻ em là do ăn kẹo hay đồ ngọt và do thói quen vệ sinh răng miệng không tốt nên vi khuẩn lên men và phá hủy canxi của răng và làm cho trẻ bị sâu răng. Trong bài viết này tôi xin nêu ra một khía cạnh khác của vấn đề này, khía cạnh mà từ trước tới giờ rất ít người đề cập tới, nhưng quả thật nó ẩn giấu một sự thật khủng khiếp hơn nhiều những điều chúng ta từng biết.

    Những vấn đề tôi sắp trình bày dưới đây được lấy từ cuốn sách nổi tiếng của một vị bác sĩ người Nhật Bản Hiromi Shinya cuốn sách “Nhân tố enzyme” quyển thực hành. Hiromi Shinya là bác sĩ khoa nội soi tiêu hóa, trong sự nghiệp của mình ông đã khám và chữa bênh cho hơn 300.000 bệnh nhân của Nhật Bản và Mỹ, ông là người có ảnh hưởng rất lớn trong việc thay đổi thói quen ăn uống và hình thành thói quen sống lành mạnh. Cuốn sách nhân tố enzyme do ông viết đã làm thay đổi nhận thức của người đọc về những thực phẩm và thói quen sinh hoạt quanh ta. Những thực phẩm chúng ta cho là thực sự tốt nhưng nó lại có hại vô cùng với cơ thể chúng ta. Nếu bạn có điều kiện thời gian tôi thành thật khuyên bạn nên đọc những cuốn sách này để có cái nhìn tốt hơn về những thực phẩm xung quanh và hãy tin tôi đi, bất cứ một trang nào trong những cuốn sách này đều đem lại những giá trị to lớn đối với bạn và bạn sẽ không phí thời gian một chút nào để đọc những cuốn sách này.

    Quay trở lại chủ đề “ Tại sao trẻ em ăn kẹo nhiều sẽ dẫn tới sâu răng” hay nói chung là những trẻ em ăn đồ ngọt thường xuyên sẽ có nguy cơ cao bị sâu răng. Vậy nguyên nhân thực sự ở đây là gì ? và yếu tố nào là yếu tố chính của hiện tượng này? Ngoài việc gây sâu răng thì nó còn có ảnh hưởng gì khác nữa cho trẻ? Câu trả lời ở đây tôi cho chính là đường trắng. Chính đường trắng được bổ sung để tạo ra vị ngọt cho các loại kẹo, bánh hay nước ngọt là thủ phạm gây ra sâu răng và còn hơn thế nữa. Trong cuốn nhân tố enzyme Hiromi shinya gọi đường trắng là thực phẩm đáng sợ. Vì sao vậy??

    Lý do ở đây là hấp thu quá nhiều đường trắng sẽ làm cơ thể mất đi canxi. Vậy tại sao hấp thụ quá nhiều đường trắng lại làm mất đi canxi trong cơ thể. Đó là vì đường trắng là thực phẩm có tính acid (vì trong quá trình tinh luyện đường bị mất đi các chất vi lượng như vitamin và khoáng chất… nên đường chuyển sang tính acid). Môi trường trong cơ thể con người về cơ bản có tính kiềm nhẹ, chính vì vậy khi một lượng lớn thức ăn có tính acid đi vào cơ thể thì cơ thể chúng ta cần phải sử dụng khoáng chất để trung hòa chúng. Lúc này chất bị tiêu hao nhiều nhất chính là canxi. Và lượng canxi trung hòa đó sẽ được lấy từ xương và răng của chúng ta. Điều này làm giảm mật độ Canxi trong xương và răng và làm cho xương bị xốp dẫn tới nguy cơ loãng xương. Riêng đối với răng thì tốc độ phá hủy còn nhanh hơn xương rất nhiều là do răng thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố mài mòn hằng ngày, đó là sự ăn mòn của acid khi thức ăn bị vi sinh vật phân hủy ở miệng, là sự ma sát trong khi ăn của răng với các thực phẩm và lâu ngày sự ăn mòn đó sẽ tạo thành các lỗ nhỏ và gây sâu răng. Nhưng điều tôi muốn nói ở đây là nguyên nhân thực sự dẫn tới sâu răng là do răng đã bị giảm đi đáng kể lượng canxi khi cơ thể chúng ta hấp thụ đường trong thời gian dài.

    Tỷ lệ cân bằng lý tưởng giữa canxi và photpho trong cơ thể chúng ta là 1:1 tuy nhiên khi canxi trong cơ thể bị lấy đi trung hòa acid thì thế cân bằng này bị phá vỡ. Canxi chiếm 2% trọng lượng cơ thể và 99% trong số đó nằm trong xương và răng phần còn lại nằm trong máu và tế bào. Mặc dù lượng canxi này rất nhỏ nhưng nếu thiếu chúng con người sẽ cảm thấy bực bội khó chịu và tinh thần mất ổn định. Quan trọng hơn hết lượng canxi mất đi này nếu diễn ra liên tục trong thời gian dài sẽ dẫn tới tình trạng loãng xương ở trẻ.

    Đã bao giờ bạn nghe nói ăn nhiều đồ ngọt sẽ bị loãng xương chưa? Tôi hy vọng là bạn đã nghe rồi.

    Khi bạn biết thông tin này thì tôi mong rằng bạn hãy loại bỏ những thực phẩm ngọt có chứa đường tinh luyện ra khỏi thực đơn của mình và hơn hết là để hạn chế cho trẻ nhỏ ăn đồ ngọt. Vì đường tinh luyện không chỉ làm cho trẻ bị sâu răng, đó chỉ là biểu hiện bề ngoài, hơn hết nó dẫn tới nguy cơ loãng xương ở trẻ, điều này sẽ làm giảm sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.



    Ngoài ra khi ăn đường cát, cơ thể hấp thụ đường rất nhanh nên làm lượng đường trong máu tăng lên đột ngột vì vậy cơ thể phải tiết ra lượng lớn insulin để điều chỉnh lại cân bằng. Ở trẻ em khi cơ chế cân bằng nội môi chưa ổn định nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể sản sinh ra adrenaline để làm tăng đường huyết. Adrenaline là một chất dẫn truyền thần kinh và là hocmone được cơ thể tiết ra số lượng lớn khi trong trạng thái hưng phấn. Nếu chất này được tiết ra quá nhiều sẽ làm não bộ mất kiểm soát và dễ gây cáu bẳn, nóng tính, giảm khả năng tập trung và suy luận….

    Trẻ con hiện nay bị cho là dễ cáu bẳn và tôi cho rằng một trong số các nguyên nhân chính là do chúng hấp thụ quá nhiều đường tinh luyện (Trích nhân tố Enzyme)

    Hơn nữa khi đường được phân giải trong cơ thể chúng sẽ cần đến vitamin B1. Điều này làm tiêu thụ mất lượng vitamin B1 quý giá trong cơ thể và dẫn tới thiếu vitamin B1 từ đó dẫn tới các vấn đề như mệt mỏi, chóng mặt, thiếu máu, trầm cảm, nóng nảy, suy giảm trí nhớ.

    Bây giờ thì tôi mong rằng bạn đã nhận ra đường tinh luyện là kẻ thù của sức khỏe, chúng ta hãy cố gắng loại trừ chúng ra khỏi thực đơn của mình.
    Tham khảo thêm các thông tin về sức khỏe tại:
    website: http://healthvn.vn/tin-tuc
    Fanpage: https://www.facebook.com/HEALTHVN.VN.SucKhoeCuaNguoiViet/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi VNHEALTH
    Đang tải...


  2. ngatngoc

    ngatngoc Thành viên mới

    Tham gia:
    21/5/2018
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    bệnh phổ biến ở trẻ em mà
     
  3. VNHEALTH

    VNHEALTH SỐNG CHỦ ĐỘNG

    Tham gia:
    31/3/2018
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Đúng là bệnh phổ biến nhưng cần biết cách để hạn chế cho trẻ bạn ạ.
     
  4. thikien

    thikien Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    18/9/2018
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
  5. Metieuty

    Metieuty Áo lót cho bé bú Beloved Baby

    Tham gia:
    20/5/2012
    Bài viết:
    8,302
    Đã được thích:
    616
    Điểm thành tích:
    823
    k cho nó ăn nó cứ khóc làm sao giờ?
     
  6. Ngọc_Bích_love

    Ngọc_Bích_love Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    26/11/2018
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Đường không chỉ gây hại cho răng miệng mà còn cho sức khỏe nói chung.
    Đường tồn tại dưới nhiều dạng như bánh kẹo, nước ngọt thấm chí cả trong hoa quả.
    Việc ăn tiêu thụ đường ở trẻ là không thể tránh khỏi. Có điều là phải hạn chế, và quan trọng hơn là không để đường tiếp xúc quá lâu với răng (20-30p trở lên). Muốn vậy, ngay sau khi trẻ ăn bánh kẹo hay uống đồ ngọt, thấm chí là nc ép trái cây thì cần cho trẻ súc miệng thật kỹ bằng nc hoặc uống nhiều nc, nếu đánh răng dc thì càng tốt nhé các mom.
    Các mom xem nè:
    >>> Sâu răng – Nguyên nhân và cách phòng ngừa
     

Chia sẻ trang này