Ứng Dụng Vievie

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi vivisk17, 24/9/2018.

  1. vivisk17

    vivisk17 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    13/8/2018
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Theo thống kê hàng năm trên toàn cầu có hơn 1,5 triệu người chết bởi các bệnh do muỗi gây ra.

    —————————————————-

    Trên thế giới hiện người ta thống kê được hơn 2700 loài muỗi với 35 nhóm. Ở Việt nam có 3 loài muỗi chính là muỗi Anophel,Culex và Aedes. Theo thống kê hàng năm trên toàn cầu có hơn 1,5 triệu người chết bởi các bệnh do muỗi gây ra. Các nhà khoa học đã chỉ rõ có 11 loại bệnh nguy hiểm có khả năng lây nhiễm do muỗi đốt. Hiện nay bệnh lây nhiễm cao nhất và có tỷ lệ lớn nhất là sốt xuất huyết. Sau đó là các bệnh nhiễm virus sông Nile, sốt rét, sốt vàng da, sốt thung lũng Ríp, viêm não Mơ-rây, sốt Chi-kun-gu-ni-a, viêm não Nhật Bản, sốt do nhiễm ấu trùng giun tròn, viêm não ngựa và virus Zika.

    [​IMG]

    Theo tài liệu của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, đặc điểm nhận dạng muỗi Aedes aegypti là có màu đen; chân, thân, bụng có khoang đen trắng rõ rệt nên thường gọi là muỗi vằn. Đặc biệt, vùng ngực có các vảy trắng xếp thành hàng, trên lưng có hình chiếc đàn hai dây màu trắng. Đây là loại muỗi có khả năng mang vi rút sốt xuất huyết Dengue và truyền từ người này sang người khác thông qua việc đốt và hút máu người.

    Muỗi vằn thường sống trong nhà, gần người, trú đậu nơi có ánh sáng yếu, thường là các góc hoặc xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

    Muỗi vằn cái thường đốt người vào ban ngày, mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Đặc biêt, chúng bay rất nhanh, nếu tìm thấy mồi là lao vào đốt và hút máu ngay; đồng thời bám theo mồi rất dai và chỉ bay đi khi đã hút no máu.

    Hoạt động tìm mồi hút máu của loài muỗi này phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, nếu nhiệt độ môi trường dưới 23C thì muỗi hầu như không có khả năng hoạt động hút máu. Vì thế muỗi vằn thường phát triển mạnh nhất vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20º C.

    [​IMG]

    Chiều dài của muỗi chiều dài bằng chiều dài của vòi, trên cánh muỗi có các vẩy đen trắng, muỗi đậu chếch một góc 45o so với giá thể.

    Trứng Anopheles được đẻ từng chiếc, trứng có hai phao ở hai bên, nổi trên mặt nước cho tới khi nở.

    Trứng nở sau 2-3 ngày. Ở vùng nhiệt đới, thời gian từ khi trứng nở tới khi muỗi trưởng thành khoảng 11-13 ngày.

    Muỗi ưa thích vật chủ, nơi đốt máu, thời gian đốt máu và tập tính trú đậu, tiêu máu khác biệt với các loài muỗi khác. Loài Anopheles sinh sống ở trong rừng chủ yếu đốt máu các loài linh trưởng như khỉ, vượn… Khi có người đi vào rừng và hiện diện tại đây, muỗi Anopheles chuyển sang đốt máu người. Chúng có khả năng đốt máu người cả ở trong nhà và ngoài nhà.

    Tại Việt Nam, hoạt động đốt máu người của muỗi Anopheles phổ biến từ khoảng 20 giờ đến 24 giờ. Vùng sốt rét lưu hành nặng ở rừng núi thường có sự hiện diện của Anopheles, tại nơi đây có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, tập quán ngủ màn còn hạn chế.

    [​IMG]

    Hai loài muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu Culex tritaeniorhynchus và Culex vishnui thường sinh sản, đẻ trứng ở vùng đồng ruộng lúa nước; buổi tối hay bay về chuồng gia súc để hút máu động vật là lợn bị nhiễm mầm bệnh, sau đó chúng đốt máu người và truyền bệnh sang cho người. Ở Việt Nam, các nhà khoa học đã xác định Culex tritaeniorhynchus là muỗi chủ yếu truyền bệnh viêm não Nhật Bản tại đây. Chim là ổ chứa vi rút chủ yếu trong thiên nhiên và lợn là ổ chứa quan trọng nhất trong súc vật nuôi gần người. Đặc điểm muỗi Culex tritaeniorhynchus có màu nâu đen, phát hiện nhiều ở vùng nông thôn, làng mạc tập trung đông dân cư và có nhiều hồ ao, mương rãnh; chúng thường đẻ trứng ở những ao hồ, mương rãnh, ruộng lúa với những trứng muỗi dính chùm thành bè nổi trên mặt nước. Muỗi có tập tính hút máu về ban đêm cả trong nhà và ngoài nhà, thích hút máu chim, máu lợn nhiều hơn máu người; chúng thường trú ẩn ở các bụi rậm hoặc trong chuồng gia súc, nhất là chuồng lợn. Muỗi Culex tritarniorhuynchus có thể bay xa trên 1 cây số và bay cao từ 13 đến 15 mét nên có khả năng lây truyền vi rút viêm não Nhật Bản cho các loài chim. Muỗi bị nhiễm vi rút cũng có khả năng truyền bệnh suốt đời và truyền sang thế hệ sau qua trứng. Người và ngựa được xem là vật chủ cuối cùng của vi rút viêm não Nhật Bản vì vi rút có trong máu người với hiệu giá thấp không đủ để có thể tiếp tục lây truyền sang muỗi. Muỗi Culex còn truyền bệnh giun chỉ, bệnh gây phù chân voi do viêm tắc hệ thống bạch huyết. Hiện nay các nhà khoa học còn phát hiện muỗi Culex cũng truyền bệnh đầu nhỏ ở thai phụ.

    TÁC GIẢ​

    Bác Sĩ. Vũ Văn Phúc

    "VieVie - BÁC SĨ CỦA BẠN" - Ứng dụng giúp bạn XÁC ĐỊNH và GIẢM BỚT NỖI LO về sức khỏe.

    • Trò chuyện với các chuyên gia y tế và nhận được tư vấn chi tiết. Chỉ trong vài phút bạn sẽ biết mình cần phải làm gì.
    • Hoàn toàn miễn phí
    • Phản hồi nhanh chóng trong vòng 5 phút
    • Bạn có thể hỏi tất cả các vấn đề về sức khỏe của bản thân và cả những người thân yêu của bạn.
    • Dễ dàng sử dụng
    • Đội ngũ chuyên gia y tế nhiệt tình, quan tâm và thấu hiểu
    ☑️ Hỏi ngay bác sĩ VieVie khi có bất kì thắc mắc gì về sức khỏe bạn nhé!
    ———————
    Link download app: http://bit.ly/vievie-forum
    Video VieVie:


     
  2. vivisk17

    vivisk17 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    13/8/2018
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    nhớ sử dụng app VieVie để luôn được an tâm về sức khỏe nha bạn
     
  3. vivisk17

    vivisk17 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    13/8/2018
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8

    Viêm gan B do virus viêm gan B (HBV) gây nên. Viêm gan B là một vấn đề sức khỏe toàn cầu quan trọng. HBV có thể gây ra viêm gan mạn tính và làm người ta dễ có nguy cơ tử vong cao do xơ gan và ung thư gan.

    Vaccin phòng ngừa viêm gan B đã được sử dụng từ năm 1982. Vaccin viêm gan B đạt 95% hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm HBV và làm giảm sự tiến triển của viêm gan B mạn, xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan (hepatocellular cancer: HCC).

    Tình hình viêm gan B trên thế giới và ở Việt Nam

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO,2015), trên thế giới hiện có khoảng 240 triệu người đang bị nhiễm HBV mạn, nghĩa là có kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg) dương tính trên 6 tháng. Mỗi năm trên thế giới có khoảng hơn 650.000 người tử vong do các biến chứng của viêm gan B mạn, chủ yếu do xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan.

    Tỷ lệ viêm gan B cao nhất là ở tiểu vùng Sahara châu Phi và Đông Nam Á, nơi mà từ 5-10% dân số người lớn bị nhiễm mạn tính. Tỷ lệ cao của bệnh nhiễm HBV mạn cũng được thấy ở Amazon và các vùng phía nam của Đông và Trung Âu. Tại Trung Đông và Tiểu lục địa Ấn Độ, ước tính có khoảng 2-5% dân số nói chung bị nhiễm HBV mạn. Ít hơn 1% dân số ở Tây Âu và Bắc Mỹ bị bệnh mạn tính.

    Ở Việt Nam, năm 2013 có khoảng 8,6 triệu người bị nhiễm HBV mạn.

    Sự lây truyền HBV

    Virus viêm gan B có khả năng tồn tại bên ngoài cơ thể ít nhất là 7 ngày. Trong khoảng thời gian này, virus vẫn có thể gây nhiễm nếu nó xâm nhập vào cơ thể của một người không được bảo vệ với vaccin. Thời kỳ ủ bệnh của virus viêm gan B trung bình là 75 ngày, nhưng có thể thay đổi từ 30 đến 180 ngày. Virus HBV có thể được phát hiện trong vòng 30-60 ngày sau khi bị nhiễm và có thể tồn tại và phát triển thành viêm gan B mạn.

    Trong các vùng bệnh dịch cao, viêm gan B thường hay lây từ mẹ sang con khi sinh (lây truyền chu sinh), hoặc thông qua truyền ngang (tiếp xúc với máu người bị nhiễm bệnh), đặc biệt là từ một đứa trẻ bị nhiễm bệnh cho một đứa trẻ không bị nhiễm bệnh trong thời gian 5 năm đầu tiên của cuộc sống. Sự phát triển của nhiễm HBV mạn thường gặp ở trẻ bị nhiễm từ mẹ sang con hoặc ở thời kỳ trước 5 tuổi.
    [​IMG]Viêm gan B cũng lây lan qua da hoặc niêm mạc khi tiếp xúc với máu hoặc các dịch cơ thể khác nhau bị nhiễm HBV, cũng như thông qua nước bọt, kinh nguyệt, dịch âm đạo hoặc tinh dịch. Sự lây truyền viêm gan B có thể xảy ra, đặc biệt là ở nam giới không được chủng ngừa người có quan hệ tình dục với những người đồng giới hoặc người khác giới, với người có nhiều bạn tình hoặc với người bán dâm. Nhiễm HBV ở tuổi trưởng thành dẫn đến viêm gan mạn tính trong ít hơn 5% các trường hợp. Lây truyền của virus cũng có thể xảy ra thông qua việc tái sử dụng bơm kim tiêm hoặc trong cơ sở y tế hoặc ở những người tiêm chích ma túy. Ngoài ra, nhiễm HBV cũng có thể xảy ra trong quá trình làm một số thủ thuật y tế, phẫu thuật, nha khoa, xăm mình, hoặc sử dụng chung dao cạo râu với người bị nhiễm HBV.
    Khả năng nhiễm virus trở thành mạn tính phụ thuộc vào độ tuổi người bị nhiễm bệnh. Trẻ em dưới 6 tuổi bị nhiễm virus viêm gan B thì hầu hết bị phát triển bệnh nhiễm HBV mạn tính.
    Ở trẻ sơ sinh và trẻ em:
    • 80-90% trẻ bị lây nhiễm HBV trong năm đầu tiên của cuộc sống trở thành mạn tính.
    • 30-50% trẻ em bị nhiễm trước khi 6 tuổi bị nhiễm trùng mạn tính.
    Ở người lớn:
    • <5% số người trưởng thành khỏe mạnh bị nhiễm HBV trở thành mạn tính.
    • 20-30% người trưởng thành bị nhiễm HBV mạn tính sẽ phát triển xơ gan hoặc ung thư gan.
    Một số biện pháp phòng bệnh viêm gan virus B
    Hiện nay không có điều trị đặc hiệu cho viêm gan B cấp. Vì vậy, mục đích chính của điều trị viêm gan B cấp tính là chăm sóc, duy trì sự dễ chịu và cân bằng dinh dưỡng đầy đủ, bao gồm cả việc thay thế chất dịch bị mất do nôn và tiêu chảy.
    Với viêm gan B mạn tính điều trị bằng một số loại thuốc, gồm thuốc ức chế virus loại nucleoside (Lamivudine, Telbivudine, Entecavir) hoặc nucleotide (Adefovir, Tenofovir) bằng đường uống và interferon hoặc peginterferon bằng đường tiêm dưới da.
    Tiêm vaccine viêm gan B là biện pháp phòng ngừa tốt nhất cho người chưa mắc bệnh.
    Luôn sinh hoạt tình dục an toàn để tránh trao đổi các chất dịch cơ thể trong khi sinh hoạt tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn.
    Không dùng chung bàn chải, dao cạo râu, bông tai hoặc dụng cụ khác có thể đã tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể.
    Băng ngay các vết cắt hoặc vết bầm tím để tránh tiếp xúc với máu.
    Không chạm vào máu hoặc chất dịch của bất kỳ người nào mà không dùng dụng cụ bảo vệ.
    Bảo đảm trẻ em sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều được chủng ngừa ngay và được điều trị bằng globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG).
    Đối với người đã nhiễm virus viêm gan B cần bảo vệ gan bằng cách:
    • Khám định kỳ chuyên khoa gan
    • Kiêng rượu bìa. Rượu bia làm bệnh gan tiến triển nặng và nhanh hơn.
    • Kiêng hoặc bỏ hẳn thuốc lá. Hạn chế chè, cà phê.
    • Ăn uống đầy đủ, chú ý bổ sung đạm và vitamin hợp lý. Hạn chế ăn quá nhiều chất béo.
    • Tập thể dục thường xuyên và tránh những vận động quá sức.
    BÁC SĨ: NGUYỄN QUANG HÒA.

    "VieVie - BÁC SĨ CỦA BẠN" - Ứng dụng giúp bạn XÁC ĐỊNH và GIẢM BỚT NỖI LO về sức khỏe.
    • Trò chuyện với các chuyên gia y tế và nhận được tư vấn chi tiết. Chỉ trong vài phút bạn sẽ biết mình cần phải làm gì.
    • Hoàn toàn miễn phí
    • Phản hồi nhanh chóng trong vòng 5 phút
    • Bạn có thể hỏi tất cả các vấn đề về sức khỏe của bản thân và cả những người thân yêu của bạn.
    • Dễ dàng sử dụng
    • Đội ngũ chuyên gia y tế nhiệt tình, quan tâm và thấu hiểu
    ☑️ Hỏi ngay bác sĩ VieVie khi có bất kì thắc mắc gì về sức khỏe bạn nhé!
    ———————
    Link download app: http://bit.ly/vievie-forum
    Video VieVie:
     
  4. vivisk17

    vivisk17 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    13/8/2018
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Tầm quan trọng của viêm phổi ở trẻ em hiện nay:

    Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Người ta ước tính rằng mỗi năm 1 em bé dưới 5 tuổi có thể mắc NKHHCT từ 5 đến 8 lần. Trong phần lớn trường hợp, bé có thể tự khỏi trong vòng 10 -14 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, khoảng 1/4 các trường hợp, bệnh sẽ diễn tiến thành viêm phổi và cần phải được điều trị cẩn thận để tránh biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong.

    Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 2,9 triệu lượt trẻ mắc viêm phổi và do vậy nước ta được xem là 1 trong 15 quốc gia có số lượng trẻ mắc viêm phổi nhiều nhất thế giới. Hàng năm vẫn có khoảng 4000 trẻ em Việt Nam chết vì viêm phổi

    Trẻ dễ mắc viêm phổi khi nào?

    Thời tiết chuyển mùa nhiệt độ thay đổi đột ngột rất dễ khiến trẻ mắc các bệnh đường hô hấp trong đó có viêm phổi.

    Viêm phổi là bệnh lý viêm đường hô hấp lây truyền qua tiếp xúc, thường gặp ở trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, đông đúc, tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá hoặc chăm sóc không đúng cách sẽ có nguy cơ mắc viêm phổi cao hơn nhiều so với trẻ bình thường.

    Có nhiều tác nhân gây viêm phổi nhưng chủ yếu là do vi khuẩn và virus, đôi khi là do chăm sóc trẻ chưa đúng cách để trẻ bị sặc thức ăn, nôn, trớ, hít phải hóa chất…

    Viêm phổi là gì?

    [​IMG]Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng trong phổi, khi có sự xuất hiện của vi khuẩn hay virus, chúng sinh sôi nảy nở và tạo nên những ổ nhiễm trùng. Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, một số loại virus cũng gây nên bệnh này.

    Bệnh có thể xuất hiện khi bé đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm. Lúc này, dịch nhầy tiết ra trong phổi trở thành nguồn dinh dưỡng cho vi trùng. Sau vài ngày, vi khuẩn và virus có thể nhanh chóng sinh sôi nảy nở, tạo nên những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn. Ho chính là phản xạ tự vệ rất quan trọng của cơ thể, giúp đẩy chấy nhầy ra khỏi túi phế nang trước khi nhiễm trùng đặt chân được vào đây.



    Các bậc cha mẹ có thể phát hiện sớm viêm phổi ngay tại nhà

    Việc phát hiện và điều trị sớm viêm phổi có thể giúp chúng ta chặn đứng kịp thời lưỡi hái của “hung thần” này. Không chỉ trông chờ hoàn toàn vào các thầy thuốc mà mỗi bậc cha mẹ tự mình cũng có thể góp phần thực hiện mong ước đó.

    Trong thực tế, khi trẻ bị ho, 3 câu hỏi mà chúng ta cần đặt ra: khi nào trẻ có khả năng đã bị viêm phổi để đưa trẻ đi khám đúng lúc, khi nào cần cho trẻ nhập viện và khi nào cần cho trẻ đi cấp cứu ngay.

    Làm thế nào để có thể phát hiện thật sớm là trẻ bị viêm phổi

    Những biểu hiện chính của viêm phổi

    – Ho: vừa đến nặng – thường là ho nặng tiếng.

    – Thở nhanh liên tục (khác với thở nhanh nhất thời khi trẻ bị sốt cao).

    Chúng ta có thể đếm được nhịp thở của trẻ trong trọn một phút để xem trẻ có thở nhanh hay không. Gọi là thở nhanh khi:

    + Trẻ < 2 tháng: Nhịp thở từ 60 lần/ 1 phút trở lên.

    + Trẻ từ 2 – 11 tháng: Nhịp thở từ 50 lần /1 phút trở lên.

    + Trẻ từ 12th – 5 tuổi: Nhịp thở từ 40 lần /1 phút trở lên.

    Đếm nhịp thở khi trẻ đang nằm yên, không hoạt động gắng sức. Dùng đồng hồ có kim giây để đếm trong vòng 1 phút.

    – Thở gắng sức: cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn (phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực.

    – Sốt: sốt vừa đến sốt cao.

    – Đau ngực: không chỉ trong lúc ho, mà cả giữa các cơn ho.

    – Nôn – không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho.

    – Tím tái quanh môi và ở mặt – do thiếu ôxy

    – Thở rít: mặc dù thở rít thường là biểu hiện của nhiễm virus nhiều hơn nhưng đôi khi cũng xuất hiện trong viêm phổi.

    Làm thế nào để biết trẻ đã bị viêm phổi nặng, cần nhập viện?

    Đó là khi trẻ có dấu hiệu thở co lõm lồng ngực. Nghĩa là khi trẻ hít vào phần dưới lồng ngực của trẻ sẽ bị cơ này kéo lõm vào thay vì nở ra như bình thường.

    Khi trẻ có dấu hiệu thở co lõm lồng ngực thì bệnh viêm phổi đã nặng, cần nhập viện ngay để điều trị.

    Để nhận ra chính xác dấu hiệu này, chúng ta cần vén áo trẻ cao lên để thấy rõ vùng ngực và bụng trẻ, quan sát khi trẻ nằm yên, không bú, không khóc.

    Khi nào cần cho trẻ đi cấp cứu ngay:

    Đó là khi trẻ có 1 trong những dấu hiệu nguy hiểm sau:

    – Ở trẻ dưới 2 tháng: bỏ bú hoặc bú kém, co giật, trẻ ngủ li bì – khó đánh thức trẻ dậy, sốt hoặc lạnh, thở khò khè.

    – Ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: trẻ không thể uống được gì cả, co giật, ngủ li bì – khó đánh thức, thở có tiếng rít.

    Đây là các dấu hiệu cho biết có thể trẻ đang trong tình trạng nguy kịch, tính mạng đang bị đe dọa, cần phải đưa trẻ đi Bệnh viện cấp cứu ngay lập tức để còn có thể cứu sống được trẻ.

    Có thể chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà?

    Khi bị viêm phổi, trẻ không phải lúc nào cũng cần nhập viện mà vẫn có thể được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà. Khi này, bốn công việc cần phải làm là:

    a- Cho trẻ uống kháng sinh thích hợp: là điều quan trọng nhất để trẻ có thể khỏi bệnh. Khi được thầy thuốc chỉ định, các bậc cha mẹ cần nhận biết đúng dạng thuốc cần cho trẻ uống, liều lượng mỗi lần uống, số lần uống trong ngày và số ngày cần cho trẻ uống thuốc.

    b- Điều trị các triệu chứng kèm theo (sốt, khò khè, …) theo hướng dẫn của thầy thuốc.

    c -Biết cách chăm sóc trẻ tại nhà :

    Cần phải tăng cường cho trẻ ăn, bú, tránh các tập quán kiêng ăn. Cần cho trẻ ăn đủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh. Khi trẻ vừa khỏi bệnh cũng cần bồi dưỡng thêm cho trẻ mau lại sức. Đối với trẻ nhỏ, cần thông thoáng mũi bằng cách dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi để trẻ có thể bú, ăn dễ dàng hơn.

    Cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường cho trẻ bú. Đây là điều rất quan trọng vì trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đàm, dịu họng – giảm ho và tránh mất nước .

    Ho là vấn đề mà các bậc cha mẹ rất quan tâm. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý ho chính là 1 phản xạ có lợi để tống đàm dãi ra ngoài, giúp đường thở được thông thoáng cho trẻ có thể hít thở dễ dàng. Vì vậy không nên lạm dụng các loại thuốc ho để kìm hãm phản xạ có lợi này của trẻ. Chỉ khi nào trẻ ho nhiều dẫn đến những hậu quả xấu cho trẻ như nôn ói, mất ngũ, đau tức ngực, đau rát họng, … chúng ta có thể cho trẻ dùng các thuốc ho an toàn. TCYTTG cũng như Bộ Y Tế khuyến cáo nên dùng các loại dược thảo , thuốc nam an toàn đã từng được lưu truyền rất rộng rãi trong dân gian: tắc (quất) chưng đường, rau tần dầy lá, mật ong, gừng, hoa hồng bạch… Nếu cần sử dụng thuốc ho, nên dùng các loại thuốc ho sirop có thành phần chính là thảo dược an toàn và phù hợp cho trẻ em.

    d – Biết được khi nào cần đưa trẻ đến khám lại bao gồm tái khám theo hẹn và khám lại ngay lập tức khi trẻ trở nặng. Đây cũng là một phần quan trọng trong điều trị.

    • Tái khám theo hẹn: Trẻ cần được bác sĩ khám lại sau 2 ngày để đánh giá xem thuốc kháng sinh này có hiệu quả tốt hay không
    • Khám lại ngay: Cũng cần lưu ý theo dõi và đưa ngay trẻ đến bệnh viện nếu thấy trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau: Thở khó khăn hơn ( thở nhanh hơn, thở co lõm lồng ngực ), trẻ không thể uống được nước, trẻ trở nên mệt hơn. Đây là những dấu hiệu cho biết bệnh đã trở nặng, cần nhập viện ngay.
    Phòng ngừa viêm phổi:

    Theo TCYTTG, các biện pháp quan trọng nhất được chứng minh hiệu quả là:

    – Cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh. Điều này giúp giảm gần ¼ VP trẻ em.

    – Sử dụng bếp sạch, không khói: giúp giảm 50% nguy cơ VP.

    – Chủng ngừa HIB và phế cầu: giúp giảm 50% VP

    Ngoài ra, các biện pháp khác là:

    – Nuôi dưỡng trẻ tốt, tránh suy dinh dưỡng

    – Cho trẻ uống Vitamin A theo khuyến cáo

    – Gần đây bổ sung kẽm hàng ngày cũng giúp giảm tần suất VP

    – Chủng ngừa đầy đủ.

    – Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ.

    – Tránh tình trạng hít khói thuốc lá thụ động (Hít khói thuốc lá thụ động làm tăng gấp 2 nguy cơ VP).

    – Giữ cho trẻ đủ ấm khi thời tiết thay đổi, trời mưa, trở lạnh.

    – Rửa tay: cũng là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp giảm rõ nguy cơ NKHHCT nói chung và VP nói riêng.

    Bác sĩ : Huỳnh Hải Huy

    "VieVie - BÁC SĨ CỦA BẠN" - Ứng dụng giúp bạn XÁC ĐỊNH và GIẢM BỚT NỖI LO về sức khỏe.
    • Trò chuyện với các chuyên gia y tế và nhận được tư vấn chi tiết. Chỉ trong vài phút bạn sẽ biết mình cần phải làm gì.

    • Hoàn toàn miễn phí

    • Phản hồi nhanh chóng trong vòng 5 phút

    • Bạn có thể hỏi tất cả các vấn đề về sức khỏe của bản thân và cả những người thân yêu của bạn.

    • Dễ dàng sử dụng

    • Đội ngũ chuyên gia y tế nhiệt tình, quan tâm và thấu hiểu
    ☑️ Hỏi ngay bác sĩ VieVie khi có bất kì thắc mắc gì về sức khỏe bạn nhé!

    ———————
    Link download app: http://bit.ly/vievie-forum
    Video VieVie:
     
  5. vivisk17

    vivisk17 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    13/8/2018
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Tầm quan trọng của viêm phổi ở trẻ em hiện nay:

    Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Người ta ước tính rằng mỗi năm 1 em bé dưới 5 tuổi có thể mắc NKHHCT từ 5 đến 8 lần. Trong phần lớn trường hợp, bé có thể tự khỏi trong vòng 10 -14 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, khoảng 1/4 các trường hợp, bệnh sẽ diễn tiến thành viêm phổi và cần phải được điều trị cẩn thận để tránh biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong.

    Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 2,9 triệu lượt trẻ mắc viêm phổi và do vậy nước ta được xem là 1 trong 15 quốc gia có số lượng trẻ mắc viêm phổi nhiều nhất thế giới. Hàng năm vẫn có khoảng 4000 trẻ em Việt Nam chết vì viêm phổi

    Trẻ dễ mắc viêm phổi khi nào?

    Thời tiết chuyển mùa nhiệt độ thay đổi đột ngột rất dễ khiến trẻ mắc các bệnh đường hô hấp trong đó có viêm phổi.

    Viêm phổi là bệnh lý viêm đường hô hấp lây truyền qua tiếp xúc, thường gặp ở trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, đông đúc, tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá hoặc chăm sóc không đúng cách sẽ có nguy cơ mắc viêm phổi cao hơn nhiều so với trẻ bình thường.

    Có nhiều tác nhân gây viêm phổi nhưng chủ yếu là do vi khuẩn và virus, đôi khi là do chăm sóc trẻ chưa đúng cách để trẻ bị sặc thức ăn, nôn, trớ, hít phải hóa chất…

    Viêm phổi là gì?

    [​IMG]Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng trong phổi, khi có sự xuất hiện của vi khuẩn hay virus, chúng sinh sôi nảy nở và tạo nên những ổ nhiễm trùng. Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, một số loại virus cũng gây nên bệnh này.

    Bệnh có thể xuất hiện khi bé đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm. Lúc này, dịch nhầy tiết ra trong phổi trở thành nguồn dinh dưỡng cho vi trùng. Sau vài ngày, vi khuẩn và virus có thể nhanh chóng sinh sôi nảy nở, tạo nên những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn. Ho chính là phản xạ tự vệ rất quan trọng của cơ thể, giúp đẩy chấy nhầy ra khỏi túi phế nang trước khi nhiễm trùng đặt chân được vào đây.



    Các bậc cha mẹ có thể phát hiện sớm viêm phổi ngay tại nhà

    Việc phát hiện và điều trị sớm viêm phổi có thể giúp chúng ta chặn đứng kịp thời lưỡi hái của “hung thần” này. Không chỉ trông chờ hoàn toàn vào các thầy thuốc mà mỗi bậc cha mẹ tự mình cũng có thể góp phần thực hiện mong ước đó.

    Trong thực tế, khi trẻ bị ho, 3 câu hỏi mà chúng ta cần đặt ra: khi nào trẻ có khả năng đã bị viêm phổi để đưa trẻ đi khám đúng lúc, khi nào cần cho trẻ nhập viện và khi nào cần cho trẻ đi cấp cứu ngay.

    Làm thế nào để có thể phát hiện thật sớm là trẻ bị viêm phổi

    Những biểu hiện chính của viêm phổi

    – Ho: vừa đến nặng – thường là ho nặng tiếng.

    – Thở nhanh liên tục (khác với thở nhanh nhất thời khi trẻ bị sốt cao).

    Chúng ta có thể đếm được nhịp thở của trẻ trong trọn một phút để xem trẻ có thở nhanh hay không. Gọi là thở nhanh khi:

    + Trẻ < 2 tháng: Nhịp thở từ 60 lần/ 1 phút trở lên.

    + Trẻ từ 2 – 11 tháng: Nhịp thở từ 50 lần /1 phút trở lên.

    + Trẻ từ 12th – 5 tuổi: Nhịp thở từ 40 lần /1 phút trở lên.

    Đếm nhịp thở khi trẻ đang nằm yên, không hoạt động gắng sức. Dùng đồng hồ có kim giây để đếm trong vòng 1 phút.

    – Thở gắng sức: cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn (phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực.

    – Sốt: sốt vừa đến sốt cao.

    – Đau ngực: không chỉ trong lúc ho, mà cả giữa các cơn ho.

    – Nôn – không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho.

    – Tím tái quanh môi và ở mặt – do thiếu ôxy

    – Thở rít: mặc dù thở rít thường là biểu hiện của nhiễm virus nhiều hơn nhưng đôi khi cũng xuất hiện trong viêm phổi.

    Làm thế nào để biết trẻ đã bị viêm phổi nặng, cần nhập viện?

    Đó là khi trẻ có dấu hiệu thở co lõm lồng ngực. Nghĩa là khi trẻ hít vào phần dưới lồng ngực của trẻ sẽ bị cơ này kéo lõm vào thay vì nở ra như bình thường.

    Khi trẻ có dấu hiệu thở co lõm lồng ngực thì bệnh viêm phổi đã nặng, cần nhập viện ngay để điều trị.

    Để nhận ra chính xác dấu hiệu này, chúng ta cần vén áo trẻ cao lên để thấy rõ vùng ngực và bụng trẻ, quan sát khi trẻ nằm yên, không bú, không khóc.

    Khi nào cần cho trẻ đi cấp cứu ngay:

    Đó là khi trẻ có 1 trong những dấu hiệu nguy hiểm sau:

    – Ở trẻ dưới 2 tháng: bỏ bú hoặc bú kém, co giật, trẻ ngủ li bì – khó đánh thức trẻ dậy, sốt hoặc lạnh, thở khò khè.

    – Ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: trẻ không thể uống được gì cả, co giật, ngủ li bì – khó đánh thức, thở có tiếng rít.

    Đây là các dấu hiệu cho biết có thể trẻ đang trong tình trạng nguy kịch, tính mạng đang bị đe dọa, cần phải đưa trẻ đi Bệnh viện cấp cứu ngay lập tức để còn có thể cứu sống được trẻ.

    Có thể chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà?

    Khi bị viêm phổi, trẻ không phải lúc nào cũng cần nhập viện mà vẫn có thể được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà. Khi này, bốn công việc cần phải làm là:

    a- Cho trẻ uống kháng sinh thích hợp: là điều quan trọng nhất để trẻ có thể khỏi bệnh. Khi được thầy thuốc chỉ định, các bậc cha mẹ cần nhận biết đúng dạng thuốc cần cho trẻ uống, liều lượng mỗi lần uống, số lần uống trong ngày và số ngày cần cho trẻ uống thuốc.

    b- Điều trị các triệu chứng kèm theo (sốt, khò khè, …) theo hướng dẫn của thầy thuốc.

    c -Biết cách chăm sóc trẻ tại nhà :

    Cần phải tăng cường cho trẻ ăn, bú, tránh các tập quán kiêng ăn. Cần cho trẻ ăn đủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh. Khi trẻ vừa khỏi bệnh cũng cần bồi dưỡng thêm cho trẻ mau lại sức. Đối với trẻ nhỏ, cần thông thoáng mũi bằng cách dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi để trẻ có thể bú, ăn dễ dàng hơn.

    Cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường cho trẻ bú. Đây là điều rất quan trọng vì trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đàm, dịu họng – giảm ho và tránh mất nước .

    Ho là vấn đề mà các bậc cha mẹ rất quan tâm. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý ho chính là 1 phản xạ có lợi để tống đàm dãi ra ngoài, giúp đường thở được thông thoáng cho trẻ có thể hít thở dễ dàng. Vì vậy không nên lạm dụng các loại thuốc ho để kìm hãm phản xạ có lợi này của trẻ. Chỉ khi nào trẻ ho nhiều dẫn đến những hậu quả xấu cho trẻ như nôn ói, mất ngũ, đau tức ngực, đau rát họng, … chúng ta có thể cho trẻ dùng các thuốc ho an toàn. TCYTTG cũng như Bộ Y Tế khuyến cáo nên dùng các loại dược thảo , thuốc nam an toàn đã từng được lưu truyền rất rộng rãi trong dân gian: tắc (quất) chưng đường, rau tần dầy lá, mật ong, gừng, hoa hồng bạch… Nếu cần sử dụng thuốc ho, nên dùng các loại thuốc ho sirop có thành phần chính là thảo dược an toàn và phù hợp cho trẻ em.

    d – Biết được khi nào cần đưa trẻ đến khám lại bao gồm tái khám theo hẹn và khám lại ngay lập tức khi trẻ trở nặng. Đây cũng là một phần quan trọng trong điều trị.

    • Tái khám theo hẹn: Trẻ cần được bác sĩ khám lại sau 2 ngày để đánh giá xem thuốc kháng sinh này có hiệu quả tốt hay không
    • Khám lại ngay: Cũng cần lưu ý theo dõi và đưa ngay trẻ đến bệnh viện nếu thấy trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau: Thở khó khăn hơn ( thở nhanh hơn, thở co lõm lồng ngực ), trẻ không thể uống được nước, trẻ trở nên mệt hơn. Đây là những dấu hiệu cho biết bệnh đã trở nặng, cần nhập viện ngay.
    Phòng ngừa viêm phổi:

    Theo TCYTTG, các biện pháp quan trọng nhất được chứng minh hiệu quả là:

    – Cần cho trẻ bú Sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh. Điều này giúp giảm gần ¼ VP trẻ em.

    – Sử dụng bếp sạch, không khói: giúp giảm 50% nguy cơ VP.

    – Chủng ngừa HIB và phế cầu: giúp giảm 50% VP

    Ngoài ra, các biện pháp khác là:

    – Nuôi dưỡng trẻ tốt, tránh suy dinh dưỡng

    – Cho trẻ uống Vitamin A theo khuyến cáo

    – Gần đây bổ sung kẽm hàng ngày cũng giúp giảm tần suất VP

    – Chủng ngừa đầy đủ.

    – Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ.

    – Tránh tình trạng hít khói thuốc lá thụ động (Hít khói thuốc lá thụ động làm tăng gấp 2 nguy cơ VP).

    – Giữ cho trẻ đủ ấm khi thời tiết thay đổi, trời mưa, trở lạnh.

    – Rửa tay: cũng là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp giảm rõ nguy cơ NKHHCT nói chung và VP nói riêng.

    Bác sĩ : Huỳnh Hải Huy

    "VieVie - BÁC SĨ CỦA BẠN" - Ứng dụng giúp bạn XÁC ĐỊNH và GIẢM BỚT NỖI LO về sức khỏe.
    • Trò chuyện với các chuyên gia y tế và nhận được tư vấn chi tiết. Chỉ trong vài phút bạn sẽ biết mình cần phải làm gì.

    • Hoàn toàn miễn phí

    • Phản hồi nhanh chóng trong vòng 5 phút

    • Bạn có thể hỏi tất cả các vấn đề về sức khỏe của bản thân và cả những người thân yêu của bạn.

    • Dễ dàng sử dụng

    • Đội ngũ chuyên gia y tế nhiệt tình, quan tâm và thấu hiểu
    ☑️ Hỏi ngay bác sĩ VieVie khi có bất kì thắc mắc gì về sức khỏe bạn nhé!

    ———————
    Link download app: http://bit.ly/vievie-forum
    Video VieVie:
     
  6. vivisk17

    vivisk17 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    13/8/2018
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Định nghĩa:

    [​IMG]Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng).

    Hội chứng ruột kích thích thường gây ra đau rút bụng, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón. Mặc dù có những dấu hiệu và triệu chứng khó chịu, hội chứng ruột kích thích không gây tổn thương vĩnh viễn đến ruột già.

    Hầu hết những người bị hội chứng ruột kích thích thấy các triệu chứng cải thiện khi họ học cách kiểm soát tình trạng. Chỉ có một số nhỏ những người bị hội chứng ruột kích thích có các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng.

    May mắn thay, không giống như bệnh đường ruột nghiêm trọng khác, các bệnh như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích không gây ra viêm nhiễm hay những thay đổi trong mô ruột hoặc làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Trong nhiều trường hợp, có thể kiểm soát hội chứng ruột kích thích bằng cách quản lý lối sống, chế độ ăn uống và căng thẳng.

    Yếu tố nguy cơ:

    • Nhiều người thỉnh thoảng có dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, nhưng có nhiều khả năng có hội chứng ruột kích thích nếu :
    • Người trẻ. Hội chứng ruột kích thích bắt đầu trước tuổi 35 cho 50 phần trăm.
    • Là nữ. Nhìn chung, phụ nữ nhiều hơn nam giới hai lần.
    • Có một lịch sử gia đình hội chứng ruột kích thích. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có – chẳng hạn như cha mẹ hoặc anh chị em với hội chứng ruột kích thích, có nguy cơ của tình trạng này.
    • Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu xem ảnh hưởng của lịch sử gia đình hội chứng ruột kích thích có nguy cơ có liên quan đến gen, các yếu tố môi trường được chia sẻ trong gia đình, hoặc cả hai.
    Các biến chứng:

    • Tiêu chảy và táo bón, cả hai dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích, có thể làm nặng thêm bệnh trĩ.
    • Nhưng tác động của điều kiện về chất lượng tổng thể đời sống có thể là biến chứng quan trọng nhất. Có thể hạn chế khả năng
    • Nếu có hội chứng ruột kích thích, khó khăn trong việc đối phó với các triệu chứng khi xa nhà có thể khiến tránh các cam kết xã hội.
    • Sự khó chịu của hội chứng ruột kích thích có thể làm cho hoạt động tình dục không hấp dẫn hoặc thậm chí đau đớn.
    • Những người bị hội chứng ruột kích thích bỏ lỡ nhiều ngày làm việc gấp 3 lần những người khong có cơ hội chứng này.
    • Kiểm tra và chẩn đoán
    • Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích phụ thuộc phần lớn vào lịch sử y tế đầy đủ và khám thực thể.
    Làm Sao Để Xác Định Hội Chứng Ruột Kích Thích ?

    Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn mạn tính mà nguyên nhân gây ra vẫn chưa được xác định rõ ràng, do đó việc chẩn đoán hội chứng ruột kích thích rất khó khăn. Các phương pháp xét nghiệm chỉ đóng vai trò loại trừ những bệnh lý khác: Xét nghiệm máu, phân, chẩn đoán hình ảnh (như CT scan, chụp X quang ruột non), nội soi ống tiêu hóa dưới,…

    Điều Trị Hội Chứng Ruột Kích Thích Như Thế Nào ?

    Để điều trị hiệu quả hội chứng ruột kích thích phải phối hợp tốt giữa sử dụng thuốc và độ ăn uống, sinh hoạt:

    • Sử dụng thuốc trong điều trị
    Thông thường cần phải cố định nhiều nhóm thuốc khác nhau để điều trị các triệu chứng và hậu quả của bệnh như sử dụng nhóm thuốc chống tiêu chảy hay nhóm thuốc co thắt… Tuy nhiên, việc kết hợp nhiều nhóm thuốc đồng thời các triệu chứng bệnh thay đổi thường xuyên khiên cho việc sử dụng thuốc gặp khó khăn.

    • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt phù hợp
    Chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng là yếu tố quan trọng, không thể thiêu trong điều trị chứng rối loạn này. Một số vấn đề về ăn uống và thói quen sinh hoạt phải nghiêm túc thực hiện như sau: Kiêng các thức ăn tanh, sống, lạnh gây kích thích đi ngoài, nên ăn nhiều rau xanh. Uống nhiều nước trong trường hợp bị táo bón, còn trường hợp đi lỏng kéo dài nên uống oresol để bù lại lượng điện giải bị mất. Không sử dụng chất kích thích: cà phê, thuốc lá rượu, bia. Không thức khuya, căng thẳng thần kinh quá độ. Luyện tập thói quen đi ngoài theo một thời gian nhất định trong ngày.

    Bác Sĩ Nguyễn Văn Duy Phương

    "VieVie - BÁC SĨ CỦA BẠN" - Ứng dụng giúp bạn XÁC ĐỊNH và GIẢM BỚT NỖI LO về sức khỏe.

    • Trò chuyện với các chuyên gia y tế và nhận được tư vấn chi tiết. Chỉ trong vài phút bạn sẽ biết mình cần phải làm gì.

    • Hoàn toàn miễn phí

    • Phản hồi nhanh chóng trong vòng 5 phút

    • Bạn có thể hỏi tất cả các vấn đề về sức khỏe của bản thân và cả những người thân yêu của bạn.

    • Dễ dàng sử dụng

    • Đội ngũ chuyên gia y tế nhiệt tình, quan tâm và thấu hiểu
    ☑️ Hỏi ngay bác sĩ VieVie khi có bất kì thắc mắc gì về sức khỏe bạn nhé!

    ———————
    Link download app: http://bit.ly/vievie-forum
    Video VieVie:
     
  7. vivisk17

    vivisk17 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    13/8/2018
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    1. ĐỊNH NGHĨA
    Đau ruột thừa là tình trạng đặc trưng bởi hiện tượng viêm của ruột thừa. Mặc dù các ca nhẹ tự khỏi mà không cần điều trị, phần lớn viêm ruột thừa cần được mở ổ bụng để lấy bỏ ruột thừa bị viêm. Tỉ lệ tử vong cao nếu không điều trị, chủ yếu do ruột thừa viêm bị vỡ gây viêm phúc mạc và sốc.

    Đau ruột thừa gây đau thường bắt đầu xung quanh rốn và sau đó chuyển tới vùng bụng dưới bên phải. Viêm ruột thừa đau thường tăng lên trong khoảng thời gian từ 12 đến 18 giờ và cuối cùng trở nên rất nghiêm trọng. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, nhưng nó thường xảy ra ở những người độ tuổi từ 10 và 30. Tiêu chuẩn điều trị viêm ruột thừa là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa.

    2. CÁC TRIỆU CHỨNG
    Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm ruột thừa có thể bao gồm:

    • Đau nhức bắt đầu xung quanh rốn và thường chuyển tới vùng bụng dưới bên phải.
    • Đau trở nên sắc nét hơn trong nhiều giờ.
    • Đau xảy ra khi gây áp lực cho bụng dưới bên phải.
    • Đau nhói ở bụng dưới bên phải xảy ra khi nhấn vào khu vực này và sau đó áp lực được nhanh chóng bỏ ra (rebound tenderness).
    • Đau nặng hơn nếu ho, đi bộ hoặc thực hiện các chuyển động khác.
    • Buồn nôn.
    • Ói mửa.
    • Mất cảm giác ngon miệng.
    • Sốt nhẹ.
    • Táo bón.
    • Bí trung tiện.
    • Tiêu chảy.
    • Chướng bụng.
    Các vị trí của cơn đau có thể khác nhau, tùy thuộc vào tuổi và vị trí của ruột thừa. Đặc biệt là trẻ em hoặc phụ nữ mang thai có thể bị đau ruột thừa ở những nơi khác nhau.

    Gặp bác sĩ nếu trải nghiệm các dấu hiệu hoặc triệu chứng lo lắng. Đau bụng nghiêm trọng mà không thể ngồi yên hoặc tìm một vị trí thoải mái yêu cầu chăm sóc y tế ngay lập tức.

    3. NGUYÊN NHÂN
    Nguyên nhân của đau ruột thừa không phải lúc nào cũng rõ ràng. Đôi khi viêm ruột thừa có thể xảy ra như là kết quả của:

    • Sự tắc nghẽn chất thải thực phẩm hoặc phần cứng của phân có thể ngăn chặn mở khoang chạy theo chiều dài của ruột thừa.
    • Sự nhiễm trùng. Viêm ruột thừa cũng có thể theo một bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm virus đường tiêu hóa, hoặc nó có thể là kết quả của các loại viêm.
    • Trong cả hai trường hợp, vi khuẩn bên trong ruột thừa nhân nhanh chóng làm ruột thừa bị viêm, sưng và đầy mủ. Nếu không được điều trị kịp thời, ruột thừa có thể vỡ.
    [​IMG]

    4. CÁC BIẾN CHỨNG
    • Viêm ruột thừa có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:
    • Vỡ ruột thừa. Nếu ruột thừa bị vỡ, các chất của đường ruột và các sinh vật gây bệnh có thể bị rò rỉ vào khoang bụng. Điều này có thể gây ra nhiễm trùng ổ bụng (viêm phúc mạc).
    • Áp xe mủ hình thành trong bụng. Nếu ruột thừa vỡ, nhiễm trùng và sự rò rỉ các chất đường ruột có thể hình thành áp xe – ổ áp xe nhiễm trùng ruột thừa quanh ruột thừa. Ruột thừa áp xe cần phải điều trị trước khi vỡ ổ áp xe, gây nhiễm trùng rộng khoang bụng.
    5. KIỂM TRA CHUẨN ĐOÁN
    Đau do viêm ruột thừa có thể thay đổi theo thời gian, do đó, thiết lập chẩn đoán đôi khi có thể khó khăn. Ngoài ra, đau bụng có thể phát sinh từ một số vấn đề khác về sức khỏe hơn so với viêm ruột thừa. Để giúp chẩn đoán viêm ruột thừa, bác sĩ có khả năng sẽ khai thác lịch sử các dấu hiệu và triệu chứng và thực hiện kiểm tra toàn diện về thể chất của bụng.

    Kiểm tra và thủ tục được sử dụng để chẩn đoán viêm ruột thừa bao gồm:

    • Khám để đánh giá đau. Bác sĩ có thể áp lực nhẹ nhàng vào khu vực đau. Khi áp lực được phát đột ngột, đau ruột thừa thường sẽ cảm thấy tồi tệ hơn, tín hiệu phúc mạc lân cận bị viêm. Các dấu hiệu khác bác sĩ có thể xem bao gồm độ cứng bụng và xu hướng cứng cơ bụng để đáp ứng với áp lực trên ruột thừa bị viêm (bảo vệ).
    • Xét nghiệm máu. Cho phép bác sĩ kiểm tra xác định xem bạch cầu có cao, có thể chỉ ra nhiễm trùng.
    • Xét nghiệm nước tiểu. Bác sĩ có thể phân tích nước tiểu để đảm bảo nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sỏi thận không gây đau. Nếu nó là sỏi thận, các tế bào máu đỏ thường thấy trong quá trình kiểm tra nước tiểu dưới kính hiển vi.
    • Kiểm tra hình ảnh. Bác sĩ cũng có thể đề nghị X quang bụng, siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan) để giúp xác nhận viêm ruột thừa hoặc tìm các nguyên nhân khác gây đau.
    6. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ THUỐC
    Điều trị viêm ruột thừa thường liên quan đến phẫu thuật để cắt bỏ ruột thừa bị viêm. Phương pháp điều trị khác có thể cần thiết tùy thuộc vào tình hình.

    • Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa
    Ruột thừa có thể được thực hiện như phẫu thuật mở bằng cách sử dụng một vết rạch ở bụng dài khoảng 2 đến 4 inch (5-10 cm). Hoặc phẫu thuật viêm ruột thừa có thể được thực hiện phẫu thuật nội soi, trong đó liên quan đến một vài vết mổ nhỏ. Trong nội soi, các bác sĩ phẫu thuật chèn các công cụ phẫu thuật đặc biệt và một máy ảnh video vào bụng để loại bỏ ruột thừa.

    Nói chung, phẫu thuật nội soi cho phép phục hồi nhanh hơn và chữa lành vết sẹo nhỏ. Nhưng phẫu thuật nội soi ổ bụng không thích hợp cho tất cả mọi người. Nếu ruột thừa bị vỡ và nhiễm trùng đã lan rộng hoặc nếu áp xe, có thể yêu cầu mổ mở. Mổ mở cho phép bác sĩ phẫu thuật làm sạch ổ bụng.

    Dành một hoặc hai ngày trong bệnh viện sau khi phẫu thuật ruột thừa.

    Dẫn lưu áp xe trước khi phẫu thuật ruột thừa

    Nếu ruột thừa đã vỡ và áp xe đã hình thành xung quanh nó, áp xe có thể được lấy bằng cách đặt ống thông qua da và thành áp xe. Dẫn lưu ruột thừa áp xe có thể được thực hiện vài tuần sau khi nhiễm trùng dưới sự kiểm soát.

    7. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
    Mong đợi một vài tuần phục hồi từ viêm ruột thừa. Nếu ruột thừa vỡ, có thể mất nhiều thời gian để phục hồi. Trong thời gian phục hồi này, có thể thực hiện các bước để giúp cho cơ thể lành mạnh, chẳng hạn như:

    • Tránh hoạt động vất vả. Nếu ruột thừa viêm đã được thực hiện phẫu thuật, hạn chế hoạt động 3 – 5 ngày đầu sau khi phẫu thuật. Nếu mổ mở viêm ruột thừa, hạn chế hoạt động 10 để 14 ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật. Hãy hỏi bác sĩ khi có thể trở lại hoạt động bình thường.
    • Hỗ trợ bụng khi ho. Có thể cảm thấy đau bụng khi ho, cười hoặc vận động khác.
    • Gọi cho bác sĩ nếu thuốc giảm đau không hiệu quả. Đau đớn thêm và chậm quá trình chữa lành. Nếu vẫn còn đau mặc dù dùng thuốc giảm đau, hãy đến gặp ngay bác sĩ.
    • Hãy đứng dậy và di chuyển khi đã sẵn sàng. Bắt đầu từ từ và tăng hoạt động khi cảm thấy ổn định. Bắt đầu với đi bộ ngắn.
    • Ngủ khi cảm thấy mệt mỏi. Khi cơ thể lành, có thể thấy cảm thấy buồn ngủ hơn bình thường.
    • Thảo luận về việc trở lại làm việc hay đến trường học với bác sĩ. Có thể trở lại làm việc khi cảm thấy khỏe hơn. Trẻ em có thể có thể trở lại trường học ít hơn một tuần sau khi phẫu thuật, mặc dù hoạt động gắng sức, chẳng hạn như tập thể dục hoặc thể thao, nên được giới hạn trong 2 – 4 tuần sau khi phẫu thuật.
    • Bác sĩ sẽ kê toa thuốc để giúp kiểm soát cơn đau sau khi phẫu thuật viêm ruột thừa. Một số phương pháp điều trị bổ sung và thay thế, khi được sử dụng cùng với thuốc, có thể giúp kiểm soát cơn đau. Hãy hỏi bác sĩ về lựa chọn an toàn, chẳng hạn như: nghe nhạc và nói chuyện với bạn bè, hướng tâm trí ra khỏi nỗi đau hoặc nhắm mắt lại và suy nghĩ về một nơi yêu thích.
    Bệnh đau ruột thừa thường xảy ra đối với các độ tuổi thanh thiếu niên và trẻ nhỏ từ 10 đến 30 tuổi, thậm chí có khi bệnh còn xảy ra với các bé từ 3 đến 4 tuổi và bệnh không lây lan, không bị theo di truyền. Bài viết trên viết về nguyên nhân, triệu chứng bệnh đau ruột thừa, hy vọng bài viết cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết đến cho bạn. Chúc bạn một ngày vui vẻ.

    BS. Nguyễn Văn Duy Phương

    "VieVie - BÁC SĨ CỦA BẠN" - Ứng dụng giúp bạn XÁC ĐỊNH và GIẢM BỚT NỖI LO về sức khỏe.

    • Trò chuyện với các chuyên gia y tế và nhận được tư vấn chi tiết. Chỉ trong vài phút bạn sẽ biết mình cần phải làm gì.
    • Hoàn toàn miễn phí
    • Phản hồi nhanh chóng trong vòng 5 phút
    • Bạn có thể hỏi tất cả các vấn đề về sức khỏe của bản thân và cả những người thân yêu của bạn.
    • Dễ dàng sử dụng
    • Đội ngũ chuyên gia y tế nhiệt tình, quan tâm và thấu hiểu
    ☑️ Hỏi ngay bác sĩ VieVie khi có bất kì thắc mắc gì về sức khỏe bạn nhé!

    ———————

    Link download app: http://bit.ly/vievie-forum

    Video VieVie:



     
  8. vivisk17

    vivisk17 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    13/8/2018
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    1. ĐỊNH NGHĨA
    Chướng bụng đầy hơi khó tiêu, ợ hơi…. là những triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Tuy không nguy hiểm nhưng gây ra cảm giác khó chịu sau mỗi bữa ăn. Do đó, giảm chất lượng bữa ăn hàng ngày của bạn dẫn đến tình trạng chán ăn. Tùy theo nguyên nhân và đối tượng mà biểu hiện của bệnh khác nhau.

    Bệnh đầy hơi chướng bụng là hiện tượng mà người bệnh mắc phải sau khi ăn, bệnh này mang lại một cảm giác no hơi chướng bụng. Chúng ta sẽ thấy bụng căng phồng no dù có cảm giác hơi đói nhưng khi bệnh nhân ăn được một ít lại cảm thấy no và ăn không nổi.

    2. BIỂU HIỆN CỦA CHỨNG ĐẦY BỤNG KHÓ TIÊU
    Thông thường, sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút chúng ta đã có cảm giác thoải mái vì thức ăn được tiêu hóa bớt đi, tiếp tục được công việc của mình. Tuy nhiên ở những đối tượng bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu thì hoàn toàn ngược lại. Thức ăn chậm tiêu hóa gây ra những cảm giác khó chịu như sau:

    • Chán ăn, cảm giác ăn nhanh no, sợ ăn;
    • Khi ăn thấy cảm giác vướng nghẹn vùng cổ họng;
    • Ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn và nôn;
    • Bụng tức nặng ở phía trên, cảm giác óc ách như chứa đầy nước, đầy hơi;
    • Thở phì phò, đi lại nặng nề;
    • Đau bụng râm ran;
    • Có thể bị tiêu chảy, táo bón kèm theo.
    3. NGUYÊN NHÂN GÂY CHỨNG CHƯỚNG BỤNG
    – Mất cân đối thức ăn

    Sau thời gian làm việc mệt mỏi mỗi chúng ta đều muốn thưởng thức bữa ăn ngon miệng. Nhưng ăn món gì, ăn bao nhiêu để tốt cho sức khỏe là vấn đề quan trọng.

    Thông thường, do chúng ta ăn quá nhiều, ăn thực phẩm khó tiêu và dễ sinh hơi gây ra tình trạng tiêu hóa chậm chạp. Những thực phẩm khi ăn nhiều gây chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu như:

    • Thức ăn giàu tinh bột;
    • Nhiều chất xơ;
    • Món ăn xào rán nhiều dầu mỡ;
    • Sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ uống có gas.
    – Thói quen ăn uống

    • Ăn không đúng cách gây ra gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Ăn quá nhanh, nhai không kỹ, ăn không đúng giờ, vừa ăn xong đã đi nằm ngay làm cho tình trạng đầy hơi, khó tiêu thường xuyên “ghé thăm” bạn.
    • Thói quen ăn uống chưa đúng như: Ăn quá nhanh, nhai không kĩ, ăn uống tùy tiện không đúng bữa – đúng giờ, ăn no đã vội vàng đi nằm ngay.
    • Thói quen vừa ăn vừa xem phim, nuốt nhiều không khí gây ra tình trạng chướng bụng, đặc biệt là ở trẻ em. Vì vậy, khi ăn không nên xem phim để tránh hiện tượng đầy bụng xảy ra.
    – Rối loạn tiêu hóa

    Độc tố từ các loại thức ăn, loạn khuẩn đường ruột, dư acid dịch vị, nhiễm Helicobacter Pylori một loại vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng. Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, stress gây giảm tiết các men tiêu hóa, giảm nhu động đường tiêu hóa.

    Một số trẻ do khả năng dung nạp lactose (có nhiều trong sữa) kém cũng gây chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu.

    Một số bệnh về tiêu hóa như: Viêm niêm mạc dạ dày, loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày ảnh hưởng đến khả năng co bóp tống thức ăn. Bệnh tuyến tụy tạng gây giảm tiết men tụy, bệnh sỏi mật, viêm gan đẫn đến suy giảm chức năng gan mật, giảm bài tiết mật và enzim tiêu hóa.

    Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: Kháng sinh, giảm đau kháng viêm, tiểu đường, huyết áp, thuốc tránh thai… gây ra chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu.

    [​IMG]

    4. ĐIỀU TRỊ ĐẦY HƠI
    – Thay đổi thói quen ăn uống, ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá no, không nuốt vội, tránh những món ăn có khả năng gây đầy hơi. Vận động nhẹ sau khi ăn để giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn.

    – Nên ăn những thức ăn dễ tiêu, hạn chế ăn thức ăn chua, cay, các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá. Ăn nhiều rau xanh như rau khoai lang, rau mồng tơi, rau đay, rau muống để tăng cường chất xơ cho cơ thể.

    – Sau bữa ăn có thể dùng tay xoa bóp bụng theo chiều kim đồng hồ để làm tăng nhu động của dạ dày, ruột giúp cho việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh hiện tượng nóng bụng đầy hơi.

    – Tăng nhu động của dạ dày bằng cách chơi những môn thể thao nhẹ, tập yoga, đi bộ thư giãn, không những giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn mà còn có tác dụng giảm stress nữa.

    Đối với chứng nóng bụng đầy hơi bình thường thì có thể dùng những cách đơn giản để chữa khỏi. Nhưng nếu hiện tượng nóng bụng đầy hơi kéo dài và không có dấu hiệu chấm dứt thì cần phải đến khám để có sự chuẩn đoán chính xác từ bác sĩ, vì nóng bụng chướng hơi cũng là triệu chứng của một số bệnh đường ruột như viêm dạ dày, viêm đại tràng,…

    BS. Nguyễn Văn Duy Phương

    "VieVie - BÁC SĨ CỦA BẠN" - Ứng dụng giúp bạn XÁC ĐỊNH và GIẢM BỚT NỖI LO về sức khỏe.
    • Trò chuyện với các chuyên gia y tế và nhận được tư vấn chi tiết. Chỉ trong vài phút bạn sẽ biết mình cần phải làm gì.

    • Hoàn toàn miễn phí

    • Phản hồi nhanh chóng trong vòng 5 phút

    • Bạn có thể hỏi tất cả các vấn đề về sức khỏe của bản thân và cả những người thân yêu của bạn.

    • Dễ dàng sử dụng

    • Đội ngũ chuyên gia y tế nhiệt tình, quan tâm và thấu hiểu
    ☑️ Hỏi ngay bác sĩ VieVie khi có bất kì thắc mắc gì về sức khỏe bạn nhé!
    ———————
    Link download app: http://bit.ly/vievie-forum
    Video VieVie:
     
  9. vivisk17

    vivisk17 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    13/8/2018
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    1. ĐỊNH NGHĨA
    Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia… nó cũng có thể coi là là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm.

    Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua những triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng… Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi.

    2. NGUYÊN NHÂN & BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
    Nguyên nhân gây ngộ độc rất đa dạng nhưng có thể phân chia thành 4 nhóm chính sau:

    2.1. Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng
    Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn, do virus, do ký sinh trùng, do nấm mốc và nấm men.

    Để đề phòng dạng ngộ độc thực phẩm này nên chọn thực phẩm tươi, sạch; thực hiện ăn chín, uống chín; không để thức ăn sống lẫn với thức ăn chín; thức ăn đã nấu chín nên ăn ngay (trong 2 giờ đầu), phải được bảo quản đúng cách, đun kỹ trước khi sử dụng lại; không sử dụng thức ăn quá hạn, bị ôi thiu; rửa sạch tay trước khi chế biến, giữ vệ sinh trong quá trình chế biến; khám sức khỏe định kỳ…

    2.2. Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu
    Một số loại thực phẩm khi để lâu bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc (dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần…).

    Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là không sử dụng các loại thực phẩm để lâu ngày, thực phẩm đã có dấu hiệu thay đổi về mùi, màu sắc, hình dáng (vỏ đồ hộp)… so với ban đầu.

    2.3. Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc
    Khi ăn phải các thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như cá nóc, cá cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu,…

    Cá ch phòng ngừa tốt nhất là không sử dụng các loại thực phẩm được khuyến cáo có khả năng chứa chất độc, các loại thực phẩm lạ.

    2.4. Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học
    Do ô nhiễm kim loại nặng (thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng); do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; do phụ gia thực phẩm; do các chất phóng xạ.

    Việc phòng ngừa dạng ngộ độc này rất phức tạp do các dấu hiệu nhận biết rất phức tạp và tiềm ẩn trong thực phẩm mà khó đánh giá, phát hiện bằng mắt thường. Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là chọn mua các loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đọc kỹ các thông tin trên nhãn, thông tin liên quan đến thực phẩm; vệ sinh thực phẩm kỹ trước khi chế biến, nấu chín, mở vung khi đun nấu…

    Ngoài ra, cần kết hợp các biện pháp quản lý mang tính vĩ mô về quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú ý, các loại phụ gia thực phẩm, chất bảo quản,…

    3. NHẬN BIẾT NGƯỜI BỊ NGỘ ĐỘC
    Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày), người bệnh đột ngột có những triệu chứng: buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, đi ngoài nhiều lần (phân nước, có thể lẫn máu), có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38oC.

    4. CÁCH SƠ CỨU
    [​IMG]

    – Loại bỏ nhanh chóng hết các chất độc trong cơ thể bằng cách cho bệnh nhân uống nước, tiếp theo là kích thích cơ học vào cổ họng bằng ngón tay chặn xuống lưỡi cho đến khi nôn được.

    Lưu ý: Chỉ gây nôn khi bệnh nhân còn tỉnh, khi nôn vị trí đầu nằm nghiêng, trường hợp cần thiết lưu giữ lại ít thứ đã nôn ra để xét nghiệm.

    – Trong trường hợp không nôn được, cho người bệnh uống than hoạt tính. Tác dụng của than hoạt tính là hút các chất độc ngăn không cho chất độc thấm vào máu.

    – Sau khi nôn hoặc đi ngoài nên cho bệnh nhân uống hết 1 lít nước pha với một gói orezol hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước.

    – Trường hợp bị tiêu chảy không nên uống thuốc hãm lại, nên để bệnh nhân càng đi hết càng tốt.

    + Đối với bệnh nhân ngộ độc nhẹ sau khi nôn và đi ngoài thải hết chất độc sẽ bình phục, không nên ăn thức ăn cứng sau đó, mà nên cho ăn cháo nhẹ.

    + Đối với trường hợp sau khi sơ cứu chưa bình phục ngay và có hiện tượng tím tái, khó thở… cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để rửa ruột và có những điều trị cần thiết.

    Thực phẩm luôn có một ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe con người, sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh, không an toàn đều có thể bị ngộ độc. Hiểu rõ được nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn và các biện pháp phòng tránh là vấn đề cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và mọi người trong xã hội.

    BS. Nguyễn Văn Duy Phương

    "VieVie - BÁC SĨ CỦA BẠN" - Ứng dụng giúp bạn XÁC ĐỊNH và GIẢM BỚT NỖI LO về sức khỏe.

    • Trò chuyện với các chuyên gia y tế và nhận được tư vấn chi tiết. Chỉ trong vài phút bạn sẽ biết mình cần phải làm gì.

    • Hoàn toàn miễn phí

    • Phản hồi nhanh chóng trong vòng 5 phút

    • Bạn có thể hỏi tất cả các vấn đề về sức khỏe của bản thân và cả những người thân yêu của bạn.

    • Dễ dàng sử dụng

    • Đội ngũ chuyên gia y tế nhiệt tình, quan tâm và thấu hiểu
    ☑️ Hỏi ngay bác sĩ VieVie khi có bất kì thắc mắc gì về sức khỏe bạn nhé!

    ———————

    Link download app: http://bit.ly/vievie-forum

    Video VieVie:


     
  10. ngocanhlltt1991

    ngocanhlltt1991 Thành viên mới

    Tham gia:
    22/6/2017
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    quan tâm.
     
  11. Ngọc Hân Trần

    Ngọc Hân Trần Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    21/7/2018
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Đánh dấu cho bố tìm hiểu
     
  12. vivisk17

    vivisk17 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    13/8/2018
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    có ứng dụng VieVie tải về miễn phí luôn đó bạn, bạn link vào đường dẫn tải về để hỏi đáp sức khỏe luôn nha.
    Link download về nè bạn: http://bit.ly/vievie-forum
     
  13. vivisk17

    vivisk17 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    13/8/2018
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
  14. Ngọc Hân Trần

    Ngọc Hân Trần Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    21/7/2018
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    ok cám ơn b
     
  15. GS Imunostim Junior

    GS Imunostim Junior Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    18/10/2017
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    28
    Thận hư là bệnh phổ biến và cản trở lớn đến chức năng tình dục của nam giới, hãy dành thời gian tự kiểm tra và chữa trị ngay trước khi bệnh tiến triển xấu.
     

Chia sẻ trang này