Kinh nghiệm: Chia Sẻ Kiến Thức Và Các Phương Pháp Dạy Tiếng Anh Cho Con Từ Sớm

Thảo luận trong 'Tiếng Anh cho con' bởi maxskill, 12/10/2018.

  1. maxskill

    maxskill Thành viên tập sự

    Tham gia:
    5/10/2018
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    Đây là những con số biết nói:
    + 77% người Việt dùng tiền nhàn rỗi để tiết kiệm trong khi chỉ 18% đầu tư chứng khóan
    + 47% thu nhập họ dùng để đầu tư vào giáo dục cho con cái và bản thân
    (Nghiên cứu Nielsen 2014)

    Nguời Việt rất chịu chi cho giáo dục vì họ tin rằng đây là chìa khóa để mở ra cánh cửa thu nhập, cũng như là cánh cửa tương lai cho bản thân và gia đình họ.

    Đây là một quan điểm rất đúng.

    [​IMG]

    Đó là nhận xét của Tiến sĩ Alan Phan, trong trường hợp bạn chưa biết người này là ai thì:

    • Ông là người sáng lập ra Hãng Xe hơi đầu tiên của Việt Nam Mekong Car với chiếc xe Made in Vietnam đầu tiên: LA DALAT (1970)
    • Tiến sĩ còn tham gia thành lập và điều hành các công ty như: Dona Foods, Foremost Dairies (nay là Vinamilk), bóng đèn Điện Quang,…….tổng nhân viên lên đến 18,000 là doanh nhân nổi danh ở miền Nam Vn
    • Là người Việt đầu tiên đưa công ty Harcourt niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ năm 1997 và thị giá đạt 700 triệu USD năm 1999.
      [​IMG]
      [​IMG]

    Tuy nhiên nói vậy không có nghĩa là chúng ta đầu tư một cách mù quáng vào giáo dục thoe kiểu: ở đâu có chữ “quốc tế” thì phải cho con mình học ở đó như nhiều bậc cha mẹ đang làm.

    Nhiều bậc phụ huynh gồng mình kiếm tiền cả ngày lẫn đêm, nhịn ăn nhịn uống để có học phí nuôi con ăn học và theo mình thì phần lớn chi phí đó là bỏ vào các trung tâm anh ngữ mà họ cũng không biết là thực sự mấy trung tâm anh ngữ này dạy con mình ra sao, có hiệu quả hay không.

    Thưa Qúy vị, đã đến lúc chúng ta phải trở thành “người chi tiền thông minh” trong lĩnh vực giáo dục. Và cách nhanh nhất để làm được điều trên là phải có tư duy, kiến thức đúng.

    Bigben Bookstore chúng tôi mình phải có nhiệm vụ thu thập và truyền đạt lại những kiến thức hữu ích này cho mọi người, để tiết kiệm cho quý vị những đồng tiền xương máu và để thế hệ 200x, 201x trở thành những người giỏi tiếng Anh thực sự từ sớm.

    Và đây là bài viết mở màn của chúng tôi, giới thiệu cho mọi người sơ lược về “Sự ảnh hưởng của sách đến trẻ” và chiến thuật “Book flood” mọi người có thể áp dụng ngay cho bé nhà bạn, cho dù bé đang ở bất kỳ độ tuổi nào.

    ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

    Đây là bài viết của Bigben Bookstore dựa vào ý tưởng và nghiên cứu của 2 người hoạt động trong giáo dục. Người đầu tiên là Thạc sĩ Jennifer L.M. Gunn, người thứ hai là Thạc sĩ Giáo dục Sarah Dissa Ang Lim.

    • Thạc sĩ Jennifer L.M. Gunn (Hoa Kỳ) làm việc 10 năm trong lĩnh vực báo chí và xuất bản tạp chí trước khi chuyển sang lĩnh vực xuất bản giáo dục. Hiện cô đang đào tạo giáo viên ở New York. Cô cũng là đồng sáng lập của Hội nghị Giáo dục EDxEDNYC hàng năm về sự đổi mới giáo dục về các chủ đề về sự sáng tạo về đọc viết, lãnh đạo và giáo dục trẻ thành niên.




      [​IMG]
      Thạc sĩ Jennifer L.M. Gunnaption

    • Thạc sĩ Giáo dục Sarah Dissa Ang Lim (Canada) tốt nghiệp tại Đại học British Columbia. Nội dung bài viết được trích trong luận văn tốt nghiệp của cô:
      “Exploring the use of Picture Books in Developing the language Acquisition of Students Learning English as a Second Language” tạm dịch “Khám phá công dụng của Sách Truyện tiếng Anh trong việc phát triển ngôn ngữ đối với học sinh không phải người bản xứ”
    I. Sự tác động kỳ diệu của sách truyện đối với trẻ

    a. Nghiên cứu của Thạc sĩ Jennifer


    Theo Jennifer, càng cho trẻ tiếp cận với nhiều loại sách khác nhau thì khả năng chúng tìm thấy được thứ mình thích đọc càng cao, hơn nữa chúng càng có xu hướng đọc nhiều hơn.

    Nếu mà bạn đưa cho con bạn một cuốn sách nào đó và bé tỏ vẻ không thích thì chưa chắc là trẻ không thích đọc sách, chỉ là chưa đưa đúng loại sách trẻ thích thôi.

    Nhiều quốc gia châu Á và châu Phi thiếu nguồn sách tại nhà, thiếu các thư việc trong lớp học nên văn hóa đọc không phát triển. Có câu nói “Ở Việt Nam, mỗi nhà đều có tủ rượu, trong khi ở nhà người Do Thái thì mỗi nhà đều có tủ sách.” Thực sự văn hóa đọc của người Việt đang gặp vấn đề nghiêm trọng, số quán nhậu, quán bia mọc lên như nấm, trong khi số nhà sách thì rất ít ỏi, các thư viện cộng đồng đã hiếm, các thư việc tiếng Anh còn hiếm hơn.

    [​IMG]
    Mọi người cần có một tủ sách trong nhà

    Người có tầm nhìn thì thay vì mua rượu bia, nhậu nhẹt thì họ sẽ dùng tiền đó mua sách tiếng Anh cho con cho dù nó vô cùng đắt đỏ. Nhưng đối với họ, điều này hoàn toàn xứng đáng vì con họ sẽ có được tri thức – thứ sẽ dẫn dắt con họ đến với thành công, mang lại tiền bạc, danh tiếng, chứ không phải là “tửu lượng”, độ bền trong ăn chơi nhậu. BBB suy nghĩ, nếu chúng ta cứ giữ cái tư duy “thành công chính là nằm ở mối quan hệ, mà muốn có mối quan hệ thì phải nhậu” thì chúng ta sẽ vẫn mãi sống trong ao làng và lũy tre, không thể vươn tới đẳng cấp quốc tế.

    Quay lại với nghiên cứu của Jennifer, cô cho rằng có một phương pháp chữa trị vấn đề nan giải trên, đó là cho trẻ tràn ngập trong sách truyện: chiến thuật “Ngập tràn sách”/ “Lũ lụt sách” (BOOK FLOOD), một số chuyên gia cho rằng Phương pháp này là CHÌA KHOÁ giúp trẻ cải thiện văn hóa đọc đồng thời vẫn vui vẻ, thích thú suốt đời.

    Một nghiên cứu ở 27 quốc gia cho thấy: nhà nào càng có nhiều sách truyện thì con cái của gia đình đó càng giỏi giang trong học hành. Chỉ với 20 cuốn sách – bất kỳ loại sách nào – có mặt trong ngôi nhà trẻ đang sống sẽ có TÁC ĐỘNG CỰC LỚN đến sự phát triển tư duy của trẻ, chúng sẽ thích thú khi được đọc sách hơn.

    Ngoài ra điều này cũng làm cho bậc cha mẹ tăng khả năng giao tiếp, thảo luận với trẻ nhiều hơn về nội dung đã đọc được. Một đứa trẻ khi nhỏ được cha mẹ đọc sách cho thì khi lớn lên, chúng sẽ tự động biết tìm đến sách để đọc một cách tự nhiên.

    Sách truyện đọc ở nhà xây dựng cho trẻ một tư duy sắc bén, những kỹ năng hữu ích và có thái độ bình tĩnh chững chạc, đứng đắn, chúng sẽ biết sử dụng thời gian hợp lý – một kỹ năng mềm vô cùng quý giá.Ngược lại, nếu trẻ sống trong một môi trường không hề có sách truyện thì chúng sẽ trở nên khó kiểm soát, dễ mất bình tĩnh, khó thấu hiểu người khác và chậm phát triển tư duy hơn bạn đồng trang lứa.

    Theo Cục Giáo Dục Hoa Kỳ (U.S. Department of Education), 61% gia đình thu nhập thấp không có một cuốn sách hay truyện nào ở nhà.

    Giá như họ biết được chiến lược BOOK-FLOOD thì con cái của họ sẽ dễ tiếp cận với sách truyện, sẽ nhanh chóng học hỏi và thoát ra khỏi mức thu nhập thấp.

    [​IMG]
    Không kiến thức, không tiền, không công việc, không hy vọng

    b. Nghiên cứu của Thạc sĩ Sarah Dissa Ang Lim (Canada)

    BigBen Bookstore (BBB) tình cờ tìm được Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Giáo Dục của Sarah Lim khi đang tìm kiếm cách dạy con trên mạng. Thực sự nghiên cứu của cô rất thú vị và hữu ích đối với bậc phụ huynh người Việt chúng ta vì đối tượng nghiên cứu của Sarah là trẻ em dùng Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (Không phải là tiếng mẹ đẻ – ESL – ENGLISH AS SECOND LANGUAGE).

    Sarah có 4 năm giảng dạy cho những trẻ em ESL và có kinh nghiệm rất phong phú trong lĩnh vực này. Cô phát hiện ra việc dùng SÁCH TRUYỆN TIẾNG ANH CÓ HÌNH (English Picture Books) có hiệu quả rất lớn trong việc giảng dạy đối với nhóm trẻ em này. Thậm chí trong phần Thực hành của Luận văn, cô sử dụng câu chuyện nổi tiếng “Ba chú heo con” với nhiều phiên bản khác nhau.

    [​IMG]
    Câu chuyện 3 chú heo con

    Phiên bản cổ tích “Ba chú heo con” (Three Little Pigs) năm 1890 kể về ba chú heo đi ra khỏi nhà cha mẹ và bắt đầu xây dựng những ngôi nhà của chúng bằng rơm, gỗ và gạch. Một con chó sói đang đói ngấu đến thổi bay ngôi nhà bằng rơm và bằng gỗ. Hai chúng heo sống trong ngôi nhà bằng rơm và gỗ phải chạy đến nhà chú heo có nhà bằng gạch trú nạn. Với ngôi nhà này, sói ra không tài nào thổi bay được và bị ba chú heo con trị một trận ra trò. Câu chuyện rất sống động, tên sói xấu xa bị trừng trị bởi chú heo con thứ ba siêng năng.

    Những phiên bản khác của câu chuyện này cũng ra đời sau đó, như phiên bản của của Eugene Tirvizas: “Ba chú sói con và Con heo xấu tính” (The Three little wolves and Big Bad Pig) đảo ngược vai trò các nhân vật với con heo xấu xa và ba chú sói con dễ thương.

    Ngoài ra còn có xuất hiện tiền truyện do Jon Scieszka sáng chế viết về câu chuyện của sói và tại sao sói lại trở nên như vậy. Phiên bản năm 1991 của David Bouchard biến ba chú heo con thành hai chú heo cộng với một chú gấu còn sói được chuyển thành cáo. Phiên bản hiện đại nổi tiếng nhất của câu chuyện này là của David Wiesner (2002) khởi đầu câu chuyện giống phiên bản cũ nhưng sau đó ba chú heo tiếp tục chu du hành trình của mình vào những câu chuyện cổ tích khác và cuối cùng mang theo một con…. rồng về để dọa sói chạy đi mất.

    Sarah kể cho học sinh của mình vài phiên bản của “Ba chú heo con” và khuyến khích chúng thảo luận với nhau về các nhân vật, để cho chúng thêm vào nhân vật mới (batman, spider man), đẩy ba chú heo vào câu chuyện khác (như David Wiesner đã làm)…

    Dựa trên nhiều nghiên cứu xoay quanh câu chuyện “Ba chú heo con”, Sarah kết luận rằng SÁCH TRUYỆN TIẾNG ANH giúp trẻ:
    • Tăng vốn từ vựng
    • Tăng khả năng nhận biết từ
    • Cải thiện khả năng nói, kể chuyện
    • Giảm sai sót ngữ pháp
    • Phát triển tư duy
    II. Chiến thuật BOOK-FLOOD và làm thế nào để áp dụng chúng

    Lý thuyết trọng tâm của BOOK-FLOOD cho rằng trẻ em được tiếp xúc với rất nhiều sách sẽ nhận biết được ngôn ngữ và đọc viết nhanh hơn.

    Việc tìm đúng một cuốn sách ưa thích có thể biến đổi thái độ trẻ từ chán ghét sách sang hứng thú với chuyện xem sách, tiếp đến trẻ sẽ tự phát triển khả năng đọc viết. Những trẻ không đọc sách sẽ không biết cách sử dụng ngôn từ, lúng túng khi giao tiếp và có xu hướng không tiếp thu khi học hành.

    Để làm CHIẾN THUẬT NÀY, chúng ta chỉ cần tập trung một điều: “Cho trẻ thật nhiều, thật nhiều sách”.

    BBB nghĩ rằng mỗi gia đình cần nên có tối thiểu khoảng 20 cuốn sách để phát huy tác dụng tốt nhất. Nếu biết vận dụng, khai thác thì bạn có thể biến tấu ra: 20×5=100 câu chuyện theo cách của Thạc sĩ Sarah ở trên đã làm.

    Nếu như bạn muốn con bạn giỏi tiếng Anh, hãy mua vài cuốn sách tiếng Anh để bé tiếp xúc ngay từ nhỏ, có thể bé sẽ chưa thể hiểu được ý nghĩa của từng từ, nhưng bé sẽ cảm thấy rất hứng thú với hình vẽ trong sách. Đối với các bé lớn hơn ta có thể chỉ cho bé cách tự tra từ điển để học… còn rất nhiều những phương pháp thúc đẩy việc phát triển tiếng Anh ở bé mà BBB sẽ chỉ cho mọi người ở các bài viết sau.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi maxskill
    Đang tải...


  2. maxskill

    maxskill Thành viên tập sự

    Tham gia:
    5/10/2018
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    5 lợi ích không thể tin được khi cho trẻ học ngoại ngữ từ sớm mà bạn phải biết - Phần 01

    (5 mind-blowing facts about Learning A Second Language as a child) - Part 01

    Bài viết BigBen Bookstore lược dịch và biên tập từ trang Ertheo: một trang web giáo dục đào tạo các vận động viên thể thao tương lai cũng như các công dân ưu tú.

    ====================================================

    Trẻ em có rất nhiều lợi thế khi học một ngôn ngữ thứ hai lúc còn nhỏ tuổi, bởi cách trẻ em học ngôn ngữ khác cách của người lớn. Khi tiếp cận môi trường song ngữ, chúng có được vô số lợi ích hơn là các bạn đồng trang lứa chỉ biết một ngôn ngữ. Kiến thức song ngữ sẽ được tích lũy và sử dụng qua tất cả các giai đoạn của cuộc đời cho dù là tuổi thiếu niên, tuổi vị thành niên, trưởng thành hay tuổi già.

    5 lợi ích khi cho trẻ học ngoại ngữ từ sớm là:

    1. Tìm hiểu vấn đề nhanh hơn và dễ dàng hơn

    2. Cải thiện khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo

    3. Mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai

    4. Hòa nhập các nền văn hóa khác và xây dựng khoan dung

    5. Ngăn ngừa bệnh tâm thần liên quan đến tuổi già: alzheimer...

    Tại sao lại như vậy, chúng ta hãy cùng Văn Hưng đào sâu vào các nguyên nhân đằng sau việc này.

    I. KHI TA CÒN NHỎ THÌ VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ DỄ HƠN NHIỀU

    Sự thật là bộ não của chúng ta được có được độ tiếp thu ngôn ngữ lớn nhất trước độ tuổi dậy thì.

    Nói một cách nào đó, trẻ em giống như miếng bọt biển. Não của một trẻ em được thiết kế để hấp thụ thông tin mới một cách vô thức qua lời bài hát, nhịp điệu và giai điệu. Tiến sĩ Paul Thompson, một giáo sư thần kinh tại UCLA, cùng nhóm của ông phát hiện ra rằng các hệ thống não bộ chuyên về các ngôn ngữ mới phát triển mạnh nhất từ khoảng sáu tuổi cho đến tuổi dậy thì. Sau đó, các hệ thống này về cơ bản ngừng phát triển từ lứa tuổi 11-15, trong tuổi dậy thì. (Nhấp vào ĐÂY để đọc thêm về nghiên cứu của ông.)

    [​IMG]

    Trẻ có thể phân biệt tất cả các âm thanh của ngôn ngữ trước 10-12 tháng.

    Bạn hãy mở TED Talk này, trong đó Patricia Kuhl giải thích cách trẻ nghe các âm thanh xung quanh chúng và “lấy số liệu thống kê” về các âm thanh mà chúng cần biết. Trước tuổi 10 - 12, trẻ có thể phân biệt giữa tất cả các âm thanh bất kể ngoại ngữ nào. Sau đó, tùy theo môi trường tiếp xúc, chúng bắt đầu tập trung vào những âm thanh ngôn ngữ cần thiết để diễn đạt ý mình muốn. Trong tiếng Nhật không có khác biệt giữa âm "l" và âm "r". Trẻ sơ sinh Nhật Bản trước 10 tháng tuổi, có thể nghe thấy sự khác biệt giữa hai âm thanh này. Sau đó, từ 10 đến 12 tháng tuổi, chúng mất khả năng phân biệt.

    Một trong những vấn đề Văn Hưng và nhiều bậc phụ huynh thắc mắc là: Liệu Trẻ sơ sinh có thể học một ngôn ngữ mới với radio và truyền hình không? Hay là chúng cần sự chỉ dẫn của người lớn mới biết được? Bạn hãy bật sang phút 7:05 của video trên để tìm hiểu.

    Trẻ em học dễ dàng hơn người lớn.

    Một trong những lợi ích của việc học ngoại ngữ khi trẻ còn nhỏ là trẻ em suy nghĩ đơn giản hơn người lớn. Chúng sử dụng ít từ hơn, cấu trúc câu đơn giản hơn và suy nghĩ ít trừu tượng hơn. Trẻ em đang học một ngôn ngữ thứ hai không bị gánh nặng phải diễn đạt, diễn giải suy nghĩ của mình cho người khác (hay chính bản thân chúng) như người lớn.

    Khi lớn lên, chúng có khả năng thể hiện bản thân bằng cả ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai của chúng. Trong khi người lớn lại suy nghĩ cấu trúc câu phức tạp và suy nghĩ trừu tượng, vận dụng nhiều sức lực mới có thể thể hiện đầy đủ câu cú khi giao tiếp bằng ngoại ngữ.

    Trẻ em có nhiều thời gian để học.

    Hãy nghĩ về những cuốn sách bạn đã đọc khi còn nhỏ so với những cuốn sách bạn đã đọc bây giờ. Bạn phải mất nhiều năm học mới có thể hiểu được các câu mà bạn đang đọc bây giờ :) Các kỹ năng khác như viết, nghe và thậm chí nói cũng như vậy. NGƯỜI LỚN CHÚNG TA MẤT ÍT NHẤT 15 NĂM để có thể giao tiếp hàng ngày bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn. Còn Trẻ nhỏ thì có nhiều thời gian để phát triển. Chúng bắt đầu khám phá những thứ nhỏ và đơn giản rồi tự tiến bộ trong thời gian ngắn hơn so với người lớn nếu được đặt trong môi trường thích hợp. Hãy xem Bài viết #01 của BBB về Book Flood để tham khảo.

    II. HỌC NGÔN NGỮ THỨ HAI SẼ GIÚP TRẺ TRỞ THÀNH NGƯỜI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ XUẤT SẮC.

    Bộ não song ngữ sẽ phải vận động liên tục.

    Khi ta nói được hai thứ tiếng, các nơ ron thần kinh hoạt động nhiều hơn và liên kết với nhau nhiều hơn. Nói cách khác là não phải tăng cường vận động và mạnh khỏe hơn. Trong thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu và nhà giáo dục phương Tây đã khuyến khích việc học ngôn ngữ thứ hai. Một ngôn ngữ thứ hai được cho là gây trở ngại cho sự phát triển trí tuệ và nhận thức của trẻ.

    Bộ não song ngữ được cải thiện chức năng điều hành.

    Bằng chứng từ các nghiên cứu khác nhau chứng minh rằng việc học một ngôn ngữ thứ hai cải thiện chức năng điều hành của não. Điều này có nghĩa, trẻ em song ngữ tốt hơn trẻ chỉ biết một thứ tiếng trong các vấn đề:

    • Lập kế hoạch
    • Giải quyết vấn đề
    • Sự tập trung
    • Đa nhiệm
    Một nghiên cứu thú vị minh chứng điều trên
    Năm 2004, các nhà tâm lý học Ellen Bialystok và Michelle Martin-Rhee đã kiểm tra khả năng giải quyết vấn đề của các trẻ mẫu giáo song ngữ và đơn ngữ. Tất cả trẻ em được yêu cầu sắp xếp các vòng tròn màu xanh và hình vuông màu đỏ trên màn hình máy tính trong ổ vuông lớn khác nhau - một ô được đánh dấu bằng hình vuông màu xanh và ô còn lại có hình tròn màu đỏ.

    [​IMG]

    Đầu tiên, trẻ được yêu cầu sắp xếp các hình dạng bằng cách đưa các hình màu xanh vào thùng màu xanh và các hình màu đỏ trong thùng màu đỏ. Cả hai đứa trẻ đều biểu diễn tốt.

    Sau đó, các trẻ mẫu giáo được yêu cầu sắp xếp theo hình dạng đặt các vòng tròn màu xanh trong thùng tròn màu đỏ và các hình vuông màu đỏ trong thùng tròn màu xanh. Nhiệm vụ này đòi hỏi sự tập trung nhiều hơn khi trẻ em phải đặt các hình dạng trong một cái thùng với màu sắc mâu thuẫn. Trẻ em song ngữ thực hiện nhiệm vụ này nhanh hơn.

    Học một ngôn ngữ thứ hai sẽ giúp trẻ có điểm số trong trường cao hơn

    Những sinh viên học ngoại ngữ làm các bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa như Kỳ thi Đại học Mỹ (ACT) và các phần thi SAT tốt hơn những sinh viên khác. Trong thực tế, sinh viên có thời gian học ngoại ngữ càng lâu (hay học lúc càng nhỏ tuổi) thì điểm số của họ càng cao.

    Học một ngôn ngữ thứ hai nuôi dưỡng tư duy sáng tạo.

    Nhiều nghiên cứu đã chứng minh "Tăng cường tính sáng tạo" là một lợi ích khác của việc học ngoại ngữ khi còn nhỏ.

    Một trong những bài kiểm tra sáng tạo được sử dụng nhiều nhất được gọi là Kiểm tra Torrance của Tư duy Sáng tạo (TTCT) do Ellis Paul Torrance tạo ra vào năm 1962. Các bài kiểm tra này được thiết kế để đo “suy nghĩ khác biệt” hoặc suy nghĩ bên ngoài chuẩn mực, suy nghĩ sáng tạo (thinking out of the box). Tư duy khác nhau của những người tham gia được đo lường bằng bốn mảng: sự lưu loát, linh hoạt, độc đáo, và tính xây dựng.

    Lại một lần nữa, trẻ em biết song ngữ lại là người chiến thắng, chúng đạt điểm cao hơn trên TTCT so với nhóm trẻ chỉ biết tiếng mẹ đẻ.

    [​IMG]

    (Xem đầy đủ chi tiết kết quả kỳ thi TCTT ở ĐÂY - có thể mình sẽ viết về kỳ thi sáng tạo này ở một bài viết khác, mọi đọc giả quan tâm xin nhớ ghé website Bigben Bookstore này hoặc vào Facebook... để đọc những bài viết của BBB nhé)

    Trẻ học ngoại ngữ có thể vượt qua nhiều rảo cản và áp lực tốt

    Trẻ em song ngữ học cách nhìn thế giới qua các thấu kính khác nhau. Do đó, chúng có quan điểm khác nhau và có thể suy nghĩ một cách sáng tạo. Bạn có thể hiểu điều này như sau: Ví dụ, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Nga không giống tiếng Anh vì chúng không có từ "to have" hoặc "to be" - hai trong số các động từ tiếng Anh thông dụng nhất. Khi trẻ học cả hai thứ tiếng trên, tự chúng sẽ nghĩ ra cách diễn đạt một cách tự nhiên nhất, do chúng bắt đầu chu kỳ suy nghĩ chuyên sâu (intensive divergent thinking), các nhà khoa học cho rằng chu kỳ này tương tự như việc hình thành ý tượng sáng tạo.

    Nhiều bậc phụ huynh có thể thắc mắc là: "Tại sao con tôi biết cái lợi ích sáng tạo này, nó chỉ cần học và giao tiếp là đủ rồi?"

    Xin quý vị hãy đọc tiếp

    Theo The Economist (một tạp chí chuyên ngành kinh tế có tiếng ở London, Anh), 47% công ăn việc làm ở Mỹ dễ bị tự động hóa và thay thế bằng máy móc. Ở các nước nghèo hơn như Ấn Độ và Ethopia, những con số này thậm chí còn cao hơn.

    Bạn có thể đoán tại sao thế giới càng hiện đại hóa, thì công việc trong nước nghèo bị ảnh hưởng nhiều hơn các nước giàu không?

    Các nước giàu ít các công việc tay chân hơn, cần nhiều SỰ SÁNG TẠO hơn. Các công việc đòi hỏi những ý tưởng (như quảng cáo) hoặc xử lý vấn đề xã hội phức tạp (như tranh luận một vụ kiện tại tòa án) thì máy móc không thể thay thế con người được.

    CHÚNG TA ĐANG SỐNG TRONG KỶ NGUYÊN
    MÀ SỰ SÁNG TẠO QUAN TRỌNG HƠN BAO GIỜ HẾT


    Không ai trong những người đọc bài viết này muốn con cái của mình
    phải chật vật giành giựt công việc với máy móc phải không nào?

    [​IMG]

    III. HỌC NGOẠI NGỮ GIÚP CON BẠN CÓ VIỆC LÀM TỐT HƠN (VÀ THẬM CHÍ LÀM ÔNG BÀ CHỦ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHÁC)
    Học một ngôn ngữ thứ hai dẫn đến nhiều cơ hội việc làm hơn và được trả lương cao hơn.

    Trong thời đại toàn cầu hóa, ngày càng có nhiều công ty tìm kiếm nhân viên nói nhiều hơn một ngôn ngữ. Hơn nữa, những nhân viên này còn được trả tiền nhiều hơn đáng kể so với các nhân viên chỉ biết một thứ tiếng.

    Điều này không chỉ đúng trong lĩnh vực dịch thuật và phiên dịch. Các công ty khác cũng cần nhân viên có thể giao tiếp xuyên biên giới và bán hàng ra nước ngoài để mở rộng thị trường. Những nhân sự được trả lương cao nhất thường chuyên về một lĩnh vực cụ thể và có khả năng truyền tải nguyên vẹn kiến thức này bằng một ngôn ngữ khác, đặc biệt các lĩnh vực như pháp lý, y tế, kỹ thuật hoặc khoa học...

    Đây là một tin tuyệt vời cho những trẻ em song ngữ hoặc lớn lên trong một gia đình song ngữ khi còn nhỏ. Vì trẻ em học ngôn ngữ nhanh hơn nhiều so với người lớn, chúng có thể học ngôn ngữ thứ hai khi còn nhỏ và sau đó dành thời gian ở trường đại học chuyên về một lĩnh vực cụ thể mà chúng thấy thú vị.

    Hãy tưởng tượng con cái của bạn có một công việc tốt, được mọi người ngưỡng mộ và xem trọng cộng thêm lương thưởng cao, cũng như chúng biết giá trị bản thân mình nên có thể tự quyết cuộc sống của chính mình không bị lệ thuộc một ai khác. Thật tuyệt vời phải không!

    [​IMG]

    (Còn tiếp)
     
    thuykitty2005 thích bài này.
  3. thuykitty2005

    thuykitty2005 Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    25/9/2010
    Bài viết:
    5,048
    Đã được thích:
    916
    Điểm thành tích:
    823
    Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin bổ ích, theo dõi tiếp
     
    maxskill thích bài này.
  4. maxskill

    maxskill Thành viên tập sự

    Tham gia:
    5/10/2018
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    IV. HỌC NGOẠI NGỮ TỪ SỚM GIÚP TRẺ TIẾP THU & KẾT NỐI CÁC NỀN VĂN HÓA

    Trẻ biết ngoại ngữ có thể trải nghiệm nhiều điều hơn khi đi du lịch, càng lớn thì kiến thức của chúng càng phong phú. Một trong những lợi ích lớn nhất của việc học ngôn ngữ thứ hai là khả năng giao tiếp với nhiều người từ nhiều nền văn hóa khác nhau.

    Tiếng Anh hiện là “ngôn ngữ chung” của thế giới, mọi người sử dụng trên thế giới dùng tiếng Anh để giao tiếp khi họ không chia sẻ một ngôn ngữ mẹ đẻ. Ngày nay, nhiều bạn trẻ trên toàn thế giới nói và nghe hiểu tiếng Anh khá tốt. Có thể nói, trẻ em có tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ là cực kỳ may mắn. Khi chúng lớn lên và trưởng thành, chúng sẽ có thể đi đến nhiều nơi và giao tiếp với nhiều người từ khắp nơi trên thế giới để cảm nhận sự khác biệt của các nền văn hoa

    Biểu đồ dưới đây thể hiện 10 quốc gia nói tiếng Anh tốt nhất (ESL – English as Second language – tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ)

    [​IMG]
    Với tiếng Anh , bạn có thể dễ dàng hơn khám phá các thị trấn nhỏ kỳ lạ, tham gia vào các nghi lễ văn hóa và các buổi lễ, và thực sự kết nối với những người từ các nền văn hóa khác.

    Hình ảnh dưới đây minh họa các ngôn ngữ phổ biến nhất ở mỗi châu lục trên thế giới.
    [​IMG]

    Mặc dù tiếng Quan thoại là ngôn ngữ được thống kê là phổ biến nhất thế giới, nhưng về mặt phổ biến giao tiếp văn bản, làm ăn kinh doanh bên cạnh mọi ngôn ngữ khác thì không ngôn ngữ nào qua được tiếng Anh.

    V. HỌC NGOẠI NGỮ GIÚP NGĂN NGỪA CÁC BỆNH TRÍ NÃO KHI VỀ GIÀ

    Nhiều nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng những người nói ngôn ngữ thứ hai thường xuyên có thể trì hoãn bệnh Alzheimer bằng 4,5 năm.

    Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Neuropsychologia cho thấy rằng khả năng song ngữ làm thay đổi cấu trúc não theo hướng tăng khả năng phục hồi chống lại bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức nhẹ.

    Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này là do sự tập luyện liên tục mà một bộ não song ngữ trải nghiệm khi họ liên tục lọc thông tin bằng hai thứ tiếng.

    [​IMG]
    Học ngoại ngữ giúp trẻ ngăn ngừa bệnh Alzheimer khi về già


    (Nhấp vào đây để đọc toàn bộ nghiên cứu trên)

    TÓM LẠI CHÚNG TA ĐÃ HỌC ĐƯỢC GÌ? – 11 ĐIỂM MẤU CHỐT

    1. Bộ não của chúng ta có khả năng học ngoại ngữ tốt nhất trước tuổi dậy thì. Bạn nên bắt đầu học sớm nhất có thể.
    2. Trẻ có thể phân biệt tất cả các âm thanh của ngôn ngữ trước 10-12 tháng sau đó chúng bắt đầu mất khả năng này. Do đó, bạn nên tiếp xúc với trẻ với nhiều ngôn ngữ khác nhau để chúng duy trì khả năng đặc biệt trên.
    3. Trẻ em nghĩ đơn giản hơn và do đó ít vất và trong chuyện học hơn. Chúng không gặp khó khăn khi cố gắng truyền đạt suy nghĩ như người lớn.
    4. Trẻ em có nhiều thời gian hơn để dành cho việc học ngôn ngữ. Học tập nên là công việc chính của trẻ (tất nhiên cũng không nên là gánh nặng cho trẻ)
    5. Bộ não song ngữ tập luyện không ngừng, dẫn đến trí lực tốt hơn.
    6. Các bài tập ngôn ngữ giúp trẻ lập kế hoạch, giải quyết vấn đề tốt hơn, cải thiện khả năng tập trung và làm việc đa nhiệm.
    7. Học ngoại ngữ giúp phát triển tư duy, suy nghĩ sáng tạo và tăng khả năng giải quyết vấn đề.
    8. Học ngoại ngữ giúp cải thiện điểm số trong trường học cho dù là tiểu học hay đại học.
    9. Biết hai ngôn ngữ trở lên giúp trẻ kiếm được việc làm và kiếm tiền nhiều hơn so với bạn đồng trang lứa.
    10. Trẻ cũng sẽ có nhiều cơ hội đi du lịch hơn, kết nối và tìm hiểu nhiều nền văn hóa, kết bạn với bạn bè quốc tế và có được những mối quan hệ quan trọng cho cuộc sống sau này.
    11. Cuối cùng, khi bước sang tuổi già, biết được ngoại ngữ có khả năng làm lùi căn bệnh Alzheimer bởi 4,5 năm.
      —————————————————————————–——————www.bigbenbookstore.com
     
  5. maxskill

    maxskill Thành viên tập sự

    Tham gia:
    5/10/2018
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    Post #04: Tóm tắt Phương pháp giáo dục Waldorf (Steiner) trong 1 trang giấy


    Phương pháp Waldorf (hay còn gọi là PP Steiner)
    dựa trên các triết lý giáo dục của Rudolf Steiner.

    [​IMG]

    “Trái tim của phương pháp Waldorf nằm ở niềm tin giáo dục chính là nghệ thuật – phải lay động được những trải nghiệm của trẻ. Để giáo dục một đứa trẻ hoàn thiện, phải chạm được đến trái tim và ý muốn của chúng, và tâm trí của trẻ cũng phải được quan tâm như thế.” – Rudolf Steiner

    Rudolf Steiner thành lập trường đầu tiên vào năm 1919 cùng với một doanh nhân tên Emil Molt để dạy cho con cái của các công nhân nhà máy ở công ty Xì gà Waldorf Astoria ở Stuttgart (Đức). Trường này có quan điểm là:

    “Tất cả trẻ em, dù sinh ra với địa vị xã hội hay tài năng như thế nào cũng sẽ được dạy cũng như đối xử bình đẳng như nhau.”Thực sự so với xã hội năm 2018 đây là một điều rất bình thường nhưng nó là một hiện tượng lạ năm 1919, chính nhờ vậy mà Waldorf trở thành trường tiên phong có sự công bằng xã hội trong giáo dục.

    Trọng tâm của Phương pháp Waldorf :

    • Để cá nhân học sinh được phát triển tự do, nhưng phải có trách nhiệm, có đạo đức, được trang bị các khả năng hòa nhập cộng đồng và có khả năng sáng tạo.
    • Kiến thức thực tế, bài tập về nhà và điểm số không mấy quan trọng
    • Phương pháp giảng dạy chính thông qua kể chuyện và trải nghiệm, tránh xa sách vở.
    Trong 12 năm học, học sinh sẽ được học các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Khoa học cũng như nhiều môn nghệ thuật và thủ công. Trẻ tiểu học được dạy: Vẽ tranh, đan, dệt và điêu khắc bằng sáp. Trẻ lớn hơn thì được học vẽ trang trí họa tiết, làm sách, làm gốm, điêu khắc trên đá. Tất cả mọi học sinh đều học nhạc. Đầu tiên là học thổi sáo, sau đó học nhạc cụ bộ dây (violin, cello…) và những nhạc cụ trong dàn hòa nhạc.

    [​IMG]

    Học sinh cũng được chơi các môn thể thao không cạnh tranh và được học nhảy “Eurhythmy” (nhịp nhàng). Ngoài ra học sinh cũng học làm vườn và hai ngoại ngữ khác. Những năm đầu tiên thì học ngoại ngữ thông qua bài hát, kể chuyện và trò chuyện cùng nhau. Riêng năm lớp 8 và 12 thì cả lớp sẽ đóng một vở kịch cổ điển trước khán giả là gia đình và bạn bè.

    [​IMG]

    Phương pháp Waldorf có điểm đặc trưng khác tất cả các phương pháp giáo dục khác là
    không dùng thời khóa biểu lập đi lập lại, mà dùng cách thay đổi “môn học trọng tâm” mỗi 4-6 tuần. Tức là cứ 2 giờ đầu tiên của mỗi buổi sáng thì học sinh sẽ học chuyên biệt về lịch sử, toán, khoa học hay làm vườn. Sau 4-6 tuần trên thì sẽ thay một “môn học trọng tâm” mới.

    Steiner cũng phát minh phương pháp cho trẻ trải nghiệm trước, sau đó cho trẻ tự dùng ngôn ngữ và nét vẽ của mình diễn đạt thứ chúng quan sát được, thay vì để trẻ học qua sách vở giáo khoa có sẵn. Cũng vì thế, các trường học Waldorf coi máy tính là dụng cụ bổ trợ học tập tốt cho trẻ ở tuổi thiếu niên. Còn trước đó thì trẻ phải nắm vững các cách học cơ bản, biết cách thu thập thông tin mà vẫn tiết kiệm được thời gian của bản thân.

    [​IMG]

    Các trường Waldorf tạo ra một môi trường phát triển cá nhân và xây dựng sự thấu hiểu giữa các học sinh. Ngược lại tránh các cuộc thi đua và phân chia cấp bậc giỏi/ khá, hay/ tệ. Giáo viên định hướng riêng cho sự phát triển của từng em học sinh. Chỉ khi nào học sinh sắp vào đại học hay kỳ thi tập trung (giống kỳ thi quốc gia sau lớp 12 của Việt Nam), thì học sinh mới dần được giới thiệu về Điểm số và Cách chuẩn bị như thế nào.

    Ngày nay có hơn một nghìn trường Waldorf ở 60 quốc gia. Phương pháp Waldorf đã trở thành một học thuyết giáo dục được công nhận rộng rãi ở châu Âu và một số tiểu bang Hoa Kỳ.

    ——————————————————————— ——http://www.bigbenbookstore.com/———-
     
  6. Xinh Hoa

    Xinh Hoa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    23/6/2016
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm ơn bạn, bài viết hữu ích.
     
  7. thanhhhoa2605

    thanhhhoa2605

    Tham gia:
    19/4/2012
    Bài viết:
    11,650
    Đã được thích:
    1,814
    Điểm thành tích:
    863
    kinh nghiem hay
     

Chia sẻ trang này