Âm Nhạc Thiếu Nhi Sẽ Về Đâu?

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi ktrantrungkien, 18/3/2019.

  1. ktrantrungkien

    ktrantrungkien Thành viên tập sự

    Tham gia:
    1/3/2019
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Vai trò của âm nhạc thiếu nhi:
    Âm nhạc thiếu nhi đã từng là một món quà tinh thần của nước Việt ta những năm sau chiến tranh. Còn nhỡ những Thanh Lan, Phương Mai cùng ban nhạc Tuổi Xanh. Đã tạo ra một dân tộc Việt trẻ, mới mẻ đầy niểm tin.

    [​IMG]
    Nhưng đấy là âm nhạc của những năm 1975. Dần dần, âm nhạc thiếu nhi được đưa vào trong sách vở. Tạo thành một môn học cho trẻ em với các ca khúc thiếu nhi truyền thống. Những ca khúc thiếu nhi thân thương, dịu dàng, đơn giản, dễ đi vào lòng người, có nội dung đơn giản. Góp phần xây dựng tính cách cho các em nên người.
    Nhưng với sự hội nhập, sự phát triển của công nghệ và xã hội. Âm nhạc cũng dần thay đổi. Ca nhạc thiếu nhi không còn được như xưa.

    Thực trạng nhạc thiếu nhi hiện nay:

    Với niểm tin và sự sáng tạo của nhiều nhạc sĩ. Âm nhạc thiếu nhi được sáng tác tương đối nhiều, nhưng đa phần là các sáng tác của tác giả thế hệ trước. Với việc âm nhạc không phù hơp với thị hiếu của người nghe. Các ca khúc thiếu nhi đa phần chỉ được nằm trên giấy. Giai điệu đơn giản, không còn phù hợp với nhu cầu hiện nay.
    Còn nhu cầu nhạc thiếu nhi của các bé vần rất cao. Nhưng thay vào đó, các bạn nhỏ chỉ có thể tìm được những chương trình giải trí trên youtube. Hay vẫn là những ca khúc cũ từ năm 1975 mà đã được nghe từ trong bụng mẹ. Hoặc là những ca khúc của người lớn, những bản nhạc nước ngoài với giai điệu dễ nghe hơn, sôi động hơn.
    Liệu có còn bao nhiêu đứa trẻ có thể hát được những “thằng cuội”,”hạt gạo làng ta”,” trống cơm”…. và rất nhiều ca khúc hay khác. Đó là thực trạng nhu cầu thay đổi nhưng không có sự thay đổi về chất. Dẫn đến cung không đủ cầu của âm nhạc thiếu nhi hiện nay
    .
    [​IMG]
    Nguyên nhân:

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tình bất cập này. Một phần là do chính sách cắt giảm, dẫn đến các sáng tác nhạc thiếu nhi không được thu âm, dàn dựng để dễ đến với trẻ em. Các nhạc sĩ cũng không đủ điều kiện kinh tế để tự mình xây dựng các sản phẩm của mình. Đành phải để những sáng tác vẫn trên giấy và phủ bụi.
    Tuy nhiên trên một mặt khác ta cũng phải chấp nhận một điều rằng, âm nhạc thiếu nhi đơn điệu, chưa có sự sáng tạo. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cũng chia sẻ “Khi tôi vô tình xem một tập nhạc của một nhạc sĩ lớn tuổi, nhạc sĩ viết nhiều bài nhưng bài nào cũng viết nhịp hành khúc rồi tung tăng, còn các bạn nhỏ cần những ca khúc đa dạng hơn, kể cả nhạc dance với tiết tấu sôi động hơn, đôi lúc lại có cả R&B trong đó nữa”. Đó là một phần khiến cho âm nhạc thiếu nhi chưa được phát triển.
    Bên cạnh đó, với những bộ phim truyền hình nước ngoài với những giai điệu hay, dễ nghe được phụ huynh xem hàng ngày. Dần dần cũng trở thành lý do mà các em nhỏ không còn thích nhạc việt nam nữa. Chúng chuyển sang nghe những ca khúc nước ngoài co tiết tấu nhanh mạnh, dễ nghe hơn, phổ biến hơn. Trong một cuộc khảo sát nhỏ tại Hà Nội. Các em nhỏ cấp tiểu học có thể thuốc và hát các ca khúc trong sách giáo khoa. Nhưng các trung học cơ sở lại không còn quan tâm đến chúng. Và có nhiều em thích nghe nhạc nước ngoài hơn là nhạc Việt Nam.

    [​IMG]

    Một vài quan điểm:

    Các nhạc sĩ trẻ hiện nay lại không mặn mà với các sáng tác cho thiếu nhi. Một phần là do các ca khúc của thế hệ trước với ngôn từ chuẩn mực trở thành thước đo. Khiến cho sự sáng tạo của họ không được phát huy tối đa.
    Hơn thế nữa “Không phải ai cũng có thể sáng tác được nhạc cho thiếu nhi. Người sáng tác nhạc cho thiếu nhi cần phải có 1 tình yêu đặc biệt với tuổi thơ. Phải có một tâm hồn thật trong sáng, khi sáng tác ca khúc phải hóa thân vào chính các em mới có thể sáng tác được những tác phẩm đi vào tâm hồn và cuộc sống của lứa tuổi này”. Ông Đoàn Đăng Đức- cục văn hóa thông tin, bộ văn hóa thể thao và du lịch chia sẻ.
    Cùng quan điểm trên, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cho biết: “Không phải ai và lúc nào cũng có thể sáng tác được ca khúc cho thiếu nhi. Bản thân tôi trước đây viết rất nhiều ca khúc cho tuổi trẻ, phải đến khi tôi được làm cha, trong tình yêu thương của người cha dành cho đứa con mình, tôi mới viết được những ca khúc cho con mình”.

    [​IMG]

    Qua đó, muốn nhạc thiếu nhi hay, phổ biến là một vấn đề rất khó. Không chỉ là dựa vào giai điệu mới hay sôi động là có thể tạo ra một ca khúc thiếu nhi chất lượng. Mà cần phải có sự trải nghiệm của cuộc sống, sự trải nghiệm của một người cha, người mẹ. Do đó, cần rất nhiều thay đổi và bổ sung mới có thể khiến nhạc thiếu nhi quay lại với thời kỳ đỉnh cao. Trở thành niềm tin cũng như một phần xây dựng thế hệ trẻ thơ hiện nay.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi ktrantrungkien
    Đang tải...


  2. Hoa Quỳ Tử

    Hoa Quỳ Tử Thành viên chính thức

    Tham gia:
    30/10/2018
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Nói thật thì bây giờ mình chẳng thấy (hiếm khi thấy) đứa nhỏ nào hát hay nghe nhạc thiếu nhi Việt nữa rồi. Có nghe, có hát nhạc thiếu nhi thì nghe mấy bài hát trên các kênh Youtube nước ngoài mà thôi
     
  3. Nguyễn Thu Hà 2802

    Nguyễn Thu Hà 2802 Thành viên mới

    Tham gia:
    11/4/2018
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Giờ làm gì thấy đứa nhỏ nào nghe nhạc thiếu nhi nữa đâu. mất cả tuổi thơ
     
  4. leminh78

    leminh78 Thành viên mới

    Tham gia:
    19/3/2019
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Nhạc thiếu nhi ngày nào đâu rồi, nhớ hồi nhỏ đi học còn có môn âm nhạc từ lớp 1 đến lớp 9 mà...
     

Chia sẻ trang này