Các Cách Kỷ Luật Trẻ Ở Lứa Tuổi Chập Chững (1-3 Tuổi)

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 5/12/2016.

By thuhien on 5/12/2016 lúc 11:13 AM
  1. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Như trong hầu hết các tình huống làm cha mẹ, không có một phương pháp kỷ luật nào đều phù hợp với tất cả trẻ. Bạn càng có nhiều công cụ kỷ luật thì bạn càng linh hoạt trong việc sử dụng. Các bố mẹ có thể nhận thấy rằng họ càng phụ thuộc vào một cách kỷ luật nào đó, thì cách đó càng trở nên kém hiệu quả. Bạn có thể cố gắng thử áp dụng các cách dưới đây là chú ý quan sát phản ứng của con. Bằng sự nhất quá nhiều nhất có thể, nhưng bạn có thể duy trì sự linh hoạt khi cách áp dụng của bạn có vẻ như không còn hiệu quả.

    [​IMG]

    Chuyển hướng hoạt động

    Bạn có thể dùng tất cả niềm đam mê và năng lượng mà con bạn đặt vào hành vi xấu và dùng cho mục đích tốt. Ví dụ, nếu con bạn ném cát vào bạn bè, bạn có thể tách trẻ khỏi khu vực chơi cát và cho trẻ ném bóng thay thế. Bằng cách đó, con bạn vẫn có thể làm việc mà trẻ muốn làm (ném) nhưng bạn thay thế bằng hoạt động tích cực.

    Đánh lạc hướng

    Đánh lạc hướng tương tự như chuyển hướng hoạt động nhưng thay vì tập trung vào hoạt động tương tự, thì bạn có thể chọn các hoạt động không liên quan hoặc ngược với hành vi của con bạn. Ví dụ, nếu con bạn nhặt được một sợi dây trên thảm phòng khách và bạn sợ con bạn khôg thể tháo ra được, thì bạn có thể cho bé chuyển sang hoạt động vẽ. Hoạt động này sẽ giúp cho con có việc thú vị để làm và bạn có thời gian để di chuyển tấm thảm để đi sửa chữa. Phương pháp này có hiệu quả tốt nhất đối với các hành vi không phù hợp nhưng lại làm bạn hay người khác khó chịu. Đó không phải là cách áp dụng tốt nhất đối với các hành vi nguy hiểm hoặc những vi phạm lặp đi lặp lại.

    Phớt lờ

    Phớt lờ có thể là cách khó để thực hiện, nhưng cách đó có hiệu quả lớn. Có những khi tập trung chú ý tới hành vi không mong muốn của trẻ có thể sẽ khiến hành vi đó trở nên tồi tệ hơn.

    Ví dụ, nếu bạn không chửi thề, nhưng bỗng một ngày nào đó bạn thấy con chửi thề, bạn hãy bỏ qua. Điều đó có khả năng là trẻ không tiếp tục trừ khi bạn nhấn mạnh vào việc đó.

    Hoặc nếu anh chị em tranh cãi và không làm nhau đau, thì bạn không cần phải can thiệp vào mà để bọn trẻ tự cùng nhau học các kỹ năng giải quyết vấn đề.

    Bạn cũng có thể khiến trẻ hết nổi giận nếu như trẻ nhận thấy rằng bạn không để ý tới phản ứng tương tự của trẻ. Luôn luôn đảm bảo rằng trẻ an toàn và phớt lờ hành vi của trẻ.

    Các hậu quả tự nhiên

    Tôi không đảm bảo cha mẹ ngày nay có ý tưởng rằn thời thơ ấu của trẻ càng thoải mái nhất càng tốt. Tôi nghĩ đôi khi đó là sự điều chỉnh phản ứng quá mức bởi nhiều tình huống lạm dụng trẻ em được đưa ra ánh sang. Tuy nhiên, một chút không thoải mái và không thuận tiện có thể là một cách dạy rất hiệu quả và đó không phải là cách lạm dụng nếu bạn sử dụng thường xuyên. Để con bạn trải nghiệm hậu quả do các hành động của trẻ gây ra bất cứ khi nào có thể. Không tha cho trẻ mỗi khi buồn hoặc cố gắng làm cho mọi việc quá dễ. Quan sát cẩn thận những cơ hội để dạy trẻ. Chỉ cần nhắc bằng lời: “Mẹ hỏi con để mượn đồ chơi của con nhiều lần nhưng con không cho, và thời gian tới mẹ sẽ áp dụng kỷ luật.”

    Các hậu quả không phải là hậu quả tự nhiên.

    Bạn đảm bảo rằn con bạn hiểu được khái niệm nguyên nhân và kết quả. Một số bố mẹ không muốn áp dụng cách này bởi cách đó giống như trừng phạt trẻ. Tôi coi cách này như một cách tăng tốc. Có một nguyên tắc và nếu tôi không tuân theo nguyên tắc đó, thì tôi phải trả giá và có thể mất quyền lái xe. Điều đó không khiến trẻ mất nhiều thời gian để học hỏi. Chỉ cần bạn công bằng và nhất quán.

    Dùng mệnh đề “Nếu….Thì”. “Nếu con giật đồ chơi từ tay em thì con sẽ phải rời khỏi sân chơi” hoặc “Nếu con ném đá vào cửa sổ thì chúng ta sẽ đi vào nhà”.

    Loại bỏ các đặc quyền hoặc các đồ chơi nếu như điều đó tạo động lực cho trẻ. “Con không thể xem phim Dora ngày hôm nay nếu như con không mặc quần áo”.

    Cách ly

    Cách ly là cách hiệu quả đối với trẻ đang tức giân. Cách đó cũng có thể giúp trẻ dừng hành vi của mình hoặc bắt đầu hành vi mới theo cách bạn muốn. Mục tiêu chính là để giúp trẻ học được cách tự kiểm soát hành vi của mình.

    Bạn có thể dùng cách này khi con bạn đang nổi cơn tam bành hoặc không thể kiểm soát bản thân. Bạn có thể nói “Mẹ không thể hiểu con đang nói gì khi con gào lên như vậy” hoặc “Mẹ biết là con rất giận, nhưng con cần bình tĩnh lại” Sau đó, bạn dẫn con vào khu vực cách ly, cho phép trẻ quay trở lại với bạn khi trẻ đã bình tĩnh.

    Bạn cũng có thể sử dụng cách ly sau khi đã khuyến cáo hành vi của trẻ, trẻ sẽ hiểu được rằng các kỷ luật bạn đưa ra là quan trọng và trẻ sẽ biết cách lựa chọn tốt hơn.

    Nguồn: Verywell.

    Các bài liên quan
    Một số chú ý trước khi áp dụng kỷ luật với trẻ chập chững.
    Các lưu ý khi kỷ luật trẻ nhỏ.
    Các cách kỷ luật trẻ từ 1-3 tuổi.
    8 cách kỷ luật để không phải đánh trẻ.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuhien
    Đang tải...


    Các chủ đề tương tự:

    Sửa lần cuối: 5/12/2016
    Mẹ Tôm Anh thích bài này.

Bình luận

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 5/12/2016.

    1. thanhthanh2015
      thanhthanh2015
      kinh nghiem hay de day tre
    2. haulis1995
      haulis1995
      mình nghĩ là tùy tính cách từng bé thì mới có thể áp dụng được, không thể áp dụng cứng nhắc cho tất cả các bé
      Vũ Thị Bích Liên thích bài này.
    3. gavang9x
      gavang9x
      ở tuổi lên 2 còn đc gọi là khủng hoảng tuổi lên 2 nhỉ
    4. hungacad77
      hungacad77
      E xem chủ đề này hơi muộn rồi ạ, đứa út nhà em đã 8 tuổi rùi :D
    5. thuhien
      thuhien
    6. Thanhte
      Thanhte
      Đánh dấu để áp dụng cho gái nhà tớ
    7. khoacuavantayduc
      khoacuavantayduc
      cảm ơn bài viết. chấm, tối về đọc tiếp
      #Khóa_cửa_vân_tay_đức
    8. Vũ Thị Bích Liên
      Vũ Thị Bích Liên
      Tất nhiên rồi, Nhưng mình nghĩ, dù có thể những cách trên không phù hợp với con thì mình có thể linh động bằng cách thay đổi cách đó 1 chút để phù hợp với tính cách của bé
    9. CherryJimy
      CherryJimy
      Con e nó ngang lắm, phớt lờ vài lần rồi, có lần đc có lần ko :( vs cả toàn phải đánh lạc hướng nó, ko là nó ăn vạ đòi hỏi
    10. Metieuty
      Metieuty
      bài viết rất hay
    11. Thaovanshop
      Thaovanshop
      Người Nhật rất chú trọng đến việc chăm sóc, dạy dỗ con trong độ tuổi từ 0 - 6 tuổi. Vì vậy mỗi đứa trẻ Nhật khi lớn lên đều rất biết chú trọng lễ nghi, phép tắc. Trẻ con Nhật cũng rất ham đọc sách bởi được giáo dục từ nhỏ.

      Cho con tiếp xúc sớm và hình thành thói quen đọc sách là điều vô cùng quan trọng cho sự phát triển trí tuệ, tâm hồn của trẻ nhỏ, vì vậy bố mẹ hãy gợi ý để kích thích trẻ đọc sách hằng ngày

      ----------

      Mình có bộ

      - Sách âm thanh dành cho trẻ từ 0-6 tuổi

      - Sách song ngữ chuyển động cho trẻ từ 0-6 tuổi

      - Sách chiếu bóng từ 2-12 tuổi

      ------

      Inbox mình hoặc ghé page để biết thêm chi tiết nhé

      https://www.facebook.com/Books-for-kid-163884357720972/

      Attached Files:

    12. Bố vịt giời
      Bố vịt giời
      Úi, bé nhà mình mới 3 tuổi mà bướng ghê ghớm, bảo không nghe. Nhiều khi phát cáu
    13. quatangme.com
      quatangme.com
      không biết có phù hợp bé nhà mình không. cảm ơn. mình sẽ thử
    14. Trà Sữa 192
      Trà Sữa 192
      Đánh lạc hướng tương tự như chuyển hướng hoạt động nhưng thay vì tập trung vào hoạt động tương tự, thì bạn có thể chọn các hoạt động không liên quan hoặc ngược với hành vi của con bạn
    15. mật ong thiên nhiên số 1

Chia sẻ trang này