Cách Chữa Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Hiệu Quả

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi minhduchg, 19/3/2019.

  1. trinhduocvien

    trinhduocvien Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/4/2013
    Bài viết:
    1,387
    Đã được thích:
    163
    Điểm thành tích:
    103
    Bệnh trĩ thì trên lâm sàng dùng bài dân gian NHIỆT TRĨ THANG.
     
  2. minhduchg

    minhduchg Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/3/2019
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Nhiều bệnh nhân bị trĩ vì e ngại và xấu hổ mà không dám đi khám bác sĩ. Thay vào đó, họ tự tìm đến cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng bài thuốc dân gian. Để giúp các bạn điều trị bệnh trĩ tại nhà hiệu quả, chúng tôi xin đưa ra một số lưu ý.

    [​IMG]

    Bệnh trĩ là gì?

    Bệnh trĩ là một loại bệnh lý khá phổ biến ở đường hậu môn đại tràng. Đây là loại bệnh tuy không ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân nhưng lại gây những khó khăn rất lớn trong đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu bệnh trĩ không được điều trị sớm và triệt để thì sẽ để lại những hệ lụy không đáng có như các búi trĩ không tự co lại hay là viêm nhiễm hậu môn.

    Vì thế, mỗi người bệnh nên chú ý tới sức khỏe của mình và tự tìm cho mình những biện pháp chữa trị thích hợp và hiệu quả. Hiện nay, phương pháp chữa bệnh trĩ bằng Đông y rất được ưa dùng và có hiệu quả nhất định.

    Lưu ý quan trọng khi chữa bệnh trĩ bằng Đông y

    Khi sử dụng bài thuốc Đông y để chữa trĩ, có rất nhiều ưu điểm cho người bệnh. Nó vừa rẻ, nguyên liệu dễ tìm giúp tiết kiệm được chi phí, có thể tự làm ở nhà giúp chủ động và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên để nó thực sự có hiệu quả, bắt buộc người bệnh phải kiên trì thực hiện trong một thời gian dài. Và cần lưu ý kết hợp thêm những biện pháp sau đây thì thuốc đông y mới thật sự có hiệu quả như:

    [​IMG]
    • Dùng thuốc đông y phải đúng liều lượng thuốc cũng như đúng thời gian điều trị, có vậy tác dụng của thuốc mới phát huy.
    • Hình thành nên thói quen đi đại tiện đúng giờ. Không nên dùng quá sức khi đi ngoài và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho hậu môn.
    • Thay đổi chế độ ăn uống khoa học hợp lý: ăn nhiều loại thực phẩm có chứa chất xơ, có tính nhuận tràng từ các loại rau củ quả xanh tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch.
    • Thường xuyên uống nhiều nước lọc hơn bình thường, uống nước canh, ăn loại thức ăn lỏng hay uống nước ép trái cây để hạn chế táo bón.
    • Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, tránh tuyệt đối rượu bia, thuốc lá, cà phê, các chất kích thích,…
    • Có chế độ vận động thể thao hợp lý như hạn chế việc đứng hoặc ngồi quá lâu. Vì đó cũng là một nguyên nhân gây nên bệnh trĩ. Bạn nên tăng cường việc tập thể dục hằng ngày bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi, yoga. Khi bắt buộc ngồi làm việc quá lâu thì bạn nên đứng dậy đi lại khoảng 5 phút sau 1 tiếng làm việc.
    • Thường xuyên vệ sinh hậu môn sạch sẽ, khô thoáng, mặc quần rộng rãi, nó sẽ hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh cho bạn. Bạn có thể sử dụng nước ấm pha muối để vệ sinh hậu môn.
    Như vậy, việc điều trị bằng thuốc đông y đòi hỏi người bệnh cần sự kiên nhẫn lâu dài và thực hiện liên tục và kèm theo những lưu ý trên thì mới thực sự có tác dụng và hiệu quả cao. Và thuốc đông y chỉ phù hợp khi bạn bị trĩ ngoại ở giai đoạn nhẹ. Nếu trĩ nặng ra nhiều máu hay búi trĩ bị sà ra ngoài, bạn nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị.
     
    huyenanhdau1502 thích bài này.
  3. Mỹ Hạnh Trần

    Mỹ Hạnh Trần Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/5/2019
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
  4. Metieuty

    Metieuty Áo lót cho bé bú Beloved Baby

    Tham gia:
    20/5/2012
    Bài viết:
    8,302
    Đã được thích:
    616
    Điểm thành tích:
    823
    cái này đúng đó ạ
     
  5. Metieuty

    Metieuty Áo lót cho bé bú Beloved Baby

    Tham gia:
    20/5/2012
    Bài viết:
    8,302
    Đã được thích:
    616
    Điểm thành tích:
    823
    quan tâm
     
  6. minhduchg

    minhduchg Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/3/2019
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Bệnh đau dạ dày có liên quan tới chế độ ăn uống, do đó việc ăn uống đối với người mắc căn bệnh này cũng quan trọng như việc chữa trị bệnh của các bác sỹ. Vậy, rốt cuộc nên ăn đồ gì và không nên ăn đồ gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

    [​IMG]

    Dạ dày có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng. Ngoài việc dự trữ thức ăn đưa vào để tiêu hóa dần, nó còn là cơ quan nghiền nhuyễn thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa, hấp thu thức ăn ở ruột non. Loét dạ dày - tá tràng là bệnh khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Ở Việt Nam bệnh chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa, có chiều hướng ngày càng gia tăng. Cơ chế bệnh sinh chủ yếu là tăng tiết axít. Vì thế, chế độ ăn giúp giảm tiết axít, giảm tác dụng của axít dạ dày lên niêm mạc dạ dày, hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày nghỉ ngơi và các tổn thương mau lành.

    Những thức ăn nên dùng
    • Sữa, trứng có tác dụng đệm trung hòa axít trong dạ dày như sữa bò, sữa hộp, bơ, pho mát.
    • Thực phẩm giàu đạm như thịt, cá nạc nên chế biến luộc, hấp, om sẽ dễ hấp thu hơn.
    • Rau củ dùng rau non luộc hoặc nấu dạng súp, các loại rau củ phải ăn chín.
    • Thực phẩm ít mùi vị như tinh bột, cơm nát, cơm nếp nát, bánh mì, các loại khoai củ, cháo.
    • Dầu ăn sống có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị, nên sử dụng với số lượng ít.
    Những thức ăn nên tránh
    • Thức ăn chứa nhiều mùi vị, chất thơm như thịt quay, rán, nướng, thịt ướp muối, cá ướp muối và món xào rán nhiều dầu mỡ.
    • Các loại thịt nguội chế biến sẵn như dăm bông, lạp xưởng, xúc xích và các loại nước sốt, nước thịt cá đậm đặc.
    • Sữa chua cũng là loại thực phẩm bạn nên tránh khi bị đau dạ dày.
    • Những thức ăn cứng, dai gây cọ xát niêm mạc dạ dày như thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ già.
    • Gia vị, dấm tỏi, tiêu ớt, dưa cà, hành muối. Các loại quả chua, đu đủ chín, chuối tiêu, táo hay các loại chè, cafe đặc, rượu, thuốc lá.
    Một số điều cần lưu ý khi chế biến đồ ăn

    [​IMG]

    Để tiêu hóa, hấp thu thức ăn có hiệu quả bạn cần lưu ý nấu chín, ninh nhừ thức ăn. Bạn không nên dùng thực phẩm ăn sống, nhai kỹ, ăn chậm. Không ăn quá no một lúc mà chia thành nhiều bữa, khoảng 4 – 5 bữa. Bạn ăn nhiều bữa để thường xuyên có tác dụng trung hòa axít. Mỗi bữa nên ăn nhẹ để khỏi gây căng dạ dày vì căng dạ dày dễ kích thích tiết nhiều axít. Ngoài ra, không nên ăn quá nhiều canh dùng với bữa cơm. Ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến một số điều sau:
    • Các loại thực phẩm khi nấu nên thái nhỏ, nghiền nát, xay làm giảm kích thích bài tiết dịch vị và vận chuyển thức ăn qua dạ dày nhanh chóng.
    • Nhiệt độ thức ăn cũng ảnh hưởng đến kích thích dạ dày. Thức ăn lạnh quá làm co bóp mạnh cơ dạ dày, thức ăn nóng quá lại làm cho niêm mạc xung huyết và co bóp mạnh hơn.
    • Nồng độ thức ăn cũng ảnh hưởng tới tiêu hóa.
    Ngoài việc tập cho mình một thói quen ăn uống điều độ, khoa học thì người bệnh cũng nên kết hợp sử dụng thêm các cách chữa đau dạ dày để đạt hiệu quả cao nhất. Và bạn cũng nên đến bác sĩ khám và chữa bệnh sớm nhất để tránh những biến chứng nguy hiểm không đáng có.

    Hy vọng với những thông cung cấp ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh đau dạ dày. Chúc bạn thật nhiều sức khoẻ!
     
  7. minhduchg

    minhduchg Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/3/2019
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Thông thường để điều trị bệnh trĩ cần phải phẫu thuật sẽ gây đau đớn. Tuy nhiên có một số loại thảo mộc giúp điều trị tận gốc bệnh trĩ và không gây tái phát được nhiều người tin dùng.

    Khái quát về bệnh trĩ

    [​IMG]

    Bệnh trĩ là một bệnh phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị khi bệnh đã rất đau đớn và phức tạp. Người mắc bệnh trĩ thường có tâm lý e ngại khi đi khám và điều trị bệnh nên thường để bệnh diễn biến nặng mới đến cơ sở y tế.

    Bệnh trĩ khi đã nặng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bạn. Nhiều người âm thầm chịu đựng. Khi bệnh quá nặng thì phương pháp điều trị sẽ tác động nhiều và người bệnh sẽ chịu cảm giác đau đơn nhiều hơn. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh là một cách giúp người mắc bệnh có nhiều cơ hội chữa khỏi bệnh.

    Theo đông y, việc các búi trĩ hình thành là do khí huyết ứ trệ. Tức là máu từ tim được tỏa ra đến các mô vùng hậu môn và đi ngược lại. Với bệnh nhân bị bệnh trĩ thì số lượng máu này bị dồn ứ lại làm tĩnh mạch căng phồng lên và mỏng đi trông thấy, đến khi sa xuống tạo thành búi trĩ.

    Một số phương pháp dân gian chữa bệnh trĩ

    Nếu chỉ phẫu thuật cắt búi trĩ thì mới chỉ giải quyết được phần ngọn và không sớm thì muộn, một thời gian sau bệnh trĩ sẽ lại tái phát. Theo dân gian, bệnh trĩ có nhiều cách điều trị bằng thảo dược dễ kiếm mà không phải phẫu thuật giúp điều trị tận gốc nguyên nhân của bệnh trĩ. Nhờ đó, khi đã chữa khỏi thì bệnh sẽ không còn tái phát. Bạn có thể tham khảo một số cách điều trị dưới đây:
    • Bài thuốc chữa trĩ bằng rau diếp cá
    Bạn lấy 100g rau diếp cá và 5g muối ăn. Đem lá rửa sạch rồi giã với muối và thêm khoảng 30ml nước. Lấy nước đó lọc qua vải màn, tẩm vào bông rồi đắp lên chỗ trĩ. Bạn dùng một miếng vải sạch để đóng cố định miếng bông thuốc. Mỗi ngày làm như vậy từ 1 – 2 lần. Bài thuốc này khá đơn giản nhưng cần bạn phải có lòng kiên trì.

    Ngoài cách đắp thì bạn có thể ăn trực tiếp rau diếp cá thay cho các loại rau khác. Bạn sử dụng lá diếp cá nấu thành nước rồi dùng nước đó để xông cũng rất tốt. Khi xông bạn nên xông lúc nước còn hơi nóng và bã dùng để đắp vào hậu môn.
    • Bài thuốc trị trĩ với lá bỏng
    Với trị chứng trĩ bạn dùng 6g lá bỏng và 6g rau sam đem rửa sạch nhai sống hoặc sắc nước để uống. Khi bị lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa hậu môn và giã lá sống đời đắp vào búi trĩ. Còn trị đại tiện ra máu bạn dùng 30g lá bỏng và 10g cỏ nhọ nồi, 10g ngải cứu đã sao khô và 10g lá trắc bá sao khô đun lên và sắc lấy nước uống ngày 1 lần.

    [​IMG]
    • Bài thuốc với trái đu đủ
    Cắt một trái đu đủ xanh điều quan trọng là đu đủ phải còn tươi và nhiều nhựa. Sau đó tối đến trước giờ đi ngủ thỉ bổ đôi quả đu đủ đó ra. Bạn buộc úp 2 nửa quả đu đủ vào mỗi bên cẳng chân, cuống quay lên trên để qua đêm. Các mạch máu sẽ co thắt lại và dần biến mất, bạn sẽ châm dứt tình trạng đi ngoài ra máu.

    Ngoài các phương pháp trên còn có một số phương pháp điều trị bệnh trĩ cũng rất hiệu quả. Phương pháp chữa bệnh trĩ bằng bột nghệ được khá nhiều người áp dụng và đem lại hiệu quả cao.

    Hãy điều trị bệnh trĩ một cách sớm nhất để hạn chế những ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe của bản thân. Chúc các bạn thật nhiều sức khoẻ!
     
  8. minhduchg

    minhduchg Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/3/2019
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Bệnh đau dạ dày ngày càng phổ biến và tấn công mạnh mẽ nhiều lứa tuổi. Việc duy trì thói quen chăm sóc cơ thể đúng cách vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn phòng bệnh hiệu quả.

    Việc duy trì một thói quen và lối sinh hoạt lành mạnh là yếu tố then chốt để đẩy lùi tình trạng bệnh tật. Những người có dấu hiệu viêm dạ dày nếu duy trì một thói quen ăn uống khoa học có thể tăng cơ hội điều trị. Đồng thời phòng tránh được ung thư dạ dày một cách chủ động.

    [​IMG]

    Tuyệt đối không ăn các món quá cay, quá nóng

    Khi ăn các món cay, đặc biệt là những món quá nhiều ớt sẽ khiến đường tiêu hoá bị nóng ran, kích thích dạ dày ở mức cao. Lâu dần làm cho dạ dày bị quá tải và tổn thương. Chất nóng trong ớt sẽ tấn công mạnh làm các vết thương không thể chữa lành.

    Theo một kết quả khảo sát với 200 người khoẻ mạnh tham gia nội soi dạ dày để điều tra thói quen ăn uống của họ. Trong số này có 126 người ăn ớt và 73 người không ăn ớt. Kết quả cho thất những người ăn ớt có tỉ lệ bị viêm dạ dày cao hơn đáng kể so với người không ăn ớt. Đặc biệt là những người không ăn ớt có tỉ lệ mắc viêm dạ dày mức độ nhẹ thấp hơn đáng kể. Vì vậy những bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính tốt nhất không nên ăn ớt và đồ cay nóng.

    Không nên uống nước ngọt có ga trong bữa ăn

    Nước ngọt có chứa carbon dioxide, khi uống vào mùa hè có tác dụng giải nhiệt tức thì nên nhiều người rất thích uống. Nhưng nếu bạn bị viêm dạ dày thì việc uống nước ngọt trong bữa ăn lại gây hại nhiều hơn lợi.

    Bởi vì nước ngọt, soda là một dạng axit pha loãng, bất lợi cho hệ tiêu hóa. Carbon dioxide trong soda hay nước ngọt có ga gây kích thích niêm mạc. Đồng thời giảm tiết acid dạ dày, ảnh hưởng đến sự hình thành sản xuất pepsin. Ngoài ra còn làm suy yếu chức năng tiêu hóa của dạ dày.

    Trong nước ngọt cũng chứa natri bicarbonate, có thể trung hòa axit trong dạ dày, làm giảm nồng độ axit và khiến hệ tiêu hóa suy yếu. Vì vậy, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nếu uống nước ngọt trong bữa ăn sẽ cảm thấy khó chịu, đau bụng và đầy hơi. Kèm theo đó là các triệu chứng bất thường khác.

    Bỏ hoặc hạn chế hút thuốc

    Trong một điếu thuốc có đến hàng trăm chất khác nhau có thể tác động xấu lên sức khỏe. Đặc biệt là khói thuốc lá có thể tấn công trực tiếp hệ hô hấp. Một cuộc khảo sát vừa được tiến hành với hơn 200 bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn tính. Kết quả cho thấy, những người không hút thuốc có tỉ lệ tái phát bệnh là 38,3%. Trong khi những người hút thuốc có tỷ lệ tái phát cao tới 61,7%. Vì vậy, bệnh nhân viêm dạ dày mãn được bác sĩ khuyên rằng bạn nên bỏ hút thuốc lá, hoặc hạn chế ở mức tối đa. Điều đó giúp tạo điều kiện thuận lợi trong trong việc chữa trị sớm.

    [​IMG]

    Ngoài việc điều chỉnh thói quen ăn uống một cách khoa học, loại bỏ những thứ không tốt đối với dạ dày thì bạn nên kết hợp thêm các phương pháp chữa bệnh. Những phương pháp chữa bệnh với nguyên liệu tự nhiên được khá nhiều người áp dụng. Nó vừa đem lại hiệu quả vừa giúp người bệnh tiết kiệm chi phí chữa bệnh. Một số phương pháp như chữa đau dạ dày bằng cây xăng sê, tinh bột nghệ, cây lược vàng,… Những phương pháp này đều đòi hỏi bạn phải kiên trì mới đem lại hiệu quả.

    Với những lời khuyên mà chúng tôi đưa ra ở trên, hy vọng sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình chữa bệnh. Chúc các bạn có một sức khoẻ thật tốt!
     
  9. Tai mũi họng 497

    Tai mũi họng 497 Chuyên thi công và thiết kế nội thất gỗ hiện đại

    Tham gia:
    7/5/2019
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    bài viết hay
     
  10. maihoang2909

    maihoang2909 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/5/2014
    Bài viết:
    271
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    28
    Bệnh đau dạ dày này mệt lắm, ăn nhiều cũng đau, ăn ít nó cũng đau, thuốc thì uống cả núi ko khỏi
    Nó đa phần kiêng các đồ cay nóng và quá lạnh
     
  11. huyenanhdau1502

    huyenanhdau1502 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/2/2019
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    69
    Điểm thành tích:
    28
    Mình uống bao thuốc chả khỏi, chỉ đỡ được bài hôm. Mình phải qua tiêm bên bác sỹ Ngọc, y học dân tộc mới hết
     
  12. minhduchg

    minhduchg Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/3/2019
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Trĩ là bệnh ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là với nhân viên văn phòng. Trĩ xuất từ những thói quen không tốt trong đời sống hằng ngày. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về cách phòng tránh bệnh trĩ nhé!

    Nguyên nhân gây trĩ

    [​IMG]

    Để nắm được cách phòng tránh bệnh trĩ trước hết bạn phải biết về nguyên nhân gây bệnh trĩ thường gặp nhất.
    • Táo bón: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ. Lực tống phân làm tổn thương vùng hậu môn, giãn nở các tĩnh mạch gây hình thành búi trĩ.
    • Do ngồi nhiều: Thời gian ngồi nhiều gây áp lực cho vùng hậu môn. Chèn ép các tĩnh mạch trong thời gian dài có thể hình thành búi trĩ.
    • Do yếu tố di truyền: Những nghiên cứu cho thấy khả năng mắc bệnh cao hơn ở những người có người thân mắc trĩ.
    • Do quá trình mang thai: Vận động ít và sức nặng của thai nhi gây táo bón, lâu ngày hình thành búi trĩ. Phòng bệnh trĩ cho bà bầu cần phải lưu ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt.
    Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây bệnh trĩ như tuổi cao, stress, thói quen đi vệ sinh quá lâu. Quan hệ tình dục đường hậu môn, thói quen ăn uống không lành mạnh,… cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.

    Cách phòng tránh bệnh trĩ

    Nguyên nhân gây trĩ chủ yếu xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày. Chúng ta hoàn toàn có thể có những biện pháp phòng bệnh trĩ ngay tại nhà và nơi làm việc.
    • Tránh ngồi quá lâu
    Thời gian ngồi quá nhiều là vấn đề phổ biến ở nhân viên văn phòng. Phòng bệnh trĩ cho dân văn phòng ưu tiên cần thay đổi thói quen làm việc. Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc trĩ ở những người ít vận động lên đến hơn 70%. Trung bình cứ ngồi khoảng 50 phút, bạn nên đứng dậy vận động 5 – 10 phút. Việc đứng dậy vận động giúp cho dòng máu lưu thông tốt hơn. Đồng thời giảm áp lực cho vùng hậu môn và hạn chế sự hình thành búi trĩ.
    • Đi cầu vào một thời gian cố định
    Thường rất ít người chú ý đến thói quen này. Tuy nhiên đây là một thói quen tốt để cân bằng chức năng của hệ tiêu hóa. Đi cầu vào một thời điểm cố định trong ngày có thể ngừa táo bón. Đặc biệt, bạn không nên nhịn đi cầu trừ những trường hợp không thể. Không nên dùng lực rặn mạnh khi đi vệ sinh có thể làm vùng hậu môn bị tổn thương.
    • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ
    Đừng để viêm nhiễm hậu môn gây trĩ cho bạn. Sử dụng các loại khăn giấy mềm để lau, tránh cọ xát gây xước vùng quanh hậu môn. Đó là cơ hội để cho vi khuẩn xâm nhập. Sau khi đi đại tiện nên rửa sạch lại với nước muối ấm.
    • Tập thể dục thường xuyên
    Nguy cơ bị trĩ ở những người ít vận động cao gần gấp 2 lần. Chúng ta cần xây dựng một bảng biểu hoạt động thể lực để phòng bệnh trĩ. Sau mỗi bữa ăn, nên vận động để cho thức ăn tiêu hóa tránh táo bón. Mục đích của vận động là giúp cho dòng máu lưu thông tốt, tránh áp lực dồn nén vùng hậu môn.

    [​IMG]

    Với những người mắc bệnh trĩ, ngoài cách phòng tránh trên bạn có nên kết hợp thêm các biện pháp để chữa dứt điểm bệnh trĩ. Bạn có thể áp dụng một cố cách như chữa bệnh trĩ bằng lá bỏng, rau diếp cá, lá thiên lý,… Những cách trên đạt hiệu quả cao với người bị trĩ ở mức độ nhẹ. Còn những người ở cấp độ nặng hơn nên đến thăm khám bác sĩ để được chữa trị.

    Bệnh trĩ hoàn toàn có thể kiểm soát bởi chính bạn. Hãy xây dựng cho mình một lối sống khoa học, khỏe mạnh ngay từ bây giờ. Chúc các bạn có nhiều sức khoẻ!
     
    huyenanhdau1502 thích bài này.
  13. huyenanhdau1502

    huyenanhdau1502 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/2/2019
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    69
    Điểm thành tích:
    28
    Nói chung mình từng bị rồi nên rút ra kinh nghiệm: uống thuốc chỉ dành cho lúc mới bị rồi. Nặng thì chả ăn thua đâu. Giờ đi tiêm là khỏi đấy các mẹ. Không đau lắm đâu
     
  14. huyenanhdau1502

    huyenanhdau1502 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/2/2019
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    69
    Điểm thành tích:
    28
    Cám ơn bạn vì bài viết rất hay. Giờ mình xay diếp cá uống hàng ngày và tập thể dục thường xuyên, hạn chế đứng hoặc ngồi lâu. Hy vọng bệnh trĩ không trở lại
     
  15. minhduchg

    minhduchg Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/3/2019
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Bệnh trĩ là khối tĩnh mạch ở hậu môn đang bị căng phồng, sự gia tăng áp suất trong ổ bụng cũng có thể gây ra bệnh trĩ. Có những dấu hiệu chứng tỏ bệnh trĩ của bạn đã đến giai đoạn nguy hiểm và không thể lơ là được. Nếu bạn đang nghi ngờ mình mắc bệnh trĩ, hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

    Đau rát hậu môn

    [​IMG]

    Đau rát hậu môn là một trong những dấu hiệu bệnh trĩ điển hình nhất. Khi bị trĩ thường thì bạn sẽ thấy phần hậu môn của mình đau, nóng rát mỗi khi đi đại tiện. Nếu tình trạng nặng hơn rất có thể sẽ đau cả ngày sau khi đi vệ sinh một hồi lâu. Khi có dấu hiệu này bạn cần phải chú ý theo dõi và nhanh chóng tới những cơ sở khám chữa bệnh uy tín để kiểm tra chính xác.

    Đi ngoài ra máu

    Cháy máu được xem là dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ vì chúng xuất hiện ở giai đoạn đầu và thường gặp nhất. Lúc đầu, máu chảy còn ít và khó phát hiện nếu không để ý. Chỉ đến khi người bệnh dùng giấy vệ sinh mới phát hiện ra được. Người bệnh sẽ thấy có máu đỏ hoặc có vài tia máu rất nhỏ dính vào phân.

    Về sau máu chảy thường xuyên hơn và lượng máu cũng nhiều hơn. Có thể nhìn thấy máu trong bồn cầu sau mỗi lần đi đại tiện. Chỉ cần ngồi xuống là máu đã chảy nhỏ giọt hoặc có khi thành tia. Lúc này bệnh tình của bạn đã ở cấp độ khá nặng. Hiện tượng táo bón khiến cho việc đi vệ sinh gặp nhiều khó khăn, lớp niêm mạc của búi trĩ rất mỏng nên khi va chạm với các khối chất thải cứng làm rách niêm mạc mà gây chảy máu. Nếu không phát hiện bệnh, chữa trị kịp thời sẽ làm cho sức khoẻ bị ảnh hưởng.

    Ngứa hậu môn

    [​IMG]

    Khi bị trĩ phía hậu môn sẽ có hiện tượng ngứa ngáy khó chịu. Nguyên nhân là do các búi trĩ có tiết ra một số chất dịch ẩm ướt khiến cho các loại vi khuẩn, nấm có hại có cơ hội sinh sôi, phát triển. Từ đó gây ra viêm nhiễm, lở loét và hôi hám cho người bệnh. Tình trạng viêm nhiễm xảy ra làm cho hậu môn hay bị ngứa. Điều đó khiến người bệnh không chịu được phải dùng tay gãi. Việc làm này vô tình làm vết thương thêm lan rộng và ngày càng bị tổn thương.

    Đau quanh vùng hậu môn

    Biến chứng tắc mạch, sa nghẹt hoặc tình trạng co thắt của các cơ hậu môn bị tổn thương sẽ khiến cho người bệnh có cảm giác đau nhiều xung quanh vùng hậu môn sau khi đi đại tiện. Khi bị tắc mạch cấp tính bệnh nhân sẽ rất đau đớn, lúc đó khó có thể ngồi như người bình thường được. Tình trạng tắc mạch xảy ra lâu ngày bệnh nhân sẽ luôn cảm thấy vướng cộm rất bất tiện.

    Sa búi trĩ

    Búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn là dấu hiệu bệnh trĩ nặng khi đã ở giai đoạn 3 hoặc giai đoạn 4. Trĩ nội lúc đầu nằm hoàn toàn trong lòng ống hậu môn. Nếu không phát hiện ra mình bị chảy máu khi đi đại tiện có thể người bệnh sẽ không nhận ra mình mắc bệnh trĩ. Khi có hiện tượng chảy máu nhiều bệnh nhân hoàn toàn không biết mình mắc bệnh trĩ. Họ cứ nghĩ do táo bón hoặc do sự chủ quan.

    [​IMG]

    Triệu chứng sa búi trĩ này giúp người bệnh nhận ra tình trạng bệnh của mình dễ hơn. Búi trĩ sẽ lớn dần và khi lớn thì lòi ra ngoài gây ra sự bất tiện lớn cho người mắc bệnh. Nếu bệnh trĩ ở mức độ nhẹ thì người bệnh có thể tự đẩy búi trĩ lên sau mỗi lần đi đại tiện. Nhưng bệnh càng nặng thì thời gian búi trĩ tự thu lên càng lâu, khả năng nhét búi trĩ vào hậu môn cũng khó hơn. Ngoài các dấu hiệu bệnh trĩ trên thì còn có một số biểu hiện khác trĩ khác như các búi trĩ có thể không gây đau nhưng có cảm giác vướng cộm, nứt kẽ hậu môn, sa nghẹt búi trĩ,.. gây đau đớn cho người bệnh.

    Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận ra sự thay đổi trong sức khoẻ của bản thân. Từ đó có thể nhanh chóng chữa trị bệnh tình của mình.
     
  16. minhduchg

    minhduchg Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/3/2019
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Nhiều người thắc mắc không biết bệnh trĩ có bị lây khi sống chung không? Bài viết hôm nay sẽ giải đáp giúp bạn những thắc mắc trên cũng như những thông tin cần thiết về bệnh trĩ.

    Bệnh trĩ có bị lây không?

    [​IMG]

    Trĩ là một căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới và có xu hướng ngày càng gia tăng. Bệnh được hình thành từ những mạch máu ở tĩnh mạch, khi tĩnh mạch bị ứ máu thì thành mạch giãn ra tạo nên búi trĩ. Bệnh trĩ được chia thành 2 nhóm là trĩ nội và trĩ ngoại, cách đặt tên dựa theo vị trí xuất hiện búi trĩ. Nếu các búi trĩ nằm ở thành ống hậu môn thì được gọi là trĩ nội, còn nằm ở sát ngay lỗ hậu môn thì là trĩ ngoại. Dù thuộc nhóm nào khi bị trĩ, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sẽ bị sụt giảm đáng kể. Đặc biệt, bệnh trĩ thường sẽ được điều trị tại nhà, dẫn đến hoang mang của những người sống cùng bệnh nhân về sự lây lan của bệnh.

    Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

    Theo thống kê gần đây của Sở Y tế Hà Nội thì có đến 20 – 30% dân số đang bị căn bệnh này hành hạ. Trong đó đối tượng dễ mắc bệnh nhất là người già, nhân viên văn phòng và phụ nữ đang mang thai. Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ:
    • Ăn uống sai cách: Thường xuyên chọn ăn những món gây nóng trong người như những món ăn có gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ. Tệ hơn là thói quen uống rượu bia, cafe và ăn vào buổi tối muộn.
    • Ít vận động: Do đặc thù công việc hoặc do lười vận động, nhiều người đã ở trong tình trạng ngồi hoặc đứng nhiều giờ liền hàng ngày. Đặc biệt là tư thế ngồi sẽ gia tăng áp lực xuống vùng hậu môn, lâu dần hình thành nên những búi trĩ.
    • Chứng táo bón: Có thể trong vài lần đi vệ sinh, chất thải của chúng ta sẽ rắn hơn bình thường. Nếu tình trạng này thi thoảng mới xuất hiện thì không có vấn đề gì, bạn chỉ cần bổ sung nước và chất xơ. Tuy nhiên, nếu bị táo bón từ ngày này sang ngày khác thì búi trĩ sẽ được hình thành và có xu hướng đẩy ra ngoài lỗ hậu môn.
    • Đại tiện không đều độ: Thói quen nhịn đại tiện sẽ khiến cho hoạt động đào thải của cơ thể bị rối loạn, lâu dần dẫn đến ùn ứ chất thải, táo bón và trĩ. Hãy tập cho mình thói quen khác có lợi hơn, đó là chọn một thời điểm trong ngày để đi đại tiện hàng ngày.
    Những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở trên không liên quan hoặc có thể gây nên sự lây nhiễm. Vì vậy, nếu trong gia đình hoặc người đang sống cùng với bạn đang bị bệnh trĩ thì bạn có thể yên tâm. Bởi căn bệnh về hậu môn này không hề lây nhiễm. Trên thực tế, các bác sĩ cũng chưa ghi nhận trường hợp này bị trĩ vì người khác lây sang.

    Cách phòng ngừa bệnh trĩ

    [​IMG]

    Song song với đặc tính không lây lan và dễ hình thành, bệnh trĩ sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm như nứt hậu môn, mất máu, ung thư trực tràng. Hãy xua tan nỗi lo bệnh trĩ bằng cách thực hiện theo những biện pháp dưới đây:
    • Đi đại tiện đều mỗi ngày, không ngồi quá 15 phút trên toilet và tránh vừa đại tiện vừa dùng điện thoại.
    • Vệ sinh hậu môn thật sạch sẽ, bạn hãy rửa tay và hậu môn bằng xà phòng diệt khuẩn mỗi khi đi đại tiện.
    • Ăn nhiều rau củ, trái cây, thực phẩm giàu chất xơ hòa tan và uống nhiều nước mỗi ngày để tránh bị táo bón. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm về bị bệnh trĩ nên ăn gì để có những biện pháp tốt nhất.
    • Tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn mỗi ngày để tăng cường hệ miễn dịch.
    Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên hy vọng sẽ giúp ích cho bạn và những người thân yêu. Chúc các bạn thật nhiều sức khoẻ!
     
  17. Đèn Phúc Lộc

    Đèn Phúc Lộc Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/3/2017
    Bài viết:
    2,105
    Đã được thích:
    255
    Điểm thành tích:
    173
  18. minhduchg

    minhduchg Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/3/2019
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Bệnh trĩ có thể gây đau và khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Một số mẹo đơn giản sau có thể giúp giảm đáng kể những cơn đau này.

    Ăn chất xơ

    Hãy bắt đầu từ chế độ dinh dưỡng và từ bên trong cơ thể. Một chế độ ăn uống giàu chất xơ có thể giúp giảm đau và giảm chảy máu do trĩ gây ra, theo Reader’s Digest. Các loại thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến gồm rau, trái cây, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt. Đặc biệt, người bị trĩ nên uống nhiều nước để ngăn táo bón.

    [​IMG]

    Dùng túi trà

    Cơn đau của trĩ ngoại có thể được làm dịu bằng cách áp một túi trà ấm và ướt vào hậu môn. Axit tannic trong trà sẽ giúp giảm sưng, đau và thúc đẩy đông máu để ngăn chảy máu, theo Reader’s Digest.

    Đi bộ 5 phút mỗi giờ để giảm áp lực lên trực tràng

    Nếu bạn làm một công việc phải thường xuyên ngồi nhiều thì cứ 1 giờ hãy ít nhất 1 lần đứng dậy đi lại khoảng 5 phút. Cách này có thể giúp giảm áp lực lên trực tràng. Tại phòng gym, người bị trĩ cần tránh tập trên máy đạp xe cố định và ngồi xổm. Vì 2 bài tập này sẽ tạo áp lực lên trực tràng. Thay vì vậy, hãy đi bộ nhanh từ 20 – 30 phút để kích thích chức năng ruột, các chuyên gia khuyến cáo.

    Ngâm nước nóng

    Nước nóng làm tăng lưu lượng máu, từ đó giúp giảm tình trạng giãn căng tĩnh mạch ở búi trĩ. Để làm cách này, với bồn tắm bạn hãy đổ nước ấm cao khoảng 10 – 13cm, sau đó ngồi vào bồn. Ngồi với tư thể đầu gối hơi nâng lên để nước ấm có thể tiếp xúc được với vùng hậu môn bị ảnh hưởng.

    Áp nước đá

    Bệnh trĩ là tình trạng mà các mạch máu bị giãn căng và phồng lên. Nhiệt độ lạnh từ nước đá lại có thể giúp các mạch máu này co lại. Hãy dùng một miếng vải sạch sau đó cho nước đá vào, rồi áp vào hậu môn khoảng 20 phút. Cách này có thể giúp giảm cảm giác khó chịu nhất thời do trĩ gây ra. Lặp lại khi cần thiết, nhưng 2 lần phải cách nhau ít nhất 10 phút, theo Reader’s Digest.

    Nằm xuống

    Làm cách nào để giảm cơn đau trĩ mà không dùng gel hoặc kem thoa? Cách đơn giản là giảm áp lực của trọng lượng cơ thể ra khỏi vùng hậu hôn bằng cách nằm ngửa ra trong tư thế kê chân cao hơn cơ thể trong khoảng 30 phút. Cách này không những giúp giảm cơn đau mà còn cải thiện lưu thông máu ở lưng, các chuyên gia cho biết.

    [​IMG]

    Sử dụng giấy vệ sinh thích hợp

    Các loại giấy vệ sinh có mùi thơm và được nhuộm màu chứa hóa chất có thể gây kích ứng vùng hậu môn. Thay vì vậy, hãy sử dụng các loại giấy vệ sinh đơn giản, trắng, không có mùi hay khăn. Dù là loại nào thì hãy làm ẩm chúng trước khi sử dụng. Nếu cần hãy bôi một lớp kem dưỡng ẩm không mùi lên khăn, các chuyên gia cho biết.

    Ngoài những cách giảm đau trên bạn có thể áp dụng cách chữa trĩ bằng rau diếp cá tại nhà. Đây là một trong những bài thuốc dân gian được rất nhiều bệnh nhân trĩ áp dụng. Nó giúp giảm các cơn đau đáng kể và có thể chữa khỏi bệnh trĩ ở độ nhẹ.

    Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình chữa bệnh. Chúc các bạn thành công!
     
  19. minhduchg

    minhduchg Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/3/2019
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Nhắc đến bệnh trĩ nhiều người e ngại. Nhưng đây là bệnh phổ biến ở cả nam và nữ, gây nhiều bất tiện trong cuộc sống và sinh hoạt. Không những thế, bệnh trĩ có thể gây những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách.

    Trĩ là bệnh rất phổ biến ở cả nam và nữ. Nó khiến cuộc sống của người bệnh trở thành chuỗi ngày dài ám ảnh, đau đớn và khổ sở. Đây là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch. Khi các mạch máu tĩnh mạch bị ứ máu thành tĩnh mạch bị giãn ra, xung huyết. Những tĩnh mạch bị giãn như vậy ở trực tràng và hậu môn tạo thành búi trĩ và gây nên bệnh trĩ.

    [​IMG]

    Với những triệu chứng như đi cầu ra máu, đau rát, luôn có cảm giác vướng, khó chịu, sờ thấy búi trĩ ở hậu môn… trĩ làm cho người bệnh đau đớn, tinh thần không thoải mái. Do là bệnh ở vùng kín nên bệnh nhân thường rất ngại đi khám và điều trị, nhất là với phụ nữ. Có nhiều người âm thầm chấp nhận nhiều năm. Chỉ đến khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, chảy máu nhiều hoặc búi trĩ đã bị sa nằm bên ngoài hậu môn không thể nhét vào họ mới bắt buộc phải điều trị. Hơn thế, bệnh còn có thể gây những biến chứng nguy hiểm như tắc mạch, nghẹt, nhiễm khuẩn.
    • Biến chứng tắc mạch trĩ
    Tắc mạch trĩ ngoại có thể là do vỡ các tĩnh mạch, tạo nên một bọc máu hoặc là do hiện tượng đông máu ở trong lòng mạch máu. Việc rặn khi đi ngoài, khuân vác nặng, hoạt động thể thao, hậu sản… làm tăng áp lực vùng hậu môn gây sung huyết vùng hậu môn. Đây là những yếu tố thuận lợi của tắc mạch trĩ. Một thời gian ngắn sau khi xuất hiện, bọc máu đông được bao bọc bởi một màng mỏng, dần dính chặt vào da phủ, khó bóc tách. Khi thăm khám thấy ở vùng rìa hậu môn có một khối sưng màu phớt xanh, kích thước to hơn hay nhỏ hơn hạt đậu, sờ vào thấy căng. Nếu được rạch ngay lấy cục máu đông thì bệnh nhân thấy dễ chịu ngay. Cũng có khi cục máu đông gây hoại tử phía da trên gây rỉ máu.

    Tắc mạch trĩ nội ít hơn nhiều so với tắc mạch trĩ ngoại. Bệnh nhân đau ở trong sâu, có cảm giác gợn cộm như có một vật lạ nằm trong lòng ống hậu môn. Ấn tay vào thành trực tràng cảm giác được một cục cứng có ranh giới rõ rệt. Khi soi hậu môn thấy ở búi trĩ có một chỗ phồng lên màu phớt xanh. Rạch nhẹ vào khối đó có một cục máu đông bật ra.
    • Biến chứng nghẹt
    Nghẹt là khi búi trĩ hay vòng trĩ sa ra ngoài, mạch có thể bị tắc gây phù nề và do đó không thể tự thụt lại vào trong lòng trực tràng được. Nghẹt có thể một phần, một nửa hay toàn bộ chu vi hậu môn. Khi nhìn, thấy mặt ngoài của trĩ sa nghẹt là da màu xám. Ở mặt trong là niêm mạc màu nâu đỏ, sưng nề, rải rác có những nốt xám đen là do hiện tượng hoại tử bắt đầu. Khi nắn thấy có những chỗ mềm do phù nề, ấn lõm, xen kẽ với những hạt cứng là những cục máu đông.

    Trĩ sa nghẹt đẩy lên rất khó hay hoàn toàn không đẩy lên được, nhất là loại trĩ vòng, do phù nề nhiều hơn và do cơ vòng thắt chặt. Trĩ sa nghẹt làm bệnh nhân rất đau đớn. Trĩ sa nghẹt hoặc là đỡ sưng nề dần và rồi có thể đẩy lên được, hoặc là bị hoại tử, lở loét và nhiễm khuẩn.

    [​IMG]
    • Biến chứng nhiễm khuẩn
    Nhiễm khuẩn của trĩ thường là viêm khe, viêm nhú. Các khe, các nhú nằm trên đường lược. Biểu hiện lâm sàng của viêm khe, viêm nhú là cảm giác ngứa ngáy hay nóng rát. Thăm trực tràng làm bệnh nhân rất đau, thấy cơ vòng hậu môn thít chặt, giãn nở kém. Soi hậu môn thấy các nhú phù nề sưng to, màu trắng, các khe nằm giữa các búi trĩ bị loét nông, màu đỏ.

    Khi phát hiện mình bị trĩ bạn nên đến bác sĩ ngay để được tư vấn chữa bệnh. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp thêm cách chữa bệnh trĩ bằng rau muống tại nhà để đạt hiệu quả cao nhất. Đây là một trong những bài thuốc đông y được áp dụng từ xa xưa đến giờ và rất hiệu nghiệm.

    Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn thật nhiều sức khoẻ!
     
  20. Bố vịt giời

    Bố vịt giời Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    7/12/2017
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    Bị tri đúng là ác mộng. Chưa thấy ai bảo chữa trĩ bằng rau muống cả. Em thì thấy đi tiêm là nhẹ nhàng nhất. Em tiêm bên bệnh viện y học cổ truyền, bác sỹ Ngọc giờ thấy nhẹ nhõm ngon lành lắm
     

Chia sẻ trang này