5 Lý Do Đọc Sách Cho Con Khi Trẻ Đã Lớn Vẫn Là Tốt Nhất

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi ThanhTrucHN, 24/5/2019.

  1. ThanhTrucHN

    ThanhTrucHN Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/9/2018
    Bài viết:
    166
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    5 lý do đọc sách cho con khi trẻ đã lớn vẫn là tốt nhất
    Khi trẻ bắt đầu tự đọc được hoặc đang tiến tới giai đoạn dậy thì đầy rắc rối, cha mẹ thường ngừng đọc sách cho con. “Bọn trẻ có thể tự đọc rồi mà. Chúng đâu cần mình nữa”. Đó là lời biện hộ phổ biến của không ít cha mẹ. Quả thực, dành thời gian để làm một việc mà con đã có thể tự làm không phải điều phụ huynh thường chọn. Nhưng dừng đọc sách cho con ở thời điểm này có thể khiến cha mẹ bỏ lỡ cơ hội quan trọng.

    (Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp, Thầy Trường mở các lớp học thêm toán 8 , học thêm toán 9 , luyện thi vào 10 tại Hà Nội)

    Và đây là lý do tại sao, theo chia sẻ của một cô giáo tại bang Colorado, Mỹ – Melissa Taylor:

    [​IMG]

    5Có rất nhiều lựa chọn so với trước đây
    Cha mẹ có con nhỏ hẳn đều rõ điều này: có những cuốn sách phải đọc đi đọc lại tới trăm lần. Những lần đầu thì không sao. Thậm chí, sau tuần đầu, bạn vẫn có thể xoay sở được. Nhưng rồi sẽ tới lúc bạn cảm thấy chán ngán tới nỗi không còn muốn nhìn thấy cuốn sách đó nữa.

    Chính vì thế, điều tuyệt vời khi đọc sách cho trẻ lớn hơn là bạn không cần phải đọc 20 trang hết lần này tới lần khác. Đồng thời, bạn được tiếp xúc với những nhân vật, cốt truyện phức tạp hơn, hấp dẫn hơn.

    Trước khi con gái lớn và tôi đọc xong seri Harry Potter, chúng tôi cảm thấy mình là một phần của cộng đồng Hogwarts.

    4Trẻ đã đủ lớn để thực sự “hiểu” chuyện
    Kỹ năng đọc hiểu tăng lên đồng nghĩa với việc trẻ hiểu nhiều tầng bậc câu chuyện. Đó là thứ mà khi nhỏ hơn, trẻ chưa nắm biết được. Cảm giác thật hạnh phúc khi ngắm ánh mắt con ngời sáng vì nhận ra điều mà trẻ từng thắc mắc từ cách đó 1-2 tháng.

    Ví dụ, sách về Amelia Bedelia. Khi bọn trẻ còn nhỏ, chúng chưa hiểu mức độ phức tạp của tình huống mà Amelia phải đối mặt. Tuy vậy, trẻ vẫn nghĩ rằng chuyện đó thật hài hước. Lúc lớn hơn, trẻ bắt đầu hiểu tại sao Amelia lại làm như vậy. Và nhờ đó, trẻ ồ lên thích thú vì đã khám phá ra điều bí ẩn đó.

    [​IMG]

    3Bạn có thể hiểu phần nào những gì đang diễn ra trong cuộc sống của con
    Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, bạn có thể thấy mình bị “ra rìa” khỏi đời sống của con. Khi trẻ cố gắng khẳng định sự độc lập và học để hiểu mình là ai, trẻ thực sự không muốn bị bạn can thiệp. Nhưng thời gian đọc sách lại giúp bạn phần nào thấu hiểu tâm tư con trẻ.

    Tôi không thể nói với bạn biết bao lần con gái tôi đọc thứ gì đó mà khiến bọn trẻ lập tức tìm thấy sự đồng cảm. Bởi tình tiết trong truyện giống như những gì đã xảy ra với con ngày hôm đó ở trường. Đó có thể là The Witches, Junie B. Jones hay Fudge hoặc Escape from Mr. Lemoncello’s Library. Kết quả cuối cùng luôn giống nhau: Con ngắt lời bạn đọc để kể về điều tương tự xảy ra với mình.

    2Bạn có thể dạy con những bài học cuộc sống mà không cần phải rao giảng nhiều
    Bạn sẽ phải thừa nhận rằng, trẻ lớn hơn không hứng thú với những lời răn dạy đạo đức. Chúng không muốn bị nói nên và không nên làm gì. Chúng bỏ ngoài tai những bài giảng của bạn về nạn bắt nạt ở trường hay các vấn đề xã hội khác.

    Khi đọc sách cho con, bạn nhẹ nhàng và âm thầm truyền dẫn điều mình muốn nói qua tình huống, nhân vật trong truyện. Những chủ đề như cái chết, ly hôn, phân biệt chủng tộc… có thể được nhắc tới một cách thoải mái. Nhất là khi chúng được giới thiệu tới con qua những câu chuyện tưởng chừng chẳng liên quan đến trẻ.

    1Thời gian tương tác quý giá giữa cha mẹ và con cái
    Với quá nhiều hoạt động và những thứ khiến xao nhãng, thật khó để ở bên con, trực tiếp, toàn tâm. Đọc sách cho con giúp bạn làm việc này thật dễ dàng. Nó giúp gắn kết cha mẹ – con cái theo nhiều cách khác nhau.

    Con bạn có thể không thích bị bạn bè nhìn thấy những biểu lộ cảm xúc nồng nhiệt của mình. Ví dụ, ôm, hôn bố mẹ. Nhưng khi đọc sách cho con, trẻ có thể thoải mái thể hiện điều đó mà không hề đắn đo.

    [​IMG]

    Theo Read Brightly
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi ThanhTrucHN
    Đang tải...


  2. Vũ Thị Bích Liên

    Vũ Thị Bích Liên Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/8/2018
    Bài viết:
    2,893
    Đã được thích:
    425
    Điểm thành tích:
    223
    Đúng vậy, nên cho bé tập thói quen đọc sách
     
  3. TranQuyAnh

    TranQuyAnh Thành viên mới

    Tham gia:
    24/5/2019
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    bài chia sẻ hữu ích, tks
     
  4. ThanhTrucHN

    ThanhTrucHN Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/9/2018
    Bài viết:
    166
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Cách chọn sách giúp trẻ mở rộng kiến thức nền
    Hãy đảm bảo tủ sách nhà bạn có phong phú các thể loại sách khác nhau. Đó chính là cách bạn giúp trẻ mở rộng kiến thức nền, hỗ trợ việc học tập khám phá tốt hơn.

    (Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp, Thầy Trường mở các lớp học thêm toán 12 , học thêm toán 6 , luyện thi vào 10 tại Hà Nội)

    Nếu từng tìm hiểu về kỹ năng đọc, phương pháp đọc, hẳn bạn đã biết thuật ngữ “close reading” – đọc sâu. Còn bài viết này nhấn mạnh tầm quan trọng của “đọc rộng” – reading widely (từ dùng của Reading Rocket).

    [​IMG]

    Không khó để chọn những cuốn sách mà chắc chắn trẻ thích đọc, thích nghe. Nhưng có thể sẽ khó hơn một chút để làm cho giá sách thật phong phú. Trên thực tế, việc này có ý nghĩa quan trọng không kém. Chia sẻ nhiều thể loại sách khác nhau với con giúp trẻ tiếp xúc với:

    • nhiều ngôn từ khác nhau,
    • nhiều hình ảnh khác nhau
    • và những thế giới mới mẻ, đầy hấp dẫn.
    Dưới đây là một số gợi ý về các thể loại sách bạn nên đọc cho con nghe hoặc trẻ có thể tự đọc một mình.

    1Khoa học viễn tưởng
    Từ những chú chó biết nói tới những thế giới ngầm trong tưởng tượng, sách thể loại khoa học viễn tưởng chứa đựng yếu tố có thể không có thật trong cuộc đời. Cornelia Funke, J. K. Rowling là các tác giả tiêu biểu của dòng sách này.

    Bạn hãy chọn cho con:

    • Tác giả Cornelia Funke: Cô bé Igraine không biết sợ; Người Sói; Đằng sau những khuôn cửa sổ thần, bộ 3 cuốn Thế giới Mực; Kỵ sĩ Rồng…
    • Tác giả J. K. Rowling: Bộ tiểu thuyết nổi tiếng về cậu bé phù thuỷ Harry Potter.
    [​IMG]

    2Lịch sử hư cấu
    Những cuốn sách lịch sử hư cấu hay giúp các sự kiện quá khứ trở nên sống động với trẻ. Các chủ đề thuộc dòng sách này rất đa dạng: nền văn minh cổ đại, những người tiên phong… Chúng không chỉ giúp bạn mở rộng kiến thức cho con. Chúng còn có thể khơi dậy trong mỗi đứa trẻ một nhà sử học.

    3Tiểu sử
    Sách về tiểu sử của ai đó là một cách thú vị để truyền cảm hứng cho trẻ. Những cuốn hay nhất là những cuốn giới thiệu:

    • các nhà lãnh đạo tài năng
    • các nhà phát minh
    • các nhà giáo dục
    • các nhà khoa học
    Tác giả David Adler có một seri sách tiểu sử được học sinh đầu cấp Tiểu học vô cùng yêu mến. Có thể kể tới loạt sách “A picture book of…” về những người nổi tiếng.

    [​IMG]

    4Sách cung cấp thông tin
    Điều gì khiến núi lửa phun trào? Người cao nhất thế giới cao bao nhiêu? Từ “bí đỏ” – pumpkin bắt nguồn từ đâu? Trẻ đặt rất nhiều câu hỏi. Và những cuốn sách cung cấp thông tin sẽ giúp trẻ tìm câu trả lời. Khi lựa những tựa sách này cho con, hãy đảm bảo rằng chúng được viết mới đây và chứa những thông tin chính xác.

    5Thơ
    Thơ không được nhiều phụ huynh coi trọng, không được đọc nhiều như những loại sách khác. Rất nhiều tuyển tập thơ thiếu nhi chắc chắn sẽ khiến con bật cười thích thú và ngân nga mãi giai điệu. Các bài thơ cũng thường ngắn hơn. Do đó, việc đọc cho trẻ nhỏ hay trẻ chưa quen đọc sách có thể không thực sự hứng thú. Jack Prelutsky và Shel Silverstein là những tác giả tuyệt vời để giúp trẻ mở rộng kiến thức bằng những bài thơ.

    [​IMG]

    Bất cứ loại sách nào bạn đọc cho con, hãy biến nó thành trải nghiệm thú vị. Cùng con vui vẻ khám phá những địa điểm thần tiên, tìm hiểu về người nổi tiếng, tìm kiếm câu trả lời cho thắc mắc của con và đọc theo nhịp điệu du dương của những vần thơ.

    Theo Reading Rocket
     
  5. haile9x

    haile9x Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/6/2017
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    69
    Điểm thành tích:
    28
    Mình cũng thích đọc sách cho bé mà chưa thực hiện được.:(
     
  6. Dungxinhgai

    Dungxinhgai Thành viên chính thức

    Tham gia:
    18/10/2017
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Như bé nhà enm rất ham chơi, không thích nghe đọc sách thì phải làm sao ạ
     
  7. Hằng Trịnh95

    Hằng Trịnh95 Thành viên mới

    Tham gia:
    19/5/2019
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    K chỉ trẻ em nên đọc sách mà người lớn cũng rất cần
     
  8. Atk234

    Atk234 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    18/10/2018
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    64
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm giác thời đại 4.0 rồi thì ai cũng lười đọc sách thì phải.
     
  9. trungford268089

    trungford268089 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    24/5/2019
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    nếu có thời gian đọc sách cho con như này rất tốt bác ạ,vừa tốt cho con vừa hữu ích cho chính mình nữa,bài viết rất hay và có ý nghĩa,thank bác
     
  10. Bố vịt giời

    Bố vịt giời Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    7/12/2017
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    Mình rất yêu sách, vẫn thích đọc sách giấy hơn là sách điện tử. Mình nghĩ đây là thói quen rất tốt, giáo dục và giúp con hiểu biết hơn
     
  11. linhh4627

    linhh4627 " hạnh phúc là một hành trình"

    Tham gia:
    8/5/2018
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    95
    Điểm thành tích:
    28
    trước đây mình có thói quen đọc sách, nhưng cũng vì công việc mình đã bỏ thói quen này.
    Cảm ơn bài viết đã lại khơi lại niềm đam mê cũ của mình
     
  12. Đồ chơi cho Bi

    Đồ chơi cho Bi Thành viên mới

    Tham gia:
    24/10/2017
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Mình cũng đang luyện thói quen đọc sách cho con
     
  13. ThanhTrucHN

    ThanhTrucHN Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/9/2018
    Bài viết:
    166
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    8 lý do phổ biến cha mẹ không đọc sách cho con và cách khắc phục
    Đọc to cho trẻ những cuốn sách nhỏ xinh trước giờ đi ngủ hay lúc rảnh rối có rất nhiều lợi ích. Nhưng không phải cha mẹ nào cũng duy trì việc đọc sách cho con hàng ngày.

    (Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp, Thầy Trường mở các lớp học thêm toán 7 , học thêm toán 6 , luyện thi vào 10 tại Hà Nội)


    Quả thực, biết là một chuyện nhưng làm được hay không lại là chuyện khác.

    [​IMG]

    1. Tôi bận lắm!
    Có lẽ đây là lý do thường gặp nhất ở những cha mẹ không thể đọc sách cho con nghe. Công việc bận rộn, áp lực tài chính khiến nhiều người mải lo “cơm áo gạo tiền”. Việc đọc sách cho con vì thế phải xếp xuống hàng thứ yếu. Ngay cả ở những gia đình duy trì được thói quen đọc, cũng không tránh khỏi nhiều lúc bận rộn. Việc phát sinh của cha mẹ, hoạt động ngoại khoá tăng cường của con, các cuộc gặp mặt… khiến thời gian đọc sách cho con bị co lại

    Cách khắc phục:
    – Nghĩ tới một thói quen mà bạn không thể nào bỏ qua được. Sắp xếp thời gian đọc sách cho con trước khi thực hiện thói quen đó.
    Ví dụ: bạn không thể bỏ qua việc đánh răng trước khi đi ngủ. Vậy, hãy đặt ra quy tắc: chỉ đánh răng sau khi đọc sách. Một ví dụ khác, bạn có thể tranh thủ đọc sách cho con khi trẻ đi tắm. Hoặc nếu con bạn ăn hơi chậm, tận dụng thời gian này để đọc vài trang sách.

    Một khi đã duy trì thành thói quen hàng ngày, việc đọc sách cho con sẽ trở nên dễ dàng hơn với bạn. Khi đó, cho dù có bận đến mấy, bạn vẫn không làm ngắt quãng việc này. Và nên nhớ, ít còn hơn không. Chỉ cần vài trang sách là đủ nếu bạn quá bận.

    – Chọn một dấu hiệu để khi nhìn vào đó, bạn biết phải đọc sách cho con.
    Ví dụ: sau khi đọc cho con trước giờ đi ngủ, bạn đặt cuốn sách lên đầu giường. Nó sẽ như một lời nhắn bạn sẽ tiếp tục đọc sách vào tối mai. Hoặc bạn cũng có thể chuẩn bị một giá sách nhỏ xinh, treo lên tường, ở vị trí dễ nhìn thấy trong phòng khách/bếp. Trên giá sách, để sẵn vài cuốn sách tranh hay nhất và không mất nhiều thời gian để đọc.

    – Theo dõi tiến độ:
    Dán một mảnh giấy lên cửa tủ lạnh hoặc sử dụng bút màu có thể xoá được để viết lên gương trong nhà tắm. Đánh dấu V xanh vào những ngày bạn đọc được và dấu X đỏ ngày không đọc được. Như vậy, bạn có thể theo dõi được xem có đạt mục tiêu giữ cho chuỗi các dấu V xanh dài nhất có thể được không.

    2. Con tôi có thể tự đọc được rồi.
    Một lý do nữa cũng rất hay gặp là cha mẹ cho rằng, khi trẻ biết đọc, không cần đọc sách cho trẻ nữa. Theo cuốn sách hướng dẫn về việc đọc to cho trẻ “Read Aloud Handbook”: “Kỹ năng đọc và nghe bắt đầu hợp nhất khi trẻ vào lớp 8. Cho tới khi đó, trẻ thường nghe ở cấp độ cao hơn so với đọc. Vì vậy, trẻ có thể nghe và hiểu những câu chuyện phức tạp hơn, thú vị hơn những gì chúng có thể tự đọc. Ngoài sự kết nối tình cảm giữa cha mẹ và con cái, bạn còn giúp tăng cường vốn từ vựng cho trẻ qua đôi tai…”.

    Nói cách khác, trẻ lớp 4 có thể nghe câu chuyện tương đương cấp độ đọc của trẻ lớp 7 trước khi tự mình đọc. Vì vậy, việc đọc sách cho con ngay cả khi chúng đã biết đọc vẫn luôn cần thiết. Và thực tế là trẻ lớn vẫn thích nghe cha mẹ đọc cho nghe, dù chúng có thể không thừa nhận như vậy.

    Cách khắc phục:
    – Đề nghị con chia sẻ về những gì trẻ đang đọc. Sau đó, nói với con: “Ái chà, nghe hay đấy! Con nghĩ sao nếu mẹ đọc cho con nghe một chút? Vậy là cả hai mẹ con đều có thể tận hưởng cuốn sách đó?”.

    – Mời trẻ chọn một cuốn sách để đọc to lên cho cả nhà nghe. Sau đó, bạn và con có thể luân phiên nhau đọc sách to lên vào sau mỗi bữa tối.

    – Nếu bạn tình cờ đọc được một bài báo hay, hãy nói với trẻ: “Mẹ đọc bài này cho con nhé? Mẹ thấy hay lắm và nghĩ rằng, có thể con cũng thích”.

    – Nghe sách nói (audio books) trong lúc bạn đưa con đến trường/đón con về nhà. Hoặc khi mẹ con làm việc nhà với nhau, như khi gấp quần áo, rửa bát…

    – Nếu con được giáo viên giao cho một cuốn sách để đọc ở nhà, hỏi xem bạn có thể đọc cho con nghe vài phần không.

    3. Tôi chẳng thích đọc to sách cho con.
    Việc này có thể xảy ra bởi 2 lý do: bạn không thích cuốn sách hoặc đơn giản là bạn chỉ thích đọc thầm thôi.

    Với lý do thứ nhất, bạn có thể tham khảo cách khắc phục sau:
    Thế giới sách trẻ em có vô vàn, vô vàn cuốn để chọn. Hãy cầm lên một cuốn mà bạn và con đều thích và đọc.

    Với lý do thứ hai, vấn đề có thể phức tạp hơn chút.
    Bạn có thể không thích đọc to vì e ngại giọng mình không hay, mình không thể đọc diễn cảm… Nhưng hãy nhớ rằng, con thích nghe bạn đọc sách vì sự gần gũi, gắn kết cảm xúc chứ không nhất thiết vì mức độ đọc sách của bạn có chuyên nghiệp hay không.

    Bạn cũng có thể thử đặt tên mới cho khoảng thời gian đọc sách to cho con nghe. Gọi nó bằng một cái tên đặc biệt như “Giờ Đọc và Vui”, “Những cuốn sách và những cái ôm”…

    Nếu chiêu này vẫn không có tác dụng, bạn có thể thử đọc nhiều thể loại khác nhau thay vì chỉ những cuốn sách tranh. Hãy chọn thơ, nếu không, chọn truyện hài hoặc những vở kịch. Vừa đọc to vừa vào vai các nhân vật biết đâu lại đem đến nhiều hứng thú.

    4. Con tôi chẳng chịu ngồi yên.
    Nếu mỗi lần bạn cố gắng đọc sách cho con mà trẻ cứ chạy nhảy lung tung, bạn có thể nghĩ con chẳng thích thú gì. Và thế là bạn cũng dẹp luôn việc đọc sách. Như thế sẽ thật đáng tiếc biết bao.

    Với những trẻ thuộc tuýp hiếu động, lắng nghe là một kỹ năng cần phải rèn giũa. Và với thói quen được cha mẹ đọc to cho nghe hàng ngày, trẻ sẽ học được cách lắng nghe. Hãy nhớ rằng, khi bạn đọc sách cho con, bạn đã tăng cường khả năng chú ý – tập trung của trẻ. Đây là những kỹ năng giúp ích cho con rất nhiều khi đi học và cả sau này nữa.

    Cách khắc phục:
    – Giúp trẻ làm quen dần với khoảng thời gian nghe cha mẹ đọc sách này bằng những cuốn dành riêng cho trẻ hiếu động.

    – Đọc sách cho con trước giờ đi ngủ. Khi đó, trẻ đã bắt đầu bớt vận động và đã nằm thoải mái trên giường.

    – Đưa con tới công viên, đặt trẻ lên xích đu. Bạn vừa đẩy xích đu vừa đọc sách cho con.

    Tất nhiên, cần đảm bảo rằng con thích cuốn sách bạn đang đọc. Nếu trẻ thực sự mê khủng long và bạn thì chọn sách về xe rác thì đây có thể là vấn đề. Do đó, hãy tuỳ cơ ứng biến.

    5. Tôi mệt lắm, chẳng thiết làm gì, nữa là đọc sách.
    Phần lớn chúng ta dành thời gian đọc sách cho con vào trước giờ đi ngủ. Nhưng đây có thể lại chính là lý do khiến bạn không thể thường xuyên làm việc này. Bởi sau một ngày dài làm việc, bạn đã hết hơi hết sức còn đâu. Bạn thậm chí còn chẳng muốn được động vào người hay hỏi han bất cứ điều gì nữa. Mong ước duy nhất của bạn là được nằm dài trên giường mà ngủ thôi. Nói gì tới chuyện dành tới 15-20 phút để đọc sách cho con.

    Cách khắc phục:
    Thử dời thời gian đọc sách cho con lên sớm hơn trong ngày. Bạn có thể đọc trong lúc con ăn sáng hay lúc từ trường về nhà. Cũng có thể đọc khi con đang tắm nếu lúc đó bạn không quá bận.

    Thêm một lần, cần đảm bảo bạn cũng thích cuốn sách mà bạn đọc to cho con. Bạn có thể thử chọn một cuốn sách chương hồi mà bạn thích khi còn nhỏ. Hoặc một tập mới trong seri sách vừa ra mắt. Cùng lắm, bạn hoàn toàn có thể đọc cuốn mà bạn đang đọc cho con nghe. Cho dù ở đây, cuốn sách có vẻ hơi người lớn quá so với con. Không phải bằng mọi giá đạt được nhưng rõ ràng, duy trì thói quen là điều cần thiết.

    6. Các con tôi mỗi đứa một độ tuổi khác nhau.
    Việc này có thể khó đây. Bạn có thể đọc một cuốn sách tranh dễ thương cho bé 4 tuổi. Nhưng nó sẽ bị ông anh cả giờ đã học lớp 3 chê là “trẻ nghé quá”. Ngược lại, đọc một chương cuốn Cuộc phiêu lưu của Nils” cho ông anh lớp 3 thì đứa em 4 tuổi chắc sẽ tỏ vẻ hờ hững.

    Cách khắc phục:
    Có một thực tế là với những cuốn sách tranh thật hay, một đứa trẻ 10 tuổi vẫn sẽ thích nghe. Thậm chí, mấy cô cậu nhóc tuổi teen cũng vẫn mê.

    Nhưng nếu đứa con lớn của bạn thực sự không hứng thú, thử đọc những bài báo/tạp chí hấp dẫn cho con khi chúng đang ăn hay làm việc nhà. Bạn có thể nói: “Này con, xem thử bài báo này xem. Mẹ nghĩ con sẽ thích đấy…” và bắt đầu đọc.

    Một ý tưởng nữa, bạn có thể đọc to cho con lớn của mình khi những đứa nhỏ đã đi ngủ hoặc khi chúng đang chợp mắt.

    7. Con tôi cứ… phá đám trong lúc tôi đọc sách cho con.
    Không ai thích bị phá đám hay làm phiền cả. Nhất là khi bạn đang cố gắng làm việc tốt cho con mà con lại làm bạn thất vọng.

    Nhưng hoá ra, dừng lại giữa chừng để tạo điều kiện cho con đặt câu hỏi lại là một phần thiết yếu của quá trình học hỏi. Có thể trẻ chưa hiểu hết những gì bạn đang đọc. Vì vậy, bạn chớ ngại dừng lại để trả lời con. Và tốt hơn thế, có thể chủ động dừng lại để đặt câu hỏi cho con.

    Cách khắc phục:
    Nếu câu hỏi của trẻ hoàn toàn không liên quan tới cuốn sách đang đọc, bạn có thể nói với con: “Ồ, câu hỏi hay đấy. Chúng ta sẽ bàn về nó khi mình đọc xong cuốn sách này nhé”.

    8. Đọc đi đọc lại một cuốn sách làm tôi phát ngán.
    Đúng vậy. Thực sự, đúng là như vậy. Quá chán khi cứ phải đọc đi đọc lại, còn phải làm điệu bộ trẻ con những cuốn sách tranh mà con đòi.

    Thật không may cho chúng ta với tư cách làm cha mẹ, bạn có thể cảm thấy vậy. Nhưng với trẻ, đọc đi đọc lại một cuốn sách chính xác là điều trẻ cần để học hỏi. Trẻ sẽ nghe nhiều lần một số từ và chúng trở thành vốn từ của trẻ. Ngoài ra, việc đọc nhiều lần giúp loại bỏ bất cứ hiểu lầm nào về cuốn sách mà có thể do vì quá vội, bạn chưa thể giải đáp cho con trong một lần đọc.

    Cách khắc phục:
    Nếu cuốn sách đó bạn thực sự ghét, hãy bỏ nó đi. Hay ít nhất, giấu nó đi vào vị trí khó tìm trên giá sách. Sẽ không tốt cho con nếu bạn cứ phải gò mình đọc đi đọc lại một cuốn sách khiến bạn chẳng hề thích thú.

    Nếu bạn thấy cuốn sách đó hay nhưng không hay chút nào nếu phải đọc tới 72 lần, hãy thử đặt ra một quy tắc. Ví dụ, nếu một cuốn sách được đọc 2 lần vào hôm đó thì như vậy là đủ. Không có gì xấu hổ khi đặt ra các giới hạn. Nhờ đó, việc đọc sách cho nhau nghe sẽ trở nên dễ chịu với tất cả.

    Trường hợp bất khả kháng, bạn hãy tự tạo sự mới mẻ cho mỗi lần đọc. Ví dụ, đọc bằng giọng khác đi, ở một nơi khác đi, trong tư thế khác đi (nằm gác chân lên ghế sofa để đọc chẳng hạn). Khi đặt lợi ích của con lên hàng đầu, bạn sẽ đủ sức sáng tạo ra mọi thứ.

    Tham khảo từ Happy You, Happy Family
     
  14. ngocbinhk37

    ngocbinhk37 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    18/3/2019
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    76
    Điểm thành tích:
    28
    Mọi người thường hay nói nhiều đến lợi ích của việc sử dụng đồ chơi giáo dục tới sự phát triển trí tuệ của bé

    Tuy nhiên nếu để ý kỹ thì bố mẹ người trực tiếp dạy bé cũng sẽ được hưởng lợi


    Đầu tiên nó giúp bố mẹ giảm stress, căng thẳng. Lúc đầu bố mẹ cũng khá căng thẳng vì bé không hợp tác, nhưng nếu thực sự yêu bé, thực sự nghĩ cho bé, thực sự kiên trì thì chắc chắn bé sẽ làm được lúc đó thì bạn sẽ rất vui, mọi stress sẽ tan biến hết, và cuối cùng bạn lại đâm ra nghiện chứ he

    [​IMG]

    Giúp bố mẹ giảm tiết kiệm chi phí cho bé đi học, vì mình tự làm được mà không phải gửi bé đến trung tâm này trung tâm kia, hi



    Tạo tình cảm sự gắn kết với bé Khi dạy bé bố mẹ phải dùng các ngôn từ, bộ mặt tích cực giúp bố mẹ sáng tạo, yêu đời sống vị tha hơn


    Bố mẹ có thể trở về tuổi thơi, tâm hồn trẻ trung bớt lo lắng về cơm áo gạo tiền hơn khi cùng chơi, cùng dạy bé


    [​IMG]
    Đặc biệt trong quá trình dạy bé bố mẹ phải suy nghĩ, động não tìm nhiều cách để giúp bé hiểu vấn đề, giúp bé không bị nhàn chán


    Do đó giúp bố mẹ trở nên năng động, sáng tạo hơn, và ngày càng yêu đời hơn


    Mọi người cho ý kiến của mình nhé
     

Chia sẻ trang này