Kinh nghiệm: Kinh nghiệm đi phượt bằng xe máy

Thảo luận trong 'Du lịch' bởi piaggiodaison, 5/9/2013.

  1. piaggiodaison

    piaggiodaison Thành viên tích cực

    Tham gia:
    13/7/2013
    Bài viết:
    583
    Đã được thích:
    98
    Điểm thành tích:
    28
    Đối với dân phượt, các hành trình “bụi” chủ yếu được thực hiện bằng xe máy, nên có một quy định về việc tổ chức nhóm và đi lại bằng loại phương tiện này, thiết nghĩ là rất cần thiết để đảm bảo cho thành công của chuyến đi – an toàn và đúng giờ.

    Kinh nghiệm đi phượt bằng xe máy

    Điều đầu tiên khi sử dụng xe máy lưu thông trên đường là bạn phải có giấy phép lái xe theo đúng loại xe mà mình đang sử dụng, phải có Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc cho xe đó, bắt buộc phải đội nón bảo hiểm cho người ngồi trên xe.

    Một nhóm xe máy không nên quá 6 chiếc nếu 1 thành viên không có kỹ năng đi nhóm. Chỉ vượt quá 8 chiếc nếu tất cả thành viên đã quen với kiểu đi của nhau. Người nào càng ít kinh nghiệm thì vị trí của người đó càng gần về cuối. Làm như vậy là để người đó không gây tai nạn liên hoàn.

    1. Chốt và dẫn đoàn

    Phải phân công người dẫn đoàn và người chốt đoàn: về nguyên tắc, dẫn đoàn dẫn đường đi và điều phối tốc độ của đoàn (ví dụ: khi có đoạn giới hạn tốc độ tối đa) và tính toán khi nào cả đoàn nên dừng lại như khi đổ xăng, thay quần áo (mưa, rét, nóng), hay các việc khác. Còn chốt đoàn nhằm đảm bảo không ai bị rớt lại đoàn và đảm bảo đoàn đi với khoảng cách đồng đều. Khi có ai tụt lại, chốt đoàn phải tụt lại theo và cùng xe tụt lại đó đi nhanh hơn để bắt kịp đoàn. Chính vì vậy, Cần phân công 2 xe đi cuối thay nhau chốt và giám sát lẫn nhau.

    - Xe dẫn đoàn thì đến chỗ rẽ thì dừng lại chờ mọi người cùng rẽ. Trong trường hợp dừng trời tối, mọi người dừng lại thì bật xi nhan phải để các xe khác còn nhìn thấy mà chọn lựa việc tham gia đoàn (nếu là thành viên) hay né ra chỗ khác mà không cán phải chúng ta. Dẫn đoàn cần đặc biệt tinh tế trong việc cho mọi người dừng, nghỉ; căn tầm xăng; chọn chỗ rộng, thoáng, cảnh đẹp. Ngoài ra phải chú ý đường, biển báo. Biển báo hạn chế tốc độ

    - Chốt đoàn phải mang đồ nghề sửa xe, cứu thương và có hiểu biết cũng như khả năng xử lý và phản ứng nhanh với các sự cố hỏng hóc về xe cộ, sơ cứu.

    2. Người ngồi sau lưu ý gì?


    - Kiểm tra xe trước mỗi chuyến đi: đảm bảo an toàn khi đi đường và không làm tổn hại đến xe của mình.

    - Về khoảng cách giữa các xe: Ở các đoạn Quốc lộ hay cao tốc, khoảng cách giữa các xe khoảng 50m là vừa (vì tốc độ xe khi đó khoảng 50-60 km/h) đảm bảo an toàn.

    - Khi chạy tối, tốc độ sẽ giảm và các xe có thể đi gần nhau hơn – khoảng 20m – tuy nhiên, lúc này xe trước và xe sau sẽ đi so le với nhau (như trên 2 đường thẳng song song, nhưng không cách quá xa, (như vết chân trên cát). Lợi ích của việc đi so le với nhau là các xe có thể soi đèn cho nhau, không bị khuất tầm nhìn, và nếu có xe nào rủi ro ngã thì xe sau không bị dính theo. Trong trường hợp không áng chừng được khoảng cách, mỗi xe đi làm sao để ít nhất nhìn được một xe đi sau và một xe đi trước mình. Đảm bảo mình đi đúng theo đội và người đằng sau cũng đi đúng theo mình.

    - Khi trời tối nếu dừng lại yêu cầu các xế bật xi nhan xe để các xe nhận ra nhau, và để các phương tiện khác nhận biết xe.

    - Dọc đường đi, khi xe nào có vấn đề gì cần dừng khẩn cấp hoặc cần sự hỗ trợ của mọi người, các người ngồi sau sẽ phải có trách nhiệm liên lạc với người ngồi sau của dẫn đoàn hoặc xe nào gần ngay mình nhất. Chính vì thế người ngồi sau xe dẫn đoàn lưu ý có số của tất cả những người ngồi sau khác trong máy điện thoại, để khỏi mất công moi giấy ra tìm số khi cần. Các người cầm lái cũng cần chỉ đạo những người ngồi sau quan sát xe đi trước đi sau trong đoàn, để đảm bảo mọi người luôn quan sát thấy nhau để có thể bảo vệ và đảm bảo an toàn cho nhau.

    - Người cầm lái cẩn thận, chắc chắn và có tinh thần trách nhiệm với người ngồi sau cũng như trách nhiệm với lịch trình của cả đoàn

    - Không vượt xe dẫn đầu trong bất cứ trường hợp nào: Xe dẫn đi nhanh mình đi nhanh, họ đi chậm mình đi chậm, họ dừng mình cũng phải dừng. Nếu bắt buộc phải vượt với lý do chính đáng thì sau đó phải giảm tốc độ xuống 10 km/h chờ họ vượt lên rồi mới được trở lại vận tốc ban đầu.

    - Đến chỗ rẽ, xe dẫn đầu sẽ dừng lại chờ đủ người rồi đi. Đề nghị mọi người dừng sau xe dẫn đầu theo thứ tự trước sau. Không dừng trước xe dẫn đầu, không dồn cục quanh xe dẫn đầu gây cản trở giao thông và có thể gây nguy hiểm.

    - Qua ngã ba ngã tư không thấy xe dẫn đầu đứng chờ thì mặc định đi thẳng.

    - Khi đi đường dài trong một nhóm có đội hình hàng hai hoặc tản mác, nếu một người chạy bên cạnh đội hình mà gặp chướng ngại (hoặc làn đường đột ngột thu hẹp) thì người đó phải có trách nhiệm tự giảm tốc độ và đi nối vào sau đoàn xe. Tuyệt đối không lao vào giữa đoàn có thể gây tai nạn cho cả đoàn. Nếu có thành viên thiếu kinh nghiệm mà làm như vậy, thành viên đi phía trong có thể dùng thân xe ngăn cản và ra hiệu lui về phía sau.


    1. Ban ngày thì cả đoàn nên bật đèn xe để nhìn qua gương chiếu hậu là thấy từ xa. Xe dẫn đoàn thỉnh thoảng cũng phải quan sát xem có đủ xe không (tránh xe trong đoàn tụt hậu mà không biết).

    2. Ban đêm thì đoàn nên đi chậm lại, khoảng cách giữa các xe gần nhau. Nên dán đề can phản quang ở mặt nạ xe máy và đằng sau mũ bảo hiểm để đoàn dễ nhận biết nhau. Đặc biệt các xe phải nhớ vị trí và thỉnh thoảng phải tập trung quan sát điểm danh lẫn nhau.

    3. Các xe đi nửa cuối đoàn khi vượt nhau phải ra hiệu để nhận biết vị trí của nhau. Hai xe áp chốt và xe chốt phải thường xuyên quan sát lẫn nhau.

    3. Không phạm cấm kị


    - Tuyệt đối không được vượt dẫn đoàn, trừ khi đang đà lên dốc, nhưng sau khi lên dốc xong phải giảm tốc độ nhường dẫn đoàn đi trước.

    - Tuyệt đối không được tách đoàn

    - Tuyệt đối không được lạng lách đánh võng khi đang lưu thông trên các tuyến đường

    - Các vấn đề cư xử, hành xử với dân địa phương, mọi người đều biết phải làm gì tốt nhất cho mình và cho người khác.

    - Không uống nhiều bia r*** trong các chặng nghỉ trên đường đi (đặc biệt là các chặng nghỉ trưa, giữa đường) hoặc làm ảnh hưởng đến lịch trình của ngày tiếp theo.

    - Khi đi trên đường ngoài việc chào hỏi các nhóm khác, không nên tùy tiện gia nhập vì lý do an toàn của bản thân bạn. Không khiêu khích hoặc nhận xét thô thiển về các loại xe của nhóm khác. Chỉ phát ngôn liên quan đến kỹ thuật khi mình biết rõ và có kinh nghiệm.

    4. Vượt ôtô

    - Không được vượt khi trước mặt là khúc cua khuất tầm nhìn, ta không biết đằng trước có xe ngược chiều gì. Nếu cố vượt thì xác suất gặp tai nạn là cực kỳ cao.

    - Chỉ được vượt bên trái, trừ khi đường có làn dành riêng cho xe máy.

    - Bật xi nhan trái, nhá còi liên tục và di chuyển vào vùng gương chiếu hậu trái của ô tô.

    - Chờ đến khi ô tô có dấu hiệu nhường đường mới được vượt. Không thì tiếp tục chờ cho đến khi nó nhường đường.

    - Cần đặc biệt kiên nhẫn và cẩn thận khi vượt xe siêu trường, xe container. Những loại xe này thân rất dài, khó vượt, hút gió mạnh, dễ bị đuôi xe quệt vào. Do vậy chỉ vượt khi đường đủ rộng và xe ô tô đã chắc chắn tỏ dấu hiệu nhường đường. Nếu loại xe này phóng nhanh thì chập nhận đi đằng sau.

    - Nếu xe ngược chiều phóng nhanh tiến gần và lấn hết làn đường thì phải tấp ngay vào sát lề bên phải, thậm chí nếu cần có khi phải phi tạm xuống mương, ruộng để tránh. Nhiều xe đi lấn hết đường và không thèm tránh ai cả.

    5. Đi đường đèo dốc



    - Tùy độ dốc mà về số thích hợp: 3, 2, 1

    - Không đi xe ga (Attila, SCR, LX, SH, PS, Nouvo, Mio, Click…), vừa hại xe vừa nguy hiểm khi lên dốc xuống dốc.

    - Cách nhau tối thiểu 10m, nếu không sẽ đâm xe liên hoàn khi xe đầu bị đổ. Nhất là khi xuống dốc.

    - Khi lên dốc, nếu vít ga không thấy gì là do máy quá nóng. Phải dừng lại, nghỉ 15 phút chờ máy nguội. Tuyệt đối không phun nước vào máy vì sẽ gây nứt.

    - Các xe phổ thông, đời không quá cũ thì phanh trước là đĩa, phanh sau là cơ (phanh đùm). Khi lên dốc, khói xe khét, phanh sau không khét. Khi xuống dốc khói xe không khét nhưng phanh sau khét. Đây là điều bình thường. Nếu cảm thấy mùi khét phát ra ở máy chứ không phải ở đuôi xe (nơi có ống xả và phanh sau) thì phải dừng lại xem xét).

    - Khi xuống dốc không được cắt côn để xe trôi tự do. Nếu cảm thấy xe trôi dốc quá nhanh cầm bóp kết hợp hai phanh đồng thời về số 3, thậm chí sô 2 để hãm bớt.

    - Do vậy việc kiểm tra tổng thể xe là rất cần thiết. Đặc biệt là 2 phanh trước sau.

    Cuối cùng, mỗi thành viên hãy luôn tự ý thức : trên đường Phượt điều gì cũng có thể xảy ra, mỗi người chúng ta hãy luôn cẩn thận, ngoài sống vì đam mê của mình cũng cần sống vì niềm vui của những người xung quanh nữa, có biết bao người mà niềm vui của họ chỉ đơn giản là thấy chúng ta luôn mạnh khỏe. Trước khi cơn say mạo hiểm đẩy chúng ta vào một hành động điên rồ và bất cẩn nào đó, hãy nghĩ đến những ai sẽ khóc nếu ta không trở về.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi piaggiodaison
    Đang tải...


  2. chau la Tin

    chau la Tin Banned

    Tham gia:
    22/8/2013
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Kinh nghiệm đi phượt bằng xe máy

    mỗi lần đi đường từ sơn la về gặp các đoàn đi phượt cũng thấy thú vị ghê. đúng là tuổi trẻ, đầy sức sống.
     
  3. nana123hy

    nana123hy Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    12/10/2012
    Bài viết:
    6,361
    Đã được thích:
    811
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Kinh nghiệm đi phượt bằng xe máy

    mình cũng rất hứng thú với đi phượt, đang còn trẻ nên rất muốn được đi nhiều
     
  4. kaze_minnie

    kaze_minnie Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    13/2/2012
    Bài viết:
    1,175
    Đã được thích:
    506
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Kinh nghiệm đi phượt bằng xe máy

    mình từng phượt lên mộc châu. cảm giác rất yomost luôn :)). nhất là đổ đèo. may là đi cùng team bạn mình chuẩn bị rất đầy đủ. mình ngồi sau chỉ mỗi ngắm cảnh thôi.:)).
    tuy nhiên đi mấy hôm mưa thì cẩn thận đường trơn @.@
     
  5. BruderGmbH

    BruderGmbH Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/12/2018
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    28
    kinh nghiệm nhất là đi phượt không nên đi xe Ga. Nên đi xe số dù Côn hay không, bởi khi bạn đổ đèo, Xe số rất quan trọng, bạn có thể về số đề ghì xe lại rất hiệu quả.
     
  6. rocky.92

    rocky.92 Thành viên mới

    Tham gia:
    16/6/2013
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Hồi sinh viên cũng mê phượt lắm, cảm giác thật tự do tự tại. Giờ đi làm rồi lại chả ham nữa. Chỉ muốn đi nhiều nơi mới lạ ăn nhiều món ngon và tham quan khám phá văn hoá mới. Đúng là mỗi thời mỗi khác :D
     
    BruderGmbH thích bài này.
  7. BruderGmbH

    BruderGmbH Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/12/2018
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    28
    mình giờ già rồi vẫn mê đi phượt!
     
  8. chuyenhb

    chuyenhb Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/10/2015
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    em cũng tinh cuối nam sẽ đi phượt đây ạ cảm ơn mẹ thớt chia sẻ thông tin rất hữu ích ạ
     
  9. nguyenhanhhong1

    nguyenhanhhong1 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/6/2018
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    33
    Điểm thành tích:
    18
    cảm ơn mọi người chia sẻ thông tin rất hay và hữu ích ạ
     
    hoctro901 thích bài này.
  10. Babyyo

    Babyyo Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/10/2015
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    8
    Bọn họ đi cứ như là đường của nhà mình ý
     
  11. Nguyễn Ngọc Diệu Khuê

    Nguyễn Ngọc Diệu Khuê Thành viên chính thức

    Tham gia:
    2/6/2019
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    hihi, like cho chủ thớt, em cũng đi vài lằn roi, giờ già rồi nên chon đi xe khách thôi, sau đó thue xe đi cho khoe
    tuy nhiên đi xe máy cũng có cai thú vị của nó
     
  12. Cano Tour Nha Trang

    Cano Tour Nha Trang Cano Tour Nha Trang

    Tham gia:
    28/10/2018
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Đi xe máy tuy hơi nguy hiểm nhưng được cái linh động ở những cung đường hẹp. Dễ dừng để chụp ảnh. Nhưng vấn đề khá bất cập là bỏ rác đúng nơi quy định. Vì hiện nay nhiều bạn trẻ đi cung đường Đà Lạt dừng ngắm cảnh, ăn vặt rồi xả rác tại chỗ luôn.
     
  13. Thập Duy Khánh

    Thập Duy Khánh Thành viên chính thức

    Tham gia:
    25/2/2018
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    phượt zui thật, ước ji đc dj nữa
     
  14. lacodo

    lacodo Thành viên chính thức

    Tham gia:
    16/6/2018
    Bài viết:
    211
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    28
    Mình chưa từng trải nghiệm đi phượt. Muốn đi quá.
     
  15. Hà Đẹp Zai

    Hà Đẹp Zai Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    17/3/2019
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Không biết trên này có ai đứng ra lập đoàn từ HCM đi Đà Lạt không cho em bám ống khói với ạ. 1 mình trong này cũng thèm đi chơi mà không có hội.
     

Chia sẻ trang này