Cách Chữa Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Hiệu Quả

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi minhduchg, 19/3/2019.

  1. minhduchg

    minhduchg Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/3/2019
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Đau dạ dày khiến nhiều người bệnh khó chịu bởi những triệu chứng của bệnh gây ra. Những dấu hiệu dưới đây cảnh báo khả năng mắc bệnh dạ dày. Nếu gặp phải những dấu hiệu đó hãy đến ngay bác sĩ để được tư vấn, chữa trị kịp thời.

    Đầy hơi

    [​IMG]

    Đây là biểu hiện phổ biến đầu tiên của chứng đau dạ dày. Bạn thường cảm thấy chướng bụng, đầy hơi khó chịu thậm chí ngay cả khi ăn đã lâu. Cảm giác bụng đầy hơi có thể giảm dần sau khi hoạt động thể chất hoặc làm việc. Tuy nhiên, tình trạng này liên tục xuất hiện và kéo dài sau mỗi bữa ăn khiến bạn dễ chán ăn, ăn kém, mệt mỏi. Ngoài ra, bạn có cảm giác khó nuốt, đặc biệt các triệu chứng nặng thêm theo thời gian. Khó nuốt kèm theo ho, khàn tiếng hoặc có cảm giác đầy bụng dù ăn rất ít. Đây có thể là dấu hiệu của ung thư thực quản.

    Thay đổi thói quen đại tiện

    Đầy hơi liên quan với đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện hoặc giảm cân không giải thích được. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn nhiễm một ký sinh trùng gọi là Giardia trong đường ruột.

    Ngoài ra, đầy hơi có thể là một kết quả của việc ăn quá nhiều hoặc nuốt quá nhiều không khí. Nhưng đầy hơi đột ngột xảy ra không có lý do rõ ràng, đi kèm với các triệu chứng như đau hoặc có máu trong phân là dấu hiệu không nên bỏ qua. Nó có thể là dấu hiệu của các bệnh như trào ngược dạ dày, hội chứng ruột kích thích, sỏi mật, táo bón và bệnh loét dạ dày.

    Giảm cân nhanh

    Giảm cân không thể giải thích có thể là một triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó liên quan đến hệ tiêu hóa. Những bệnh về đường ruột thường khiến bệnh nhân giảm cân rất nhanh. Đây có thể là triệu chứng của ung thư đại tràng, tuyến tụy, dạ dày hoặc các bệnh bệnh loét dạ dày,… cản trở khả năng cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng.

    Thiếu máu

    Sắt giúp các tế bào hồng cầu mang oxy đến các mô của cơ thể. Khi cơ thể thiếu sắt sẽ khiến bạn rất mệt mỏi, đau đầu, vàng da, móng dễ gãy và rụng tóc. Nếu thiếu máu, bạn có thể phải đi khám chuyên khoa tiêu hóa. Thiếu máu có thể do mất máu trong đường ruột vì ung thư ruột kết, ung thư dạ dày hoặc bệnh loét, viêm ruột.

    [​IMG]

    Đau tức vùng bụng trên

    Đau tức vùng bụng trên là một trong những dấu hiệu điển hình của viêm loét dạ dày giai đoạn đầu. Vùng bụng trên rốn thường xuất hiện những cơn đau bất thường, ngày càng dày và nặng hơn. Thời gian đầu, cơn đau thường xuất hiện khi đói quá hoặc no quá.

    Sờ thấy u trước bụng

    Ở một số trường hợp bệnh nặng, khi khối u đã phát triển lớn thì bạn có thể sờ thấy khối u bất thường trước bụng. Khi phát hiện triệu chứng này có nghĩa là bệnh đã nặng. Một số người còn có thể sờ thấy bọc u trong ổ dạ dày, ấn vào có cảm giác đau.

    Khi gặp những dấu hiệu trên bạn cần phải đến ngay bác sĩ để có những cách chữa đau dạ dày hiệu quả. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng khó lường. Chúc bạn thật nhiều sức khoẻ!
     
  2. gardenshovels

    gardenshovels Thành viên tập sự

    Tham gia:
    25/5/2019
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    đói cũng đau no cũng đau phải dạ dày ko bạn?
     
  3. minhduchg

    minhduchg Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/3/2019
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    đó cũng là 1 trong những triệu chứng của bệnh đau dạ dày, để có kết quả chính xác nhất bạn nên đi khám sớm để được chữa trị kịp thời. càng phát hiện sớm khả năng chữa khỏi bệnh càng cao
     
  4. minhduchg

    minhduchg Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/3/2019
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Trĩ không chỉ khiến người bệnh đau đớn mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ như viêm nhiễm, tắc mạch trĩ, trĩ sa nghẹt, tăng khả năng mắc ung thư đại trực tràng… Do vậy, việc điều trị bệnh trĩ hiệu quả từ sớm bằng thuốc là rất quan trọng giúp người bệnh không còn đau đớn và tránh các biến chứng nguy hiểm.

    Để chữa bệnh trĩ, cần dùng thuốc điều trị bệnh trĩ

    Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là dành cho người mắc bệnh trĩ. Tuy nhiên, thực tế không phải sản phẩm nào cũng là thuốc có công dụng chữa bệnh này.

    [​IMG]

    Cần nhớ, để chữa bệnh trĩ cần dùng thuốc điều trị bệnh trĩ. Việc sử dụng các loại sản phẩm hỗ trợ cũng không thể thay thế được thuốc chữa bệnh. Để phân biệt thuốc và các loại sản phẩm hỗ trợ, người bệnh có thể quan sát ngay trên bao bì sản phẩm. Thông thường, trên vỏ hộp thuốc thường ghi đầy đủ công dụng hay chỉ định, chống chỉ định, liều dùng và dòng khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”. Trong khi đó, ở các loại sản phẩm hỗ trợ, trên vỏ hộp thường ghi rõ đó là thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung với dòng khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

    Thuốc có cơ chế điều trị bệnh trĩ từ gốc

    Theo lý luận của Đông y, nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do khí hư, khí trệ, huyết ứ. Máu từ tim theo động mạch đi đến nuôi các mô vùng hậu môn, rồi tiếp tục theo tĩnh mạch lại trở về tim. Nhưng vì khí hư, khí trệ, huyết ứ khiến máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về không hết. Trong khi máu ở động mạch vẫn được đưa đến nên bị dồn trệ lại, làm tĩnh mạch căng phồng lên và mỏng đi. Lâu dần sa xuống tạo thành búi trĩ. Huyết ứ lâu ngày sinh nhiệt hoặc nguyên nhân là nhiệt, nhiệt độ trong cơ thể tăng cao làm cho mạch máu vỡ ra nên thường có triệu chứng chảy máu.

    [​IMG]

    Do đó, nếu chỉ sử dụng thuốc nhằm trị nhanh triệu chứng, bệnh trĩ sẽ dễ dàng tái phát và tiến triển nặng hơn. Để trị bệnh trĩ tại nhà hiệu quả, hạn chế nguy cơ tái phát, cần tập trung điều trị căn nguyên gây bệnh. Đồng thời kết hợp cải thiện nhanh các triệu chứng và tăng cường làm bền thành mạch, củng cố lại các mạch máu bị giãn do búi trĩ.

    Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình điều trị bệnh trĩ. Chúc các bạn sớm khỏi bệnh và có thật nhiều sức khoẻ!
     
    huyenanhdau1502 thích bài này.
  5. huyenanhdau1502

    huyenanhdau1502 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/2/2019
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    69
    Điểm thành tích:
    28
    Mình nghĩ nhẹ thì uống thuốc được chứ đã nặng rồi thì các mẹ nên đi chữa sớm. Càng để càng nặng hơn, khổ lắm. Mình sinh bé xong trĩ sa xuống rất khó chịu, đẩy không lên. Uống thuốc mãi chả khỏi. Tâm lý chung sợ mổ mà.Tìm hiểu mới biết có bác sỹ Ngọc bên bệnh viện dân tộc chỗ linh đàm chỉ tiêm một lần là hết, không cần phẫu thuật. Mình đi tiêm liền à, không phải mổ là mừng rồi. Giờ không còn trĩ nữa, thấy nhẹ nhõm thoải mái lắm
     
  6. minhduchg

    minhduchg Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/3/2019
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Những kiến thức chuyên môn dưới đây có thể giúp bạn tiêu trừ hoặc làm giảm bớt nỗi đau khổ vì bệnh trĩ. Khi lỡ mang chứng bệnh trĩ, người bệnh thường cảm thấy khó chịu, nhất là những lúc ngồi trong toilet. Để khắc phục tình trạng trên, bạn có thể tham khảo những điều sau.

    Chú trọng về ăn uống

    [​IMG]

    Uống nhiều nước và ăn thức ăn có nhiều chất xơ. Khi bạn ăn uống như vậy, phân sẽ lỏng hơn. Bạn thường chỉ khó chịu khi phân quá cứng, đặc. Hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein. Muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng, nặng hơn triệu chứng trĩ. Những gia vị cay, nóng và chất kích thích thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn.

    Đừng rặn, khiêng nặng

    Hành động rặn sẽ làm trĩ ló ra ngoài hậu môn nhiều hơn. Tương tự, bạn cũng sẽ phải gồng lên khi khiêng một vật nặng như tủ lạnh, bàn ghế… Trĩ thường xuất hiện do những tĩnh mạch bị trương căng lên. Hành động gồng hay rặn làm cao áp huyết trong các mạch máu và làm trương căng chỗ trĩ nhiều hơn nữa. Lưu ý, nếu bạn chưa bị trĩ, hành động gồng hay rặn có thể khiến bạn mắc bệnh.

    Người mập và có thai dễ bị bệnh trĩ hơn

    Trọng lượng và sức nặng của bào thai tạo ra một áp suất đè lên các tế bào và mạch máu tại hậu môn, dễ tạo bệnh. Nếu bạn quá nặng cân, hãy giảm ăn và tập thể thao để giảm cân. Nếu bạn đang mang thai, nên nằm nghiêng về bên trái nhiều khoảng 20 phút trong 4 giờ. Hành động này làm giảm bớt sức ép của bào thai trên tĩnh mạch hậu môn. Việc chữa trĩ ngoại ở người mang thai sẽ khó khăn hơn người bình thường vì có thể làm ảnh hưởng đến em bé. Do đó, những phụ nữ mang thai cần chú ý trong quá trình điều trị.

    Nên rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh

    Thông thường, việc rửa sẽ làm hậu môn sạch hơn là lau bằng giấy. Khi bạn bị trĩ, việc lau chùi bằng giấy thường gây đau đớn. Nếu không thích rửa, hãy chùi bằng loại giấy lau mặt bán trong hộp loại giữ ẩm, nó sẽ ít làm trầy chỗ trĩ hơn. Phải dùng giấy lau mặt vì hiện trên thị trường không có loại giấy vệ sinh có giữ ẩm.

    Chế độ sinh hoạt

    [​IMG]

    Hết sức tránh đứng lâu, ngồi lâu, không nên ngồi xổm vì có thể ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu ở khoang xương chậu làm cho ứ máu tại các tĩnh mạch trĩ. Bạn nên dùng hố xí bệt, tăng cường hoạt động thể lực, đặc biệt là vận động cơ bắp. Tùy theo sở thích của mỗi người mà lựa chọn một hay hai môn thể thao yêu thích, kiên trì tập luyện trong một thời gian dài. Bơi lội là một trong những môn thể thao rất hữu ích cho việc phòng ngừa bệnh trĩ. Ngoài ra, chạy chậm và đi bộ đều có tác dụng phòng ngừa ở các mức độ khác nhau. Nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, tốt nhất mỗi ngày nên đi một lần. Hạn chế sinh hoạt tình dục khi có các biểu hiện của bệnh trĩ.

    Hy vọng những thông tin ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh trĩ. Chúc các bạn sớm khỏi bệnh và có thật nhiều sức khoẻ!
     
    huyenanhdau1502 thích bài này.
  7. minhduchg

    minhduchg Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/3/2019
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Bệnh trĩ gây nên do tình trạng giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn trực tràng. Các bà bầu mắc bệnh trĩ chiếm tỷ lệ rất cao và gây nên nhiều khó chịu, ảnh hưởng cho bà bầu.

    1. Tổng quan

    [​IMG]

    Trĩ là bệnh lý phổ biến hàng đầu trong nhóm các bệnh lý vùng hậu môn. Bệnh tuy không gây tử vong ngay nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Bệnh lý hay gặp ở những bệnh nhân thường xuyên có tăng áp lực ổ bụng như bà bầu, bệnh nhân bị táo bón, bệnh nhân ngồi lâu,...

    Đặc biệt phụ nữ khi mang thai kích thích tố sinh dục nữ tăng làm giãn các cơ ruột, ảnh hưởng đến sự co bóp của nhu động ruột. Điều đó khiến bà bầu dễ bị táo bón lâu dài sẽ chuyển sang trĩ. Khi thai phát triển to vừa gây tăng áp lực trong ổ bụng, vừa gây chèn ép lên các mạch máu ở vùng sàn chậu khiến máu khó lưu thông, gây sưng và dẫn đến trĩ.

    2. Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?

    Nhìn chung thì bà bầu bị bệnh trĩ hoàn toàn có thể sinh thường được. Trong trường hợp trĩ sưng quá to, gây đau đớn, không thể đại tiện được phải cần sự can thiệp của phẫu thuật. Tuy nhiên, các bà mẹ cũng cần đợi ít nhất 6 tuần sau khi sinh mới có thể tiến hành cắt trĩ. Bởi phải chờ cho các mô cơ ở hậu môn trở lại bình thường. Lúc này, bác sĩ sẽ giúp đánh giá mức độ trĩ và chọn phương pháp điều trị thích hợp. Ngoại trừ một số trường hợp, cần trị trĩ cho bà bầu trước khi sinh hoặc ngay khi sinh. Trước một quyết định đối với người bệnh, bác sĩ đều phải cân nhắc những lợi ích và nguy cơ cụ thể.

    3. Giải pháp

    Khi đi vệ sinh cố gắng không rặn, không ngồi quá lâu gây áp lực hậu môn. Tập thói quen đại tiện đều đặn vào một giờ nhất định trong ngày.

    [​IMG]

    Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước và thường xuyên vận động như đi bộ hay tập các bài tập liên quan tới xương chậu. Điều đó nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng cường độ dẻo dai cho các múi cơ ở vùng kín, giúp quá trình chuyển dạ của dễ dàng và giúp thu gọn âm hộ.

    Ngâm phần dưới cơ thể trong nước nóng từ 10 – 15 phút một vài lần mỗi ngày giúp mang lại cảm giác thư thái. Đồng thời kích thích máu lưu thông, làm giảm cảm giác đau đớn hoặc cũng có thể sử dụng túi nước đá chườm lên vùng cần giảm sưng và khó chịu.

    Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau mỗi lần tiểu tiện. Nên sử dụng giấy vệ sinh mềm, không mùi, không màu để tránh làm tổn thương hậu môn. Bạn cũng có thể dùng khăn ướt thay cho giấy vệ sinh.

    Bà bầu nên đi khám và thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng bệnh của mình để bác sĩ tiến hành kiểm tra, theo dõi trong khoảng thời gian thai kỳ cho đến khi ngày gần sinh sẽ đưa ra tư vấn về phương pháp sinh cụ thể.
     
  8. huyenanhdau1502

    huyenanhdau1502 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/2/2019
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    69
    Điểm thành tích:
    28
    Chị em bị bệnh này thường ngại nhiều khi để nặng quá mới chịu đi khám chữa. Mình khuyên các mẹ nên đi khám chữa dứt điểm sớm. Giờ không phải chỉ có mổ mới hết đâu. Mình đi tiêm một lần bên thạc sỹ Ngọc bệnh viện y học cổ truyền, không đau đớn gì cũng hết à
     
  9. minhduchg

    minhduchg Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/3/2019
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Bệnh trĩ là bệnh mang đến nhiều đau đớn, phiền toái cho người bệnh và gặp nhiều khó khăn trong việc chữa trị. Những khó khăn này không chỉ bắt nguồn từ đặc tính của bệnh mà còn bắt nguồn từ chính tư duy của người bệnh. Do đó, muốn thoát khỏi bệnh trĩ, bạn cần phải thay đổi tư duy.

    Gạt bỏ tâm lý ngại ngùng

    [​IMG]

    Nhiều bệnh nhân dù đã biết mình mắc bệnh trĩ hoặc xuất hiện một số dấu hiệu bệnh trĩ như ngứa rát, đau nhức, chảy máu hậu môn, xuất hiện búi trĩ nhỏ… nhưng vì tâm lý e ngại nên không đi thăm khám. Đến khi bệnh gây ra nhiều đau đớn và phiền toái mới thăm khám thì bệnh đã ở giai đoạn nặng khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

    Việc gạt bỏ tâm lý e ngại chính là điều đầu tiên người bệnh cần thay đổi trong tư duy khi muốn điều trị bệnh trĩ. Đừng coi bệnh trĩ là một loại bệnh “quái dị” và đáng xấu hổ. Bạn hãy nhìn nhận nó như những loại bệnh bình thường khác và cần phải chữa trị để thoát khỏi nó càng sớm càng tốt.

    Có cái nhìn chính xác về phương pháp điều trị bệnh

    Phần lớn người bệnh đều nghĩ rằng, phẫu thuật là biện pháp duy nhất để điều trị bệnh trĩ và chỉ có phẫu thuật mới điều trị dứt điểm được bệnh trĩ. Điều này chưa hoàn toàn đúng. Ở mỗi giai đoạn khác nhau bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau. Đối với người bệnh cấp độ nhẹ, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp làm giảm các triệu chứng. Đồng thời ngăn chặn bệnh phát triển nặng hơn. Một số phương pháp dân gian như cách chữa trĩ bằng lá bàng, lá bỏng, tía tô,… cũng giúp cho người bệnh mau khỏi hơn.

    Phương pháp phẫu thuật được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân đã bị trĩ ở giai đoạn nặng, chảy máu nhiều ở hậu môn, đau nhức, sưng viêm. Ở cấp độ 3 và 4 búi trĩ lớn, lòi ra ngoài hậu môn và không tự co hoặc nhét lên được. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt trĩ là biện pháp điều trị có chi phí cao, gây đau đớn và thời gian hồi phục khá lâu. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu bệnh trĩ người bệnh cần thăm khám ngay để có phương pháp điều trị kịp thời.

    [​IMG]

    Hơn nữa, bạn đừng nghĩ rằng sau khi phẫu thuật cắt trĩ thì bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Bởi sau phẫu thuật bệnh vẫn có thể tái phát nếu người bệnh không có biện pháp phòng ngừa hợp lý. Vì vậy, sau khi phẫu thuật cắt trĩ người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý kết hợp với sử dụng các sản phẩm hỗ trợ làm tăng sức bền thành mạch, bảo tồn cũng như khôi phục tổn thương của lớp đệm hậu môn, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.

    Đừng chủ quan

    Khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị hoặc sản phẩm nào để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, người bệnh cũng không nên quá chủ quan. Đừng vì cảm thấy các triệu chứng bệnh trĩ đã thuyên giảm, không còn chảy máu thì cho rằng bệnh đã khỏi và không tiếp tục điều trị. Nên nhớ rằng, điều trị bất kỳ loại bệnh nào cũng cần tuân thủ liệu trình phù hợp, không nên bỏ dở giữa chừng. Nếu bạn giữ tâm lý chủ quan, điều trị không đến nơi đến chốn thì việc các triệu chứng bệnh trĩ quay lại chỉ là chuyện một sớm một chiều, thậm chí còn nặng hơn.
     
  10. minhduchg

    minhduchg Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/3/2019
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Bệnh trĩ không ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân nhưng lại gây ra những biến chứng khó ngờ. Hãy tham khảo những thông tin dưới đây để có những phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất nhé!

    Bệnh trĩ là gì?

    [​IMG]

    Bản chất của trĩ là do sự căng giãn quá mức và sa trượt khỏi vị trí ban đầu của đám rối tĩnh mạch nằm dưới niêm mạc ở vùng ống hậu môn, trực tràng. Bệnh trĩ hiếm khi gây chết người nhưng chất lượng cuộc sống chắc chắn bị ảnh hưởng. Không ít người dân vì nhiều lý do mà chưa quan tâm đến bệnh của mình. Đến nay vẫn chưa có một giả thuyết nào giải thích thỏa đáng nguyên nhân của bệnh trĩ. Các yếu tố thuận lợi thường được nhắc tới như táo bón kéo dài, hay mang vác nặng, ngồi lâu, chửa đẻ. Việc sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, ớt cũng khiến bạn dễ dàng mắc bệnh trĩ.

    Làm đảo lộn cuộc sống

    Ảnh hưởng đầu tiên mà bệnh trĩ gây ra là người mắc bệnh trĩ khó khăn trong đại tiện. Nếu ở giai đoạn nặng sẽ dẫn đến triệu chứng chảy máu khi đi tiêu. Khi mắc bệnh trĩ độ 2, các cơ vòng của hậu môn bị nghẹt do áp lực nén tĩnh mạch trong trực tràng. Dẫn đến máu không thể bơm và lưu thông được gây ra hiện tượng tắc nghẹt búi trĩ gây đau nhức, khó chịu lên vùng hậu môn. Nặng hơn là độ 3, độ 4 sẽ gây nhiễm trùng máu, viêm nhiễm ở nhiều mức độ khác nhau như áp xe hậu môn.

    Nứt, rách vùng hậu môn sẽ dễ khiến vi khuẩn từ phân và nước tiểu xâm nhập ngược vào cơ thể gây nhiễm trùng máu. Nữ giới do kết cấu sinh lí đặc biệt khi mắc bệnh trĩ vào giai đoạn trầm trọng của trĩ gây chảy máu sẽ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa. Ảnh hưởng nặng nề nhất là trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh con. Vì thế, trước khi mang thai cần có các biện pháp phòng tránh, cảnh giác các nguy cơ dẫn đến bệnh.

    Cách phòng và điều trị bệnh trĩ

    [​IMG]

    Để phòng và điều trị bệnh trĩ bạn nên tránh các loại đồ ăn cay nóng, ăn thêm nhiều rau xanh và uống nhiều nước. Tránh việc đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ và không nên sử dụng rượu bia, đồ uống có chất kích thích. Ngoài ra, bạn nên tập cho mình một thói quen đi vệ sinh vào 1 thời gian nhất định trong ngày. Khi đi vệ sinh xong nên lau bằng khăn mềm hoặc rửa bằng nước. Ngâm vùng hậu môn vào nước muối ấm pha loãng 5 – 10 phút, ngày 2 – 3 lần.

    Với những người mắc trĩ ở mức độ nhẹ có thể áp dụng các bài thuốc như cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi, chữa bệnh trĩ bằng mật ong, lá bỏng,… Còn đối với những trường hợp nặng hơn nên đến thăm khám bác sĩ để có những biện pháp tốt nhất.

    Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong việc phòng và điều trị bệnh trĩ. Chúc các bạn luôn có một sức khoẻ thật tốt!
     
  11. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,349
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    bài viết đúng thông tin mình đang cần, cảm ơn nhé
     
  12. minhduchg

    minhduchg Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/3/2019
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ, trong đó chủ yếu là các nguyên nhân như thói quen ăn uống, sinh hoạt, tính chất công việc, tuổi tác,…. Nhưng dù lý do là gì thì khi đã mắc bệnh trĩ, bệnh nhân đều phải chịu những đau đớn, phiền toái về cả sức khỏe lẫn tinh thần. Bệnh trĩ vốn dĩ gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị, đặc biệt, nếu người bệnh mắc 3 sai lầm dưới đây thì khó lại càng thêm khó, đau càng thêm đau.

    [​IMG]

    Giấu bệnh, tự điều trị

    Nhiều người bệnh khi có các biểu hiện như táo bón lâu ngày, chảy máu hoặc có búi trĩ sa lồi ở hậu môn nhưng vẫn không chịu đi khám vì tâm lý e ngại. Đến khi bệnh trở nặng, gây đau đớn, phiền toái, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và công việc mới chịu đi khám. Lúc này việc chữa trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn và cần nhiều thời gian hơn.

    Hiện nay khoa học phát triển, có rất nhiều phương pháp điều trị kể cả nội khoa và ngoại khoa rất hiệu quả. Người bệnh không nên lạm dụng những phương pháp không có căn cứ khoa học, tránh làm bệnh nặng hơn và khó điều trị hơn.

    Chủ quan, điều trị không đến nơi đến chốn

    Việc chủ quan của người bệnh thể hiện ở chỗ khi sử dụng một số loại thuốc hoặc biện pháp điều trị bệnh trĩ, người bệnh thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm liền ngừng thuốc và nghĩ rằng bệnh đã ổn, không cần tiếp tục điều trị hoặc điều trị kiểu ngắt quãng, không liên tục.

    Người bệnh cần biết rằng, dù điều trị bất cứ loại bệnh nào và theo phương pháp nào cũng cần tuân thủ đúng liệu trình. Vì vậy, khi điều trị bệnh trĩ, bạn nhất định không nên quá chủ quan và cần tuân thủ liệu trình do bác sĩ hoặc các chuyên gia tư vấn đưa ra. Bên cạnh đó cần chú ý đến việc phòng ngừa tái phát sau phẫu thuật.

    Chấp nhận sống chung vì nghĩ bệnh không thể chữa dứt điểm

    Nhiều bệnh nhân có suy nghĩ tiêu cực rằng bệnh trĩ không thể nào chữa dứt điểm nên dần hình thành tâm lý chấp nhận sống chung với nó cả đời. Nhưng bạn có thấy rằng, sống chung với trĩ rất mệt mỏi. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và nhiều vấn đề khác. Vì vậy, thay vì sống chung với nó, hãy tìm cách thoát khỏi nó.

    Với sự phát triển của khoa học hiện đại, có nhiều biện pháp bạn có thể lựa chọn để thoát khỏi bệnh trĩ. Đối với những bệnh nhân đang ở cấp độ nhẹ, có thể sử dụng thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe hay các phương pháp như trị trĩ bằng lá lốt, lá bỏng, lá tía tô,… để giúp làm giảm các triệu chứng bệnh, ngăn bệnh phát triển nặng hơn.

    [​IMG]

    Đối với các bệnh nhân bệnh ở cấp độ nặng có thể loại bỏ các búi trĩ bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, người bệnh cần nhớ rằng, không phải cứ phẫu thuật là có thể điều trị dứt điểm bệnh trĩ mà nó là một phần trong quá trình điều trị. Do đó, sau khi phẫu thuật ngoài việc duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, người bệnh cần sử dụng thêm các loại thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe để phục hồi chức năng hậu môn, tăng sức bền thành mạch, phòng tránh bệnh tái phát.

    Để có thể thoát khỏi bệnh trĩ, bạn cần cải thiện ngay những suy nghĩ sai lầm. Đặc biệt, cần lựa chọn đúng phương pháp, một liệu trình điều trị rõ ràng và một sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh phù hợp nhất và tốt nhất.
     
  13. Bố vịt giời

    Bố vịt giời Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    7/12/2017
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    Trị bằng mấy thứ lá lẩu hết làm sao được
     
  14. Bố vịt giời

    Bố vịt giời Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    7/12/2017
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    Đi chích là hết đấy, tui chích của thầy Ngọc, bệnh viện y học quân đội giờ thấy không còn bị ra máu và khó chịu nữa
     
  15. minhduchg

    minhduchg Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/3/2019
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Bệnh trĩ là một căn bệnh rất phổ biến trong dân số. Tuy nhiên, các triệu chứng lại khá đặc trưng, dễ phát hiện nên có thể chữa bệnh trĩ tại nhà ở mức độ nhẹ và cần được thực hiện cẩn trọng, đúng cách.

    Bệnh trĩ là gì?

    [​IMG]

    Bệnh trĩ là hiện tượng các búi tĩnh mạch trĩ ở vùng trực tràng phình ra và gây đau. Trĩ thường xuất hiện ở hai vị trí khác nhau, gọi là trĩ nội và trĩ ngoại. Các tĩnh mạch trĩ bên trong hậu môn sưng to hình thành nên trĩ nội. Trĩ nội thường không thấy và cảm nhận được như trĩ ngoại trừ khi bệnh trở nên nặng nề, búi trĩ nội sa ra ngoài. Ngược lại, nếu các tĩnh mạch bên ngoài rìa hậu môn sưng lên thì gọi là trĩ ngoại. Trĩ ngoại có thể nhìn thấy được ở xung quanh vùng ngoài hậu môn và có thể cảm nhận được.

    Dấu hiệu của bệnh trĩ

    Triệu chứng thường gặp của trĩ là chảy máu. Các hình thức chảy máu rất khác nhau. Lúc đầu, bạn có thể thấy máu đỏ tươi theo sau phân hoặc trên giấy vệ sinh sau khi lau, máu cũng có thể nhỏ giọt sau khi đi cầu. Giai đoạn bệnh trĩ nhẹ, máu chỉ xuất hiện khi táo bón, khi đại tiện phải rặn.

    Về sau, máu chảy thường thường xuyên hơn và lượng máu cũng nhiều hơn. Khi bệnh trĩ đã phát triển qua giai đoạn nặng, người bệnh sẽ thấy máu chảy mỗi lần đi đại tiện và lúc quan sát bồn cầu sau mỗi lần đi cầu. Trong những trường hợp bệnh trĩ nặng, máu có thể chảy thành tia, người bệnh mất nhiều máu hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp những triệu chứng mất máu nghiêm trọng như ngất, hoa mắt, chóng mặt.

    Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả tại nhà

    Nếu như bạn mặc bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ thì có thể áp dụng các cách chữa trĩ dưới đây. Những người mắc trĩ với giai đoạn nặng hơn thì vẫn có thể kết hợp cùng với thuốc, phẫu thuật để việc chữa trị đạt hiệu quả cao hơn.
    • Ngâm hậu môn trong nước ấm
    Ngâm nước ấm là cách rất tốt làm giảm sưng và đau. Bạn ngâm hậu môn trong nước ấm 3 lần mỗi ngày và sau mỗi lần đi cầu. Thời gian ngâm tối thiểu 15 phút để việc chữa trị đạt được hiệu quả cao hơn.
    • Thay đổi thói quen ăn uống
    [​IMG]

    Uống nhiều nước, nước trái cây để giúp phân mềm và dẻo giúp việc đi cầu dễ dàng hơn. Ăn nhiều rau xanh và trái cây cũng giúp bổ sung chất xơ. Chất xơ có đặc tính hút nước, làm phân xốp và mềm hơn. Bên cạnh đó, chất xơ giúp kích thích thành ruột và làm tăng nhu động ruột tăng co bóp để tống phân ra ngoài.

    Một số loại rau xanh, trái cây đặc biệt hiệu quả với chứng táo bón như rau lang, rau mồng tơi, thanh long, bưởi, đu đủ chín và chuối chín. Bạn cũng nên hạn chế uống cà phê và nước trà đặc vì có thể làm bạn táo bón hơn.
    • Hạn chế ngồi
    Ngồi quá lâu trong một thời gian dài sẽ gây áp lực lên các búi tĩnh mạch trĩ, gây giãn quá mức và gia tặng bệnh trĩ. Nên thường xuyên thay đổi tư thế, nghỉ ngơi đi lại vận động hơn. Khi ngồi cầu, bạn nên đặt chân trên một chiếc ghế cao tầm 15cm để giúp bạn giảm bớt sức căng cho trĩ và không nên ngồi vệ sinh lâu hơn 5 phút.

    Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các phương pháp trị bệnh trĩ như chữa trĩ bằng lá vông, lá tía tô, đu đủ,… Đây đều là những bài thuốc từ dân gian với nguyên liệu từ thiên nhiên, an toàn đối với sức khoẻ mà đem lại hiệu quả cao.

    Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn ích cho bạn trong quá trình chữa bệnh. Bệnh trĩ không khó để chữa khỏi, chỉ cần bạn đủ kiên trì thì chắc chắn sẽ thành công. Chúc các bạn thật nhiều sức khoẻ!
     
  16. minhduchg

    minhduchg Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/3/2019
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Bệnh trĩ là một trong những bệnh về hậu môn – trực tràng khá phổ biến. Tuy không nguy hại nhiều đến tính mạng, nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ chính là chứng táo bón. Vậy người mắc bệnh trĩ nên ăn gì để tránh bị táo bón?

    Mối liên hệ giữa táo bón và bệnh trĩ

    [​IMG]

    Bệnh trĩ được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như táo bón, tính chất công việc, thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, áp lực tâm lý. Trong đó táo bón là nguyên nhân mật thiết và quan trọng nhất gây nên bệnh và làm nên các biểu hiện bệnh.

    Những người có chế độ ăn không phù hợp như ăn nhiều thức ăn cay, nóng, uống nhiều rượu bia, ít uống nước và thiếu chất xơ. Hay những người có thói quen đại tiện không đúng giờ giấc, quên đại tiện làm rối loạn phản xạ muốn đi vệ sinh sẽ gây nên táo bón. Khi đó bệnh nhân đi tiêu phải dùng sức để rặn, lâu ngày các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị giãn quá mức và hình thành nên trĩ. Do đó, việc phòng ngừa và cải thiện táo bón là điều rất quan trọng.

    Người mắc bệnh trĩ nên ăn gì để tránh bị táo bón?

    Cải thiện tình trạng táo bón cũng là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ một cách hiệu quả. Dưới đây là những thông tin giúp bạn giải đáp những thắc mắc về vấn đề bị bệnh trĩ nên ăn gì.
    • Rau quả, thức ăn giàu chất xơ
    Ăn nhiều chất xơ hơn (rau cải, hoa quả), đặc biệt là các thực phẩm giúp nhuận tràng như rau mùng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau bina, khoai lang,… sẽ giúp cho việc đi đại tiện dễ dàng hơn. Các thực phẩm có tính mát như củ sen, mướp đắng, thịt vịt, cà tím, dưa chuột, thanh long,… giúp búi trĩ bớt sưng và giảm đau đớn cho người bệnh.
    • Thực phẩm giàu chất sắt
    Trĩ mãn tính làm cho bệnh nhân dễ bị thiếu máu, vì vậy hãy bổ sung chế độ ăn uống với các thực phẩm giàu sắt như gan gà hấp cua, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè đen, quả óc chó, mật ong, ruột già của lợn, dê,… Các thực phẩm này cũng tốt cho hệ tiêu hóa, tránh được chứng táo bón ở người bệnh trĩ.

    [​IMG]
    • Dầu olive và dầu hạt lanh
    Trong mỗi bữa ăn, sử dụng dầu olive và dầu hạt lanh, (trong súp hoặc bất kỳ thực phẩm phù hợp). Cuối mỗi bữa ăn nên bổ sung dầu cá, đây là một trong các loại dầu quan trọng nhất nên được sử dụng thường xuyên.
    • Uống nhiều nước
    Uống nhiều nước cũng là bí quyết quan trọng để tránh chứng táo bón ở những người bệnh trĩ. Uống 1,5 – 2 lít nước/ngày, uống các loại nước hoa quả như nước cam, nước chanh, bổ sung nước trong bữa ăn hàng ngày như súp, canh,… Đây là một trong những biện pháp giúp làm mềm phân, cải thiện tình trạng táo bón và giảm khó chịu cho người bệnh trĩ.
    • Thay đổi thói quen sinh hoạt
    Ngoài một chế độ ăn uống khoa học, người mắc bệnh trĩ cần thay đổi thói quen sinh hoạt để có thể hạn chế tối đa những triệu chứng của bệnh. Một số thói quen cần thay đổi như tập đi đại tiện đúng giờ, nên tập thể dục thể thao thường xuyên, hạn chế các thực phẩm cay nóng, không nên uống rượu bia và các thực phẩm chứa nhiều chất béo,…
     
  17. minhduchg

    minhduchg Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/3/2019
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Bệnh trĩ là tình trạng giãn các tĩnh mạch trực tràng và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân trong thời kỳ mang thai. Vậy làm thế nào để chấm dứt tình trạng này, hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

    Tại sao bệnh trĩ xảy ra trong thai kỳ?

    [​IMG]

    Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ khó xác định nhưng các bác sĩ lưu ý một số yếu tố như do di truyền, tuổi tác, chế độ ăn uống, nghề nghiệp, tình trạng táo bón, mang thai. Đối với người trong thời kỳ mang thai nguyên nhân có thể được xác định là do:
    • Trọng lượng ngày càng tăng của thai nhi khi phát triển trong tử cung gây áp lực lên tất cả nội tạng và mô của người mẹ. Tử cung to đè vào tĩnh mạch chủ dưới gây cản trở sự tuần hoàn tĩnh mạch, đặc biệt là các tĩnh mạch vùng trực tràng. Vì vậy lượng máu lưu thông trong các tĩnh mạch này kém, làm giãn tĩnh mạch.
    • Hormone progesteron tăng lên khi mang thai cũng gây ra giãn nỡ các mạch máu, gồm cả các tĩnh mạch. Vì vậy chúng có xu hướng sưng và to hơn.
    • Một yếu tố khác góp phần là sự gia tăng tổng thể lượng máu tuần hoàn của người mẹ. Để bé được cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng, lưu lượng máu của người mẹ sẽ tăng lên 40% so với bình thường. Nên làm lưu lượng qua tĩnh mạch chủ dưới cũng bị tăng lên, kèm tĩnh mạch vùng trực tràng.
    Chữa bệnh trĩ cho bà bầu

    Khi bị trĩ bạn đừng cảm thấy xấu hổ mà thay vào đó hãy đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp chữa trị phù hợp nhất cho bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo một số cách để cải thiện tình trạng của mình.

    [​IMG]
    • Tránh táo bón: Đây là một trong những nguyên nhân khiến bệnh trĩ của bạn nặng hơn. Do đó bạn cần uống nhiều nước, khoảng 2,5 lít nước mỗi ngày. Nước giúp cho phân mềm làm cho việc đi vệ sinh dễ dàng hơn.
    • Tránh ngồi trên toilet trong một thời gian dài. Càng ngồi lâu áp lực trong bụng càng tăng và kéo dài, sẽ ảnh hưởng lên ruột và trực tràng. Hay việc bạn càng ra sức sức rặn cũng gây nên chưng táo bón.
    • Đừng bỏ qua những cảm giác cần đi vệ sinh và tránh việc dùng sức để rặn. Nếu như bạn không đi được thì nên đứng dậy và ra khỏi nhà vệ sinh.
    • Đảm bảo chế độ ăn uống của mẹ có nhiều chất xơ và ngũ cốc nguyên hạt. Trái cây, rau cải, yến mạch, ngũ cốc và các loại hạt đại mạch,… Chúng có tác dụng làm mềm phân, kích thích nhu động ruột và gián tiếp gây ảnh hưởng tới việc đại tiện, giúp dễ đi cầu hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các loại thuốc chữa trĩ cho bà bầu để giúp cải thiện tình trạng bệnh.
    Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên hy vọng sẽ giúp ích cho các mẹ bầu trong quá trình điều trị bệnh. Chúc các mẹ thật nhiều sức khoẻ!
     
  18. Bố vịt giời

    Bố vịt giời Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    7/12/2017
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    Nên ăn diếp cá né mọi người. Ai ăn được sẽ rất tốt
     
  19. Bố vịt giời

    Bố vịt giời Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    7/12/2017
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    Không khỏi đâu, tôi phải đi tiêm mới hết đấy
     
  20. minhduchg

    minhduchg Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/3/2019
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Bệnh trĩ là bệnh lý xảy ra ở hậu môn, trực tràng. Nếu không được điều trị sớm, bệnh trĩ có thể gây ra những hậu quả khó lường, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt cũng như công việc của người bệnh.

    Những hậu quả khó lường của bệnh trĩ

    [​IMG]

    Nếu không được điều trị sớm, người bệnh trĩ sẽ gặp rất nhiều biến chứng và có thể phải chịu những hậu quả khó lường, cụ thể như:
    • Người bệnh phải chịu những cơn đau sẽ tăng dần về cường độ cũng như tần suất. Cảm giác khó chịu, đau nhức, ngứa rát hậu môn. Ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn trong việc đại tiện, đại tiện không tự chủ được, rò hậu môn.
    • Làm đảo lộn cuộc sống của người bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần, tâm lý của người bệnh, khiến họ mất tự tin, ngại xuất hiện trước đám đông.
    • Bệnh nhân sẽ bị chảy máu hậu môn, ban đầu có thể chỉ một chút dính ở giấy vệ sinh nhưng về lâu dài máu có thể chảy thành giọt. Thậm chí thành tia, dẫn đến thiếu máu trầm trọng. Nếu búi trĩ sa ra ngoài quá lâu thì rất dễ dẫn đến tình trạng bị bội nhiễm do vi khuẩn từ phân và nước tiểu.
    • Bệnh có thể gây nhiễm trùng máu, nhiễm trùng hậu môn, áp xe hậu môn. Nếu không điều trị sớm, người bệnh có nguy cơ mắc ung thư trực tràng, đe dọa tính mạng người bệnh.
    Ngoài ra, nếu bị bệnh trĩ quá lâu mà chưa chữa trị có thể làm cho bệnh nhân bị đau nhức xương, đau lưng dưới thậm chí thần kinh phản xạ tiết niệu bị rối loạn. Gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vợ chồng. Phụ nữ mắc bệnh trĩ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh con.

    Đâu là giải pháp tối ưu cho người bệnh trĩ?

    [​IMG]

    Trước khi đưa ra phương pháp chữa bệnh trĩ, chúng tôi khuyên bạn cần thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh trĩ để được điều trị sớm nhất. Đừng để bệnh biến chứng nguy hiểm mới thăm khám và điều trị. Khi đó bệnh nhân phải chịu đau đớn hơn nhiều lần. Việc điều trị khó khăn hơn và thời gian hồi phục cũng lâu hơn. Ở mỗi giai đoạn khác nhau người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau. Đối với người bệnh cấp độ nhẹ, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp làm giảm các triệu chứng đồng thời ngăn chặn bệnh phát triển nặng hơn.

    Đối với bệnh nhân bị trĩ ở giai đoạn nặng, có nhiều biến chứng nguy hiểm sẽ được chỉ định phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật cắt trĩ thì bệnh vẫn có thể tái phát. Vì vậy, sau khi phẫu thuật cắt trĩ người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý kết hợp với sử dụng các sản phẩm hỗ trợ làm tăng sức bền thành mạch, bảo tồn cũng như khôi phục tổn thương của lớp đệm hậu môn, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.
     

Chia sẻ trang này