Thông tin: Dị ứng ở tuổi ăn dặm và cách dự phòng

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi Mẹ Sóc Nâu, 19/12/2008.

  1. Mẹ Sóc Nâu

    Mẹ Sóc Nâu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    27/11/2008
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    110
    Điểm thành tích:
    43
    Khi cu Bi được 4 tháng tuổi, chị Thảo (TP HCM) bắt đầu tập cho con ăn sữa bò. Chưa đầy một giờ sau khi uống sữa, cu Bi bị nổi mẩn đỏ đầy người, khóc ầm lên vì ngứa. Chị vội đưa con đến bác sĩ và được cho biết đó là biểu hiện dị ứng với sữa bò.


    Trẻ em ở độ tuổi ăn dặm (4-5 tháng tuổi) là đối tượng dễ bị dị ứng nhất, vì đây là giai đoạn tiếp xúc lần đầu tiên với mọi loại thức ăn. Tất cả các thức tập ăn dặm đều có thể gây dị ứng cho trẻ. Để phòng tránh hiện tượng này, cha mẹ cần lưu ý:

    - Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu, khi tập cho bú sữa bò, sữa dê, cha mẹ nên thận trọng vì trẻ có thể dị ứng với protein trong các loại sữa này (biểu hiện thường gặp nhất là nổi mẩn đỏ toàn thân, tiêu chảy). Nếu gặp tình trạng trên, nhất thiết phải thay sữa động vật bằng sữa đậu nành hoặc các loại sữa đã được tách bỏ protein động vật, thay thế bằng protein thực vật.

    - Bữa ăn dặm đầu tiên của trẻ chỉ nên là một vài thìa nhỏ thực phẩm (nước cháo, nước bột, khoai tây hay khoai lang luộc chín tán nhuyễn, trái cây nạo...). Với những trẻ bú sữa bò từ trước khi ăn dặm, có thể dùng các loại bột ngọt có pha thêm sữa. Sau đó, từ từ tập cho trẻ ăn các thực phẩm khác bằng cách cho thêm từng loại vào bữa bột với lượng thật ít trong lần ăn thử đầu tiên.

    - Trong một ngày, không nên cho trẻ ăn thử 2-3 loại thực phẩm khác nhau vì dị ứng có thể xảy ra ngay sau ăn, nhưng cũng có thể xảy ra sau nửa ngày hay một ngày; lúc đó sẽ khó xác định đâu là nguyên nhân gây dị ứng.

    - Khi trẻ bị dị ứng và cha mẹ nghi ngờ thủ phạm là một thức ăn nào đó, hãy tạm ngừng việc dùng nó trong vài tuần, sau đó thử lại một lần nữa với số lượng thật ít. Nếu dị ứng lại xảy ra thì điều nghi ngờ đã được khẳng định, cần tránh xa loại thức ăn đó.

    - Đôi khi, trẻ bị dị ứng với một loại thực phẩm mà trước đó trẻ từng ăn nhiều lần không sao. Nguyên nhân có thể là thực phẩm được bảo quản không tốt, bị ươn, thiu... Vì vậy, khi mua đồ ăn cho trẻ, nên chọn loại thật tươi, tốt nhất là không qua bảo quản.

    Một số trẻ hay bị nổi mẩn đỏ quanh miệng sau khi ăn bột, khiến các bà mẹ lo sợ, cho rằng con mình bị dị ứng với bột. Thực ra, đó chỉ là phản ứng da tại chỗ do người cho ăn thường xuyên vét thìa trên miệng trẻ và lau miệng trẻ bằng khăn... Tình trạng này sẽ giảm dần.

    Những trẻ khác nhau sẽ dị ứng với các loại thực phẩm khác nhau. Vì vậy, các bà mẹ không nên cấm con mình ăn tôm cua chỉ vì thấy trẻ hàng xóm dị ứng với loại thức ăn này; vì quyết định vội vàng đó sẽ làm trẻ mất đi một nguồn thức ăn rất tốt cho sức khỏe.

    Khi biểu hiện dị ứng xuất hiện, cần mang trẻ đến ngay bác sĩ để được điều trị. Tình trạng này tuy có thể sẽ tự mất dần khi ngưng tiếp xúc với nguyên nhân gây dị ứng, nhưng cũng có thể trở nên nặng hơn nếu trẻ quá mẫn cảm. Với các thuốc chống dị ứng, chỉ nên dùng trong thời gian bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Không được dùng kéo dài nhằm mục đích phòng ngừa hay điều trị triệt để dị ứng, vì dị ứng là do cơ địa, không điều trị triệt căn được. Phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất vẫn là tìm nguyên nhân gây dị ứng để tránh xa nó.

    (Theo Vnexpress)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Mẹ Sóc Nâu
    Đang tải...


  2. Nguoiphunututin004

    Nguoiphunututin004 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/3/2015
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    50
    Điểm thành tích:
    28
    ôi sợ nhất là con bị dị ứng gì đó r mình kb, cho ăn dặm lại cho vào. xử lí k kịp thì dở hơi có ngày
     
  3. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    mong con luôn khỏe mạnh, phát triển bình thường là mẹ mừng lắm ý
     

Chia sẻ trang này