Mối Liên Hệ Bất Ngờ Giữa Viết Chữ Bằng Tay Và Việc Học Đọc Của Trẻ

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi ThanhTrucHN, 25/6/2019.

  1. ThanhTrucHN

    ThanhTrucHN Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/9/2018
    Bài viết:
    166
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Mối liên hệ bất ngờ giữa viết chữ bằng tay và việc học đọc của trẻ
    Bài viết chia sẻ thông tin hữu ích về sự liên quan giữa quá trình học đọc và viết chữ bằng tay từ Tiến sĩ giáo dục Sheldon H. Horowitz. Ông là giám đốc cấp cao về các nghiên cứu và nguồn tài nguyên học tập tại Trung tâm Quốc gia Mỹ về các Khuyết tật Học tập (NCLD).

    (Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp, Thầy Trường mở các lớp học thêm toán 9 , học thêm toán 10 , luyện thi vào 10 tại Hà Nội)

    “Hồi còn nhỏ, viết với tôi chỉ có nghĩa là một trong hai thứ: Hoặc bạn viết bằng tay, dùng bút bi/bút chì hoặc bạn gõ bàn phím trên máy đánh chữ. Có vậy thôi. Những chỗ sai thật khó mà sửa và việc ôn duyệt lại cũng chẳng dễ dàng. Nếu cần thay đổi gì đó, bạn phải tẩy rất cẩn thận (trong lúc cố gắng không làm bẩn hay rách giấy). Hoặc phải sử dụng bút xo. Và trông chẳng bao giờ tử tế cả.

    [​IMG]
    Với những học trò gặp vấn đề về học tập dựa trên ngôn ngữ như chứng khó đọc (dyslexia), tình trạng trên gây ra rất nhiều phiền toái. Cách thức viết ngăn trở khả năng diễn đạt. Nó trở thành nguồn cơn lo lắng không hề nhỏ cho trẻ.
    Sau đó, công nghệ hỗ trợ viết xuất hiện. Giờ chúng ta đều có thể yêu cầu máy vi tính chữa lỗi tự động, đọc chính tả, dự đoán nghĩa của từ và rất nhiều việc khác. Trẻ có thể xem duyệt lại bài viết mà không cần dùng tẩy hay bút xoá. Việc diễn tả bản thân cũng trở nên dễ dàng hơn.

    Tuy nhiên, công nghệ lại dẫn tới một vấn đề khác: Mức độ tập trung cho viết chữ tay giảm đi. Và kết quả là tác động không ngờ tới ngôn ngữ và khả năng đọc viết. Thiếu thực hành viết chữ bằng tay có thể khiến trẻ gặp khó khăn hơn khi học đọc.
    Mọi người học tốt nhất khi thông tin được biểu thị theo nhiều cách khác nhau. Điều này đặc biệt đúng với những trẻ gặp vấn đề về chú ý và học tập. Chúng tôi gọi đây là học tập đa giác quan.

    Viết chữ bằng tay là một hoạt động đa giác quan.
    Khi viết nên một chữ cái, bàn tay chia sẻ thông tin với khu vực xử lý ngôn ngữ trong não. Khi mắt dõi theo những gì vừa viết, trẻ vận hành tất cả những vùng liên quan. Tương tự nếu bạn đọc lên các âm và các từ khi viết.

    Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, có một điểm đặc biệt trong phát triển ngôn ngữ và hành động viết chữ.
    Theo đó, những trẻ luyện viết chữ tay thể hiện tốt hơn ở khả năng đọc và đánh vần. Nguyên do? Một số chuyên gia tin rằng, viết chữ bằng tay trong lúc học âm kích hoạt các mạch đọc trong não có chức năng thúc đẩy khả năng đọc – viết.

    Ngược lại, bàn phím máy tính không được khoa học chứng minh là giúp cải thiện khả năng đọc.
    Đúng, gõ bàn phím có thể là phao cứu sinh, là phương tiện giải toả lo lắng cho những trẻ gặp vấn đề với kỹ năng viết. Nó cho phép trẻ diễn tả bản thân và học tập tốt hơn ở trường. Nhưng bàn phím máy tính không thể thay thế cho những chỉ dẫn và thực hành viết chữ tay, đặc biệt ở cấp đầu Tiểu học.

    Tôi không nghĩ thử thách đối với giáo viên và phụ huynh nằm ở việc phải quyết định: “Viết chữ tay liệu có quan trọng không?”. Nó thực sự quan trọng và sẽ luôn là như vậy. Thử thách thực ra là tìm kiếm hướng tiếp cận đúng đắn cho những trẻ phải vật lộn với kỹ năng viết.

    [​IMG]

    Rất nhiều trẻ trải nghiệm cảm giác khó chịu về mặt thể chất khi cầm bút chì.
    Trẻ phàn nàn về đau ngón tay, cánh tay hay bàn tay trở nên rất mỏi. Cảm giác giữ chắc bút bằng các ngón tay cũng có thể khiến trẻ mất tập trung. Chưa kể tới gánh nặng cảm xúc mà trẻ phải chịu đựng: đó là câu mà trẻ thường xuyên được hỏi về những chữ và từ vừa viết ra: “Đây là chữ gì vậy?” Với tất cả những vấn đề này, thật dễ dàng bị lôi cuốn bởi ý tưởng bỏ bút chì, bút bi đi và chỉ sử dụng bàn phím máy tính mà thôi.

    Trong cuốn sách “Reader, Come Home: The Reading Brain in a Digital World”, Maryanne Wolf nói về cách thức công nghệ khiến chúng ta đọc lướt nhiều hơn, thay vì đọc một cách chậm rãi và cẩn trọng. Bà nhắc tới những lợi ích của “sự kiên trì nhận thức”. Và bà cũng nhắc nhở chúng ta rằng, đọc nhanh không làm cho một người trở thành người đọc giỏi.

    Tôi nghĩ đến điều tương tự đối với chuyện viết chữ.
    Chỉ bởi gõ bàn phím máy tính nhanh hơn không có nghĩa là tốt hơn. Tất nhiên, trẻ bị chứng khó đọc hay gặp các vấn đề về học tập khác có thể viết dễ dàng bằng bàn phím máy tính hơn so với bằng tay. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta nên bỏ hoàn toàn việc viết chữ bằng tay.

    Quan điểm của tôi là: Hãy trao cho con cái chúng ta mọi cơ hội để trở thành người đọc giỏi, người viết giỏi Trẻ có thể sử dụng màn hình, các thiết bị điện tử, đủ phương tiện công nghệ khác. Nhưng, hãy cứ cầm bút chì, bút bi trên tay. Và thực hiện công việc chậm chạp và thường không hề dễ dàng là luyện viết chữ bằng tay. Nó có thể giúp trẻ đọc tốt hơn, viết tốt hơn”.

    Theo Understood
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi ThanhTrucHN
    Đang tải...


  2. ngocbinhk37

    ngocbinhk37 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    18/3/2019
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    76
    Điểm thành tích:
    28
    Thank bạn đã chia sẻ
     
  3. thuhuong0203

    thuhuong0203 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    1/7/2014
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    cám ơn bạn đã chia sẻ
     

Chia sẻ trang này