Viêm VA

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Me_Chip, 4/7/2008.

Tags:
  1. Me_Chip

    Me_Chip Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    19/8/2005
    Bài viết:
    483
    Đã được thích:
    79
    Điểm thành tích:
    28
    Các mẹ ơi, có mẹ nào biết trẻ mới được 14 tháng tuổi bị bác sĩ chuẩn đoán là bị VA cường phát & comment nên cạo VA cho bé, thì có tốt không? Mình thì không muốn dùng dao kéo cho con khi bé còn đang nhỏ thế. Có mẹ nào biết cách chữa VA cho bé kể cả bằng thuốc đông không? Chỉ cho tớ nhẹ Thanks
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Me_Chip
    Đang tải...


  2. mrs_Brown

    mrs_Brown Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    13/3/2008
    Bài viết:
    1,592
    Đã được thích:
    197
    Điểm thành tích:
    103
    Viêm VA - khi nào cần nạo?

    VA là tên tắt từ tiếng Pháp Végétations Adénoides. Việt Nam ta gọi đây là sùi vòm họng, danh từ này đã áp dụng trong các bài giảng và nghiên cứu khoa học, tuy nhiên danh từ VA lại thông dụng hơn.


    VA là mô tân bào gồm nhiều tế bào bạch cầu. VA nằm ở nóc vòm, sau cửa mũi sau. Khi thở vào, không khí vào mũi, qua VA rồi mới vào phổi. Bình thường VA có kích thước rất nhỏ, dày khoảng 4-5mm, không cản trở đường thở. VA tuy rất mỏng, nhưng xếp theo hình lá nên diện tiếp xúc với bên ngoài rất rộng. VA có từ lúc trẻ mới sinh nhưng rất nhỏ. Từ 6 tháng tuổi, VA phát triển dần theo nhiệm vụ miễn dịch; đến 9-10 tuổi, VA teo dần và chỉ còn vết ở tuổi dậy thì.


    Triệu chứng của viêm VA
    Nhiệm vụ của VA là miễn dịch nên thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn. Với tiếp xúc này, VA thường bị viêm, nhưng là viêm rất nhẹ, không ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Tuy nhiên khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu, vi khuẩn tràn ngập quá nhiều sẽ xâm nhập toàn bộ VA, lúc này nếu bạch cầu không đủ sức “bắt” tất cả các vi khuẩn, chúng sẽ bám và cư trú tại VA, sinh sôi nảy nở và gây viêm VA, tức là viêm bệnh lý. Khi VA bị viêm, trẻ sẽ bị sốt, có thể lên tới 38-39 độ C. Ở trẻ thiếu sức đề kháng, ngoài sốt, trẻ còn có thể bị rối loạn tiêu hóa (nôn trớ, tiêu chảy, đau bụng…) và động kinh.

    Triệu chứng do khối VA quá phát (cường phát)

    Nếu viêm VA kéo dài, thể tích của VA sẽ tăng lên và ngăn cản không khí ra vào, khiến trẻ bị nghẹt mũi. Lượng nước có ở mũi không được bốc hơi đọng lại ngày càng nhiều và chảy ra phía trước, gây chảy mũi trong. Nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài, vi khuẩn cộng sinh trong mũi sẽ trở thành vi khuẩn gây bệnh. Nước mũi trong trở thành nước mũi đục và chảy ra rất nhiều, sau đó nước mũi trở thành màu xanh.

    Sát bên VA có một lỗ thông vào tai giữa. Lỗ này được mở ra mỗi khi ta nuốt, ngáp, thổi phùng má v.v... Nhờ vậy mà tạo được sự cân bằng áp lực không khí ở tai giữa và bên ngoài, giúp chúng ta nghe tốt. VA viêm quá phát có thể bít tắc lỗ vòi này. Áp lực không khí ở tai giữa bị giảm, tai giữa xuất tiết dịch và trẻ nghe kém. Bệnh này gọi là viêm tai giữa thanh dịch.

    Nếu VA to, không khí vào ít, không cung cấp đủ oxy cho cơ thể, trẻ sẽ trở nên lờ đờ; Phối hợp với nghe kém, việc học tập của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì thiếu oxy nên trẻ ngủ không yên giấc, hay giật mình và mệt mỏi sau khi ngủ. Ban ngày thì lờ đờ, ngủ gà ngủ gật. Ban đêm thì ngủ không yên giấc. Trong trường hợp có viêm xoang kèm theo, nước mũi chảy ra như mủ.

    Biến chứng của viêm VA
    Viêm mũi: chảy mũi đục, nghẹt mũi, nhức mũi.

    Viêm xoang: chảy mũi như mủ, nhức vùng má.

    Viêm tai giữa thanh dịch: nghe kém, màng nhĩ không thủng.

    Viêm tai giữa cấp: sốt, nhức tai, nghe kém, sau đó chảy mủ tai, thủng nhĩ.

    Viêm amidan: 2 amidan to, nuốt khó, nuốt vướng, thỉnh thoảng lên cơn bộc phát cấp.

    Viêm thanh quản: khó thở, ho, khàn tiếng, dễ dẫn đến tử vong.

    Vẻ mặt VA: Khi trẻ bị VA quá phát lâu ngày mà không điều trị, mũi sẽ ít được sử dụng. Trong nhiều năm, chóp mũi trở nên nhỏ hơn, xương hàm trên phát triển kém, răng hàm trên mọc lởm chởm. Cằm có vẻ nhô ra và to hơn. Trẻ lúc nào cũng há miệng để thở vì mũi bị nghẹt.

    Khi nào nên nạo VA?
    VA có nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết cho cơ thể, đó là nhiệm vụ miễn dịch, phối hợp với các nhóm tân bào khác trong vòng Waldayer để tiêu diệt vi khuẩn khi chúng xâm nhập cơ thể. Chú ý không nên nạo VA bừa bãi, chỉ nạo VA trong các trường hợp sau đây:

    - VA quá to, gây khó thở và viêm mũi.

    - VA quá to, gây nghe kém, viêm tai giữa cấp.

    - Viêm VA có một trong các biến chứng sau: viêm amiđan, viêm thanh quản cấp, rối loạn tiêu hóa, không tăng trọng.

    Khi nào cần nạo V.A?
    Tại sao trước 1975 ở miền Nam các bác sĩ tai mũi họng không để ý đến V.A và nạo V.A đơn thuần, còn miền Bắc thì đây là thủ thuật đầu tay của bác sĩ tai mũi họng? Nó có lý do của nó. Ở miền Bắc thời tiết thay đổi thất thường, điều kiện rất tốt chi vi khuẩn phát triển và xâm nhập V.A. Nạo V.A đơn thuần ở một em bé bị viêm mũi họng mãn và có vấn đề viêm tai là đúng. Ở miền Nam, khí hậu ôn hòa hơn, vấn đề nạo đơn thuần ít khi đặt ra, các cháu vẫn khỏe mạnh như thường.

    Hiện nay tại TPHCM, kể cả các tỉnh miền Trung, miền Đông, miền Tây, số trẻ em được nạo V.A nhiều hơn trước. Phải chăng có yếu tố mới nào đó làm cho các cháu của chúng ta bị viêm V.A nhiều hơn hay là có sự lạm dụng chỉ định nạo V.A? Khí hậu vẫn thế con người của các cháu vễn không có gì thay đổi. Chúng tôi nhận thấy rằng từ năm 1975 trở đi công tác tuyên truyền y tế có phát triển mạnh. Truyền thanh, truyền hình, báo, tạp chí đã đưa kiến thức y tế đến nhân dân. Khi dân đã biết một số triệu chứng của V.A, cùng tác hại của nó thì không làm sao tránh khỏi lời yêu cầu: "Xin bác sĩ nạo V.A cho con tôi". Đội ngũ bác sĩ tai mũi họng và y sĩ tai mũi họng ngày càng lớn mạnh. Yếu tố nhân sự này và sự hiểu biết của nhân dân về V.A đã làm cho số trẻ em được nạo V.A tăng lên gấp bội.

    Ngoài hai yếu tố trên ta còn yếu tố người bệnh. Không viêm V.A thì không có vấn đề nạo V.A. Dù có được gia đình yêu cầu nạo V.A dù đội ngũ tai mũi họng lớn mạnh chúng ta cũng không thể nạo V.A trên các cháu lành mạnh. Vai trò của bác sĩ tai mũi họng là quyết định. Ta không thể nạo V.A trên những em bé chỉ có một trong những triệu chứng sau đây: viêm mũi xoang có chảy nước mũi, viêm phế quản, gầy yếu, ngủ ngáy, kém thông minh... Không có vấn đề nạo V.A đại trà mà chỉ có nạo V.A một em bé hay nhiều em cùng một buổi sau khi đã khám và xem đúng chỉ định từng ca một. Không có vấn đề chạy theo lợi nhuận, chạy theo chỉ tiêu nạo V.A không đúng chỉ định. Một em vừa viêm tai giữa mãn vừa viêm V.A đúng chỉ định, có thể được nạo V.A, nhưng viêm tai giữa không khỏi được. Ta phải bỏ hẳn quan niệm là nạo V.A có thể trị khỏi viêm tai giữa mãn. Có nhiều em bé vừa bị viêm V.A đúng chỉ định vừa bị viêm mũi xoang. Ta có thể nạo V.A các cháu này nhưng triệu chứng chảy mũi vẫn không dứt. Không nên hứa chắc là cháu sẽ hết chảy mũi sau khi nạo V.A.

    Nạo V.A là một thủ thuật khá đơn giản. Ta chỉ nạo V.A trên những em bé viêm mũi họng mạn tính, cấp tính, với các triệu chứng chảy mủ mũi, nghẹt mũi, thở miệng, ho và có ảnh hưởng đến tai giữa. Ta không nạo các cháu bé không đúng chỉ định trên vì không có giải quyết gì cho bệnh nhân cả. Một khi em bé đã bị viêm tai giữa mãn hoặc viêm mũi xoang mãn, dù có nạo V.A đúng chỉ định đi nữa thì chảy mủ tai hay sổ mũi không thể hết được.


    Phương pháp nạo VA
    Đây là thủ thuật đơn giản, có thể tiến hành nhanh gọn trong vài phút, ít gây biến chứng, hậu phẫu nhanh. Có thể nạo VA dưới gây tê hoặc gây mê.

    (Theo SK&ĐS)
     
    Sửa lần cuối: 5/7/2008
    Asillabummat_ngot14 thích.
  3. mrs_Brown

    mrs_Brown Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    13/3/2008
    Bài viết:
    1,592
    Đã được thích:
    197
    Điểm thành tích:
    103
  4. Me_Chip

    Me_Chip Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    19/8/2005
    Bài viết:
    483
    Đã được thích:
    79
    Điểm thành tích:
    28
    Oi, cám ơn mẹ nó nhiều lắm lắm. sau một hồi lọ mọ internet, tớ cũng sẽ không nạo VA cho nhóc nhà tớ luôn giờ, tớ cũng nghĩ là sớm quá, bé còn đang nhỏ, mà cũng chưa đến mức phải nạo.Nhưng bài báo của mẹ "Nâu" hữu ích quá, nhất là mục có nên nạo VA cho con ko??. Thanks mẹ nó nhé.
     
  5. Sunny

    Sunny Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/10/2006
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    18
    Con bé nhà mình hồi 3 tuổi cũng bị nạo VA rồi, đau lòng lắm, giờ nghĩ lại vẫn thấy sợ, nhưng bé vẫn bị viêm lại hoài, từ ngày cho ngậm viên C làm từ cam và đu đủ , vùa tăng sức đề kháng, vừa kháng viêm nên dạo này bé ít khi bị bệnh lắm, khỏe re àh, đi mưa hay nắng gì cũng tốt, ko như hồi xưa nữa, ám ảnh qua.
     
  6. ME OC MIT

    ME OC MIT Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    12/3/2008
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Hình như Sunny chuyên kinh doanh vitamin hay sao ý, luc nào cũng thấy tư vấn cho các mẹ là dùng vitamin, kẹo vitamin. Uống vitamin cũng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ chứ đâu có được dùng lung tung
     
  7. Sunny

    Sunny Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/10/2006
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    18
    Minh ko kinh doanh gi ca, minh chi bo sung dinh duong can thiet thoi, vi sp minh dung dau phai la thuoc dau, minh dung sp hoan toan thien nhien ma, minh len day de chia se cho moi nguoi biet thoi, vi neu ko bo sung dinh duong thi benh hoai cung vay, co bac si tu van dang hoang, ko co uong lung tung gi dau.
     
  8. mrs_Brown

    mrs_Brown Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    13/3/2008
    Bài viết:
    1,592
    Đã được thích:
    197
    Điểm thành tích:
    103
    Ô nhà mình lúc nào cũng có lọ C sủi đấy

    Vitamin C rất tốt cho cơ thể mà, đặc biệt chống cảm cúm, sổ mũi, nghẹt mũi nguyên nhân dẫn đến viêm VA, mẹ SUNNY tư vấn dùng C khá đúng đấy.

    Dùng C mùa này còn mát cơ thể ko bị dị ứng, nóng rôm sảy. Hôm trước anh xã bị dị ứng chỉ uống nhiều nước và C sủi thôi. Khỏi liền ah

    Hì hì :p Chắc mình cũng giống mẹ Sunny nghiện C rồi

    Các mẹ có thể tìm thấy VITAMIN C tự nhiên ở trong Cam, đu đủ... còn nếu cảm thấy trong bữa ăn hàng ngày ko đủ C thì có thể uống thêm C sủi. Sau bữa ăn nhé! Tránh đau dạ dày mà.

    Hồi tớ có bầu cũng uống vitamin cho mẹ đang mang bầu ngay từ tuần thứ 3 cơ nên có bị nghén tí nào đâu. Tớ ủng hộ mẹ sunny về việc nên xem xét lại chế độ ăn và tự bổ sung vitamin cho cơ thể.
     
    Sửa lần cuối: 13/7/2008
  9. Sunny

    Sunny Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/10/2006
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    18
    Hihihi, cái gì tốt cho sức khỏe thì mình dùng chứ, có hại gì đâu nhỉ
     
  10. Mẹ Còi xinh

    Mẹ Còi xinh Thành viên chính thức

    Tham gia:
    29/4/2008
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    35
    Điểm thành tích:
    28
    Có mẹ nào có kinh nghiệm chữa VA cho con chưa, nhóc nhà tớ 5 tuôi, đi nội soi Tai Mui Họng bị viêm VA, ko phải uống thuốc gì cả chỉ rửa mũi bằng nước muối dung dịch (tớ quên tên chính xác), bác ỹ bảo nhanh thì 1nam VA moi teo(lâu quá), có mẹ nào truyền đạt kinh nghiệm chia sẻ với ạ, cảm ơn nhiều
     
  11. baoquyentqt

    baoquyentqt Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    6/9/2007
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Các mẹ thân mến!
    Con nhà mình khi năm ngoái đã nạo VA, khi đó cháu được 4,5 tuội Tình trạng cháu lúc đó là:
    - Rất hay viêm họng, sổ mũi --> lần nào đi khám cũng do viêm VA
    - Tối ngủ ngáy rất to như người lớn và ngủ toàn há mồm
    - Mũi có rất nhiều dử
    - Ngủ không ngon giấc, mắt quầng thâm
    Do đó khi BS khuyên nạo VA cho cháu vì lúc đó VA của cháu bị phì đại, VC mình đã cho cháu đi nạo (đăng ký BS Cảnh nạo cho cháu tại BV đa khoa tư nhân Hồng Ngọc, BV đó rất tốt, chi phí cho toàn bộ ca phẫu thuật là 4 triệu đồng và không phải phong bì cám ơn BS) tình hình sức khoẻ của cháu thấy cải thiện rõ rệt: Ngủ ngon giấc, không ngáy, mũi không có dử...
    Mình giới thiệu cho các mẹ nào băn khoăn về vấn đề TAI- MŨI- HỌNG của con thì đến địa chỉ này khám, BS rất giỏi chuyên môn và rất tốt nữa (con mình rất nhát, lần nào đi khám BS cũng khóc cho đến khi mình được giới thiệu đến BS này thì con mình ko bao giờ sợ nữa)
    TS.BS. PHẠM TUẤN CẢNH
    - giảng viên Bộ môn Tai mũi họng trường ĐH Y Hà Nội
    - Trưởng khao Phẫu thuật chỉnh hình- BV Tai Mũi Họng TW
    - Tu nghiệp tại Thái Lan- Singapore- Hoa Kỳ
    Giờ khám: 16h30- 19h30
    Thứ 7: Sáng 8h- 11h30- Chiều 14h- 18h
    Nghỉ chủ nhật, ngày lễ
    Có thể đặt hẹn khám trước qua điện thoại vì chỗ BS rất đông khách
    ĐT: 04-2936.789 - DĐ: 0913.541.616
    Địa chỉ phòng khám: 32C Cao Bá Quát- Hà Nội
     
  12. MomMi

    MomMi Chia sẻ nếu cần sẻ chia

    Tham gia:
    7/4/2005
    Bài viết:
    3,777
    Đã được thích:
    749
    Điểm thành tích:
    773
    @baoquyentqt: trường hợp ngủ ngáy như bé nhà bạn là do Amidan phì đại chứ đâu phải VA nhỉ?( đôi khi mọi người hay nhầm lẫn giữa Amidan và VA), nhưng theo GS Sơn hay khám cho bé nhà mình thì ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ là do Amidan quá phát. Cắt Amidan sẽ hết. Vídụ như con mình: nạo VA xong vẫn ... ngáy.
    BS bảo VA và Amidan là một tổ chức , nếu nạo VA đi thì Amidan sẽ to thêm, và như vậy sẽ không tránh khỏi ngáy.
    @ Mẹ Còi xinh: bé 5 tuổi rồi thì cũng không cần nạo nữa bạn ạ, vì đến tầm này trở đi VA của bé sẽ dần dần teo nhỏ. Chỉ trong trường hợp bé bị sổ mũi liên tục( ít nhất là 5 lần trong một năm ), sốt và hay phải dùng kháng sinh thì cần nạo VA để tránh viêm tai giữa.
    Bình thường có thể chăm sóc bé bằng cách hàng ngày rửa mũi cho bé bằng nước muối 9 phần nghìn( như bạn nói đấy ) là được.
    Cách vệ sinh mũi :
    C1: cho bé nằm nghiêng một bên, dùng lọ nước muối bơm mạnh vào hốc mũi bên này để dịch mũi chảy ra từ bên kia( nhớ lót một cái khăn dày dưới má bé cho nước muối thấm vào ) , bạn nên mua lọ 0,5l để rửa mũi cho bé được nhiều và kinh tế hơn lọ bé tí.
    C2: cho bé nằm ngửa, đầu vuông góc với thân và đổ nước muối vào hai lỗ mũi cho đầy, để một lúc cho nước muối đi sâu vào trong các xoang mũi , sau đó cho bé ngồi dậy và bảo bé xì mũi ra ( bé 5 tuối là xì tốt rồi) Cách này khó thực hiện hơn nếu bé không quen nhưng rất tốt, kể cả bị viêm xoang cũng đỡ nhiều.
     
  13. Mẹ Còi xinh

    Mẹ Còi xinh Thành viên chính thức

    Tham gia:
    29/4/2008
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    35
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm ơn mẹ mommi nhiều, mình đang thực hiện theo đúng như bác sỹ hướng dẫn, nhưng khi nằm điều hòa thì bé lại bị khụt khịt, chán ghê, chẳng biết bao giờ hết vụ rửa mũi này và vụ nghet mũi của con nữa
     
  14. TheuNT

    TheuNT Thành viên tập sự

    Tham gia:
    8/4/2019
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Theo như mình biết thì dung dịch dùng để nhỏ và rửa mũi cho trẻ nhỏ là ephedrin 1%, argyron 1%, ngoài ra, mom nên tìm hiểu thêm về cách chăm sóc trẻ khi bị viêm VA để có thể hạn chế các biến chứng của viêm VA
     
  15. Vũ Thị Bích Liên

    Vũ Thị Bích Liên Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/8/2018
    Bài viết:
    2,893
    Đã được thích:
    425
    Điểm thành tích:
    223
    Bác sĩ bảo mổ thì mới nên mổ mom ạ, Họ không bảo mà mình tự ý thì nguy hiểm lắm.
     
  16. Quỳnh Miu

    Quỳnh Miu Thành viên tập sự

    Tham gia:
    26/9/2018
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Mẹ Chíp đừng quá lo lắng vì không phải trẻ nào bị viêm VA cũng phải dùng phương pháp nạo. Mẹ Chíp tham khảo bài viết này nhé:
    https://viemduonghohap.vn/tre-bi-viem-va-uong-thuoc-gi-1850/.
    Bé nhà mình từ nhỏ cũng bị chảy nước mũi liên tục và nghẹt mũi thường xuyên nhưng mình nhất quyết không nạo VA cho bé vì sợ con bị đau bởi một số mẹ chia sẻ sau khi nạo xong con vẫn bị lại. Bây giờ bé nhà mình đã khỏi hoàn toàn chỉ nhờ dùng thuốc.
     
  17. ngocbich12

    ngocbich12 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/2/2016
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    49
    Điểm thành tích:
    28
    bác sĩ bảo nạo á mom thế chắc phải nặng lắm rồi nhỉ
     
  18. Mỹ Hạnh Trần

    Mỹ Hạnh Trần Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/5/2019
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Nạo VA có thể bị lại nữa không các mom nhỉ?
     
  19. nguyenha19191

    nguyenha19191 Thành viên mới

    Tham gia:
    21/8/2017
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8

Chia sẻ trang này