Khác: Bà Bầu Bị Chuột Rút Có Nguy Hiểm Không? Cách Xử Trí Ra Sao?

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi hoanghuyentet, 3/8/2019.

  1. hoanghuyentet

    hoanghuyentet Thành viên tập sự

    Tham gia:
    9/7/2019
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Phụ nữ có thai bị chuột rút nguy hiểm không? Dấu hiệu phân biệt chuột rút khi mang thai với các bệnh nguy hiểm khác? Cách xử trí tình trạng chuột rút ở bà bầu? Để giải đáp những thắc mắc trên thì hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

    1. Tình trạng bà bầu bị chuột rút

    - Chuột rút là tình trạng cơ đột nhiên co thắt đột ngột. Ở bắp thịt xuất hiện cảm giác đau dữ dội, dẫn đến bệnh nhân khó có thể chuyển động được.
    - Chuột rút thường hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng là chủ yếu.
    - Chuột rút ở bà bầu thường gặp nhất là các cơn đau vùng bụng, bồn chồn vùng chân. Đây là hiện tượng thường xuyên gặp khi mang thai. Chuột rút gây cảm giác đau nhói đột ngột hết sau khoảng 5 phút hoặc đau âm ỉ khó chịu. Đặc biệt, bà bầu hay xuất hiện các cơn co thắt ở bụng.
    - Đa phần chuột rút xảy ra ở người cao tuổi và phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai.

    2. Nguyên nhân khiến chuột rút khi mang thai

    Theo các bác sĩ sản khoa, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút khi mang thai, bao gồm:

    - Trong khi mang thai, thai nhi ngày càng phát triển dẫn đến cân nặng bà bầu tăng lên; gây áp lực ngày càng lớn đến các cơ ở bắp chân và gây nên tình trạng các bó cơ dễ bị co quắp. Do đó, xảy ra hiện tượng chuột rút ở chân.
    - Khi mang thai. tử cung của bà bầu thường phải mở rộng ra. Khi đó các dây chằng và cơ bị chèn ép, gây ra hiện tượng chuột rút khi mang thai.
    - Cơ thể mất nhiều nước, mất cân bằng điện giải và chất dinh dưỡng do nôn ói khi mang thai cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cơ bị co cứng.
    - Thiếu canxi ở cơ dẫn đến tình trạng căng cứng cơ và co rút. Khi mất cân bằng nhiều photpho, ít canxi trong cơ thể. Thiếu sắt hoặc acid folic cũng gây ra tình trạng bồn chồn chân – tăng nguy cơ chuột rút.
    – Các nguyên nhân khác: khó tiêu, sỏi thận, nhiễm trùng bàng quang…

    3. Dấu hiệu để phân biệt chuột rút ở bà bầu với các căn bệnh nguy hiểm khác

    Bà bầu bị chuột rút thường xảy ra ở bắp chân và vùng bụng. Trong đó, các cơn đau do chuột rút vùng bụng cần chú ý hơn cả.
    - Khi nào bị chuột rút ở chân nguy hiểm với bà bầu?
    + Chuột rút với các cơn đau liên tiếp và biểu hiện sưng chân, vùng xung quanh chạm vào có cảm giác nóng.
    + Trường hợp này có thể gặp nguy cơ đông máu. Bà bầu cần được thăm khám bác sĩ ngay.
    - Cẩn trọng với vùng bụng bị chuột rút ở bà bầu
    + Một số dấu hiệu đau vùng bụng cần chú ý khi bị chuột rút ở vùng bụng:
    + Tình trạng dễ xuất hiện các cơn chuột rút dạng đau thắt kèm choáng váng rất có thể là hiện tượng mang thai ngoài tử cung, cần được đến bác sĩ ngay.
    + Hiện tượng đau quặn kèm dấu hiệu chảy máu âm đạo. Các bà bầu cần thăm khám ngay bởi có nguy cơ bị sảy thai.
    + Tiền sản giật có thể gây cơn đau dữ dội ở vùng bụng trên.
    + Chuột rút gây đau bụng, co thắt liên tục kèm hiện tượng giãn nở tử cung trước 37 tuần thai kỳ thì bà bầu có nguy cơ sinh non.
    + Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây đau bụng dưới, đi tiểu đau. Co thắt kèm đau bụng dữ dội, buồn nôn có thể là do viêm ruột thừa, sỏi thận.
    + Tình trạng cơn chuột rút đau đớn kéo dài không khỏi rất nguy hiểm. Lúc này bà bầu có thể gặp hiện tượng nhau thai tách ra khỏi tử cung trước khi sinh. Một số tình trạng cơn đau không giảm, 1 giờ có hơn 6 cơn co thắt cũng là dấu hiệu cần lưu ý.

    4. Cách xử trí khi bà bầu bị chuột rút thông thường
    Chuột rút là tình trạng phổ biến ở bà bầu. Khi đã phân biệt được các cơn đau nguy hiểm thì các mẹ đừng quá lo lắng với chuột rút thông thường. Bà bầu có thể thực hiện một số cách sau:
    - Thường xuyên thay đổi tư thế đứng, nằm.
    - Xoa bóp, massage vùng bụng xuống đùi đến bắp chân, bàn chân để tăng quá trình lưu thông máu tốt hơn. Trước khi đi ngủ nên co duỗi bắp chân, xoay mắt cá chân khi ngồi.
    - Gác chân lên 1 cái gối mềm hoặc nằm nghiêng bên trái giúp giảm áp lực cho phần bắp chân và cơ bụng.
    - Mỗi ngày nên dành ra 30 phút để thực hiện những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, căng cơ,… Vận động nhẹ nhàng giúp tăng tuần hoàn khí huyết.
    - Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh đủ chất. Kết hợp đi tiểu thường xuyên tránh bàng quang bị căng gây co thắt tử cung.
    – Dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn, giữ tinh thần thoải mái.
    – Sử dụng nước ấm để tắm. Ngâm chân với muối và gừng, thảo mộc trước khi ngủ cũng giảm nguy cơ chuột rút ở bà bầu.
    – Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết đặc biệt là canxi và vitamin. Khẩu phần ăn cần chú trọng và nên bổ sung thêm từ các thực phẩm chức năng cho bà bầu.

    5. Lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi chống lại chuột rút ở bà bầu
    - Thiếu Canxi là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng chuột rút khi mang thai. Tình trạng này chúng ta có thể khắc phục được bằng cách bổ sung canxi cho bà bầu.
    Vậy loại canxi nào tốt nhất cho bà bầu?
    - Mẹ bầu cần lượng lớn canxi nên lựa chọn các loại canxi cho độ hấp thu tối ưu nhất. Trong đó canxi tự nhiên dạng nano được chứng minh tương thích nhất với cơ thể người.

    Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho những vấn đề mẹ bầu đang gặp phải. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hoanghuyentet
    Đang tải...


  2. sanho_95

    sanho_95 Thành viên mới

    Tham gia:
    10/7/2019
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    socnau89 thích bài này.
  3. socnau89

    socnau89 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    20/6/2011
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    chuẩn luôn mom ạ, canxi bây giờ có nhiều loại của nhiều hãng để lựa chọn, rất tốt như ostelin, otereocare.... các mẹ đừng để bị chuột rút nhé
     
  4. Bắp Bưởi

    Bắp Bưởi Thành viên tập sự

    Tham gia:
    24/6/2019
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    thời con gái thỉnh thoảng cũng bị chuột rút 1 tí là hết. Nhưng khi mang bầu, cảm giác chuột rút sau nó lại đau và lâu đến vây. Chắc mình dùng ít canxi, mình bs ngay chela calcium d3 dạng hữu cơ cũng đỡ giảm chuột rút hẳn
     
  5. chunghv458

    chunghv458 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/6/2017
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    28
    cái này là bị hạ can xi rồi. Mẹ cần đi khám nhé. Trong thời gian Thai kỳ cần phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng
     
  6. Phanbaoanh

    Phanbaoanh Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    7/11/2017
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    18
    Hồi 5 -6 tháng mình cũng bị chuột rút nhiêu lắm nhưng sang tháng thứ 8 thì đỡ hơn, may thật
     
  7. ngocbinhk37

    ngocbinhk37 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    18/3/2019
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    76
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm ơn bạn đã chia sẻ bài viết rất hữu ích
     
  8. songngu23

    songngu23 Mê bếp bánh <3

    Tham gia:
    11/4/2016
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    95
    Điểm thành tích:
    28
    Thực ra mẹ nên bổ sung magie

    [​IMG]
     
  9. nguyễn văn tâm 0511

    nguyễn văn tâm 0511 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/5/2019
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    kiểu bị tụt canxi z í
     
  10. quyenngoc_vmp

    quyenngoc_vmp Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/8/2018
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    52
    Điểm thành tích:
    28
    bài viết khá hữu ích
     
  11. BapBiShark

    BapBiShark Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/10/2018
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    chắc là thiếu canxi, hỏi tư vấn bsi và bổ sung thôi b
     
  12. tiến na

    tiến na Thành viên mới

    Tham gia:
    24/6/2019
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Bài viêt hay
     

Chia sẻ trang này