Kinh nghiệm: 9 Bước Nói Chuyện Với Con Có Thể Thay Đổi Cả Cuộc Đời Đứa Trẻ

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi Cat.tien.2008, 6/12/2019.

  1. Cat.tien.2008

    Cat.tien.2008 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/11/2019
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    So với người lớn, trí não trẻ nhỏ chưa hoàn toàn phát triển. Vì vậy bố mẹ cần có những cách riêng biệt để truyền tải thông điệp tới trẻ.
    Nhà giáo dục người Mỹ, Fred Rogers đã thành lập một chương trình truyền hình dành riêng cho trẻ em mẫu giáo, nói về các khía cạnh quan trọng trong cuộc sống và cách giáo dục chúng.

    Fred cho biết, trẻ thực sự lắng nghe mọi thứ người lớn nói, vì vậy cách chúng ta nói chuyện, truyền đạt thông điệp đến chúng vô cùng quan trọng. Theo Fred, có 9 bước để nói chuyện và 9 bước này hoàn toàn có thể thay đổi cuộc sống cả của con và của bố mẹ.

    Không có đứa trẻ nào giống nhau cả. Nhưng tất cả chúng đều cần những lời khuyên từ bố mẹ. Đôi khi bạn phải giải thích cho con các quy tắc về sử dụng đồ chơi, những nơi được phép chơi đùa và những người được phép chơi cùng.

    Nhà giáo dục Mỹ Fred Rogers đã minh họa, áp dụng 9 bước nói chuyện của mình để truyền tải thông điệp đến những đứa trẻ, thậm chí giúp chúng hiểu biết hơn về sự trưởng thành.

    Bước 1: Hãy nói suy nghĩ của bố mẹ với con theo cách thật đơn giản

    Não bộ của trẻ chưa phát triển đầy đủ như người lớn, đồng thời chúng cũng chưa có vốn từ vựng phong phú. Nếu bố mẹ nói chuyện với con mà sử dụng những từ ngữ quá cao siêu thì chúng sẽ không thể nào hiểu được.

    Cách tốt nhất để truyền tải thông điệp đến con là bố mẹ hãy sử dụng những từ ngữ, câu nói thật đơn giản. Chẳng hạn như:

    “Đi với người lạ là nguy hiểm”.

    “Ném đồ chơi khắp mọi nơi là xấu”.

    “Chơi ở ngoài đường nguy hiểm lắm”.

    “Chơi game trên máy tính mà không xin phép bố mẹ là sai”.

    [​IMG]

    Hãy nói suy nghĩ của bố mẹ với con theo cách thật đơn giản.

    Bước 2: Hãy dùng những câu nói tích cực để truyền thông điệp đến con

    Thay vì những câu đe dọa, quát nạt, bố mẹ hoàn toàn có thể uốn nắn, dạy dỗ con làm theo ý mình nhờ những câu nói mang tính tích cực:

    “Sẽ thật tốt nếu con chỉ đi chung với những người quen biết”.

    “Sẽ thật tốt nếu con đặt đồ chơi ở đúng nơi quy định”.

    “Sẽ thật tốt nếu con chơi ở những nơi an toàn”.

    “Sẽ thật tốt nếu con xin phép bố mẹ trước khi chơi game trên máy tính”.

    [​IMG]
    Illustration of Kid Boy Storing Toys
    Hãy dùng những câu nói tích cực để truyền thông điệp đến con.

    Bước 3: Dạy cho trẻ cách hỏi thông tin

    Trẻ nhỏ chưa đủ tư duy để phân biệt mọi sự đúng sai. Vì vậy, bố mẹ hãy dạy cho con việc hỏi những người mà chúng tin tưởng về những điều mà chúng muốn biết.

    “Hãy hỏi bố mẹ xem con có thể đi cùng với ai”.

    “Hãy hỏi bố mẹ nơi cất đồ chơi ở đâu”.

    “Hỏi bố mẹ nên chơi ở đâu thì an toàn”.

    “Hỏi bố mẹ khi nào thì được chơi game trên máy tính”.

    [​IMG]

    Hãy dạy cho trẻ cách hỏi thông tin.

    Bước 4: Loại bỏ những từ mang tính mệnh lệnh khi nói chuyện với con

    Bố mẹ cần phải loại trừ tất cả những từ ngữ nghe giống như mệnh lệnh đối với con. Về cơ bản, bố mẹ có thể nói với con những câu hướng dẫn mang tính mềm mỏng, yêu thương như sau:

    “Bố mẹ sẽ cho con biết, con có thể đi cùng với ai”.

    “Bố mẹ sẽ cho con biết nơi cất đồ chơi”.

    “Bố mẹ sẽ cho con biết nơi vui chơi an toàn”.

    “Bố mẹ sẽ cho con biết khi nào có thể chơi game trên máy tính”.

    [​IMG]

    Loại bỏ những từ mang tính mệnh lệnh khi nói chuyện với con.

    Bước 5: Loại bỏ những từ mang ý nghĩa chắc chắn

    Từ “sẽ” mang ý nghĩa chắc chắn và bố mẹ nên loại bỏ chúng ra khỏi cách truyền tải thông điệp của mình và thay bằng từ “có thể”:

    “Bố mẹ có thể cho con biết con được đi cùng với ai”.

    “Bố mẹ có thể cho con biết nơi cất đồ chơi”.

    “Bố mẹ có thể cho con biết nơi vui chơi an toàn”.

    “Bố mẹ có thể cho con biết khi nào được chơi game trên máy tính”.

    [​IMG]

    Loại bỏ những từ mang ý nghĩa chắc chắn.

    Bước 6: Loại bỏ những từ ngữ không hoàn toàn đúng với tất cả trẻ em

    Hãy sắp xếp lại cách nói của bạn và loại trừ tất cả những từ ngữ không thể áp dụng hoàn toàn cho mọi đứa trẻ. Từ bị loại bỏ là từ “bố mẹ” vì không phải đứa trẻ nào cũng có đầy đủ bố mẹ cũng như nhận thức được bố mẹ chúng.

    “Người lớn mà con thích có thể cho con biết, con được đi cùng với ai”.

    “Người lớn mà con thích có thể cho con biết nơi cất đồ chơi”.

    “Người lớn mà con thích có thể cho con biết nơi vui chơi an toàn”.

    “Người lớn mà con thích có thể cho con biết khi nào được chơi game trên máy tính”.

    [​IMG]
    Illustration of a Big Brother Giving His Younger Brother a Piggyback Ride
    Loại bỏ những từ ngữ không hoàn toàn đúng với tất cả trẻ em.

    Bước 7: Thêm các từ ngữ mang tính động lực

    Lần này hãy thêm các từ mang tính động lực vào trong lời nói với trẻ, để trẻ có lý do làm theo những điều bạn hướng dẫn:

    “Người lớn mà con thích có thể cho con biết, con được đi cùng với ai. Lắng nghe họ nói là điều tốt”.

    “Người lớn mà con thích có thể cho con biết nơi cất đồ chơi. Lắng nghe điều họ nói là tốt”.

    “Người lớn mà con thích có thể cho con biết nơi vui chơi an toàn. Lắng nghe điều họ nói là tốt”.

    “Người lớn mà con thích có thể cho con biết khi nào được chơi game trên máy tính. Lắng nghe điều họ nói là tốt”.

    [​IMG]
    Illustration of a Daughter Hugging Her Father
    Hãy thêm các từ ngữ mang tính động lực.

    Bước 8: Loại bỏ những từ ngữ mang tính đánh giá

    Lần này vẫn hay thêm các từ mang tính động lực vào trong lời nói với trẻ nhưng thay từ “tốt” bằng một từ ngữ khác không mang tính chất đánh giá.

    “Người lớn mà con thích có thể cho con biết con được đi cùng với ai. Lắng nghe họ nói là điều quan trọng”.

    “Người lớn mà con thích có thể cho con biết nơi cất đồ chơi. Lắng nghe điều họ nói là quan trọng”.

    “Người lớn mà con thích có thể cho con biết nơi vui chơi an toàn. Lắng nghe điều họ nói là quan trọng”.

    “Người lớn mà con có thể cho con biết khi nào được chơi game trên máy tính. Lắng nghe điều họ nói là quan trọng”.

    [​IMG]

    Hãy loại bỏ những từ ngữ mang tính đánh giá.

    Bước 9: Gắn kết thông điệp với giai đoạn trưởng thành

    Ở bước cuối cùng, bạn cần gắn kết thông điệp liên quan đến sự trưởng thành mà con bạn hiểu được:

    “Người lớn mà con thích có thể cho con biết con được đi cùng với ai. Lắng nghe họ nói là điều quan trọng. Và lắng nghe là một phần của quá trình trưởng thành”.

    “Người lớn mà con thích có thể cho con biết nơi cất đồ chơi. Lắng nghe điều họ nói là quan trọng. Và lắng nghe là một phần của quá trình trưởng thành”.

    “Người lớn mà con thích có thể cho con biết nơi vui chơi an toàn. Lắng nghe điều họ nói là quan trọng. Và lắng nghe là một phần của quá trình trưởng thành”.

    “Người lớn mà con có thể cho con biết khi nào được chơi game trên máy tính. Lắng nghe điều họ nói là quan trọng. Và lắng nghe là một phần của quá trình trưởng thành”.

    [​IMG]

    Hãy gắn kết thông điệp với giai đoạn trưởng thành.

    Giờ hãy so sánh từ bước 1 đến bước 9, bạn có thể thấy rõ sự khác biệt giữa 2 bước đầu và cuối này. Trong mọi trường hợp, hãy cố gắng xây dựng ý tưởng và truyền tải thông điệp đến con theo các bước như trên. Điều này con bạn hiểu rõ thông điệp hơn.

    Không chỉ vậy, chúng còn làm theo một cách tích cực, có động lực và tập trung vào việc phát triển bản thân.

     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Cat.tien.2008
    Đang tải...


  2. thutrang21415

    thutrang21415 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    22/5/2018
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    18
    chia sẻ của bạn rất hay.
     
  3. conyeu8486

    conyeu8486 Thành viên mới

    Tham gia:
    10/3/2018
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Bài chia sẻ của bạn tuyệt vời quá. Thật sự nuôi con đã khó, hiểu được con lại càng khó hơn đúng không các mẹ nhỉ.
     
  4. trangmiu2011

    trangmiu2011 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    8/10/2019
    Bài viết:
    1,107
    Đã được thích:
    164
    Điểm thành tích:
    103
    bài chia sẻ khá hay, đsung là nuôi dạy con không phải điền dễ dàng !
     
  5. Metieuty

    Metieuty Áo lót cho bé bú Beloved Baby

    Tham gia:
    20/5/2012
    Bài viết:
    8,302
    Đã được thích:
    616
    Điểm thành tích:
    823
    hihi cảm ơn nhưng chia sẻ tích cực của b nha
     
  6. Atk234

    Atk234 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    18/10/2018
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    64
    Điểm thành tích:
    28
    Hay! Đôi khi biết mà quên thực hiện.
     
  7. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,349
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    bài viết hay thực sự. việc nuôi dạy một đứa trẻ thực sự không dễ dàng một chút nào
     

Chia sẻ trang này