Thông tin: Sự tích ông công ông táo

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi billvanghe, 26/1/2011.

  1. billvanghe

    billvanghe Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    19/11/2010
    Bài viết:
    7,058
    Đã được thích:
    870
    Điểm thành tích:
    823
    Mời các mẹ tham khảo để hiểu thêm về phong tục ngày tết ông Công ông Táo nhé. Chúc các mẹ có một ngày Tết ông Công ông Táo đầm ấm bên gia đình!

    Theo quan niệm của người Việt, ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 23-12 âm lịch) hằng năm là ngày bộ ba thổ Công, thổ Địa, thổ Kỳ vắng mặt ở trần gian lên chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng thượng đế những việc thiện ác, hay dở, tốt xấu đã "thực mục sở thị" trong một năm ở hạ giới, nên công việc lúc này tạm ngừng. Mọi người lo việc đón tết. Hệ thống triều đình, làng xã, các con dấu, triện sẽ không xác nhận giấy tờ, văn bản gì nữa. Nho sinh là “lễ tạ trường”, thợ sơn trắng làm lễ “đóng cửa rừng” … Nhà nào cũng mua cá chép làm ngựa cho ông táo lên trời. Ngày hôm đó, gia đình nào cũng làm mâm cơm cúng thật thịnh soạn, khấn trước bàn thờ, kể rõ mọi việc trong năm và mong muốn trong năm mới mọi việc sẽ thuận buồm xuôi gió.

    Truyền thuyết về Táo quân

    Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết tam vị nhất thể (thuyết Ba ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất.

    Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:

    Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

    Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

    Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

    Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

    Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc:

    Ø Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân

    Ø Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần

    Ø Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

    Truyền thuyết này thể hiện rất đậm nét trong sinh hoạt của người Việt. Trong bếp ngày xưa, thường có ba "ông đầu rau" - tức là ba hòn đất nặn dùng để kê nồi xanh đun bếp, trong đó hai hòn nhỏ hơn hòn thứ ba. Và nhân dân có tục lệ thờ "hai ông một bà", ngày 23 tháng Chạp hàng năm làm "lễ Táo quân", "Tết ông Công ông Táo", "tiễn ông Táo lên chầu Trời"... Đây rất có thể là ảnh hưởng của phong tục thờ thần lửa - một phong tục có từ lâu đời của nhiều dân tộc, tuy nhiên cách thể hiện ở mỗi nước một khác. Ví như ở Trung Quốc, từ thời cổ đại, Táo quân (còn được gọi là "Táo thần", "Táo vương", "ông Táo") đã được coi là một trong bảy vị thần đất được toàn dân cúng lễ. Nhưng nguồn gốc của Táo quân thì không nhất quán. Theo sách Hoài Nam Tử, Viêm Đế (tức Thần Nông) mang lửa đến cho dân nên khi chết được thờ làm thần bếp. Sách Lã Thị Xuân Thu lại coi Chúc Dung mới là thần quản lý lửa (do Viêm Đế mang tới) nên khi chết người dân thờ làm thần lửa. Còn sách Tây Dương tạp trở thì kể: thần lửa trông như một cô gái đẹp, tên là ổi hay Trương Đan, tên chữ là Tử Quách, những ngày không trăng thường lên trời tâu về việc người nào có lỗi... Chuyện truyền miệng của người Trung Quốc lại cho rằng trước kia mỗi tháng vua bếp lên trời một lần vào ngày tối (ngày cuối tháng âm lịch) để báo cáo về từng người trong mỗi gia đình (nhất là về những người đàn bà làm điều xấu); sau này, mỗi năm vua chỉ lên trời một lần vào ngày 23 hoặc 24 tháng Chạp. Đến ngày ấy, người Trung Quốc bày bàn thờ gần bếp, cúng vua bếp bằng thịt, cá, r*** nếp, bánh kẹo; đặc biệt có thêm cả nước và cỏ khô (cho ngựa của vua bếp "ăn" để bay và chở vua lên trời - khác với Táo quân của ta thì cưỡi cá chép lên trời).
    [/SIZE]
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi billvanghe
    Đang tải...


  2. billvanghe

    billvanghe Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    19/11/2010
    Bài viết:
    7,058
    Đã được thích:
    870
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Sự tích ông công ông táo

    Tết ông Công ông Táo sắp đến rùi các mẹ ơi!!!!
     
  3. bepgasdanang

    bepgasdanang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/1/2014
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Sự tích ông công ông táo

    Tết này các mẹ đã sắm sửa gì nhìu chưa?
     
  4. buiphuonganh

    buiphuonganh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    3/4/2013
    Bài viết:
    1,931
    Đã được thích:
    211
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Sự tích ông công ông táo

    còn tuần nữa là tết ông công ông táo rồi các mẹ ơi, chưa có xu nào sắm tết cơ
     
  5. linhtitabc

    linhtitabc Thành viên tập sự

    Tham gia:
    17/1/2014
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Sự tích ông công ông táo

    Sắp đến ông công ông táo rùi lại mua cá vàng tiễn ông lên báo cáo
     
  6. lilyhoa

    lilyhoa Vui lòng không Spam

    Tham gia:
    28/9/2012
    Bài viết:
    1,416
    Đã được thích:
    230
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Sự tích ông công ông táo

    Quê e dân tộc nên k có tục này, dân cũng chỉ hiểu thôi chứ k cúng lớn. Giờ đọc mới biết, hic hic
     
  7. metomthongthai

    metomthongthai Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    15/1/2014
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Sự tích ông công ông táo

    haizz,mình muốn mua sắm cho mình mấy thứ nhưng cứ nghĩ đến mấy khoản cho gia đình mà chẳng dám mua cho mình nữa
     
  8. vuongdinhvan

    vuongdinhvan Thành viên tích cực

    Tham gia:
    16/1/2014
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    129
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Sự tích ông công ông táo

    thì ra nguồn gốc của ngày 23 tháng chạp là vậy, trước giờ năm nào nhà em cũng cúng ông công ông táo mà hum nay mới biết nguồn gốc. Nam nay lại mua cá về tiễn ông công ông táo thôi.
     
  9. bongbinh1710

    bongbinh1710 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    6/11/2013
    Bài viết:
    1,502
    Đã được thích:
    289
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Sự tích ông công ông táo

    Haizz lại sắp đến tết rùi sao mình thấy dửng dưng quá nhỉ?
     
  10. 4ntyLov3

    4ntyLov3 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/1/2013
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    76
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Sự tích ông công ông táo

    mẹ nó có nhầm lẫn k? sự tích ông công ông táo sao lại có thượng đế đk chứ, phải là ngọc hoàng mới đúng. hic táo quân sắp đến rồi mà chưa chuẩn bị gì cả
     
  11. billvanghe

    billvanghe Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    19/11/2010
    Bài viết:
    7,058
    Đã được thích:
    870
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Sự tích ông công ông táo

    Tết càng ngày càng nhạt mẹ nó nhỉ??????????
     
  12. billvanghe

    billvanghe Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    19/11/2010
    Bài viết:
    7,058
    Đã được thích:
    870
    Điểm thành tích:
    823
    Giật mình xem lại comment của bạn đã là 2 năm rồi, lại sắp tết ông Công ông Táo rồi,
     
  13. hungngutu

    hungngutu Thành viên tập sự

    Tham gia:
    21/1/2016
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    chỗ em ko có tết ông công ông táo, chuyện này hình như hồi xưa cũng dc học, em đọc lại thấy quen quen :D
     
  14. Thiền Dưỡng Sinh

    Thiền Dưỡng Sinh Đẩy lùi bệnh tật nhờ Thiền Dưỡng Sinh

    Tham gia:
    24/12/2019
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Truyền thuyết về thổ công chẳng phải ở nơi nào cũng như nhau. Nó hơi khác dưới dạng kể của người Trung Quốc. “Ngày xưa có đôi vợ chồng chia tay nhau ít lâu sau khi kết hôn, vì chồng nghiện rượu và cờ bạc hư hỏng. Chẳng bao lâu, người vợ liền tái hôn với một chàng thợ săn. Một hôm, trong khi người chồng mới đi săn, nàng gặp chồng cũ và mời anh ta vào nhà uống trà. Trong lúc đó, chàng thợ săn trở về với một cáo đã giết được. Người khách chỉ kịp ẩn mình vào một đống rơm, nhưng chính đó lại là đống rơm mà chàng thợ săn đốt để thui con mồi. Ngồi trong đó, và không dám động đậy, anh chồng cũ bị nướng chín. Người vợ, thất vọng vì đã vô tình gây nên cái chết của người đàn ông khốn khổ, bèn nhảy vào lửa, và chàng thợ săn vốn yêu vợ tha thiết liền lao vào theo. Cảnh bất hạnh làm chết một lúc ba người này làm người đầy tớ xúc động đến nỗi anh nhảy vào giữa đám lửa và cũng chết ở đó”.

    Như vậy, ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, tấn bi kịch kết thúc giống nhau: trong cùng một ngày, bốn con người trung hậu đã chết một cách khủng khiếp. Thượng đế, xúc động sâu sắc vì tinh thần hỉ xả đó, bèn giao cho họ trông nom bếp núc của tất cả các gia đình trên thế gian và đánh giá mọi hành vi của con người. Chính là để tưởng nhớ tấn bi kịch gia đình này mà người ta đặt tên cho hai hòn đá đặt hai bên là Ông, nhắc lại hai người chồng, và hòn đá đặt phía trước là Bà, hiện thân cho người vợ. Còn về viên cuội đặt trên than để không cho nó cháy quá nhanh tên là Hòn lộc, thì nó tiêu biểu cho người đầy tớ trung thành.


    [​IMG]
     

Chia sẻ trang này