Tết Nguyên Đán

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi Thiền Dưỡng Sinh, 20/1/2020.

  1. Thiền Dưỡng Sinh

    Thiền Dưỡng Sinh Đẩy lùi bệnh tật nhờ Thiền Dưỡng Sinh

    Tham gia:
    24/12/2019
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Việt Nam và nước Tàu đều có chung phong tục Tết Nguyên Đán. Nguồn gốc tết Nguyên Đán có từ thời cổ. Xưa kia người Tàu chưa biết tính ngày, tháng, năm. Họ chỉ dựa vào kinh nghiệm mà ghi năm tháng. Chuyện kể rằng ông Chuyên Húc, một hoàng đế thời cổ gọi tháng Giêng âm lịch là Nguyên, gọi mồng Một là Đán, ghép lại là Nguyên Đán.



    [​IMG]

    Nhưng về sau Nguyên Đán của các thời đại lại không giống nhau nữa. Nguyên Đán của nhà Hạ là ngày mồng Một tháng Giêng, Nguyên Đán của nhà Ân là vào ngày mồng Một tháng Chạp. Nguyên Đán của nhà Chu là vào ngày mồng Một tháng Mười Một. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất nước Tàu thì ngày mồng 1 tháng 10 là Nguyên Đán. Đến đời Hán Vũ Đế khôi phục lại, lấy ngày mồng 1 tháng Giêng của nhà Hạ làm tết Nguyên Đán.

    [​IMG]

    Hiện nay tết Nguyên Đán của Trung Quốc là ngày mồng 1 tháng Giêng dương lịch, còn ngày mồng 1 tháng Giêng Âm lịch thì gọi là “Xuân Tiết” tức ngày Tết Âm lịch. Cũng như Việt Nam, “Xuân Tiết” là ngày tết cổ truyền của Trung Quốc. Ngày đó mọi người được nghỉ ngơi, ăn mặc đẹp, vui chơi, đốt pháo….Có điều khác với ta là ngày tết người Tàu không gói bánh trưng, mà họ ăn một thứ bánh gọi là “chẻo”. Bánh này làm bằng bột trong có nhân thịt. Nhân dân Quảng Đông ngày tết thích ăn đậu phụ và cá. Sở dĩ vốn thích ăn cá vì chữ “cá” phát âm là “úy” đồng âm với chữ “dư thừa”, vì là ai chẳng muốn giàu có cả năm! Còn tục đốt pháo ở Trung Quốc thì có từ hàng ngàn năm nay. Bắt nguồn từ một truyền thuyết như sau: Ngày xưa có con quái vật chỉ có một chân nhưng đi rất nhanh. Đêm giao thừa nó thường vào nhà dân bắt lợn gà. Một lần gặp một đống lửa cháy, tre nứa nổ lốp bốp, nó sợ quá, bỏ chạy. Thế là người ta chế ra pháo đốt nổ đùng đùng để xua đuổi con quái vật đi. Lâu dần đốt pháo thành phong tục và ngày nay đốt pháo không những để xua đi tà khí hung ác mà còn để đón chào, chúc mừng một ngày mới tốt lành, một tình duyên mới mẻ…
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Thiền Dưỡng Sinh
    Đang tải...


  2. Thiền Dưỡng Sinh

    Thiền Dưỡng Sinh Đẩy lùi bệnh tật nhờ Thiền Dưỡng Sinh

    Tham gia:
    24/12/2019
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Hãy cùng Thiền Dưỡng Sinh tìm hiểu ý nghĩa không phải ai cũng biết của tục hái lộc đầu xuân qua câu chuyện nguồn gốc tục hái lộc đầu năm



    [​IMG]

    Ý nghĩa không phải ai cũng biết của tục hái lộc đầu xuân

    Nguồn gốc tục hái lộc đầu năm
    Theo tích xưa kể, khi các con đã khôn lớn, Vua Hùng bèn cho mời các Lạc Hầu, Lạc Tướng, thần dân và các con đến truyền dạy rằng: "Nay các con đã khôn lớn, ta muốn các con đi dạy dân làm ăn và trấn cứ các nơi".

    Nghe cha phán truyền, các con đều bịn rịn không muốn chia tay mà muốn ở lại cùng cha mẹ. Trong khi các Lạc Hầu, Lạc Tướng, dân làng chưa biết tấu trình với Vua thế nào thì Hoàng hậu thưa: "Các con đều luyến mẹ, thương cha không muốn đi xa, tôi nghĩ rằng Nhà vua nên làm lễ tế trời đất rồi dùng cách hái lộc chia cho các con…các con ai nhận được cành lộc đi phương nào thì phương ấy mà đi".

    [​IMG]
    Thấy hợp lý, Vua lệnh truyền cho các Lạc Hầu, Lạc Tướng và các con về nhà nghỉ ngơi. Rồi chọn ngày lành tháng tốt, Vua làm Lễ tế Trời - Đất trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh (thuộc tỉnh Phú Thọ hiện nay) cầu trời đất phù hộ cho mưa thuận gió hòa, muôn dân no ấm. Chờ lúc sang canh, Vua cùng Hoàng hậu vào rừng hái lộc đầu xuân.
     
  3. Thiền Dưỡng Sinh

    Thiền Dưỡng Sinh Đẩy lùi bệnh tật nhờ Thiền Dưỡng Sinh

    Tham gia:
    24/12/2019
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Vào đêm giao thừa chuyển giao năm cũ và năm mới, người Việt Nam thường làm những việc như cúng giao thừa, xuất hành, lễ chùa, hái lộc,... để cầu chúc cho một năm mới bình an, nhiều may mắn, tài lộc.


    [​IMG]

    1. Lễ cúng giao thừa

    Lễ cúng giao thừa hay lễ Trừ tịch được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ chuyển sang năm mới (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày mùng 1 Tết).

    Theo phong tục của dân tộc Việt Nam, bàn cúng Giao thừa được chia làm 2 mâm: một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà.
     
  4. maihoang2909

    maihoang2909 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/5/2014
    Bài viết:
    271
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    28
    Phong tục thì mỗi nước mỗi khác, mình chỉ không thích hồi xưa ông cha ta áp dụng theo quá nhiều bọn tàu khựa thôi.
    Nhưng tết cổ truyền VN thấy vẫn mang nét riêng và thần thái đặc biệt hơn tết Trung Quốc
     
  5. Quà tặng Mai Hà

    Quà tặng Mai Hà Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    20/12/2023
    Bài viết:
    331
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Bác nào cần Thiệp Tết , Thiệp giáng sinh noel, thiệp tặng quà click vào web em đọc pass : Bạn anh Làm Cha Mẹ để được giảm giá ưu đãi nhé!
    Đùa đấy, không cần pass gì đâu. Giá vốn rẻ sẵn! Các bác vào website xem mẫu sau đó có thể đặt hàng tại shopee, lazada tại phần mô tả nếu ở xa nhé!
    1 phút cho quảng cáo đúng mùa chắc ai đó sẽ cần. Cảm ơn ạ!
     

Chia sẻ trang này