Cần Phân Biệt Rối Loạn Tiền Đình Não Và Rối Loạn Tuần Hoàn Não

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi mpldtienphat, 19/5/2017.

  1. mpldtienphat

    mpldtienphat Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    22/3/2017
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Chăm sóc sức khỏe - Mọi người vẫn thường hay phân vân rằng liệu bệnh rối loạn tuần hoàn não và rối loạn tiền đình não có phải là giống nhau. Triệu chứng để phân biệt giữa 2 căn bệnh này như thế nào


    [​IMG]

    Cần phân biệt rối loạn tiền đình não và rối loạn tuần hoàn não

    Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về căng nguyên giữa 2 căn bệnh này từ các chuyên gia

    Rối loạn tiền đình não

    Rối loạn tiền đình thật ra là 1 hội chứng của 1 số nguyên nhân tác động lên hệ Tiền Đình. Xin giới thiệu một vài nguyên nhân thong thường như sau:

    1/ Benign Paroxysmal Positional Vertigo (tạm dịch Chóng Mặt Lành Tính do tư thế)

    Đây cũng là 1 tình trạng lành tính, bị chóng mặt do 1 tư thế nào đó, thí dụ nằm 1 bên, ngẩng đầu lên để nhìn 1 cái gì đó

    Nguyên nhân: thoái hoá 1 trong các cơ quan của hệ Tiền Đình, viêm tai giữa, chấn thương mê lộ , nghẽn tắc động mạch tiền đình ..

    2/ Viêm thần kinh sọ não số 8, chi nhánh Tiền Đình

    Đây là 1 tình trạng lành tính ,thường hay bị tái phát, thường do siêu vi trùng (virus) …, thường ở nguới trẻ tuổi hoặc trung niên. Lúc đầu có thể bị nôn, ói, chứng giật mắt về phiá bên tai bị. Sau đó thì 1 ít bị nôn mửa. Triệu chứng này sẻ tự khỏỉ nhưng sẻ tái phát lại nhưng sẽ không bị ù tai, không bị giảm thính giác.

    3/ Meniere’s disease

    Triệu chứng: chóng mặt nhiều, nôn mửa ù tai cảm giác tai bị đầy

    Nguyên nhân: Không rõ

    Trên đây chỉ là 1 số những tình trạng bệnh lý liên quan đến hệ Tiền Đình, tuy nhiên chứng Chóng Mặt, mất Thăng Bằng còn có thể do rất nhiếu nguyên nhân khác như:

    – Huyết áp thấp (hypotension)

    – Đường huyết thấp (lượng đường trong máu thấp, hypoglycemia )

    – Tim loạn nhịp (cardiac arrhymia)

    – Phản ứng phụ cuả 1 số thuốc: đa số các thuốc trị bệnh tâm thần, 1 số thuốc trị cao áp huyết, kháng sinh loại aminoglycoside, …

    – Thiếu máu (anemia) ….

    Rối loạn tuần hoàn não

    Rối loạn tuần hoàn não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não, ở giai đoạn đầu có thể bù trừ, sau đó chuyển sang giai đoạn mất bù với cơn thiếu máu não thoáng qua. Những biểu hiện như mỏi tay chân ở một bên người, có cảm giác tê bì, co giật ở chi, hoặc đang nói chuyện người bệnh dừng lại không nói được, hay đột nhiên có người đi ngoài đường không nhớ đường về nhà… Những rối loạn này nếu không được điều trị sớm sẽ tiến triển nặng hơn nếu trong người có sẵn các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch…

    Tai biến mạch máu não là biểu hiện của rối loạn tuần hoàn não cấp tính, là loại bệnh vừa có tính kinh điển vừa có tính chất thời sự của y học trên toàn thế giới. Những biểu hiện thường thấy là sự đau đầu dữ dội, hôn mê, nôn và buồn nôn, liệt chi, méo tiếng, mất tiếng, xuất huyết não (ở các vị trí đặc biệt như chảy máu não thất, chảy máu tiểu não), nhồi máu não… người bệnh rất dễ tử vong trong trường hợp này.

    Rối loạn tuần hoàn mạn tính là tình trạng thiếu máu não mạn tính với các bệnh cảnh sa sút trí tuệ ở người già, đau đầu, chóng mặt…

    Rối loạn tuần hoàn não còn được chia theo vị trí tổn thương như ở vùng não bán cầu, vùng trán, vùng thái dương, vùng chẩm, vùng thân não, tiểu não…

    Các rối loạn tuần hoàn não ít nhiều đều có phù não, gây ra các rối loạn về tâm lý, như người bệnh dễ nóng giận, buồn vui, hay quên, thậm chí không gọi tên được người thân ngồi trước mặt. Các rối loạn khác có thể gặp nữa là rối loạn thần kinh thực vật (cảm giác nóng bừng bừng, toát mồ hôi, nghẹt thở, lạnh các ngón chi, nổi da gà…), rối loạn kích thích, rối loạn đại tiểu tiện…

    Những yếu tố dẫn đến rối loạn tuần hoàn não

    Các bệnh mạn tính là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra chứng bệnh này, đó là bệnh tăng huyết áp, xơ cứng mạch não, tình trạng lắng đọng mỡ, đường trong máu, các bệnh van tim, rối loạn nhịp tim, suy thận mạn…

    Như vậy, rối loạn tiền đình là hội chứng có liên quan đến tiền đình, rối loạn tuần hoàn não là bệnh có liên quan đến việc lưu thông máu đến não. Bạn nên đưa người thân đi khám bác sĩ để có được chuẩn đoán sớm và chính xác nhất.

    [​IMG]
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mpldtienphat
    Đang tải...


  2. mpldtienphat

    mpldtienphat Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    22/3/2017
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Hormon Insulin là gì?
    Insulin là một nội tiết tố do tế bào beta của tụy tiết ra có vai trò làm giảm đường huyết. Insulin có trọng lượng phân tử khoảng 5808 Dalton và được cấu trúc bởi hai chuỗi polypeptid: A và B.
    Tác dụng của Insulin?
    Insulin là hormon duy nhất của cơ thể có tác dụng làm hạ đường máu. Hiệu quả này do tác dụng của insulin lên quá trình chuyển hóa glucid, lipid và protein trong cơ thể.
    Tác dụng của Insulin lên chuyển hóa glucid (tinh bột)
    [​IMG]
    - Insulin làm tăng dự trữ glycogen và thoái hóa glucose ở cơ. Sau bữa ăn, lượng glucose máu (đường máu) tăng cao sẽ kích thích tiết insulin, dẫn đến tăng vận chuyển glucose vào tế bào. Nếu cơ không hoạt động, glucose được chuyển sang dạng dự trữ là glycogen.
    - Nếu glucose máu tăng cao mà glucose lại không đi vào được bên trong tế bào sẽ dẫn đến tình trạng tăng áp lực thẩm thấu máu có thể dẫn đến hôn mê và tử vong. Khi thiếu insulin, tế bào không có đủ glucose để chuyển hóa thành năng lượng, quá trình chuyển hóa trong tế bào đi theo con đường chuyển hóa lactic, có thể gây toan máu.
    - Một trong những tác dụng quan trọng nhất của insulin là chuyển phần lớn glucose ở gan thành dạng glycogen để dự trữ. Khi lượng glucose máu bị giảm, sự tiết insulin bị ức chế thì glycogen lại được phân ly để giải phóng thành glucose vào máu.
    - Ngoài ra, insulin còn ức chế quá trình tân tạo đường trong cơ thể (tân tạo đường là quá trình sử dụng acid amin trong cơ thể để tạo thành glucose).
    Tác dụng của Insulin lên chuyển hóa lipid (chất béo):
    - Insulin làm tăng tổng hợp acid béo từ glucid và vận chuyển chúng tới mô mỡ.
    - Khi thiếu insulin, sẽ dẫn đến tăng glycerol và acid béo trong máu (tăng mỡ máu). Nồng độ lipid (chất béo) trong máu tăng dẫn đến vữa xơ động mạch ở bệnh nhân đái tháo đường.
    Tác dụng của Insulin lên chuyển hóa protein (chất đạm)
    - Insulin làm tăng tổng hợp và dự trữ protein ở hầu khắp tế bào của cơ thể. Nếu thiếu Insulin, sự phân giải protein tăng, làm giảm protein ở các mô, cơ thể gầy sút. Đó là lý do tại sao bệnh nhân đái tháo đường có biểu hiện uống nhiều, ăn nhiều nhưng lại gầy sút cân nhanh.
    Insulin và bệnh đái tháo đường
    - Ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 1, tế bào beta của tụy bị phá hủy dẫn đến thiếu insulin hoàn toàn. Do vậy bệnh nhân đái tháo đường type 1 cần phải được điều trị bằng cách bổ sung Insulin từ bên ngoài vào cơ thể.
    - Ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, cơ thể vẫn sản xuất được Insulin nhưng lại có hiện tượng kháng insulin ở tế bào đích. Ở giai đoạn đầu của bệnh, cơ thể phản ứng bằng cách tăng tiết insulin, khi bệnh tiến triển, các tế bào beta của tụy bị suy giảm dẫn tới bệnh nhân đái tháo đường type 2 phải điều trị phối hợp thuốc, thậm chí có thể bao gồm cả điều trị bằng insulin.
    Khi nào người bệnh được chỉ định điều trị bằng insulin?
    Chỉ định điều trị bằng Insulin
    - Đái tháo đường type 1 là bắt buộc phải điều trị bằng insulin
    - Cấp cứu tiền hôn mê hoặc hôn mê do đái tháo đường
    Đái tháo đường type 2 đã được điều trị phối hợp các loại thuốc uống nhưng không có hiệu quả
    - Bệnh nhân đái tháo đường đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn nặng hoặc gầy sút cân nhiều, suy dinh dưỡng
    - Bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng tổn thương cơ quan đích (tim, thận, não) như: đột qụy não, nhồi máu cơ tim, suy thận do đái tháo đường...
    - Bệnh nhân đái tháo đường cần ổn định đường máu trước, trong và sau phẫu thuật
    - Đái tháo đường ở phụ nữ có thai
     

Chia sẻ trang này