Cảnh giác với hàng khuyến mại

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi me be Tiep, 19/12/2008.

  1. me be Tiep

    me be Tiep Thành viên tích cực

    Tham gia:
    7/5/2008
    Bài viết:
    718
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Thông thường, từ ngày 15/12 đến 31/12 hàng năm luôn là thời điểm khuyến mại hàng điện máy nhộn nhịp nhất trong năm. Mới bước vào tháng 11/2008, các cửa hàng, siêu thị điện máy trên địa bàn TP.HCM đã gây “sốc” với người tiêu dùng bằng những lời quảng cáo vô cùng hấp dẫn.

    Các cửa hàng điện tử, siêu thị lớn nằm trên đường trung tâm như Cách Mạng Tháng Tám, 3/2, Hai Bà Trưng, Hoàng Văn thụ, Trần Hưng Đạo… đã trưng biển giảm giá đặc biệt với tất cả các mặt hàng điện tử, điện lạnh cao cấp, khuyến mại “Mua hàng ngay, tay nhận quà” hay “Vui Giáng Sinh, rinh quà về”. Các trung tâm điện máy lớn như HC, Samsung Plaza tung ra những chương trình khuyến mại hấp dẫn dịp Noel và Tết Dương lịch. Thế nhưng, chưa chắc khuyến mại đã thực sự là khuyến mại…



    Giá cao hơn hàng không khuyến mại


    Ông Cao Nguyễn Hải, chuyên gia về thị trường hàng tiêu dùng ở Tp. HCM nhận định, một trong những kỹ thuật giảm giá “ảo” là đẩy giá lên thật cao rồi giảm mạnh đến 50% nhưng so với bên ngoài thì không rẻ hơn.


    Người tiêu dùng đã từng “méo mặt” khi trên báo, trên truyền hình liên tục quảng cáo, treo băng rôn trên các con đường lớn, ngay trước siêu thị, trung tâm thương mại giới thiệu tivi phẳng loại 21 inch của LG, Toshiba được ghi giá cũ là 2,45 triệu đồng – 3 triệu đồng/cái, nay giảm xuống còn 1,99 triệu đồng/cái.
    Nhưng thực chất các cửa hàng bên ngoài chỉ bán với giá 1,9 triệu đồng/cái. Còn tivi LCD loại 47 inch của LG, Samsung giá bên ngoài chỉ khoảng 25 triệu đồng/cái nhưng lại được đẩy giá lên trên 50 triệu đồng/cái rồi giảm giá 10 triệu đồng/cái nhằm gây chú ý. Một cách giảm giá khác là tung ra chiêu “dương đông kích tây”.



    Chẳng hạn, tivi 21 inch chỉ có 1,3 triệu đồng – 1,6 triệu đồng/cái, loại 29 inch cũng chỉ 2,5 triệu đồng/cái nhưng không hề chi ghi nhãn hiệu. Khách hàng tìm đến thì mới vỡ lẽ là toàn những thương hiệu không được ưa chuộng.



    Thậm chí, ngay như mặt hàng máy lạnh loại 1 hiệu HP được bán giá khá “mềm”, giảm 1 triệu đồng/bộ, còn 4 triệu đồng – 5 triệu đồng/bộ nhưng so với giá thị trường cũng không rẻ hơn. Một chiêu khác là đưa ra con số giảm mạnh từ vài trăm ngàn đồng cho đến cả triệu đồng nhưng phần lớn chỉ giảm vài trăm ngàn đồng.


    Đại diện một số nhà phân phối hàng điện tử lớn tại TPHCM tiết lộ, các nhà bán lẻ tung ra các đợt khuyến mại dồn dập nhằm lôi kéo khách hàng. Trong các chương trình giảm giá rầm rộ, thực chất mỗi mặt hàng chỉ có một, hai model là có giảm giá, số lượng cũng lèo tèo vài ba cái, còn lại đều bán giá cao.



    Một số nơi còn tung hàng tồn, hàng trưng bày, hàng dùng thử để đưa vào chương trình giảm giá. Đối với hàng trưng bày được một số hãng điện tử hỗ trợ cho nhà bán lẻ từ 20 – 30% giá, nên khi bán giảm giá họ vẫn không mất đồng nào.


    Khuyến mại hàng tồn kho


    Theo chị Nguyễn Thanh Nhân, một người tiêu dùng sành điệu ở quận 3, cửa hàng thời trang Sea trên đường Hai Bà Trưng đang giảm giá các mặt hàng. Áo sơ mi còn khoảng 70.000 đồng/cái, áo thun 40.000 đồng/cái, quần tây kaki 80.000 đồng/cái. Khách vào xem hàng rất đông nhưng nhìn kỹ, đây là những kiểu hàng tồn kho của hệ thống (Sea), được tập trung về cửa hàng này bán cho khách.



    Ngoài ra, nếu quan sát kỹ sẽ thấy mỗi cái áo, quần được dán 1 bảng giá mới tinh chồng lên bảng giá cũ, giá mới cao hơn giá cũ vài chục ngàn đồng. 1 chiếc áo sơ mi giảm giá còn 70.000 đồng, bảng giá treo trên áo là 150.000 đồng nhưng nhìn kỹ, bảng giá cũ vừa mới được dán chồng lên chỉ 100.000 đồng. Khách hàng cảm thấy giá bán hợp lý, vừa túi tiền thì mua chứ không mấy ai tin vào chuyện “siêu” giảm giá này.



    Điểm bất tiện nhất của việc mua hàng giảm giá là người mua không được vào phòng thử quần áo trước khi mua và không được đổi trả. Vì vậy, nhiều khách hàng “kỹ tính” đã không ngần ngại mặc thử áo, quần ngay tại khu vực bán hàng, tạo nên hình ảnh không đẹp nơi công cộng.


    Khác với xu hướng tăng giá của nhiều mặt hàng vào nhưng ngày giáp Tết, các loại hàng điện tử, điện lạnh, quần áo giầy dép, ĐTDĐ đang lội ngược dòng với những tấm biển “giảm giá” đầy hấp dẫn. Tuy nhiên, theo chị Trần Thị Mộng Thoa, ở quận 2, người tiêu dùng nên thận trọng, tránh để những tấm biển “đại khuyến mại” làm hoa mắt.


    Còn theo lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam trong lượng hàng điện tử khuyến mại có khoảng 50% là hàng tồn kho lỗi mốt. Người dân trước khi mua hàng nên xem xét kỹ các thông số kỹ thuật khi mua các sản phẩm giảm giá.


    Ông Trần Vinh Nhung, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM nhận định, cuối năm là thời điểm các trung tâm thương mại, siêu thị đẩy mạnh bán ra để tăng doanh số, làm tiền đề để ký hợp đồng năm tới với nhà sản xuất.



    Doanh thu càng cao, các trung tâm, siêu thị càng có cơ hội nhận được mức chiết khấu càng lớn. Chưa kể, do hàng lỗi mốt rất nhanh nên “đẩy” hàng tồn kho cũng là một nhiệm vụ thường xuyên của các nhà bán lẻ. Vì vậy, NTD cần phải cảnh giác trước những tấm biển quảng cáo hấp dẫn


    Một số lưu ý khi mua hàng giảm giá​




    Trước khi quyết định mua một món hàng điện tử giảm giá nào đó, nên tìm hiểu giá cả một số điểm bán khác cùng model. Xem kỹ hàng để tránh mua nhầm hàng xài thử, hàng trưng bày. Một số mặt hàng điện tử có ghi ngày, tháng, năm sản xuất trên phiếu bảo hành của chính hãng. Để tránh mua nhầm hàng đã qua sử dụng hoặc bị lỗi kỹ thuật bằng cách xem bao ni lông gói hàng bên trong có bị nhàu nát không hoặc xem trên thùng các-tông có bị dán băng keo chồng lên nhau, nếu đường dán bị rách tức là đã bị tháo thùng trước đó.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi me be Tiep
    Đang tải...


  2. dautramhue

    dautramhue Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    23/9/2008
    Bài viết:
    1,784
    Đã được thích:
    320
    Điểm thành tích:
    173
    Em cũng là một fan của hàng khuyến mãi.Hihihi.Người việt nam mà.
     

Chia sẻ trang này