Những Sai Lầm Các Mẹ Thường Xuyên Mắc Phải Khi Pha Sữa Cho Con

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi tranthikhuyen, 31/5/2020.

  1. tranthikhuyen

    tranthikhuyen Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/5/2020
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Pha sữa cho con là việc tưởng dễ nhưng lại cần mẹ biết rất nhiều kiến thức để giúp con luôn khỏe mạnh thông minh và phát huy đúng tác dụng của các thành phần có trong sữa.

    Mặc dù các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu để mang lại sự phát triển tốt nhất cho bé. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng may mắn được bú mẹ hoàn toàn, vì nhiều nguyên nhân khác nhau như mẹ mắc bệnh tật, mẹ không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, mẹ sinh mổ hoặc do cơ địa của người mẹ… mà không đủ sữa cho bé bú.

    Để trẻ phát triển toàn diện, ngoài nguồn sữa mẹ, trẻ cần được bổ sung thêm nguồn sữa công thức hàng ngày. Tuy nhiên, việc pha sữa cho con tưởng như đơn giản lại rất quan trọng vì nếu không đúng cách con bạn có thể bị béo phì, hoặc không những không hấp thụ được nguồn dinh dưỡng từ sữa, mà còn gây nguy hại tới sức khỏe của bé, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

    Mới đây, một người mẹ ở Trung Quốc (giấu tên) tỏ ra lo lắng khi thấy con gái 15 tháng tuổi cân nặng vượt trội hơn so với các bé khác. Không ít người thân bạn bè khi tới chơi đều nói rằng đứa trẻ quá béo và khuyên cô nên đưa con tới bệnh viện kiểm tra.

    [​IMG]
    Bé gái 15 tháng tuổi nặng 16kg. (Ảnh minh họa)
    Theo người mẹ, bé chào đời khỏe mạnh nặng 2,3kg. Hiện giờ đã được 15 tháng tuổi nhưng cân nặng đạt 16kg, vượt xa các bé cùng trang lứa. Điều này khiến cô vừa mừng vừa lo, sau nhiều lời khuyên đã quyết định đưa con tới gặp bác sĩ.

    Trao đổi với bác sĩ, người mẹ cho biết vì nóng lòng muốn cho con tăng cân nhanh, mà cô lại ít sữa nên từ khi 1 tháng tuổi gia đình cho bé uống sữa ngoài nhiều hơn mức tiêu chuẩn. Một ngày có thể uống đến 800ml sữa, mỗi lần uống từ 150-200ml.

    Hóa ra, người mẹ đã sai lầm trong việc pha sữa. Cô nghĩ rằng lượng sữa được nói đến là lượng nước ban đầu. Nhưng bác sĩ giải thích rõ cho người mẹ rằng, lượng sữa cho bé ăn mà các mẹ nhắc đến là tổng lượng sữa sau khi pha (bao gồm nước và sữa) chứ không phải như người mẹ vẫn nghĩ.

    Theo lời bác sĩ, bé gặp phải tình trạng béo phì do ăn quá nhiều sữa bột, vì cách pha sai lầm của người mẹ. Điều này thực sự nguy hiểm bởi dạ dày của bé còn nhỏ nếu ăn với lượng nhiều dẫn đến nhu cầu ăn cao hơn, dần dần cân nặng của bé vượt chuẩn dẫn tới béo phì. Chưa kể béo phì chính là nguyên nhân làm cho các chậm biết đi hơn, khả năng vận động kém, không nhanh nhẹn và linh hoạt.

    Những sai lầm khi pha sữa cho trẻ mà cha mẹ hay mắc phải
    1. Pha sữa bằng nước khoáng
    Một số cha mẹ mắc lỗi “cẩn thận quá” khi mua nước khoáng, nước suối đóng chai về pha sữa cho con với suy nghĩ những loại nước đóng chai này đảm bảo độ sạch và tinh khiết cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên thực tế, nước khoáng và nước suối dù không chứa tạp chất hay vi khuẩn nhưng lại có hàm lượng khoáng chất phức tạp, khi kết hợp với sữa công thức có thể ảnh hưởng đến sức khỏe em bé.

    Cách tốt nhất là mẹ nên sử dụng nước lọc đun sôi để đến nhiệt độ thích hợp pha sữa cho con là tốt nhất.

    2. Thêm nước trước khi thêm sữa bột
    Cho nước rồi mới cho sữa bột thì lượng sữa nước có được sau khi pha sẽ luôn nhiều hơn lượng nước chuẩn quy định, không thể đảm bảo tính chính xác của sữa. Ngoài ra, khi mẹ cho sữa bột vào nước, sữa bột dễ đóng cặn, không tan đều, không có lợi chi tiêu hóa của trẻ.

    Thứ tự pha sữa bột đúng phải là cho bột vào trước rồi mới bổ sung nước ấm theo đúng tỷ lệ.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa
    3. Pha sữa không đúng nhiệt độ
    Tùy từng loại sữa bột mà các hãng lại có yêu cầu riêng về nhiệt độ. Pha sữa với nước quá nóng có thể dễ dàng làm mất chất dinh dưỡng. Pha sữa với nước quá lạnh có thể khiến sữa không tan hết, tổn thương đường ruột.

    Do đó, trước khi pha sữa cho con, cha mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng có trên từng lon sữa bột của mỗi hãng khác nhau.

    4. Pha sữa với nước trái cây
    Nhiều người có thói quen pha sữa công thức với nước trái cây như một cách để bổ sung nguồn vitamin cho trẻ. Sai lầm này sẽ khiến sữa mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng do 1 số loại trái cây có tính axit (ví dụ cam, chanh, quýt, bưởi, xoài…). Hơn nữa, khi pha sữa theo cách trên, chất casein có trong protein của sữa sẽ kết tủa làm cho protein trong sữa bị biến chất cản trở quá trình hấp thu của trẻ, gây đầy bụng, khó tiêu hóa.

    5. Pha sữa với nước cháo loãng
    Đây là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng do trong sữa có nhiều vitamin A, còn trong nước cơm thì lại chứa chủ yếu là chất bột và chất lipoxidase – một loại chất sẽ phá hủy vitamin A. Nếu uống loại hỗn hợp này lâu dài, trẻ sẽ bị thiếu vitamin A trầm trọng gây ra rất nhiều hậu quả cho sức khỏe.

    Hơn nữa, tinh bột trong nước cơm sẽ khiến trẻ khó hấp thu canxi, dẫn đến thiếu canxi và các hệ lụy của nó như chậm tăng trưởng chiều cao, rối loạn tiêu hóa, còi xương, suy dinh dưỡng…

    6. Để sữa nguội sau đó làm nóng lại
    Sữa công thức đã pha, để nguội rồi tái đun sôi có thể làm thay đổi cấu trúc của các protein, vitamin và do đó mất đi giá trị dinh dưỡng. Trong trường hợp sữa pha xong nhưng trẻ chưa ăn, mẹ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong 2 giờ và sau đó nên bỏ đi, thay sữa mới.

    7. Lắc sữa quá mạnh
    Nhiều cha mẹ có thói quen lắc bình sữa thật mạnh khi pha với suy nghĩ làm vậy sữa sẽ tan hết nhanh và kỹ. Tuy nhiên, hành động này sẽ tạo ra rất nhiều bong bóng trong sữa. Khi trẻ uống phải sữa có nhiều bong bóng sẽ dẫn đến đầy hơi, nấc, trớ.

    Cách pha sữa tốt nhất là sau khi thêm nước, sữa bột theo đúng tỷ lệ, mẹ dùng thìa khuấy thật nhẹ nhàng theo một chiều nhất định.

    [​IMG]
    Sai lầm khi pha sữa xong lắc sữa quá mạnh
    Nguyên tắc khi cho trẻ ăn sữa công thức
    Bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên việc cho bé ăn sữa phải tùy vào nhu cầu không nên ép. Nếu thấy bé tỏ vẻ khó chịu, miệng liên tục nhả núm vú chứng tỏ bé đã ăn no. Bên cạnh đó mẹ cũng cần chú ý tới lượng sữa và thời gian cho bé ăn.

    Với trẻ dưới 4 tháng tuổi có thể cho ăn 3-4h/lần với công thức sau: Lượng sữa (ml) = [cân nặng (kg) × 100] × (1,5 ~ 1,8).

    Ví dụ, cân nặng của bé là 4 kg thì lượng sữa ăn mỗi ngày là: [4 × 100] × (1,5 ~ 1,8) = 600 ~ 720ml.

    Khi trẻ lớn dần, bên cạnh việc cho bé ăn dặm mẹ có thể bổ sung sữa công thức hỗ trợ bé phát triển toàn diện. Với trẻ 6-12 tháng tuổi một ngày có thể bổ sung từ 800-960ml sữa. Trẻ 12-24 tháng tuổi là 600-700ml. Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên có thể bổ sung 300-500ml
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi tranthikhuyen
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    Pha sữa cũng cần phải lưu ý nhiều thứ ghê
     
  3. tranthikhuyen

    tranthikhuyen Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/5/2020
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Vì sức khỏe của con ,cầu kỳ thế nào em vẫn có thể làm
     

Chia sẻ trang này