Toàn quốc: Men Sống Latopic - Điều Trị Dị Ứng Sữa, Thực Phẩm, Viêm Da Cơ Địa

Thảo luận trong 'ĐỒ CHO BÉ' bởi linhh06, 9/6/2020.

  1. linhh06

    linhh06 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    27/11/2018
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    MEN SỐNG LATOPIC - ĐIỀU TRỊ DỊ ỨNG SỮA, THỰC PHẨM, VIÊM DA CƠ ĐỊA
    Một viên nang Latopic chứa 1 tỷ vi khuẩn Lactic Acid sống đông khô

    ➡️ Hỗ trợ điều trị bệnh viêm da cơ địa, dị ứng thực phẩm (sữa bò, sữa bột, trứng, hải sản,...), không dung nạp lactose
    ➡️ Các chủng vi khuẩn trong viên uống Latopic tham gia vào quá trình lên men lactose và galactose giúp người dùng có thể dần sử dụng được sữa và các chế phẩm từ sữa
    ➡️ Tăng cường chức năng của hàng rào vi khuẩn bảo vệ ở đường ruột
    ➡️ Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể

    Đối tượng sử dụng: Dùng cho trẻ sơ sinh từ 1 ngày tuổi, trẻ em và người lớn trong các trường hợp:
    - Viêm da cơ địa
    - Dị ứng thực phẩm (sữa bò, sữa bột trứng, hải sản,...)
    - Không dung nạp lactose

    Sản phẩm không chứa gluten, không chứa protein sữa và lactose, đảm bảo an toàn cho người sử dụng
    ==================
    Xuất xứ:
    - Nhà sản xuất: Viện công nghệ sinh học, vắc-xin & huyết thanh BIOMED (IBSS BIOMED S.A.)
    - Nước sản xuất: Ba Lan
    - Phân phối độc quyền bởi BMC Pharma
    ===============
    BMC PHARMA
    Địa chỉ: P.207-208, Nhà E1, khu Đoàn Ngoại Giao Trung Tự, số 06 Đặng Văn Ngữ, P. Trung Tự, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội
    ☎️ Hotline: 090.215.5336
    Email: bmcpharma06@gmail.com
    #latopic #viemdacodia #diungthucpham #viemdadiung #diungtreem#viemdatreem #xuatxuchauau #diungsua #diungsuabo#diungsuacongthuc #menuonglatopic #bmcpharma #biomedico
    [​IMG]
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi linhh06
  2. linhh06

    linhh06 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    27/11/2018
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Đánh dấu
     
  3. linhh06

    linhh06 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    27/11/2018
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Đánh dấu
     
  4. donghoduyanhleduan

    donghoduyanhleduan

    Tham gia:
    8/8/2013
    Bài viết:
    81,591
    Đã được thích:
    14,682
    Điểm thành tích:
    10,313
    đánh dấu
     
  5. Bangchubg

    Bangchubg Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    8/2/2019
    Bài viết:
    1,098
    Đã được thích:
    99
    Điểm thành tích:
    48
  6. linhh06

    linhh06 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    27/11/2018
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Đánh dấu
     
  7. linhh06

    linhh06 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    27/11/2018
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Đánh dấu
     
  8. linhh06

    linhh06 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    27/11/2018
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Đánh dấu
     
  9. linhh06

    linhh06 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    27/11/2018
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CHỨNG KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE Ở TRẺ ️️

    Lactose là một loại đường có trong những sản phẩm làm từ sữa như các loại sữa, phô mai,… Chứng không dung nap lactose là tình trạng cơ thể không có đủ lactase - một loại enzyme trong ruột non giúp hấp thu đường lactose. Việc thiếu hụt lactase dẫn đến tình trạng lactose lên men và gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu như đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng…

    Vậy biện pháp nào giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và cải thiện chứng không dung nạp lactose ở trẻ em:
    Chọn các sản phẩm có hàm lượng latose hạn chế
    Điều chỉnh chế độ ăn của trẻ: trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên tránh các sản phẩm sữa, nhưng với trẻ đang lớn thì không cần thiết phải loại bỏ hoàn toàn lactose ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày mà nên bổ sung lượng lactose có thể hấp thụ dựa trên những triệu chứng xuất hiện
    Lactose có mặt trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, không chỉ trong sữa hoặc kem. Nếu bác sĩ khuyên hoàn toàn loại bỏ lactose khỏi chế độ ăn của trẻ, thì không chỉ sữa mà bánh quy bơ, bánh quy, mayonnaise, marshmallow hoặc bánh pudding... cũng là những loại thực phẩm cần tránh. Ngoài ra, một số loại thuốc và chế phẩm cũng có chứa lactose (ví dụ như xi-rô ho) hoặc trên bề mặt của chúng (viên nén), do đó các mẹ cần hỏi xin ý kiến của bác sĩ nếu có ý định cho bé sử dụng các sản phẩm này.
    Bổ sung hàng ngày cho bé Men sống Latopic® có chứa các chủng vi khuẩn Lactobacillus có đặc tính lên men. Lactobacillus hoạt động giống như lactase - giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thu đường sữa trong đường tiêu hóa. Men sống Latopic® làm giảm các triệu chứng không dung nạp đường sữa ở trẻ em và ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của trẻ.
    ==================
    Xuất xứ:
    - Nhà sản xuất: Viện công nghệ sinh học, vắc-xin & huyết thanh BIOMED (IBSS BIOMED S.A.)
    - Nước sản xuất: Ba Lan
    - Phân phối độc quyền bởi BMC Pharma
    ===============
    BMC PHARMA
    Địa chỉ: P.207-208, Nhà E1, khu Đoàn Ngoại Giao Trung Tự, số 06 Đặng Văn Ngữ, P. Trung Tự, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội
    ☎️ Hotline: 090.215.5336
    Email: bmcpharma06@gmail.com
    #latopic #viemdacodia #diungthucpham #viemdadiung #diungtreem#viemdatreem #xuatxuchauau #diungsua #diungsuabo#diungsuacongthuc #menuonglatopic #bmcpharma #biomedico[​IMG]
     
  10. linhh06

    linhh06 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    27/11/2018
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
  11. linhh06

    linhh06 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    27/11/2018
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    4 LOẠI SỮA THAY THẾ CHO TRẺ DỊ ỨNG SỮA BÒ

    Khi trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa bò thì việc hạn chế hoặc loại bỏ sữa bò ra khỏi thực đơn hàng ngày là rất cần thiết. Tuy nhiên, để đảm bảo cơ thể của bé vẫn được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, các mẹ nên lựa chọn một trong các loại sữa thay thế sau:

    1. Sữa mẹ
    Sữa mẹ là nguồn thức ăn chủ yếu và tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, mẹ cũng nên hạn chế hấp thụ các chế phẩm có chứa đạm sữa bò để tránh đạm sữa bò đi qua sữa mẹ và gây ra dị ứng cho bé.

    2. Sữa đậu nành
    Sữa đậu nành có thể được xem là một trong các loại sữa thay thế rất tốt cho sữa bò. Trong 240ml sữa đậu nành nguyên chất không đường chứa khoảng 80 – 90 calo, 4 – 4,5g chất béo, 7 – 9g protein và 4g carbohydrate. Về mặt dinh dưỡng, sữa đậu nành chính là loại sữa thay thế hợp lý nhất cho sữa bò do có chứa hàm lượng protein tương tự, còn lượng calo, chất béo và carbohydrate thì khoảng 1/2 sữa bò.

    3. Sữa gạo
    Trong các loại sữa, sữa gạo chính là lựa chọn an toàn nhất nếu bé bị dị ứng sữa bò, gluten, đậu nành hay sữa từ các loại hạt. Trong 240ml sữa gạo chứa 130 – 140 calo, 2 – 3g chất béo, 1g protein và 27 – 38g carbohydrate.

    4. Sữa công thức đạm thuỷ phân
    Sữa công thức đạm thủy phân toàn phần được nghiên cứu cho nhóm trẻ bị dị ứng đạm sữa bò do hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với đạm có trong sữa bò. Sữa đạm thủy phân toàn phần không chứa đường lactose và protein sữa bò đã bị thủy phân nên dễ tiêu hóa, dùng cho trẻ bị dị ứng sữa bò.

    Các loại sữa trên có thể cung cấp đủ dưỡng chất trong giai đoạn đầu đời của bé nhưng đến một giai đoạn nhất định, khi bé không còn bú sữa mẹ nữa và các loại sữa thay thế không đạt được hiệu quả tốt thì sữa bò vẫn là sự lựa chọn cần thiết cho sự phát triển cơ thể của bé.

    Men sống Latopic hỗ trợ điều trị dị ứng sữa bò hiệu quả:
    ▶ Các chủng vi khuẩn Lactobacillus trong viên uống Latopic giúp người dùng có thể dần sử dụng được sữa và các chế phẩm từ sữa
    ▶ Tăng khả năng phòng vệ tự nhiên ở đường ruột
    ▶ Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể

    Đối tượng sử dụng: Dùng cho trẻ sơ sinh từ 1 ngày tuổi, trẻ em và người lớn
    ==================
    Xuất xứ:
    - Nhà sản xuất: Viện công nghệ sinh học, vắc-xin & huyết thanh BIOMED (IBSS BIOMED S.A.)
    - Nước sản xuất: Ba Lan
    - Phân phối độc quyền bởi BMC Pharma
    ===============
    BMC PHARMA
    Địa chỉ: P.207-208, Nhà E1, khu Đoàn Ngoại Giao Trung Tự, số 06 Đặng Văn Ngữ, P. Trung Tự, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội
    ☎️ Hotline: 090.215.5336
    Email: bmcpharma06@gmail.com
    #latopic #viemdacodia #diungthucpham#viemdadiung #diungtreem #viemdatreem#xuatxuchauau #diungsua #diungsuabo#diungsuacongthuc #menuonglatopic #bmcpharma#biomedico[​IMG]
     
  12. linhh06

    linhh06 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    27/11/2018
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    ‍Phân biệt giữa “quá tải lactose” và “bất dung nạp lactose”
    ❌Dấu hiệu chung:
    Trẻ có đau bụng, chướng bụng, đầy hơi.
    Trẻ đi ngoài phân xanh, lỏng, có mùi chua.
    Trẻ xì hơi nhiều và hay quấy khóc.
    Trẻ đi ngoài có bọt hoặc đi ngoài kiểu “ném bom” (phân bắn ra với lực mạnh và trở nên tung tóe).
    ❌Sự khác biệt:
    Quá tải đường lactose thường xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, một số ít gặp ở trẻ lớn hơn. Trong khi bất dung nạp đường có thể xảy ra ở hầu hết các thời điểm.
    Trẻ bị quá tải đường lactose thường đi tiểu nhiều hơn 10 lần/ ngày và thường có biểu hiện đau quặn bụng do bị tăng nhu động ruột.
    ☑️Trẻ cũng rất hay ợ hơi, nôn trớ và hay có biểu hiện mệt mỏi vào buổi sáng.
    ☑️Tuy nhiên trẻ vẫn tăng cân bình thường thậm chí một số tăng cân tốt. Và đặc biệt là trẻ thường có dấu hiệu đói liên tục.
    ☑️Ngược lại, trẻ bị bất dung nạp đường thường không tăng cân, hoặc tăng cân rất ít. Trẻ có dấu hiệu mất nước, đi tiểu ít, nước tiểu có màu vàng đậm. Trẻ thường có biểu hiện mệt mỏi, ốm yếu.
    ===============
    BMC PHARMA
    Địa chỉ: P.207-208, Nhà E1, khu Đoàn Ngoại Giao Trung Tự, số 06 Đặng Văn Ngữ, P. Trung Tự, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội
    ☎️ Hotline: 090.215.5336
    Email: bmcpharma06@gmail.com
    #latopic #viemdacodia #diungthucpham#viemdadiung #diungtreem #viemdatreem#xuatxuchauau #diungsua #diungsuabo#diungsuacongthuc #menuonglatopic #bmcpharma#biomedico #diunghaisan[​IMG]
     
  13. linhh06

    linhh06 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    27/11/2018
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH CHĂM SÓC DA CHO TRẺ VIÊM DA CƠ ĐỊA

    Viêm da cơ địa hay còn được gọi là chàm da là tình trạng da bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Viêm da cơ địa không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến bé mệt mỏi, quấy khóc, ngủ không sau giấc. Để có thể kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tái phát, dưới đây là các nguyên tắc cơ bản của việc chăm sóc da cho trẻ bị viêm da cơ địa:

    Tắm
    Mỗi lần tắm nên sử dụng chất làm mềm ở dạng lỏng hoặc gel và thời gian tắm kéo dài khoảng 10 - 15 phút (kéo dài thời gian với nước có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm da cơ địa). Nhiệt độ nước phải gần với nhiệt độ cơ thể - nhiệt độ không được vượt quá 36ºC và nhiệt độ phòng dao động trong khoảng 22 - 23º C. Không sử dụng miếng bọt biển hoặc khăn lau để tắm vì chúng gây kích ứng da với da mỏng và yếu - có thể làm tăng ngứa và đỏ da.

    Gội đầu
    Yếu tố quan trọng của tắm là làm sạch tóc và da đầu nên rất dễ gây khô da đầu. Đặc biệt là vào mùa hè - đầu đổ mồ hôi nhiều hơn, sử dụng dầu gội đầu bổ sung các chất dưỡng ẩm, làm mềm da là rất quan trọng.

    Lau khô
    Sau khi tắm, không lau da, nhưng thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn bông mềm từng phần của cơ thể. Khăn thô ráp sẽ kích thích lớp biểu bì da, có thể làm tăng ngứa và đỏ da. Khi làm khô cơ thể, đặc biệt chú ý đến tất cả các nếp gấp - khuỷu tay, đầu gối, nách, háng và nếp gấp trên da, bởi vì ở những nơi này rất dễ bị chày xước.

    Sau khi tắm
    Ngay sau khi tắm - lý tưởng nhất là trong vòng 5 phút, các mẹ nên bôi ngay kem, dầu dưỡng hoặc thuốc mỡ cho bé (chất giữ ẩm được hấp thụ tốt nhất khi da vẫn còn ẩm và mềm). Kem dưỡng ẩm nên được bôi nhiều lần trong ngày, tốt nhất là ba lần một ngày.

    Massage
    Bác sĩ nhi khoa khuyến khích phương pháp trị liệu massage cho trẻ sơ sinh, trong đó - giúp củng cố tình trạng của da, thúc đẩy tái tạo da và cải thiện sự hấp thụ các chất dinh dưỡng từ các sản phẩm chăm sóc da. Không nên massage ngay lập tức sau khi ăn, hoặc khi trẻ đói - tốt nhất là sau khi tắm, 3 - 4 lần một tuần. Massage được thực hiện tốt nhất bằng cách sử dụng dầu ô liu với việc bổ sung kem dưỡng ẩm.

    Hoạt động thể chất
    Hoạt động thể chất là cần thiết cho sự phát triển đúng đắn của trẻ, nhưng hoạt động quá nhiều và mồ hôi có thể làm nặng thêm triệu chứng của căn bệnh này, do đó loại và cường độ tập thể dục nên được thiết kế riêng biệt phù hợp với khả năng của trẻ. Môn thể thao được phép duy nhất là bơi lội, trong đó mồ hôi không tích tụ trên da và không bị kích thích bởi quần áo. Tắm biển thường có tác động tích cực đến tình trạng của da, nhưng bơi tại bể bơi vì có clo trong nước nên có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Để tránh tác động kích thích của nước có chứa clo sau khi rời khỏi bể bơi, hãy tắm sạch bằng sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng và sau đó thoa kem làm mềm lên da dị ứng.

    Chế độ ăn uống đúng
    ▪️ Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
    ▪️ Người mẹ cho con bú cũng nên có chế độ ăn uống phù hợp, tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng
    ▪️ Trẻ sơ sinh không nên cho ăn sữa hỗn hợp, khi cho sữa mẹ không đủ, nên cho bé uống sữa có chứa protein thủy phân.
    ▪️ Không nên cho trẻ ăn thức ăn đặc trước 4 tháng tuổi, việc cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa chất gây dị ứng mạnh (như trứng, cá, quả hạch) tốt nhất nên bắt đầu sau khi trẻ được hai tuổi. Chế độ ăn của trẻ được xác định một cách cẩn thận qua quan sát phản ứng với từng sản phẩm. Thực phẩm phải được cho ăn từng loại một trong khoảng thời gian 10 ngày. Thực phẩm mới nên được cho ăn ban đầu với số lượng nhỏ và sau đó trong trường hợp dung nạp tốt, có thể được tăng dần lên.
    ===============
    BMC PHARMA
    Địa chỉ: P.207-208, Nhà E1, khu Đoàn Ngoại Giao Trung Tự, số 06 Đặng Văn Ngữ, P. Trung Tự, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội
    ☎️ Hotline: 090.215.5336
    Email: bmcpharma06@gmail.com
    #latopic #viemdacodia #diungthucpham#viemdadiung #diungtreem #viemdatreem#xuatxuchauau #diungsua #diungsuabo#diungsuacongthuc #menuonglatopic #bmcpharma#biomedico[​IMG]
     
  14. linhh06

    linhh06 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    27/11/2018
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    ⁉️ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: PROBIOTICS GIÚP GIẢM CÁC TRIỆU CHỨNG DỊ ỨNG ⁉️

    Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, việc bổ sung Probiotics hoặc ăn các loại thực phẩm có chứa men vi sinh cải thiện đáng kể các triệu chứng dị ứng và chất lượng cuộc sống. Các nghiên cứu chỉ rõ, sự kết hợp của các loại vi khuẩn đường ruột có lợi thuộc nhóm probiotic mà cụ thể là hai vi khuẩn Lactobacilli và Bifidobacteria có khả năng giúp cơ thể kháng lại một số triệu chứng dị ứng.

    Probiotics là những vi khuẩn có trong ruột, giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chúng có mặt trong một số loại thực phẩm như sữa chua, dưa cải bắp, nấm sữa Kefir không đường và thực phẩm bổ sung (thực phẩm chức năng). Probiotics đảm bảo sự cân bằng của hệ vi khuẩn trong ruột, cải thiện hệ miễn dịch giúp cơ thể đáp ứng tốt hơn với các tác nhân gây dị ứng, giảm các triệu chứng dị ứng.

    ✨ Bên cạnh đó, Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo các mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Nếu vì một lý do nào đó trẻ không được bú mẹ hoàn toàn, thì việc bổ sung Probiotics với chủng và hàm lượng chỉ rõ, sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ bị các bệnh nhiễm trùng và dị ứng.
    ===============
    BMC PHARMA
    Địa chỉ: P.207-208, Nhà E1, khu Đoàn Ngoại Giao Trung Tự, số 06 Đặng Văn Ngữ, P. Trung Tự, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội
    ☎️ Hotline: 090.215.5336
    Email: bmcpharma06@gmail.com
    #latopic #viemdacodia #diungthucpham#viemdadiung #diungtreem #viemdatreem#xuatxuchauau #diungsua #diungsuabo#diungsuacongthuc #menuonglatopic #bmcpharma#biomedico #diunghaisan[​IMG]
     
  15. linhh06

    linhh06 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    27/11/2018
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    CÁC LOẠI DỊ ỨNG THƯỜNG GẶP & BIỆN PHÁP HẠN CHẾ DIỄN TIẾN BỆNH

    ⚠️ Dị ứng là tình trạng hệ miễn dịch của bạn phản ứng quá mức hơn bình thường đối với những chất không gây hại. Những chất đó được gọi là chất gây dị ứng. Phản ứng dị ứng có thể chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ, nhưng đôi khi có thể đe dọa đến tính mạng. Các loại bệnh dị ứng thường gặp là:
    ▪️Dị ứng thực phẩm: dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng với một thực phẩm vô hại. Các loại thực phẩm thường gây ra phản ứng dị ứng là sữa, trứng, đậu phộng, hạt cây, đậu nành, lúa mì, cá và sò ốc.
    ▪️Viêm da dị ứng (chàm): còn được gọi là bệnh chàm, là một tình trạng viêm da không lây nhiễm. Đặc trưng của bệnh là tình trạng khô, ngứa da có thể chảy dịch khi trầy xước;
    ▪️Dị ứng do môi trường: xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng bất thường với một chất vô hại như phấn hoa hay lông thú. Triệu chứng có thể là phản ứng dị ứng trong mũi (viêm mũi dị ứng, hoặc sốt cỏ khô) và trong phổi (bệnh suyễn);
    ▪️Bệnh hen suyễn: là một bệnh mãn tính làm viêm và hẹp đường dẫn khí của phổi, gây ra tình trạng thở khò khè, khó thở, đau thắt ngực, và ho. Ở những người bị dị ứng hen suyễn, các triệu chứng hen suyễn có thể được kích hoạt khi tiếp xúc với một chất gây ra dị ứng, hoặc chất gây dị ứng;

    ‼️ Biện pháp hạn chế diễn tiến bệnh dị ứng cho trẻ sơ sinh:
    Cho bé bú từ 4 đến 6 tháng có thể làm giảm khả năng dị ứng. Tuy nhiên, thay đổi chế độ ăn uống của người mẹ trong quá trình mang thai hoặc sử dụng sữa công thức đặc biệt cho bé dường như không giúp ngăn ngừa dị ứng bởi nguyên nhân gây ra bệnh phần lớn xuất phát từ yếu tố di truyền, nếu trong gia đình có người bị dị ứng thì bé cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh dị ứng.
    Việc tiếp xúc với chất gây dị ứng nhất định (như bụi và lông mèo) trong những năm đầu đời có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh dị ứng. Phát hiện này đến từ việc quan sát trẻ sơ sinh ở các trang trại có xu hướng bị dị ứng ít hơn so với những người lớn lên trong môi trường vô trùng hơn. Tuy nhiên, tình trạng này không áp dụng với các trẻ lớn.
    Khi bệnh dị ứng đã phát triển, việc chú ý điều trị bệnh và cẩn thận tránh bị dị ứng có thể ngăn chặn các phản ứng nguy hiểm trong tương lai.
    ===============
    BMC PHARMA
    Địa chỉ: P.207-208, Nhà E1, khu Đoàn Ngoại Giao Trung Tự, số 06 Đặng Văn Ngữ, P. Trung Tự, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội
    ☎️ Hotline: 090.215.5336
    Email: bmcpharma06@gmail.com
    #latopic #viemdacodia #diungthucpham#viemdadiung #diungtreem #viemdatreem#xuatxuchauau #diungsua #diungsuabo#diungsuacongthuc #menuonglatopic #bmcpharma#biomedico




    [​IMG]
     
  16. linhh06

    linhh06 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    27/11/2018
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    ‍Nguyên nhân 4 vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ em:
    1️⃣Táo bón:
    Dinh dưỡng không đúng cách: Ít uống nước, ít ăn rau, trái cây, mẹ pha sữa đặc hơn so với hướng dẫn của nhà sản xuất, trẻ ít vận động…
    Biếng ăn làm trẻ không nhận đủ lượng thực phẩm và lượng chất xơ cần cho cơ thể mỗi ngày.
    Giảm trương lực cơ đường ruột trong bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu,…
    Dùng kháng sinh hoặc thuốc có tác dụng phụ gây khô dịch tiết (thuốc giảm ho, thuốc giảm sổ mũi…)
    Tâm lý : nhịn đại tiện do sợ bẩn, sợ thối , không dám xin phép cô giáo đi đại tiện, không được tập luyện thói quen đi tiêu đúng giờ.
    Cấu trúc và chức năng của hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện.
    2️⃣Tiêu chảy
    Nhiễm vi trùng, siêu vi trùng từ thức ăn cũ hoặc dơ, tay dơ, vật dụng dơ.
    Loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh.
    Kém dung nạp đường lactose, dị ứng thực phẩm.
    Bệnh ngoại khoa có liên quan đến đường tiêu hóa (lồng ruột, viêm ruột thừa…).
    3️⃣Chứng nôn, trớ ở trẻ:
    Hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh
    Sai lầm về cách cho trẻ ăn, cho bú và cách chăm sóc: cho trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, ép ăn, bú mẹ không đúng tư thế, bú bình chưa đúng cách, quấn tã quá chặt…
    Thiếu các dưỡng chất như vitamin D, can xi hoặc magiê…
    Mắc bệnh đường ruột hoặc bệnh của đường hô hấp, của vùng tai – mũi – họng…
    4️⃣Kém hấp thu làm trẻ chậm lớn:
    Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên thiếu các men tiêu hóa và lợi khuẩn đường ruột.
    Nhiễm khuẩn đường ruột tái phát nhiều lần.
    Sử dụng kháng sinh điều trị bệnh thường xuyên.
    Kém dung nạp đường lactose.
    ===============
    BMC PHARMA
    Địa chỉ: P.207-208, Nhà E1, khu Đoàn Ngoại Giao Trung Tự, số 06 Đặng Văn Ngữ, P. Trung Tự, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội
    ☎️ Hotline: 090.215.5336
    Email: bmcpharma06@gmail.com
    #latopic #viemdacodia #diungthucpham#viemdadiung #diungtreem #viemdatreem#xuatxuchauau #diungsua #diungsuabo#diungsuacongthuc #menuonglatopic #bmcpharma#biomedico[​IMG]
     
  17. linhh06

    linhh06 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    27/11/2018
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Sự khác nhau giữa Dị ứng sữa và Bất dung nạp Lactose
    ❓Bất dung nạp Lactose là gì?
    ☑️Không dung nạp Lactose mô tả một trường hợp hệ tiêu hóa của một người không tiêu hóa được Lactose, một loại đường hiện có trong sữa và một số thực phẩm. Thông thường, đường Lactose bị phá vỡ bởi một Enzyme gọi là Lactase.
    ☑️Người không dung nạp Lactose bị thiếu hụt Enzyme Lactase, có nghĩa rằng có rất nhiều Lactose vẫn còn trong ruột không được hấp thụ. Sau đó nó bị lên men do các vi khuẩn trong đường ruột và sinh ra khí chướng trong bụng và dẫn đến đầy hơi. Lactose lên men kích thích các thành bên trong của ruột gây buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
    ❓Dị ứng sữa là gì?
    ☑️Trường hợp dị ứng sữa là khi một người bị dị ứng với các Protein trong sữa chứ không phải là đường Lactose trong sữa. Dị ứng sữa thực tế là trái ngược với hiện tượng không dung nạp Lactose.
    Triệu chứng của bệnh:
    Bất dung nạp lactose: Người không dung nạp Lactose thường có các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, nôn và chướng bụng, đầy hơi gia tăng khi ăn sữa hoặc sản phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua hoặc bơ.
    Dị ứng sữa: dị ứng sữa làm phát sinh các triệu chứng điển hình khi dùng sữa xong như phát ban, sưng mặt, môi và lưỡi, dị ứng da. Ở trẻ em, các triệu chứng thường là đau bụng dữ dội, nôn mửa và bệnh chàm quanh miệng hoặc nơi quấn tã. Em bé cũng có thể ho, thở khò khè và trong trường hợp phản ứng nghiêm trọng, cổ họng và thanh quản có thể sưng lên, khó thở và da dẻ bắt đầu chuyển màu hơi xanh.
    ‍Cách khắc phục:
    ☑️Bất dung nạp lactose: trẻ sẽ vẫn tiêu hóa được sữa mẹ nhờ các yếu tố miễn dịch cùng các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ giúp trẻ giảm chứng tiêu chảy, nôn trớ, hoàn thiện hệ miễn dịch. Lactose trong sữa mẹ cũng dễ hấp thụ nên không cần thiết cai sữa. Nếu trẻ bú ngoài, phải sử dụng các dòng sữa không chứa lactose cho đến những giai đoạn sau, khi hệ tiêu hóa của trẻ được hoàn thiện và hoạt động ổn định.
    ☑️Dị ứng đạm sữa bò: Trẻ thường được cho bú ngoài bằng các loại sữa công thức có gốc sữa bò trong trường hợp sữa mẹ không đảm bảo về lượng hoặc người mẹ không có điều kiện cho em bé bú. Thay thế sữa bò bằng sữa thuỷ phân 1 phần hoặc sữa thuỷ phân toàn phần, sữa amino acid.
    ===============
    BMC PHARMA
    Địa chỉ: P.207-208, Nhà E1, khu Đoàn Ngoại Giao Trung Tự, số 06 Đặng Văn Ngữ, P. Trung Tự, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội
    ☎️ Hotline: 090.215.5336
    Email: bmcpharma06@gmail.com
    #latopic #viemdacodia #diungthucpham #viemdadiung #diungtreem#viemdatreem #xuatxuchauau #diungsua #diungsuabo#diungsuacongthuc #menuonglatopic #bmcpharma #biomedico[​IMG]
     
  18. linhh06

    linhh06 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    27/11/2018
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    ⚡ 5 BỆNH DỊ ỨNG THƯỜNG GẶP NHẤT Ở TRẺ EM ⚡

    Bệnh dị ứng xảy ra khi cơ thể trẻ phản ứng lại quá mức khi tiếp xúc với dị nguyên qua cơ chế miễn dịch. Bệnh thường gặp hơn ở trẻ có người thân trong gia đình cũng mắc bệnh lý dị ứng. Không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động thông thường cũng như giấc ngủ của trẻ, một số tình trạng dị ứng có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được nhận thức đúng và phát hiện sớm. Vậy những bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ em là gì?

    ▶️ Viêm da cơ địa (Chàm thể tạng)
    Viêm da cơ địa là bệnh lý da phổ biến nhất ở trẻ. Bệnh xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti tập trung trên vùng da đỏ ở vùng mặt, cánh tay hoặc rải rác toàn thân. Các mụn nước thường gây ngứa rát, khi vỡ chảy dịch đồng thời là đường vào của vi khuẩn gây các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ.

    ▶️ Mày đay cấp và mạn
    Mày đay là tình trạng ban đỏ ngứa xuất hiện rải rác trên da do nguyên nhân dị ứng, các ban này xuất hiện trong thời gian ngắn (mày đay cấp) hoặc tái diễn kéo dài trên 6 tuần (mày đay mạn). Mày đay xuất hiện đơn độc sau khi cơ thể tiếp xúc dị nguyên lạ hoặc xuất hiện trong hoàn cảnh các bệnh lý dị ứng nói trên.

    ▶️ Dị ứng thức ăn
    Dị ứng thức ăn có thể khởi phát ở trẻ bú mẹ (dị ứng sữa) hoặc khởi phát muộn ở trẻ lớn tuổi hơn và có thể gặp ở bất kì thực phẩm nào tuy nhiên hay gặp ở các loại thức ăn từ: lạc, các loai hạt quả, cá, tôm, trứng, đậu nành, sữa và lúa mì. Triệu chứng xuất hiện sau khi trẻ ăn từ vài phút đến vài giờ, bao gồm: ngứa rát, phù nề lưỡi hoặc miệng, ban đỏ có thể rải rác toàn thân kèm ngứa; buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng; trong trường hợp nặng có thể có khó thở, tụt huyết áp và mất ý thức, đe dọa tính mạng trẻ.

    ▶️ Viêm mũi dị ứng và viêm kết mạc dị ứng
    Viêm mũi dị ứng là bệnh dị ứng rất hay gặp ở trẻ, tuy triệu chứng không nặng nề nhưng thường dai dẳng, gây khó chịu cho trẻ. Các triệu chứng bao gồm: hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi và ngạt mũi khiến trẻ thường xuyên gãi mũi, thở bằng miệng và ngủ không yên giấc. Trong khi đó, trẻ bị viêm kết mạc dị ứng sẽ bị ngứa mắt, hay thấy trẻ dụi mắt, chảy nước mắt. Triệu chứng viêm mũi dị ứng hoặc viêm kết mạc dị ứng thường xuất hiện tái diễn theo mùa trong năm hoặc quanh năm.

    ▶️ Hen phế quản
    Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở của trẻ và phản ứng quá mức với các tác nhân bên ngoài. Trẻ cần được khám loại trừ hen nếu trẻ có trên một trong các triệu chứng: nặng ngực, ho, khò khè, khó thở tái diễn nhiều lần. Các nguyên nhân khởi phát hoặc làm nặng cơn hen hay gặp gồm có: Hoạt động thể lực gắng sức, khói bụi, phấn hoa và các dị nguyên đường hô hấp, thức ăn khác, thuốc, nhiễm trùng hô hấp, viêm mũi dị ứng.
    ===============
    BMC PHARMA
    Địa chỉ: P.207-208, Nhà E1, khu Đoàn Ngoại Giao Trung Tự, số 06 Đặng Văn Ngữ, P. Trung Tự, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội
    ☎️ Hotline: 090.215.5336
    Email: bmcpharma06@gmail.com
    #latopic #viemdacodia #diungthucpham #viemdadiung #diungtreem #viemdatreem #xuatxuchauau #diungsua #diungsuabo #diungsuacongthuc #menuonglatopic #bmcpharma #biomedico #diunghaisan #diungthoitiet #chamsua




    [​IMG]
     
  19. linhh06

    linhh06 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    27/11/2018
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    VAI TRÒ CỦA CHẤT DƯỠNG ẨM TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA

    ‼️ Chất dưỡng ẩm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh viêm da cơ địa. Trong cơ chế bệnh sinh của viêm da cơ địa, đã có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh các chất dưỡng ẩm giúp cải thiện hàng rảo bảo vệ da. Đặc điểm chất dưỡng ẩm trong điều trị bệnh viêm da cơ địa:
    Có nhiều dạng: mỡ, gel, cream, mỡ, dung dịch…
    pH sinh lý (pH = 5,5).
    Không chứa các chất có tính tẩy rửa mạnh, chất tạo mùi, chất bảo quản, lanolin, các chiết xuất từ thảo dược.
    Chất dưỡng ẩm điều trị viêm da cơ địa có chứa các thành phần giúp dưỡng ẩm da (hyaluronic acid, các ceramides, FLG…)
    Chứa các thành phần giảm viêm, giảm ngứa.

    Chất dưỡng ẩm có 4 loại bao gồm: chất làm mềm, chất làm ẩm, chất che bít và hỗn hợp.
    Chất làm mềm (emollients) chứa các thành phần: acid béo, cholesterol, squalene, pseudoceramides…
    Chất làm ẩm (humectants) chứa các thành phần: urea, sorbitol, panthenol, glycerol, propylene glycol, acid hyaluronic, axit alpha hydroxy…
    Chất che bít (occludents) chứa các thành phần: dầu khoáng, petroleum, sáp ong, silicones, oxit zinc…

    ✳️ Ngoài tác dụng dưỡng ẩm, các chất dưỡng ẩm có vai trò trong kháng viêm, giảm ngứa. Một vài dưỡng ẩm có các thành phần kháng viêm như axit glycyrrhetinic, palmitoyl-ethanolamine, telmesteine, vitis vinifera và các sản phẩm phân tách của FLG.

    ⚠️ Cùng với sử dụng các chất dưỡng ẩm, người bị viêm da cơ địa cần sử dụng các sản phẩm làm sạch (dầu gội, sữa tắm) không gây kích ứng, không chất tẩy rửa, không chất tạo mùi, pH trung tính, có chứa chất dưỡng ẩm.
    ===============
    BMC PHARMA
    Địa chỉ: P.207-208, Nhà E1, khu Đoàn Ngoại Giao Trung Tự, số 06 Đặng Văn Ngữ, P. Trung Tự, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội
    ☎️ Hotline: 090.215.5336
    Email: bmcpharma06@gmail.com
    #latopic #viemdacodia #diungthucpham #viemdadiung #diungtreem#viemdatreem #xuatxuchauau #diungsua #diungsuabo#diungsuacongthuc #menuonglatopic #bmcpharma #biomedico#diunghaisan
    [​IMG]
     
  20. linhh06

    linhh06 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    27/11/2018
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    ⚡ CẢNH BÁO BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA ️⚡

    ️ Bệnh viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema là một loại viêm da có tính chất dị ứng, với những biểu hiện như ngứa, đỏ, sưng, xuất hiện mụn mủ và mụn nước trên da. Với trẻ nhỏ, viêm da cơ địa khiến trẻ hay quấy khóc, ăn kém, ngủ kém; với trẻ lớn, người lớn bệnh sẽ ảnh hưởng đến học tập, công việc và cuộc sống hàng ngày. Viêm da cơ địa có thể gây ra một số biến chứng mặc dù ít gây nguy hiểm.

    Bệnh viêm da cơ địa nếu không được điều trị đúng cách sẽ khiến bệnh dễ tái đi tái lại và có thể để lại những vết sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tổn thương da về sau. Bởi lẽ, bệnh gây ngứa có thể âm ỉ hoặc bùng phát dữ dội. Càng ngứa càng gãi nhiều, càng gãi lại càng có cảm giác ngứa nhiều hơn, chính vì vậy mà da ngày một bị dày lên, bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn mưng mủ, lở loét da ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.

    Sau ngứa, bệnh dần dần nặng hơn nếu không được điều trị, vì vậy, vùng da phát bệnh bị phù nề, chảy dịch, đóng vẩy tiết. Các vết xước do gãi dễ bị bội nhiễm vi khuẩn, nhất là do vi khuẩn tụ cầu vàng hoặc vi khuẩn mủ xanh sẽ tạo các mụn mủ, rất khó khăn cho việc chữa trị và có thể gây nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn tụ cầu vàng cũng như vi khuẩn mủ xanh kháng nhiều loại kháng sinh, ngay cả kháng sinh thế hệ mới. Nếu viêm nhiễm xuất hiện ở dây thần kinh, mắt, mặt sẽ rất nguy hiểm, bởi vì có thể tác động tới dây thần kinh, gây đau cơ, đau đầu trong một thời gian.

    Viêm da cơ địa ngoài việc hay tái phát còn có khả năng làm xuất hiện một số bệnh khác (hen, viêm mũi dị ứng...) trên người có cơ địa dị ứng.

    Khi nghi bị viêm da cơ địa cần đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị đúng, kịp thời, tránh để bệnh gây ra biến chứng.
    ===============
    BMC PHARMA
    Địa chỉ: P.207-208, Nhà E1, khu Đoàn Ngoại Giao Trung Tự, số 06 Đặng Văn Ngữ, P. Trung Tự, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội
    ☎️ Hotline: 090.215.5336
    Email: bmcpharma06@gmail.com
    #latopic #viemdacodia #diungthucpham#viemdadiung #diungtreem #viemdatreem#xuatxuchauau #diungsua #diungsuabo#diungsuacongthuc #menuonglatopic #bmcpharma#biomedico #diunghaisan[​IMG]
     

Chia sẻ trang này