Kinh nghiệm: Cách Dạy Trẻ Biết Tôn Trọng Người Xung Quoanh

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi annanguyen2585, 3/11/2017.

  1. annanguyen2585

    annanguyen2585 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    21/9/2017
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ví dụ tình huống
    Cách đây không lâu, mẹ đưa yến Nhi đi dự tiệc. Suốt cả buổi tối người mẹ bị yến Nhi quấy rầy. Khi mẹ trò chuyện với mọi người, yến Nhi cứ luôn miệng đòi uống nước cam, mẹ bảo nó chờ một lát nhưng nó không chịu, còn gào toáng lên. Người mẹ nhẹ nhàng ngăn chặn việc gào thét vô lý của con, nhưng cô bé lại quát mẹ “im mồm”. Người mẹ vô cùng sững sờ trước hành vi của con. Thực tế thì ở nhà thi thoảng yến Nhi cũng tỏ ra “hỗn hào” với mẹ, nhưng chưa bao giờ vô lễ như vậy, cho nên người mẹ cũng không bận tâm. biểu hiện lần này của con trong buổi tiệc khiến người mẹ nhận thấy tính nghiêm trọng của vấn đề.

    Người mẹ cứ băn khoăn, có phải mình đã làm sai điều gì mới khiến con hỗn như vậy…

    Phân tích tình huống
    Sự việc trên cho thấy, bình thường yến Nhi đôi lúc không tôn trọng mẹ, nhưng vì thương con nên người mẹ không nói gì, đến khi biểu hiện không tôn trọng cha mẹ của đứa con đi quá đà thì người mẹ mới “giật mình”.

    Trẻ có hành vi không tôn trọng người lớn, trách nhiệm thuộc về cha mẹ. Có không ít cha mẹ thường dạy con không dứt khoát, họ cho rằng, ở nhà mà kìm kẹp trẻ quá thì sau này nó sẽ khó thích ứng được với xã hội. Thế là trong cuộc sống thường bình đẳng quá với trẻ, mà không quan tâm đến tôn ti trật tự, khiến trẻ không biết đến khái niệm “tôn trọng”.

    Nắm bắt tâm lý
    Tôn trọng là điều kiện cơ bản để tiến hành hoạt động xã giao bình thường, đồng thời cũng là tiêu chí quan trọng của lễ phép, trong hoạt động xã giao, chỉ có người biết tôn trọng người khác mới được người khác tôn trọng lại. đặc biệt, cha mẹ luôn phải lưu ý thông qua mọi phương thức để bồi dưỡng tư tưởng và ý thức tôn trọng người khác cho trẻ.

    Phương pháp giải quyết
    Nói chung, khi trẻ có hành vi không tôn trọng người khác thì phải trừng phạt thích đáng, hoặc ngăn chặn hành động mà trẻ đang tiến hành. Nếu tình hình lúc đó không cho phép thì lát sau cũng phải để cho trẻ thấy được hậu quả của việc không tôn trọng người khác, ví dụ: “hôm nay con đã nói những điều làm tổn thương người khác, con phải xin lỗi về những lời nói đó”, “hôm nay con đã không tôn trọng người khác, tối nay con không được xem hoạt hình, không được đọc truyện cổ tích, và còn bị phạt dọn vệ sinh 3 ngày”. Khi cha mẹ quyết định trách phạt trẻ thì nhất định phải thực hiện nghiêm túc, nếu không thì rất khó thu được hiệu quả.


    hôm nay con đã không tôn trọng người khác, tối nay con không được xem hoạt hình, không được đọc truyện cổ tích, và còn bị phạt dọn vệ sinh 3 ngày

    Thường ngày phải dạy trẻ biết tôn trọng bạn bè, tôn trọng cả người nhỏ tuổi hơn mình. Cha mẹ phải thể hiện rõ quan điểm “phải tôn trọng người khác” với trẻ, luôn nói với trẻ: “Mẹ không thích con nói những lời làm tổn thương người khác”, hoặc “Con phải xin lỗi về hành vi không tôn trọng người khác”,…

    Muốn giáo dục về sự tôn trọng thì phải bắt đầu từ việc tôn trọng trẻ. trong quá trình giao tiếp với trẻ, cha mẹ phải coi trẻ như một cá thể độc lập, và phải tôn trọng trẻ, không được tùy tiện răn dạy và trách mắng, tôn trọng trẻ phải bắt đầu từ việc quan tâm đến trẻ, chỉ khi được người khác tôn trọng, quan tâm và yêu quý thì trẻ mới có thể tôn trọng, quan tâm và yêu quý người xung quanh.

    Cha mẹ phải tôn trọng người khác để làm gương cho trẻ. Những hành vi, thái độ và phương pháp của cha mẹ khi tiến hành hoạt động xã giao ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến lời nói và hành vi của trẻ, không cần nói nhiều mà trẻ có thể hiểu được và làm theo, ví dụ: trong gia đình, cha mẹ tôn trọng, hiếu thuận với ông bà; Ở nơi công cộng giữ trật tự chung,… Nếu cha mẹ thường xuyên chú ý, thường xuyên làm tấm gương sáng thì phương pháp giáo dục không cần lời nói này sẽ ảnh hưởng tích cực đến lời nói và hành vi của trẻ.

    “đứa trẻ này quá ích kỷ, nói đạo lý với nó cũng không có tác dụng, nó lúc nào cũng không muốn cho các bạn khác động vào đồ của nó!” đừng có lo, đây chính là tiêu chí đánh dấu trẻ đã bước vào một giai đoạn đặc biệt, tâm sinh lý của trẻ phát triển rất nhanh, chỉ có hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ thì mới có thể giáo dục và có những tác động tích cực đến trẻ.

    mủ trôm , san xuat giay ve sinh , du lịch phan rang
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi annanguyen2585
    Đang tải...


  2. Nguyễn Thu Ngà 93

    Nguyễn Thu Ngà 93 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    1/3/2018
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    lưu lại để dạy con nào
     
  3. Kiếm Tiền Nuôi Con

    Kiếm Tiền Nuôi Con Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    13/7/2020
    Bài viết:
    2,763
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    98
  4. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    Chia sẻ hữu ích. Cha mẹ nên chú ý dạy con từ nhỏ để bé biết cách sống chan hòa với mọi người xung quanh.
     

Chia sẻ trang này