Giúp bạn nhận biết bé đang mọc răng

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi Thơ Thanh, 13/6/2015.

  1. Thơ Thanh

    Thơ Thanh Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    17/3/2015
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Bạn có biết có đến hàng trăm vấn đề liên quan đến việc mọc răng sữa ở bé?

    Nào là có bé sinh ra đã có răng; nào là giới hạn của tuổi mọc răng đầu tiên là 1 tuổi; nào là bộ răng sữa có tất cả 20 cái;... và điều quan trọng nhất là CÁC CHA MẸ ĐỀU CẦN tìm hiểu về vấn đề MỌC RĂNG sữa ở bé, để khi bé mọc răng các cha mẹ đảm bảo an toàn với sức khỏe bé.

    Nếu quan tâm, bạn có thể đọc bài viết sau để tham khảo:

    Trẻ nhỏ bước vào giai đoạn mọc răng có rất nhiều vấn đề mà bố mẹ cần quan tâm. Vì vậy là bố mẹ bạn cần chú ý những thay đổi về sức khoẻ của bé trong thời kỳ mọc răng để có cách chăm sóc bé tốt hơn.

    Giúp bạn cai sữa thành công cho bé

    Cách xử trí khi trẻ co giật do sốt cao

    Làm thế nào khi bé nhà bạn bị sặc sữa

    Giai đoạn bé mọc răng
    Thời kỳ mọc răng sữa của bé bắt đầu trong khoảng từ 5 tháng đến 8 tháng tuổi. Không có mốc chuẩn cụ thể nào quy định cho thời gian mọc răng sữa của trẻ, một số trẻ mọc sớm lúc 3–4 tháng tuổi; có trẻ mọc răng lúc 6–7 tháng tuổi và một số trẻ có thể muộn hơn.

    [​IMG]

    Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ

    Việc mọc răng nhanh hay chậm vài tháng là điều hoàn toàn bình thường. Thậm chí, có trẻ sinh ra đã có sẵn 1 hoặc 2 chiếc răng rồi gọi là “răng sơ sinh”. Giới hạn của tuổi mọc răng đầu tiên là từ lúc sinh tới 1 tuổi. Răng đầu tiên trung bình mọc vào 6–8 tháng tuổi. Hai răng cửa hàm dưới sẽ mọc đầu tiên; sau đó các răng khác sẽ tuần tự mọc.

    Hai răng hàm thứ hai của hàm trên sẽ là những răng mọc cuối cùng. Răng thường mọc theo từng cặp, cụ thể như răng nanh hàm dưới ở bên phải và bên trái sẽ mọc cùng lúc. Răng hàm dưới thường mọc sớm hơn răng tương ứng ở hàm trên.

    Bộ răng sữa của trẻ gồm có tất cả 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới.

    Biểu hiện cho thấy bé đang mọc răng
    - Khi mọc răng, bé nhà bạn thường có một số rối loạn trong cơ thể, bé có thể mệt mỏi, quấy khóc, hay mè nheo, ít ngủ, dễ bị kích động khi mọc răng, như bứt rứt khó chịu trong người nên hay làm nũng cha mẹ.

    - Một số bé hay bị chảy nhiều nước miếng và thường gặm thứ gì đó trong miệng cũng là những biểu hiện thường thấy. Khi dồn năng lượng cho việc mọc răng, sức bảo vệ cơ thể yếu đi nên trẻ dễ bị bệnh, bị rối loạn tiêu hóa. Vào thời kỳ này hoặc sớm hơn, bé thường bị sốt nhẹ và đôi khi kèm đi tiêu phân lỏng, dân gian thường gọi là “tướt mọc răng”.

    - Trước khi răng nhú lên, nướu có thể bị sưng, viêm tấy đỏ, có khi bị loét. Nướu sưng đỏ làm bé luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng nhú lên, bé thường cho ngón tay, đồ chơi hay bất kỳ đồ vật gì có trong tay vào miệng để cắn, những triệu chứng này thường xảy ra trước khi răng nhú lên 3–5 ngày. Ngoài ra, để răng mọc được, nướu phải nứt ra gây đau đớn cho trẻ và rất có thể bị nhiễm trùng vùng răng miệng. Những triệu chứng này khiến trẻ thường quấy khóc nhiều hơn và ăn uống kém, thậm chí trẻ có thể bị sụt cân.

    Các dấu hiệu này thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3-7 ngày. Tất cả những biểu hiện đó chỉ là quá trình sinh lý bình thường ở trẻ.

    [​IMG]

    Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ

    Cách chăm sóc bé trong giai đoạn này
    - Trước khi răng của bé nhú lên, bạn sẽ thấy lợi của bé đỏ và sưng to, sốt nhẹ, làm bé lười ăn, khóc quấy, sút cân. Nên bạn phải chăm sóc, vỗ về bé, thay đổi chế độ ăn, thay bằng bột, sữa, cháo loãng.

    - Nếu bé sốt trên 38,5 độ C bạn có thể cho uống thuốc hạ sốt, nhưng theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.

    - Nếu bé đi ngoài phân loãng, sệt 3-4 lần /ngày, trong vòng khoảng 3-7 ngày.

    + Nếu lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần bù nước, vẫn cho ăn uống bình thường.

    + Nếu phân nhiều nước, đi ngoài nhiều lần, thì cần đưa bé đến bệnh viện.

    - Giữ vệ sinh răng miệng tốt cho bé: sau khi ăn nên cho bé uống một ít nước tráng miệng hoặc lấy khăn mềm lau răng, hoặc đánh răng cho bé. Nên làm thường xuyên, nhiều lần trong ngày cho bé.

    - Bé có thể ngứa lợi, thích mút ngón tay, cắn các vật rắn. Bạn nên cho bé loại đồ chơi bằng vật liệu mềm, có hình tròn.

    Những đồ chơi vuông thành sắc cạnh dễ làm tổn thương lợi, rất có hại cho quá trình mọc răng của bé. Hoặc bạn nên thay thế đồ chơi hàng ngày của trẻ bằng những miếng lê, táo, hay cà rốt nhỏ.

    Nguồn: http://thaythuocvietnam.vn/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Thơ Thanh
    Đang tải...


  2. Kiếm Tiền Nuôi Con

    Kiếm Tiền Nuôi Con Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    13/7/2020
    Bài viết:
    2,763
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    98
  3. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773

Chia sẻ trang này