Thông tin: Bệnh giãn tĩnh mạch ở giáo viên

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi hungxnguyen, 6/8/2014.

  1. hungxnguyen

    hungxnguyen Thành viên tập sự

    Tham gia:
    10/5/2014
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Gần đây, ở chân phải ông Luận (giáo viên 55 tuổi, Hải Phòng) xuất hiện một số vết loét nhỏ, còn chân kia mạch máu nổi lên như dây thừng, da sưng đỏ. Bác sĩ nói ông bị bệnh giãn tĩnh mạch, và chỉ định nghỉ ngơi tuyệt đối. Căn bệnh này là hệ quả của hơn 30 năm ông đứng lớp.

    Từ 10 năm nay, ông Luận dạy trung bình mỗi ngày đến 10-12 tiết. Ngoài giờ ở trường còn phải bồi dưỡng cho lớp học sinh giỏi và dạy bổ túc buổi tối. “Nhiều hôm dạy xong chân nặng như chì vì phải đứng lâu quá. Bác sĩ nói phải nghỉ ngơi, nhưng dạy học nó là cái nghiệp mà tôi gắn bó từ lâu, bỏ một ngày cứ bồn chồn, ăn ngủ không yên”, ông tâm sự.

    Bệnh suy giảm tĩnh mạch thường thấy ở những giáo viên dạy học với cường độ cao, và mức độ phổ biến chỉ sau bệnh rối loạn giọng nói. Theo một nghiên cứu của Đại học Y khoa (Đại học Thái Nguyên) trên 275 giáo viên đại học, số người mắc chứng suy giảm tĩnh mạch tỷ lệ thuận với thời gian công tác và cường độ giảng dạy. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 57,7%, ghi nhận ở nhóm giáo viên có thời gian công tác 20-30 năm với cường độ cao (khoảng 5-8 giờ/ngày), và thấp nhất là 20,8%, ở nhóm có thời gian công tác 10-19 năm với cường độ trung bình (đủ giờ, khoảng 3-5 giờ/ngày).

    Một nghiên cứu khác của tác giả Đỗ Hàm và cộng sự tiến hành năm 2002 cho thấy, tỷ lệ giáo viên tiểu học, trung học có thời gian công tác trên 20 năm mắc bệnh giãn tĩnh mạch là khoảng 12%. Các nhà nghiên cứu không phát hiện sự khác biệt giữa nam và nữ.

    Theo giáo sư Phạm Khuê, nguyên Viện trưởng Viện Lão khoa Việt Nam, giãn tĩnh mạch (hay còn gọi là suy giảm tĩnh mạch ngoại biên chi dưới) là tình trạng tĩnh mạch nông ở chân bị giãn, chạy quanh co và có dòng máu chảy theo chiều trái ngược nhau (không chỉ chạy về tim như bình thường). Bệnh xuất hiện khi thành tĩnh mạch bị suy yếu và các van một chiều bên trong lòng mạch bị tổn thương.

    Các biến chứng thường thấy là vỡ hoặc viêm tắc chỗ giãn tĩnh mạch, loét dinh dưỡng da, và nguy hiểm nhất là thuyên tắc lòng tĩnh mạch (cục máu đông hình thành và di chuyển trong mạch. Nó có thể đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, dẫn đến tử vong trong vài phút nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời).

    Để phòng bệnh, không nên đứng hay ngồi một chỗ quá lâu, không để trọng lượng cơ thể tăng, để chân cao hơn ngực và gác chân cao khi đi ngủ, ăn nhiều rau, củ, quả và uống nhiều nước chống táo bón. Nên tăng cường hoạt động thể dục thể thao (tốt nhất là đi bộ mỗi ngày 15 phút và đi nhanh gấp 3 lần bình thường), cũng có thể xoa bóp và ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ.

    Với trường hợp bệnh nặng, phương pháp phổ biến hiện nay là phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn. Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra một phương pháp khác có tên VNUS, dùng nhiệt để làm co mạch máu. Tuy nhiên, phương pháp chưa được áp dụng tại Việt Nam.

    Thiên Đức/ Ykhoa
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hungxnguyen
    Đang tải...


  2. hungxnguyen

    hungxnguyen Thành viên tập sự

    Tham gia:
    10/5/2014
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Các món ăn bài thuốc cho đàn ông vô sinh

    Gà trống 1 con, cẩu khởi tử 20 g, hoàng tinh 20 g. Gà làm thịt, moi ruột, rửa sạch, cho 2 vị thuốc vào hầm nhừ để ăn. Món ăn bài thuốc này thích hợp với bệnh nhân vô sinh có các triệu chứng: thắt lưng, đầu gối mỏi nhừ; miệng khô; hoa mắt, chóng mặt.

    Đàn ông được coi là vô sinh nếu không có khả năng sinh con sau 3 năm quan hệ với vợ không dùng biện pháp tranh thai, đồng thời bộ máy sinh sản của người vợ không có vấn đề gì. Họ có thể dùng một trong các món ăn bài thuốc sau:

    - Thịt chó 250 g, tiên mao, tiên linh tì mỗi thứ 15 g, nấu chín nhừ để ăn. Thích hợp với những bệnh nhân thắt lưng đau mỏi nhừ, chân tay lạnh giá, công năng tình dục suy giảm.

    - Thịt dê 100 g, gạo tẻ 50 g. Thịt rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nấu cháo với gạo tẻ để ăn. Món ăn này dành cho những bệnh nhân thắt lưng mỏi nhừ, ít tinh trùng, liệt dương, xuất tinh sớm.

    - Tôm nõn 250 g, rau hẹ 100 g. Cho tôm đã rửa sạch vào rán, sau đó cho hẹ vào xào chín để ăn. Thích hợp với bệnh nhân vô sinh nói chung.

    - Gan lợn 100 g, rau chân vịt 50 g đem xào chín để ăn. Thích hợp với bệnh nhân tinh trùng ít hoặc sức hoạt động của tinh trùng yếu.

    - Ba ba 1 con mổ thịt, rửa sạch, nấu lên ăn. Thích dụng với những người lòng bàn tay, lòng bàn chân và vùng mỏ ác lạnh, di tinh, xuất tinh sớm, thắt lưng mỏi nhừ.

    - Trứng chim sẻ 4 quả, đánh lẫn với thịt của 5 quả long nhãn, nấu chín lên ăn, mỗi ngày 3 lần. Thích hợp với các bệnh nhân vô sinh nói chung.

    - Dương vật bò 25 g, dương khởi thạch (một loại khoáng chất) 25 g, bột hạt dẻ 25 g, gạo tẻ 100 g. Nấu dương khởi thạch lấy nước, dùng nước đó nấu cháo với dương vật bò để ăn, ngày 2 lần. Thích hợp với bệnh nhân liệt dương, không xuất tinh, tinh trùng ít và yếu.

    BS Nông Thúy Ngọc, Nông Nghiệp Việt Nam
     
  3. hungxnguyen

    hungxnguyen Thành viên tập sự

    Tham gia:
    10/5/2014
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Món ăn bài thuốc cho người béo phì

    Củ cải 250 g, muối và bột ngọt mỗi thứ một ít, r*** trắng vừa đủ. Củ cải gọt vỏ, rửa sạch, xắt sợi, thêm một ít muối, sau khi trộn đều và vắt bỏ nước thì thêm các gia vị, dùng làm món ăn phụ. Món này có tác dụng kiện tỳ, lợi niệu, giúp giảm béo phì.

    Theo Đông y, béo phì có nhiều loại:

    Thể tỳ hư thấp trở: Mập béo, kèm theo vóc dáng lù đù, cảm giác mỏi mệt, sức yếu, tiểu tiện lượng ít, ăn uống không ngon, vùng bụng có cảm giác trướng đầy, rêu lưỡi mỏng, chất lưỡi đỏ nhạt. Thường gặp ở người béo phì có mỡ trong máu.

    Thể vị nhiệt thấp trở: Người béo, kèm chóng mặt, căng đầu, tứ chi nặng nề, lười cử động, miệng khát, thích uống nước, rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi đỏ. Thường gặp ở người béo phì có mỡ trong máu cao; cao huyết áp.

    Thể can uất khí trệ: Béo phì, ngực sườn đầy tức, nữ giới kinh nguyệt không đều, thậm chí bế kinh, mất ngủ mộng nhiều, rêu lưỡi trắng hay mỏng, chất lưỡi đỏ sạm. Thường gặp nhiều ở nữ giới tuổi trung niên.

    Thể âm hư nội nhiệt: Béo phì, kèm hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, căng đầu, lưng gối ê mỏi, sốt nhẹ, rêu lưỡi mỏng, lưỡi thon đỏ. Thường gặp ở người béo phì có bệnh tiểu đường.

    Thể tỳ thận lưỡng hư (tỳ thận dương hư): Béo ú, kèm mỏi mệt sức yếu, lưng gối ê mỏi, nam giới liệt dương, nữ giới lãnh cảm, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi đỏ nhạt. Thường gặp nhiều ở nam giới.

    Một số món ăn bài thuốc

    Cháo bí đao: Bí đao tươi 100 g, gạo tẻ 100 g. Bí đao bỏ vỏ, hạt, rửa sạch, xắt lát nhỏ. Gạo sau khi vo sạch, cùng bí đao cho vào nồi, nấu cháo loãng, dùng vào sáng và chiều (cháo không nêm muối). Món cháo có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, thanh nhiệt giải khát, xúc tiến giảm béo phì.

    Canh vịt non: Vịt non 1 con, thảo quả 1 quả, đậu đỏ 250 g, muối và hành lượng vừa đủ. Vịt sau khi giết mổ, bỏ lông và nội tạng, rửa sạch. Đậu đỏ vo sạch, thảo quả bỏ cuống rửa sạch, cho tất cả vào bụng vịt khâu lại, nấu chín mềm, nêm muối, bột ngọt, hành mỗi thứ một ít. Dùng canh, ăn thịt lúc bụng đói, có thể dùng làm món ăn phụ. Món canh có tác dụng kiện tỳ khai vị, lợi niệu tiêu thũng, giúp giảm béo phì.

    Canh cá chép: Tất phát 5 g, xuyên tiêu 15 g, cá chép sống 1 con, gừng tươi, rau thơm, r***, hành, bột ngọt, giấm mỗi thứ lượng vừa đủ. Cá chép bỏ vảy và nội tạng, rửa sạch xắt lát, hành, gừng rửa sạch, băm hoặc xắt đoạn. Tất phát, cá chép, hành, gừng cho vào nồi, thêm nước, hầm với lửa nhỏ trong 40 phút. Thêm rau thơm, r***, bột ngọt và giấm. Canh có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, giúp giảm béo phì.

    Đông cô tiềm: Nấm hương (đông cô) 50 g, canh gà 20 ml, r*** 10 ml, hành, gừng tươi mỗi thứ một ít; muối, đường cát lượng vừa đủ. Nấm hương rửa sạch, ngâm mềm; canh gà đổ vào một nồi lớn, thêm nấm hương, r*** và muối; dùng giấy bạc dán kín miệng nồi, tiềm 1-1,5 giờ, lột bỏ giấy bạc, ăn ngay. Món tiềm có tác dụng giảm cholesterol, giảm huyết áp, chống ung thư và giảm béo phì.

    Xôi ba màu: Đậu đỏ, bo bo, nếp, hạt bí đao, dưa leo mỗi thứ lượng vừa đủ. Dùng nước vo sạch đậu đỏ và bo bo, cho vào nồi hấp chưng 20 phút, sau đó cho nếp đã vo sạch và hạt bí đao, thêm nước đồ chín, rắc dưa leo hạt lựu lên và dùng. Có tác dụng tạo cảm giác no nhưng không dư thừa năng lượng.

    (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
     
  4. thaomedi

    thaomedi Thành viên tập sự

    Tham gia:
    21/8/2020
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Mình có 2 đôi tất giãn tĩnh mạch gần như chưa dùng còn cả hộp. Mình làm công việc phải vận động nhiều, đi tất không được thuận tiện lắm, vả lại vận động cũng đã giúp cải thiện bệnh giãn tĩnh mạch, nên mình bán. Mỗi đôi mình đi khoảng 3 lần (tuổi đời thực của tất đi được từ 6 tháng - 1 năm), lực ép 20-30 mmHg:


    - 1 đôi JOBST Ultrasheer (siêu mỏng). Size S. Giá gốc 1.750.000 đ. Mình bán: 1.000.000 đ


    - 1 đôi MEDI dày dặn, size S (cổ chân 19-21 cm, bắp chân 28-34 cm, đùi 42-57 cm). Giá gốc 990.000 đ. Mình bán 500.000 đ


    Liên hệ 0949 011210 (Thảo)

    FREE SHIPPING nội thành Hà Nội.
     

Chia sẻ trang này