Đơn Xin Ly Hôn Có Cần Chữ Ký Của Cả Vợ Và Chồng Không?

Thảo luận trong 'Các vấn đề gia đình khác' bởi nguyenthanhha0334, 26/8/2020.

  1. nguyenthanhha0334

    nguyenthanhha0334 Thành viên mới

    Tham gia:
    25/8/2020
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Thứ nhất, trường hợp đơn yêu cầu ly hôn cần có chữ ký của cả vợ và chồng
    Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

    “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”.

    Theo đó, vợ chồng hoàn toàn bình đẳng với nhau trong vấn đề ly hôn. Ngoài ra, khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn.

    Đối với trường hợp của chị Tâm, chị hoàn toàn có quyền yêu cầu ly hôn.

    Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
    “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”.

    Khi đơn yêu cầu ly hôn có chữ ký của vợ và chồng, chứng tỏ hai bên thực sự tự nguyện ly hôn. Bên cạnh đó, vợ chồng cần phải thoả thuận với nhau về tài sản và con cái. Các thoả thuận này phải đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con.

    Lúc này, Toà án công nhận việc ly hôn, gọi là thuận tình ly hôn. Nhưng nếu không đáp ứng những thoả thuận trên, thì việc đơn yêu cầu ly hôn có cả chữ ký của hai bên vẫn có ý nghĩa quan trọng. Bởi dù sao đi nữa, đó cũng là ý chí tự nguyện của cả hai bên. Trong quá trình ly hôn sẽ tránh được một số tranh chấp không cần thiết.

    Như vậy, trường hợp thuận tình ly hôn, đơn yêu cầu ly hôn cần có chữ ký của hai bên.

    Thứ hai, trường hợp đơn yêu cầu ly hôn không cần chữ kí của người còn lại
    Trên thực tế, không phải vụ việc ly hôn nào cũng diễn ra suôn sẻ. Có trường hợp một bên không đồng ý ly hôn và kiên quyết níu kéo. Thậm chí có trường hợp, người chồng dùng vũ lực hay con cái để đe doạ, cản trở ly hôn. Đối với những trường hợp đó, đơn yêu cầu ly hôn không thể có đủ hai chữ ký.

    Lúc này, chị có thể yêu cầu đơn phương ly hôn. Đơn yêu cầu ly hôn không cần chữ kí của chồng.

    Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
    “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

    Sau khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Toà án sẽ tiến hành giải quyết theo pháp luật tố tụng dân sự. Sau cùng, nếu có căn cứ về việc một bên có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng khiến cuộc hôn nhân không thể cứu vãn, Toà án giải quyết cho ly hôn.

    Trong đó:
    – Các hành vi sau được xem là bạo lực gia đình (theo khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình):
    • Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
    • Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
    • Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
    • Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
    • Cưỡng ép quan hệ tình dục;
    • Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
    • Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
    • Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
    • Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
    – Căn cứ vào Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP, hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, mục đích của hôn nhân không đạt được, đời sống chung không thể kéo dài được hiểu như sau:
    • Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng được hiểu là mặc dù đã được đã được bà con thân thích, cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần nhưng vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau; vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau về thể chất và tinh thần; vợ chồng không chung thuỷ với nhau;
    • Đời sống chung không thể kéo dài là việc duy trì tình trạng hôn nhân trầm trọng;
    • Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
    Như vậy, đơn yêu cầu ly hôn không nhất thiết phải có đủ chữ ký của vợ chồng. Trường hợp đơn phương ly hôn chỉ cần chữ ký của bên có yêu cầu ly hôn.
    Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết khác về vấn đề hôn nhân gia đình:
    Quan hệ hôn nhân chấm dứt khi nào?
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nguyenthanhha0334
    Đang tải...


  2. phuongthao8193

    phuongthao8193 Thành viên mới

    Tham gia:
    24/8/2020
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Cũng tùy bạn làm thủ tục ly hôn đơn phương hay thủ tục thuận tình nữa bạn nhé. Chồng bạn kí thì làm đơn giản hơn còn không thì vẫn giải quyết nhưng lâu hơn. Ai mà làm ly hôn có thể làm ở bên văn phòng luật này để được giải quyết nhanh https://luattuean.vn/
     

Chia sẻ trang này