Chia sẻ kiến thức dạy dỗ con - Dịch từ các bài báo nước ngoài

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi medshopvn, 26/4/2010.

Tags:
  1. thỏ mèo

    thỏ mèo Kh môn lệ phố-0979654585

    Tham gia:
    1/2/2013
    Bài viết:
    9,502
    Đã được thích:
    2,309
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Chia sẻ kiến thức dạy dỗ con - Dịch từ các bài báo nước ngoài

    hay quá bác ơi! cảm ơn bác nhé
     
    Đang tải...


  2. so_le_ro

    so_le_ro Thành viên mới

    Tham gia:
    9/2/2012
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Chia sẻ kiến thức dạy dỗ con - Dịch từ các bài báo nước ngoài

    Cám ơn bạn, đánh dấu đọc dần vậy, nhiều quá.
     
  3. caixanhhoa

    caixanhhoa Dau goi, Sap vuot toc nam

    Tham gia:
    30/1/2013
    Bài viết:
    22,320
    Đã được thích:
    3,190
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Chia sẻ kiến thức dạy dỗ con - Dịch từ các bài báo nước ngoài

    Kinh nghiệm hay quá, cám ơn chủ top đã chia sẻ.
     
  4. daybethongminh

    daybethongminh Banned

    Tham gia:
    3/6/2013
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Chia sẻ kiến thức dạy dỗ con - Dịch từ các bài báo nước ngoài

    Chào bạn.Bên mình đang có hội thảo chia sẻ phương pháp giáo dục sớm cho trẻ từ 0 - 6 tuổi tại Hà Nội. THỜI GIAN: Tại HN: - Tối thứ 4 ngày 5/6 vào lúc 18h - 19h30
    ĐỊA ĐIỂM: Tại HN: Tầng9 - tòa nhà Maple ngõ 11 Phố Duy Tân - Cầu Giấy - HN.
    Tất cả vé đều Free.Nếu bạn quan tâm về giáo dục sớm cho con mình thì đăng ký tham dự hội thảo trực tiếp qua số
    hotline: 01696.797.984 gặp Mr. Tuấn.Thank bạn đã đọc tin
     
  5. Sochusoc

    Sochusoc Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    19/5/2013
    Bài viết:
    361
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Chia sẻ kiến thức dạy dỗ con - Dịch từ các bài báo nước ngoài

    Các bài viết hay quá, mình đánh dấu để đọc dần.
     
  6. YURIMOON

    YURIMOON Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    9/7/2012
    Bài viết:
    8,519
    Đã được thích:
    2,244
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Chia sẻ kiến thức dạy dỗ con - Dịch từ các bài báo nước ngoài

    vào nghiên cứu những kiến thức bổ ích.....................
     
  7. medshopvn

    medshopvn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/3/2010
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    122
    Điểm thành tích:
    43
    Ðề: Chia sẻ kiến thức dạy dỗ con - Dịch từ các bài báo nước ngoài

    Dạy con bằng tình yêu thương, sự tôn trọng và sự kiên trì



    Tình cờ đọc được bài viết "Vì sao nhiều cha mẹ Việt hay đánh con?" và một số bài viết tương tự trên Vnexpress về việc đánh con, tôi cảm thấy bứt rứt không yên. Tôi rất ít khi viết bài trên các trang cộng đồng, tôi cũng không phải chuyên gia về giáo dục, tôi chỉ đơn giản là 1 người mẹ. Tôi sợ những bài viết trên được lan rộng, nghe lại có vẻ thuyết phục sẽ cổ súy cho việc đánh con. Tôi không muốn các cháu sẽ chịu sự thiệt thòi này.



    Tôi đã từng học tập và làm việc tại Úc, Đức và Mỹ. Và tôi rất tự hào và ngưỡng mộ cách giáo dục của họ. Không biết có ai đặt câu hỏi tại sao trẻ các nước phương Tây có ý thức, có trách nhiệm, tự trọng và tôn trọng người khác không? Các nước phương Tây không ủng hộ việc đánh con chứ đâu có nói cha mẹ không cần giáo dục con? Có rất nhiều cách giáo dục mà còn hiệu quả và nghiêm khắc hơn việc đánh con nhiều. Giáo dục con mà không đánh con mới khó, chứ đánh con thì quá là dễ và đánh con mà không thỏa đáng thì còn phản giáo dục. Đánh con chỉ thể hiện sự bất lực của bố mẹ.



    Ai nói các nước phương Tây các con luôn an toàn, không có sự cám dỗ, không tệ nạn. Các con có phòng riêng, có máy tính riêng, nếu thích thì chơi điện tử lúc nào thì chơi, lên mạng thoải mái, các trang web đen rất nhiểu. Với một cái click chuột thì hầu như cái gì cũng có thể mua được, ship về tận nhà. Nhiều trường trung học có mạng lưới "phân phối" chất kích thích đến tận tay học sinh.



    Tôi muốn đặt ra một trường hợp như sau phân tích về các cách xử lý: Con uống sữa không cẩn thận làm đổ cốc sữa xuống nhà. Các bạn sẽ làm gi?



    Cách 1: Nổi khùng lên, quát mắng, đánh cho con một trận và tự mình đi lau dọn nhà



    Cách 2: Bình tĩnh nói nhẹ nhàng với con "Con đánh đổ sữa ra nhà mất rồi, con dọn sạch đi con"



    Nghe qua thì các bạn thấy cảnh nào thường xảy ra hơn? Cách ứng xử nào khó làm hơn? Cách nào có phương pháp giáo dục tốt hơn? Câu trả lời sẽ đa dạng tùy vào quan điểm của từng người nhưng tôi xin phép phân tích theo cách của hầu hết các nhà giáo dục phương Tây nhé.



    Cách 1: Con thì bị đau, ấm ức, có thể mang tư tưởng chống đối, và nghĩ bạo lực là cách nên dùng để giải quyết vấn đề. Bố mẹ thì hả hê, vẫn mang cái mác vì thương con, giáo dục con trong khi thực ra là mình bất lực, chẳng biết làm gì ngoài lôi con ra trút giận. Cách 1 sẽ làm trẻ thấy mình tồi tệ, sao mình hậu đậu thế, chẳng làm việc gì ra hồn, bố mẹ đang rất buồn vì mình. Hoặc nghĩ thầm "Đổ sữa thể đã cáu loạn lên, mẹ đi mà lau đi". Cách này dạy trẻ không tôn trọng bản thân, không tôn trọng người khác, thiếu tinh thần trách nhiệm. Thiếu khả năng tự giải quyết vấn đề... Ngoài ra nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những tổn thương và tâm lý đối với trẻ sau này.



    Cách 2: Bố mẹ phải cố gắng giữ bình tĩnh để có phương pháp giáo dục hợp lý. Hiểu tâm tư, cái gì đằng sau hành động của con. Có lúc cần trao đổi với con với thái độ tôn trọng. Nếu muốn bạn cũng có thể nói thêm "Con đổ sữa làm mẹ rất bực mình, mẹ đang phải thở thật sâu để không quát lên, đổ như thế rất tốn tiền mua, con không có sữa uống và bẩn nhà. Bây giờ con đi lau đi"... Cách 2 dạy trẻ biết hậu quả tự nhiên của việc mình làm. Mình làm đổ thì mình không có sữa uống. Mình làm bẩn thì mình phải dọn. Con chưa khéo léo mà làm đổ, con không tập trung mà làm đổ, hay cá biệt vài trường hợp cố tình làm đổ xem phản ứng của mẹ như thế nào thì cũng có sao đâu. Mẹ vẫn rất yêu thương và tôn trọng mình. Ai chẳng mắc lỗi, mắc lỗi thì sửa lỗi thôi. Mình là người bình thường, mình có khả năng làm việc và biết sửa lỗi.



    Cách 2 liệu có nuông chiều và dễ dãi quá không? Nếu bạn không mắng con, nhưng bạn lại là người dọn dẹp giúp con thì con chẳng thấy hậu quả là gì cả. Lần sau cứ đổ đã có người dọn hộ.



    Bạn phải để con tự làm. Có thể con làm những lần đầu sẽ còn bôi bẩn thêm ra, sẽ còn mất thời gian chờ đợi rất nhiều. Nhưng bé sẽ học được nhiều điều từ việc làm đó. Nếu lần này và những lần sau vì sốt ruột mà bạn làm hộ con thì bạn đã mất đi một cơ hội giáo dục con và làm con thấy rằng "Nếu mình khóc lóc không chịu làm, hoặc làm rất dở, mẹ sẽ làm hộ mình". Hoặc hôm bạn bắt con làm, hôm không, trẻ sẽ không biết bố mẹ muốn gì, và thấy không làm cũng chẳng sao. Vì vậy bạn phải kiên trì, nhất quán trong cách dạy.



    Nếu bạn đã có lúc làm theo cách 1 và có lúc làm theo cách 2, bạn sẽ thấy cách nào khó làm hơn. Nhưng tôi cá với các bạn rằng, làm được cách 2 khó hơn nhiều. Có một tác giả của 1 quyển sách nói rằng tại sao bạn nổi điên với con mà không nổi điên với sếp. Khi sếp làm đổ sữa ra bàn của bạn, có khi bạn phải dọn dẹp cho sếp, bực lắm mà vẫn tươi cười: "Để đấy em lau cho ạ". Còn với con thì bạn làm ầm lên. Bởi vì bạn không tôn trọng con như người lớn, vì bạn coi con là một sinh linh nhỏ bé, bạn muốn làm gì thì làm, muốn đối xử thế nào bé cũng phải chịu. Cách 2 cần nhiều hơn sự bình tĩnh, kiên trì và tình yêu.



    Tôi cũng thỉnh thoảng đánh con vì tôi thấy bất lực không tìm ra phương pháp nào khác: Ví dụ bảo "Mẹ đã dặn con không được nghịch lửa khi không có sự giám sát của người lớn, làm thế rất nguy hiểm có thể cháy nhà mà con vẫn không nghe lời nên hôm nay nằm lên giường mẹ đánh 1 roi, lần sau vi phạm sẽ bị đánh 5 roi..." Nhưng có một điều chưa tệ lắm là tôi đánh con có mục đích và khi có suy nghĩ, khá bình tĩnh chứ không chỉ đánh vì bực bội. Tuy nhiên tôi cũng vẫn muốn tìm ra cách nào tốt hơn mà không cần dùng đến roi vọt.



    Nghĩ thêm tôi thấy con vẫn làm có thể vì con chưa thấy sự nguy hiểm của nó. Dùng phương pháp đợi hậu quả tự nhiên thì không được. Thế là một hôm tôi gọi các cháu lại, dạy các cháu các kiến thức cần thiết "Làm gì khi xảy ra hỏa hoạn?". Các cháu nghe và trả lời rất chăm chú. Một vài hôm sau vẫn hỏi mẹ thêm về việc đó. Có lúc đứa nhỏ gần 4 tuổi còn bảo tôi: "Con sợ ở nhà một mình mà nhà bị cháy lắm mẹ ạ". Tôi bảo con: "Con còn nhỏ, mẹ sẽ không để con ở nhà một mình, nhưng như thế con thấy là cháy rất sợ nên con không được tự tiện nghịch lửa nhé, lúc nào muốn thì phải hỏi mẹ, mẹ ngồi cạnh xem các con làm, các con mới được làm nhé" Bé dạ rất nghiêm túc và tôi nghĩ là bé hiểu rõ những điều tôi nói.



    Hồi bé tôi cũng bị đánh nhiều vì rất mải chơi, và đầu têu những trò chơi dại. Bố mẹ tôi cũng rất bình tĩnh bảo nằm lên giường đánh chứ không vì bực mình mà thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Tôi không trách bố mẹ tôi nhưng tôi không cho đó là phương pháp giáo dục tốt nhất. Và phương pháp giáo dục đó tôi nghĩ sẽ không giúp bố mẹ gần gũi và làm bạn được với con như phương pháp thứ 2.



    Tôi viết ra những chia sẻ này chỉ mong một số bố mẹ nhận ra đòn roi không phải là phương pháp tốt. Bạn có thể chưa thay đổi được trong hành động, nhưng trong suy nghĩ thôi cũng là một bước khởi đầu rất tốt. Nếu bố mẹ nào muốn đọc thêm hãy tham khảo một số sách tôi đã từng đọc qua và thấy rất hay. Tôi cũng chưa đọc được nhiều, có bố mẹ nào có sách hay xin giới thiệu tôi biết thêm nhé. Xin cám ơn đã dành thời gian đọc những dòng tâm sự này:



    Đây là một số sách tôi đọc và thấy hay tôi không có ý quảng cáo cho sách nào cả



    Sách dạy con:



    - Người mẹ tốt hơn người thầy tốt. Tác giả Doãn Kiến Lợi do NXB Quảng Văn



    - Nói sao cho trẻ chịu nghe, nghe sao cho trẻ chịu nói. Tác giả: Adele Faber, Elaine Mazlish. NXB Trí Thức



    - Setting limit for your strong will child (sách tiếng Anh, chưa có bản dịch tiếng Việt). Setting Limits with Your Strong-Willed Child : Eliminating Conflict by Establishing Clear, Firm, and Respectful Boundaries. Tác giả Robert J. MacKenzie Ed.D.



    Người viết: MedShop


    Trích đăng trên vnexpress: http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/doi-song/2013/03/dung-danh-con-khi-tre-lam-do-sua/
     
  8. phamhongnhung86

    phamhongnhung86 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    4/10/2011
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Chia sẻ kiến thức dạy dỗ con - Dịch từ các bài báo nước ngoài

    đánh dấu............................................
     
  9. bachduong7480

    bachduong7480 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    9/8/2011
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Chia sẻ kiến thức dạy dỗ con - Dịch từ các bài báo nước ngoài

    Cảm ơn chị nha. Bài viết rất hữu ích.
     
  10. hamaland_vietnam

    hamaland_vietnam Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    1/8/2012
    Bài viết:
    979
    Đã được thích:
    227
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Chia sẻ kiến thức dạy dỗ con - Dịch từ các bài báo nước ngoài

    Ôi cảm ơn chủ top đã đưa nhiều thông tin hữu ích cho mọi người
     
  11. meheomap

    meheomap Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    7/4/2009
    Bài viết:
    1,217
    Đã được thích:
    377
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Chia sẻ kiến thức dạy dỗ con - Dịch từ các bài báo nước ngoài

    Cho tớ đánh dấu nhé...............
     
  12. Nhoccuty

    Nhoccuty Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    9/12/2012
    Bài viết:
    8,445
    Đã được thích:
    1,368
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Chia sẻ kiến thức dạy dỗ con - Dịch từ các bài báo nước ngoài

    hôm nay tìm được một trang về dạy con. mình dù đã 3 con nhưng không phải lúc nào cũng dạy con đúng, vào để thấy cả mẹ và con đều cần cố gắng thêm mỗi ngày :)
     
  13. medshopvn

    medshopvn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/3/2010
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    122
    Điểm thành tích:
    43
    Ðề: Chia sẻ kiến thức dạy dỗ con - Dịch từ các bài báo nước ngoài

    Làm gì khi "trẻ ăn cắp"?

    Một người bạn gái thời cấp III của tôi gọi điện, giọng lạ lắm, không chỉ là hốt hoảng. Thảng thốt không muốn tin, bất lực và bối rối, thậm chí cảm thấy mình có lỗi vì đã để con mình thực hiện một hành vi như thế: “Con gái mình ăn cắp”!

    Bạn kể rằng biết một trăm phần trăm cháu lục túi lấy tiền trong ví mẹ, nhiều lần. Lần này thì nhiều nhất vì cháu lấy hết sạch toàn bộ tiền, không để lại đồng nào. Bạn còn kể, cách đây nửa năm cháu cũng hành động tương tự bị bắt gặp và bị bố đánh cho một trận không nương tay, mong con nhớ mà không phạm lỗi tày đình này nữa. Năm nay, cô bé đã 10 tuổi.

    Và bạn nhắc đi nhắc lại: “Con gái mình là đứa ăn cắp!”

    Stop! Hãy gượm đã, đừng vội phán xét!

    Đúng vậy, thưa các bậc phụ huynh. Xin đừng vội kết luận hay phán xét, đơn giản như một quan tòa để ngay lập tức gán cho con một “tội danh” kinh khủng liên quan đến phẩm giá, danh dự con người. Trước mặt trẻ, xin đừng dùng những từ như thế này dù lỗi của trẻ đối với bạn là khó tha thứ đến đâu. Những khái niệm như “nói dối”, “dối trá”, “lừa bố lừa mẹ, lừa cô lừa thày”, hay thậm chí là bất kỳ những từ có ý nghĩa tiêu cực dùng để nhận xét, phán xét một tính cách, một nhân phẩm, một khả năng về tư duy, trí tuệ… như hư, hỗn láo, ngu, dốt, nhút nhát quá, ngớ nga ngớ ngẩn, đơ đơ, hâm hâm… - XIN HOÀN TOÀN LOẠI KHỎI tập hợp từ vựng của bạn khi giao tiếp với trẻ hoặc nhận xét trẻ với một người thứ ba mà có mặt trẻ trong phòng hay gần đó.

    Ông bà mình vẫn có câu: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” – không biết các bậc phụ huynh thường áp dụng trong trường hợp nào của giao tiếp xã hội, còn cá nhân tôi cho rằng, điều này cần như một kỹ năng khi ta đối diện với một đứa trẻ.

    Vì sao vậy? Với trẻ em, từng từ người lớn nói ra là một lần trẻ có được sự đánh giá bản thân thông qua lăng kính người khác - người lớn gần gũi với trẻ nhất thì ấn tượng lưu lại của sự đánh giá này càng cao. Bạn đưa ra kết luận “Ăn cắp”, trẻ có thể có hai phản ứng tâm lý:

    1/ hoặc là sẽ hoảng sợ, hoang mang và sau đó, giống như hiệu ứng ám thị, sẽ dần mặc định mình có tính ăn cắp; sẽ rất khó để định hướng được hành vi của mình sau đó, khó sửa đổi;

    2/ hoặc là sẽ phản ứng dữ dội trong nội tâm, không tâm phục khẩu phục, cho rằng người lớn không công bằng, không hiểu mình và con đường tiếp cận trẻ gần như sẽ hoàn toàn đóng lại.

    Bố mẹ muốn gì?

    Đầu tiên hãy ngồi lại và suy nghĩ kỹ, mình muốn gì ở con và mình muốn gì trong trường hợp lựa chọn hình phạt đối với con lúc này? - Muốn con phải nhận thức được lỗi sai để không bao giờ lặp lại nữa? Muốn con trở thành một đứa trẻ đáng yêu và trung thực? Muốn phạt cho hả giận vì mình đã cố gắng vì nó thế mà nó vẫn không nghe ra? Muốn phạt vì nhà “không có cái giống ăn cắp” ấy, phạt vì cảm xúc danh dự của bố mẹ bị tổn thương?

    Tôi hoàn toàn tin chắc, bạn đã chọn câu nào trong số những sự “muốn” trên kia. Đây cũng chính là mục đích của việc giáo dục trẻ trong gia đình: Bố mẹ nào chẳng muốn hỗ trợ con nhận thức được lỗi và sửa chữa lỗi ấy, để con trở nên tốt đẹp, đáng yêu và trung thực hơn, để ra đời, con hiểu được những giá trị của cuộc sống. Trong trường hợp này, những giá trị mà chúng ta muốn con hiểu, là:

    - giá trị của đồng tiền, của sức lao động

    - danh dự, phẩm giá

    - sự trung thực

    Tìm nguyên nhân và cùng giải quyết

    Sau khi bố mẹ hiểu mình muốn gì rồi cũng là lúc bố mẹ cần tìm hiểu CON MUỐN GÌ? CON CÓ NHU CẦU GÌ? Tôi nhấn mạnh điều này vì trong nhiều trường hợp, tôi thấy bố mẹ chỉ nhìn thấy hiện tượng (con lấy tiền của mình) mà không thấy những điều đằng sau hành vi ấy: có thể nhu cầu của con chưa được đáp ứng; có thể con quá sợ bố mẹ mà không dám nói ra yêu cầu; có thể bố mẹ ít khi “chiều” nguyện vọng của con vì sợ con sẽ hư người đi; có thể do ảnh hưởng từ phía môi trường, bè bạn; hoặc rất nhiều nguyên nhân khác nữa…

    1. Nhu cầu của con: Nhiều lần, trong những tiết học Kỹ năng sống, tôi vẫn thường đề nghị các bạn nhỏ vẽ bản đồ tư duy về nhu cầu của mình vào thời điểm đó. Kết quả luôn là… rất nhiều nhu cầu! Và đó là điều rất bình thường. Nhưng để cho con biết cân đối nhu cầu của mình với khả năng tài chính của bố mẹ, cần phải hướng cho trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền. Sau khi học bài học về sức lao động của bố mẹ, về trách nhiệm của trẻ là một thành viên trong gia đình: chia sẻ mọi vấn đề, kể cả các vấn đề tiền bạc, các em đã tự tay xóa đi một vài nhu cầu, đưa chúng vào hàng “chưa cấp bách” – chúng ta đã tạo được sự đồng cảm từ phía các em.

    Có nhiều bố mẹ sai lầm khi luôn luôn không đáp ứng các nhu cầu chính đáng của trẻ như nhu cầu mua một đĩa nhạc (giải trí), mua quà sinh nhật cho bạn (tình cảm, tinh thần), mua bim bim, quà vặt mời bạn (nhu cầu chia sẻ với bạn bè)..vv.. Có một chị người quen của tôi thường tự hào khoe: kể cả tôi đang định mua cho cháu cái gì mà nó đòi… đúng cái đó là tôi ngay lập tức không mua nữa; tôi muốn nó biết là tôi thích mua cho nó thì mua chứ không phải cứ đòi là được! Ở trường hợp này, tôi cho rằng, mẹ có thể kết hợp khéo léo việc dạy con với việc con được thỏa mãn nhu cầu của mình bằng cách vẫn mua cho con và nói: “May quá, mẹ cũng đang định mua cho con món này – hóa ra mẹ đoán được trước cả ý thích của con, siêu không?”. Con vừa vui sướng mẹ lại tránh được “tiếng” là nuông con. Bởi suy cho cùng, tại sao lại không thể đôi khi đáp ứng những nhu cầu chính đáng của trẻ? Nếu lúc nào cũng từ chối, phủ nhận, phản đối… thì lâu dần trẻ sẽ có cái nhìn tiêu cực đối với bố mẹ khi va chạm đến đồng tiền. Và một ngày nào đó, để thỏa mãn nhu cầu của mình, rất có thể trẻ sẽ nghĩ đến việc “lấy tạm vài đồng” mà không nghĩ gì đến hậu quả.

    2. Bài học gia đình về giá trị đồng tiền: với bài học này, phải thực sự nhận thấy ranh giới giữa việc dạy con giá trị sức lao động với bố mẹ và việc kêu ca phàn nàn về sự tốn kém vất vả khi nuôi con. Đừng để cho bài học ngả về hướng thứ hai, bằng không sẽ phản tác dụng. Hãy coi con (nhất là những đứa trẻ đã học lớp 3, lớp 4 trở lên) là một thành viên bình đẳng trong gia đình. Cùng con bàn luận về việc tiền điện tăng, tiền xăng tăng, tiền ga tăng hay cùng vui mừng khi bố mẹ nhận được một món tiền nào đó hoặc được tăng lương. Đôi khi cần có những bài tập như: con cộng hộ mẹ tiền điện cả năm (đưa cho con hóa đơn để cộng) – chỉ là một động tác nhưng trẻ sẽ nhận thức vấn đề qua những con số; cùng con lập kế hoạch chi tiêu cho một sự kiện (Tết chẳng hạn) hoặc cho cả một mùa đông. Những con số ban đầu sẽ khiến con bạn hứng thú như một trò chơi, nhưng sau đó sẽ tác động đến ý thức của trẻ lúc nào không biết. Cũng có thể cho con mỗi tháng một khoản tiền nhất định, tặng con cái ví đẹp để đựng món tiền đó. Khi con muốn tiêu món tiền của mình, con đi cùng bố mẹ nhưng con mua gì tùy chọn. Khi tiêu tiền “của mình”, con sẽ chú ý hơn đến giá cả và sẽ có sự so sánh, cân nhắc cần thiết giữa nhu cầu và thực tế, giữa món đồ này với món đồ kia.

    Tóm lại, đừng răn dạy nhiều, hãy cùng chia sẻ.

    3. Bài học về sự đồng cảm, chia sẻ, tương tác: Nói đến chia sẻ, đồng cảm là nói đến sự tương tác. Phải luôn là hai chiều. Bố mẹ cần cho con cơ hội hiểu các vấn đề của mình, đồng thời cũng hãy cố gắng tìm hiểu các vấn đề đang khiến trẻ quan tâm, lo sợ, bối rối. Quay trở lại câu chuyện của người bạn tôi trên kia: sau, khi hai mẹ con ngồi nói chuyện, bạn phát hiện ra, con đã cần đến tiền như thế nào trong rất nhiều trường hợp mà e ngại không dám nói ra, và bố mẹ chưa bao giờ nghĩ đến việc cho con một khoản tiền nho nhỏ. Từ việc nhu cầu không được đáp ứng dẫn đến chuyện khó trao đổi với người thân về các vấn đề của mình, đồng thời cũng dần thờ ơ với những cảm xúc của bố mẹ (chẳng hạn, em không đặt câu hỏi: nếu mình lấy tiền thì mẹ sẽ thế nào? Tiền này lẽ ra mẹ dùng để làm gì..v..v..).

    4. Bài học về giá trị con người: Trong tất cả các bài học mà con cần học, có cả bài học lớn con cần học cùng bố mẹ - bài học về giá trị con người. Những điều gì làm nên giá trị con người? – Trung thực, đáng tin cậy, biết chia sẻ, ham lao động, có trách nhiệm..v.v… Và bất kể giá trị nào ta muốn con hướng tới, chúng ta cũng cần phải có lòng tin đối với con, tình yêu bất di bất dịch, cho dù con nhất thời có lỗi. Thể hiện được điều này, bạn đã cho con cơ hội sửa lỗi. Con người, nhất là con trẻ, luôn hướng đến điều thiện, điều đẹp, điều hay nếu bố mẹ giúp chúng tạo được niềm tin vào chính bản thân mình thông qua niềm tin của bố mẹ đặt vào mình: tin rằng, mình có thể làm được điều tốt và sửa được điều xấu, cho dù hôm nay mình có sai lầm đến thế nào đi chăng nữa. Bài học này còn có ích cho đứa trẻ khi nó đã trưởng thành, và cả suốt cuộc đời về sau. Ai có thể nói được mình chưa từng phạm lỗi? Nhưng nếu lỡ đã phạm lỗi, thậm chí làm những điều đáng sỉ nhục nhất, điều gì kéo con người trở lại lương thiện? – niềm tin vào giá trị của bản thân mình. Trong rất nhiều trường hợp, cách hành xử của những người xung quanh đã đẩy người có lỗi đi xa hơn trong con đường sai trái, đau buồn. Vì thế, xin các ông bà, bố mẹ hãy tin rằng, lỗi “lấy tiền của mẹ” hôm nay, con sẽ sửa được, chỉ cần được tin và được chia sẻ.

    Một điều cần nhấn mạnh nữa là, những đứa trẻ có lỗi thường rất nhạy cảm. Kể cả khi được tha lỗi, thời gian sau đó, nếu bố mẹ không tỏ ra hoàn toàn “quên” lỗi đã qua của con để cùng hướng về tương lai tốt đẹp hơn mà cứ hơi một tí là nhắc lại, răn đe, kể lể… vô hình trung sẽ để lại những tổn thương về tâm lý cho con, dù rất nhỏ. Nhưng nhỏ sẽ tích thành lớn, và việc này không phải là không góp phần đẩy xa đứa trẻ ra khỏi người thân của mình.

    5. Lại nói đến những khái niệm: để tránh đi đến việc từ một hành vi nào đó của trẻ đánh giá tiêu cực cả một nhân cách, chúng ta thử tìm cách nói khác, gọi tên sự việc, hành động một cách cụ thể, đúng mực chứ không … - nói theo cách nói hài hước- là “nâng cao quan điểm” để ra kết luận tiêu cực. Chẳn hạn: em bé đã “lấy tiền của mẹ”, đã “nói sai sự thật”, đã “chưa làm đúng thỏa thuận giữa hai mẹ con” thay vì đã “ăn cắp”, “nói dối, dối trá” hay là “hư, láo, không coi người lớn ra gì”.

    Nói thì dễ, làm mới khó. Đây cũng là kỹ năng cha mẹ cần… luyện tập song song với việc nuôi dạy con. Tôi tin rằng, có quyết tâm và thiện chí, chúng ta sẽ thành công!
    Bởi vì, chúng ta là một gia đình!

    Theo Thụy Anh- Đọc sách cùng con
     
  14. raumuong90

    raumuong90 In ảnh giá rẻ Hà Nội

    Tham gia:
    25/12/2015
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    cảm ơn bạn, bài viết rất có ích, cần phải giáo dục trẻ một cách tự nhiên thế này để tránh thiếu hiểu biết cho trẻ
     
  15. trinhtrinh1410

    trinhtrinh1410 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/7/2018
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    128
    Điểm thành tích:
    43
    https://tuthuoc24h.net/cha-me-@/day-con-@/10-tinh-huong-bo-me-can-trang-bi-ky-nang-cho-con-1668.html
    Đây là link về 10 tình huống bố mẹ cần trang bị kỹ năng cho con như là khi người lạ tiếp cận thì con phải làm gì? Nhà có hơi gas thì con nên làm gì? Nếu con bị lạc giữa đám đông thì con nên làm gì? Còn rất nhiều trường hợp khác nữa, vì bậc cha mẹ không phải trong mọi tình huống đều có thể ở bên con, dạy cho con cách ứng phó trong những tình huống nguy hiểm là cách tốt nhất để bảo vệ con trẻ
    Mình thấy hay qá nên share cho mn
    Mn có ai còn kinh nghiệm gì hay k chia sẻ cho minh với
     
  16. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,349
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    Khá hay ạ. cảm ơn bạn đã chia sẻ
     
  17. dangduong111181

    dangduong111181 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    14/11/2020
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Lưu ở đây mình sẽ nghiên cứu dần
     

Chia sẻ trang này