Ba Giai Đoạn Trẻ Hay Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Hoa.pharma, 19/10/2020.

  1. Hoa.pharma

    Hoa.pharma Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    18/7/2012
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Rối loạn tiêu hóa tuy không phải bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu rối loạn tiêu hóa xảy ra ở trẻ em và không có hướng xử trí thích hợp, kịp thời thì bệnh có thể để lại những hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Dưới đây là những thời điểm trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa nhất mà bất cứ ông bố bà mẹ nào có con nhỏ cũng cần “ghi nhớ”:

    1. Giai đoạn sơ sinh

    Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa là do các vòng cơ của hệ tiêu hóa co bóp không đồng đều khi chịu tác dụng của các tác nhân bên ngoài như thức ăn, thuốc, nước uống hay do sự vận động của trẻ. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch, nhất là hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh còn rất non nớt, chưa thể đủ sức để chống lại những tác nhân gây hại, vì vậy mà trẻ dễ mắc các bệnh về tiêu hóa, trong đó có triệu chứng rối loạn ở hệ tiêu hóa gây nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy, táo bón,…Tình trạng này kéo dài ở trẻ sơ sinh không chỉ làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến trẻ bị mất nước, nôn ói, chán ăn, bỏ bú, suy dinh dưỡng. Nghiêm trọng hơn, một số trẻ bị tiêu chảy kéo dài, mất nước nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

    2. Thời điểm trẻ ăn dặm hoặc thay đổi chế độ ăn

    Thời điểm trẻ bắt đầu ăn dặm (khoảng 6 tháng tuổi) và làm quen với các loại thức ăn mới lạ ngoài sữa. Chế độ dinh dưỡng mới này sẽ giúp trẻ có đủ chất và giúp hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của cơ thể. Tuy nhiên, chính sự thay đổi này dẫn đến tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài thường xuyên. Nguyên nhân là bởi sự thay đổi đột ngột chế độ ăn khiến hệ tiêu hóa vẫn còn non yếu của trẻ chưa kịp thích nghi, chưa bài tiết đủ men để tiêu hóa thức ăn, phải làm việc quá tải, khiến hệ vi sinh rất dễ bị mất cân bằng dẫn đến tình trạng phân sống và rối loạn tiêu hóa.

    - Cho trẻ ăn dặm quá sớm (dưới 6 tháng tuổi) cũng là lý do dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ mà rất nhiều gia đình mắc phải. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu, chưa thể tiêu hóa được các thực phẩm rắn hoặc lỏng ngoài sữa mẹ, từ đó gây khó tiêu và kèm theo một loạt các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác.

    - Chế độ ăn dặm giàu đạm cũng khiến trẻ dễ bị rối loạn hệ tiêu hóa vì đạm rất khó tiêu. Rất nhiều trường hợp trẻ 8 tháng bị rối loạn tiêu hóa với những triệu chứng như đầy bụng, đau bụng, biếng ăn.

    - Khẩu phần ăn quá nhiều cũng là sai lầm mà nhiều bà mẹ mắc phải. Suy nghĩ cho con ăn thật nhiều và nhiều chất để con chóng lớn và khỏe mạnh. Nhưng các mẹ đâu biết rằng, việc nạp một lượng thức ăn quá lớn, quá nhiều dinh dưỡng sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải không thể hấp thụ hết chất dinh dưỡng, dẫn đến đi ngoài ra phân sống làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đường ruột hiện tại và tương lai.

    - Đây cũng là giai đoạn khá nhạy cảm, hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn non nớt nên rất dễ bị mắc các bệnh lý về hệ hô hấp, tiêu hóa. Một số trường hợp trẻ buộc phải sử dụng kháng sinh mới có thể điều trị khỏi bệnh, kháng sinh đi vào cơ thể không chỉ tiêu diệt hại khuẩn mà còn triệt tiêu cả lợi khuẩn vì thế gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón.

    3. Giai đoạn trẻ đi lớp

    Chỉ cần chú ý quan sát một chút cha mẹ có thể thấy khi trẻ bắt đầu đi mẫu giáo, trẻ sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa hơn. Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở độ tuổi này là do:

    - Lý do thứ nhất là tâm lý sợ sệt, lo âu của các con khi xa bố mẹ, ông bà, hòa nhập vào một môi trường mới hoàn toàn xa lạ, khiến trẻ không thấy ngon miệng, dạ dày khó tiết dịch tiêu hóa nên con ăn vào dễ bị đầy bụng.

    - Lý do thứ hai là thực đơn, thức ăn, cách cho ăn ở trường khác với cách mà cha mẹ thường hay nấu ở nhà cho con ăn, nên con cũng chưa kịp làm quen với những món ăn mới này, dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ, đau bụng, táo bón,…

    - Lý do thứ 3 là khi sinh hoạt tập thể với các bạn, trẻ có thể bị lây nhiễm khuẩn, cùng với sức đề kháng của cơ thể trẻ kém hơn bình thường, thì trẻ sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa.

    Ngoài những thời điểm theo giai đoạn phát triển của trẻ thì thời điểm giao mùa cũng dễ gây ra các bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, đặc biệt là với trẻ nhỏ vì thời tiết thay đổi, sức đề kháng cơ thể suy giảm, môi trường ô nhiễm, vi khuẩn có thể xuất hiện ở thức ăn hoặc nước uống, sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây hại đến sức khỏe hệ tiêu hóa. Mùa hè được xem là thời điểm có nguy cơ cao hơn cả.

    Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa như thế nào?

    Điều đầu tiên cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa đó là giữ vệ sinh cho trẻ. Với những trẻ nhỏ hay có thói quen mút tay, ngậm đồ chơi,... sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa và gây rối loạn tiêu hóa. Bởi vậy cha mẹ cần vệ sinh tay chân sạch sẽ cho trẻ, đồng thời vệ sinh đồ chơi thường xuyên, hạn chế cho trẻ ngậm đồ chơi để tránh nhiễm khuẩn.

    Lưu ý thứ hai là chế độ ăn uống, cha mẹ cần lựa chọn thực phẩm tươi, dễ tiêu hóa, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chế biến hợp vệ sinh cho bé. Cha mẹ cũng không nên kiêng khem nhiều loại đồ ăn, bởi khi bị bệnh trẻ sẽ cần nhiều năng lượng hơn bình thường nên vẫn cần đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ.

    Khi trẻ có dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa nên bổ sung Men vi sinh để hỗ trwoj sức khỏe đường tiêu hóa cho bé.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hoa.pharma
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    các mẹ lưu ý thông tin này nhé
     
  3. Catback.vn

    Catback.vn Thành viên tập sự

    Tham gia:
    6/10/2020
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
  4. Solongnuong

    Solongnuong Thành viên tập sự

    Tham gia:
    27/7/2017
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Chế độ ăn dặm giàu đạm cũng khiến trẻ dễ bị rối loạn hệ tiêu hóa vì đạm rất khó tiêu. Rất nhiều trường hợp trẻ 8 tháng bị rối loạn tiêu hóa với những triệu chứng như đầy bụng, đau bụng, biếng ăn.
     

Chia sẻ trang này