Thông tin: Tổng Hợp Các Bệnh Mọi Người Nên Quan Tâm

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi MrThanhNhan, 25/11/2020.

  1. MrThanhNhan

    MrThanhNhan Người đam mê Nông nghiệp hữu cơ

    Tham gia:
    24/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Bệnh gout là gì? Nguyên nhân dẫn đến gout?

    Hiện nay bệnh gout đang ngày càng phổ biến. Tỉ lệ người mắc bệnh gout là khoảng 1/200 người trưởng thành. Bệnh gout gây đau nhức khớp, sưng tấy. Ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem bệnh gout là gì, và nguyên nhân dẫn đến gout trong bài viết sau.

    Bệnh gout là gì?

    Bệnh gout (gút) còn có tên gọi là thống phong. Bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric trong máu. Thường thì axit uric là vô hại. Chúng được hình thành trong cơ thể và sau đó được đào thảo qua nước tiểu và phân. Khi lượng axit uric trong máu được tích tụ đến nồng độ quá cao thì những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này sẽ tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng dẫn đến đau đớn cho bệnh nhân.

    Bệnh gout có đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát. Người bệnh sẽ thường xuyên bị đau đớn đột giữa đêm và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát. Thông thường nhất sẽ là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp khác ở chân. Ví dụ như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân. Thường thì sẽ ít gặp hơn ở các khớp tay. Cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng.

    Bệnh gout có gây nguy hiểm không?

    Mặc dù gout có thể làm cho người bệnh đau nhức, mất ngủ nhưng gout là bệnh lành tính. Và có thể khống chế bằng thuốc cũng như phòng ngừa đợt cấp bằng việc thay đổi chế độ ăn.

    Xét theo mức độ nghiêm trọng, bệnh gout được chia thành 3 giai đoạn:

    • Giai đoạn 1: mức axit uric trong máu đã tăng lên cao. Nhưng những triệu chứng của bệnh gout vẫn chưa xuất hiện. Thường thì người bệnh sẽ chỉ nhận thấy triệu chứng của bệnh gout sau khi bị sỏi thận.
    • Giai đoạn 2: nồng độ axit uric trong máu đã rất cao. Khi đó sẽ hình thành các tinh thể xuất hiện ở ngón chân (nốt tophi). Nốt tophi thường biểu hiện chậm, hàng chục năm sau cơn gout đầu tiên nhưng cũng có khi sớm hơn. Nhưng khi đã xuất hiện thì dễ tăng số lượng và khối lượng, có thể loét. Nốt tophi thường xuất hiện trên sụn vành tai rồi đến khuỷu tay, ngón chân cái, gót chân, mu bàn chân và gân gót.
    Ở trong giai đoạn này, người bệnh cảm thấy đau khớp nhưng cơn đau thường ngắn. Sau một thời gian, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khác của gout với cường độ và tần suất ngày càng gia tăng.

    • Giai đoạn 3: các triệu chứng của bệnh sẽ gia tăng và các tinh thể axit uric sẽ tấn công nhiều khớp.
        • Đa số người bị bệnh gout chỉ ở giai đoạn 1 hoặc 2, rất hiếm người có bệnh tiến triển đến giai đoạn 3 do các triệu chứng bệnh gout đã được điều trị đúng cách ở giai đoạn 2.

          Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout
    Bệnh gout có 2 nguyên nhân chính: Nguyên phát và thứ phát.


    Nguyên phát:

    95% các trường hợp xảy ra ở nam giới với độ tuổi thường gặp là 30-60 tuổi.

    Do chế độ ăn thực phẩm có chứa nhiều purin như: gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm… được xem là làm nặng thêm bệnh.

    Thứ phát

    Do các rối loạn về gen (nguyên nhân di truyền): hiếm gặp.

    Do tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải acid uric hoặc có thể là cả hai:
    • Suy thận và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận
    • Các bệnh về máu: bệnh bạch cầu cấp
    • Dùng thuốc lợi tiểu như furosemid, thiazid, acetazolamid, …
    • Sử dụng các thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính
          • Dùng thuốc kháng lao như ethambutol, pyrazinamid, …

     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi MrThanhNhan
    Đang tải...


  2. MrThanhNhan

    MrThanhNhan Người đam mê Nông nghiệp hữu cơ

    Tham gia:
    24/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Bệnh gout: Những triệu chứng và đối tượng có nguy cơ bị gout

    Bệnh gout hiện nay đang ngày càng nhiều người mắc bệnh. Chúng ta cần biết các
    nguyên nhân dẫn đến bệnh
    và phòng tránh. Hãy cùng tham khảo về triệu chứng của bệnh gout và những đối tượng có khả năng bị gout trong bài viết dưới đây.

    Triệu chứng của bệnh Gout
    Các triệu chứng bệnh gout thường đến đột ngột vào ban đêm. Có một số trường hợp, bệnh gout không có dấu hiệu ban đầu. Các biểu hiên của bệnh gout xuất hiện thường hơn khi người bệnh đã từng mắc gout cấp tính hoặc mãn tính.

    Một số triệu chứng chính của bệnh gout bao gồm:

    • Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy
    • Khớp đau nhiều hơn khi đụng vào
    • Khớp sưng đỏ
    • Vùng xung quanh khớp ấm lên
    Hầu hết các biểu hiện của bệnh gout thường sẽ kéo dài vài giờ trong 1-2 ngày. Tuy nhiên, những trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần.

    Người bị bệnh gout nên sử dụng thuốc điều trị và áp dụng các phương pháp điều trị gout. Nếu không các triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.

    • U cục tophi: bệnh này đặc trưng bởi sự tích tụ tinh thể dưới da. Thông thường, các khối này sẽ xuất hiện xung quanh ngón chân, đầu gối, ngón tay và tai. Nếu không được xử lý đúng cách thì u tophi sẽ ngày càng lớn hơn.
    • Tổn thương khớp: nếu người bệnh không dùng thuốc trị gout, khớp có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương xương và các khớp khác.
    • Sỏi thận: nếu không điều trị gout đúng cách, các tinh thể acid uric không chỉ tích tụ quanh khớp mà còn tích tụ trong thận gây ra sỏi thận.
    Đối tượng nguy cơ mắc bệnh Gout

    Tỷ lệ mắc bệnh gout là khoảng 1/200 người trưởng thành. Mọi người đều có khả năng bị mắc bệnh, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, nam giới từ 30–50 tuổi và phụ nữ trong giai đoạn sau mãn kinh thường mắc bệnh này nhiều hơn. Bệnh ít khi xảy ra ở người trẻ và trẻ em.

    Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:
    • Ăn quá nhiều đạm và hải sản
    • Tuổi tác và giới tính: bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nam giới và người lớn tuổi
    • Uống nhiều bia trong thời gian dài
    • Béo phì
    • Gia đình có người từng bị gout
    • Mới bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật
    • Tăng cân quá mức
    • Tăng huyết áp
    • Chức năng thận xảy ra bất t hường
    • Sử dụng một số loại thuốc có thể là nguyên nhân làm tích tụ axit uric trong cơ thể như: Aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc hóa trị liệu. Các loại thuốc có thể làm suy giảm hệ miễn dịch như cyclosporine
    • Từng mắc các bệnh như đái tháo đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, bệnh truyền nhiễm, tăng huyết áp
    • Mất nước
     
  3. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,337
    Đã được thích:
    924
    Điểm thành tích:
    773
    đúng là nên quan tâm tới sức khỏe của mình nhiều hơn nữa
     
  4. Phượng Lê 345

    Phượng Lê 345 Thành viên mới

    Tham gia:
    12/7/2017
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Bệnh gout có đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát.
     
  5. MrThanhNhan

    MrThanhNhan Người đam mê Nông nghiệp hữu cơ

    Tham gia:
    24/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Người bệnh sẽ thường xuyên bị đau đớn đột ngột giữa đêm và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát
     
  6. MrThanhNhan

    MrThanhNhan Người đam mê Nông nghiệp hữu cơ

    Tham gia:
    24/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH GOUT

    Các cách phòng ngừa bệnh Gout

    Hiện nay, bệnh Gout vẫn chưa có cách điều trị hoàn toàn. Các phương pháp chủ yếu nhất vẫn là giúp kiểm soát nồng độ axit uric trong máu. Một số cách giúp hạn chế cơn đau gout.

    1. Chế độ ăn uống hợp lý

    Hạn chế ăn thức ăn có chứa nhiều purin:

    Purin khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành acid uric. Không nên ăn thức ăn có chứa nhiều purin. Điều này giúp làm giảm lượng acid uric tích lũy thành tinh thể urat ở khớp và các cơ quan khác.

    Nên hạn chế những thực phẩm như phủ tạng động vật. Như gan, lòng, cật, tim, tiết. Thịt đỏ, thịt muối, phô mai, tôm, cua cũng là những nguồn thực phẩm giàu purin. Ngoài ra cần tránh một số thực vật có hàm lượng purin tương đối cao như đậu hạt các loại và nấm.

    Tránh rượu bia, chất kích thích:

    Hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá và chất kích thích. Vì chúng làm suy giảm chức năng gan thận. Từ đó dẫn tới mất cân bằng trong chuyển hóa acid uric của cơ thể.

    Uống nhiều nước mỗi ngày:

    Mỗi ngày nên uống tối thiểu 2l nước để tăng cường hoạt động của hệ bài tiết. Giúp thải độc tố ra ngoài cơ thể.

    Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi:

    Rau củ quả bổ sung nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết. Vừa giúp tăng cường miễn dịch và phòng ngừa nguy cơ bệnh gout.

    2. Duy trì cân năng hợp lý

    Béo phì là một nguyên nhân dẫn đến bệnh gout cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác. Do vậy nên duy trì cân nặng một cách hợp lý. Nên giảm cân nếu như bạn đang thừa cân sẽ giúp giảm lượng acid uric trong máu.

    Các nghiên cứu đã chỉ ra có sự liên quan mật thiết giữa lượng acid uric tỉ lệ thuận với mức độ béo và chỉ số cân nặng. Khi người thừa cân, béo phì giảm được trọng lượng cơ thể thì lượng acid uric trong máu cũng giảm. Từ đó nguy cơ mắc bệnh gout cũng ít đi.

    Giảm cân đối với những người béo phì là một mục tiêu quan trọng. Vừa giúp có một cơ thể khỏe mạnh, còn giúp phòng tránh bệnh gout và nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên, không nên ăn kiêng quá nghiêm ngặt gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

    3. Tham gia các hoạt động thể dục thể thao

    Tập thể dục, chơi thể thao thường xuyên để tăng độ dẻo dai của xương khớp và cải thiện sức khỏe. Lưu ý nên tập luyện hợp lý, không nên quá sức có thể gây chấn thương cơ xương khớp. Nên vận động thường xuyên, vừa sức với tình hình sức khỏe và bệnh lý đang mắc phải.

    4. Không ăn quá mặn

    Vì trong muối chứa ion natri sẽ khiến axit uric dễ tích tụ hơn. Vì vậy việc hấp thụ gout liên quan đến nguy cơ mắc bệnh gout và khiến bệnh gout nặng hơn. Nếu người bệnh gout cũng bị cao huyết áp thì càng nên kiểm soát việc ăn muối. Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 2-5g muối.

    5. Sử dụng đông trùng hạ thảo

    Người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng
    đông trùng hạ thảo như một thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh. Đông trùng hạ thảo giúp kích thích sự lưu thông máu trong cơ thể một cách tự nhiên. Giúp người bệnh Gout chặn đứng được căn nguyên gây ra các các biến chứng với xương khớp hay gặp. Hoạt chất condycep trong đông trùng hạ thảo có khả năng làm giãn nở các mạch máu lớn giúp cải thiện độ bền của thành mạch. Nhờ đó giúp hạn chế hiện tượng co mạch máu quá mức. Chính là nguyên nhân gây tắc nghẽn, đau cơ và ứ huyết gây sưng, viêm. Ngoài ra đông trùng hạ thảo cũng bổ sung nguồn dưỡng chất hoàn hảo giúp bồi bổ sức khỏe tăng cường sức đề kháng, thanh lọc máu một thực phẩm mà người bị Gout nên dùng.
     
  7. ChuyenTinh.Vn Store

    ChuyenTinh.Vn Store Cho đi nhiều hơn là nhận lại

    Tham gia:
    26/8/2020
    Bài viết:
    723
    Đã được thích:
    85
    Điểm thành tích:
    28
    bệnh này không nguy hiểm nhưng gây ra sự giảm sút chất lượng sống của mọi người.
     
  8. MrThanhNhan

    MrThanhNhan Người đam mê Nông nghiệp hữu cơ

    Tham gia:
    24/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường type 2

    [​IMG]


    Bệnh tiểu đường typ2 là một trong những bệnh không lây nhiễm đang gia tăng tại Việt Nam. Việt Nam hiện đang có tới hơn 3,5 triệu người đang chung sống với bệnh đái tháo đường. Trong đó, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 2. Hãy cùng tìm hiểu về các dấu hiệu của bệnh tiểu đường type 2 trong bài viết dưới đây.

    1. Bệnh tiểu đường type 2 là gì ?

    Bệnh đái tháo đường (hay gọi là tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất. Đặc điểm là tăng glucose trong máu do khiếm khuyết và tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Khi tăng glucoso mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa về carbohydrate, protide, lipide. Điều đó gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau. Đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

    2. Dấu hiệu của bệnh tiểu đường type 2

    Bệnh tiểu đường type 2 diễn biến rất âm thầm thậm chí không có dấu hiệu gì. Không có các triệu chứng rầm rộ như tiểu đường typ1. Bạn có thể được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường vì bạn đi khám bác sĩ vì bệnh khác. Vô tình xét nghiệm glucose trong máu hoặc phát hiện bệnh vì có các biến chứng khác như vết thương nhiễm trùng khó liền. Nhìn chung người bệnh có thể không bao giờ cảm nhận được các dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Bệnh đái tháo đường có thể phát triển trong nhiều năm và các dấu hiệu cảnh báo có thể rất khó chẩn đoán. Một số dấu hiệu như:

    Nhiễm trùng nấm men: Cả đàn ông và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường đều có thể mắc phải những thứ này. Nấm men ăn glucose, vì vậy có nhiều xung quanh làm cho nó phát triển mạnh. Nhiễm trùng có thể phát triển ở bất kỳ nếp gấp ấm và ẩm của da, bao gồm: giữa ngón tay và ngón chân, dưới ngực, trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục

    Vết loét hoặc vết cắt chậm lành: Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu của bạn. Gây tổn thương thần kinh khiến cơ thể bạn khó chữa lành vết thương. Đau hoặc tê ở chân hoặc chân của bạn. Đây là một kết quả khác của tổn thương thần kinh.

    3. Những đối tượng có nguy cơ dễ mắc đái tháo đường type 2

    Những đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc tiểu đường typ2 cao hơn bình thường
    • Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường
    • Tiền sử đái tháo đường thai kỳ
    • Tuổi cao
    • Dân tộc
    • Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh
    • Chế độ dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thai
    • Ít hoạt động thể chất
    • Thừa cân, béo phì
    • Tăng huyết áp
    • Rối loạn lipid máu
      • Rối loạn dung nạp glucose: Tình trạng đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa phải là bệnh tiểu đường typ 2


     
  9. ChuyenTinh.Vn Store

    ChuyenTinh.Vn Store Cho đi nhiều hơn là nhận lại

    Tham gia:
    26/8/2020
    Bài viết:
    723
    Đã được thích:
    85
    Điểm thành tích:
    28
    toàn là bệnh nguy hiểm, mình phải cẩn thận mới được
     
  10. MrThanhNhan

    MrThanhNhan Người đam mê Nông nghiệp hữu cơ

    Tham gia:
    24/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Tiểu đường tuýp 1: Biến chứng, chẩn đoán và điều trị

    [​IMG]


    Hiện nay tiểu đường tuýp 1 đang rất phổ biến và có nhiều dấu hiệu nhận biết. Chúng ta cần hiểu rõ về các nguy hiển khi biến chứng và cách chuẩn đoán tiểu đường tuýp 1. Từ đó có thể áp dụng các phương pháp điều trị hợp lý.

    1. Các loại biến chứng
    1.1 Biến chứng cấp tính
    Hôn mê bị nhiễm toan ceton: cơ thể cảm thấy yếu, mệt mỏi, khát nước, khô da, chuột rút, mạch nhanh, tụt huyết áp (dấu hiệu mất nước). Rối loạn ý thức (lơ mơ, ngủ gà, hôn mê), buồn nôn, thở nhanh, hơi thở mùi táo thối. Biến chứng này cần phải điều trị cấp cứu.

    1.2 Biến chứng mạn tính
    • Nhìn mờ (do biến chứng võng mạc, đục thủy tinh thể)
    • Đau ngực thường không điển hình (biến chứng mạch vành)
    • Tê bì dị cảm ở bàn chân (biến chứng thần kinh)
    • Loét, nhiễm trùng bàn chân
    • Đầy bụng, chậm tiêu, nuốt khó (biến chứng thần kinh tự động gây liệt dạ dày, thực quản)
    2. Đối tượng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 1
    • Gia đình có người bị tiểu đường: gia đình có bố hoặc mẹ mắc tiểu đường tuýp 1 thì con cái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
    • Các yếu tố môi trường: nhiễm với virus như Coxsackie, Rubella có thể khởi phát tình trạng phá hủy tế bào beta đảo tụy
    • Địa điểm sinh sống: người ta nhận thấy ở một số quốc gia như Phần Lan, Thụy Điển có tỉ lệ mắc tiểu đường tuýp 1 cao hơn
    3. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Tiểu đường tuýp 1
    Bệnh đái tháo đường có thể xảy ra bất cứ ai và đối với cả bệnh tiểu đường typ1 và typ2. Bạn có thể gặp một hoặc nhiều dấu hiệu báo hiệu liên quan đến bệnh tiểu đường. Nếu nghi ngờ, hãy đến các cơ sở y tế hay bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

    Chẩn đoán tiểu đường nói chung (theo hiệp hội đái tháo đường Mỹ):

    • Đường huyết bất kì >11,1 mmol/l, kèm các triệu chứng của tăng đường huyết (ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều)
    • Đường huyết lúc đói (nhịn ăn >8-14h) >7 mmol trong 2 buổi sáng khác nhau
    • Đường huyết 2 giờ sau khi uống 75g glucose >11,1 mmol/l (nghiệm pháp tăng đường huyết)
    • HbA1C (định lượng bằng phương pháp sắc kí lỏng) >6,5%
    Ngoài ra:

    • Nghĩ đến tiểu đường tuýp 1 khi: tuổi khởi phát :h:0, triệu chứng rầm rộ, tiền sử gia đình có người bị bệnh, mắc bệnh tự miễn khác. Xét nghiệm có kháng thể kháng đảo tụy, định lượng insulin máu thấp hoặc bằng 0.
    • Các xét nghiệm khác: Cholesterol, HDL-C, LDL-C, Triglycerid, tổng phân tích nước tiểu tìm protein niệu, xét nghiệm nước tiểu 24h
    • Soi đáy mắt: tìm các tổn thương võng mạc
    • Điện tâm đồ: tìm các dấu hiệu của bệnh mạch vành
    4. Các biện pháp điều trị bệnh Tiểu đường tuýp 1
    • Có chế độ ăn phù hợp: đủ chất đạm, chất béo, đường, vitamin, muối khoáng và nước với mức hợp lý
    • Tập thể dục: 30 phút mỗi ngày, mỗi tuần 5 ngày
    • Kiểm soát đường huyết: đối với tuýp 1 thì kiểm soát bằng insulin ngoại sinh là chủ yếu. Dùng theo phác đồ, tuân thủ giờ tiêm và liều lượng tránh bị tụt đường huyết. Các loại insulin gồm có: insulin thường (tác dụng rất nhanh và nhanh, insulin Lispro, Actrapid..), insulin bán chậm (NPH, Lente..), insulin chậm (ultralente..), insulin hỗn hợp (Mixtard..), insulin nền (Lantus)
      • Kiểm soát huyết áp: ưu tiên ức chế men chuyển/ức chế thụ thể khi có biến chứng thận (captopril, ibesartan, losartan..)
     
  11. MrThanhNhan

    MrThanhNhan Người đam mê Nông nghiệp hữu cơ

    Tham gia:
    24/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường type 2

    [​IMG]


    Bệnh đái tháo đường type 2 diễn biến rất âm thầm thậm chí không có
    dấu hiệu gì. Không có các triệu chứng rầm rộ như đái tháo đường type1. Vì vậy nhiều khi bạn phát hiện ra bệnh tiểu đường thì đã bị biến chứng. Hãy tìm hiểu về các biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường type 2 trong bài viết dưới đây.

    Những biến chứng nguy hiểm thường gặp của bệnh đái tháo đường type 2
    Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài. Gây ra những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide. Tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim, mạch máu, thận, mắt, thần kinh và răng. Các biến chức nguy hiểm của đái tháo đường type 2 bao gồm:

    Biến chứng về tim mạch

    Tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người đái tháo đường. Do ảnh hưởng tăng đường huyết có thể gây ra các bệnh lý về động mạch vành (dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ. Huyết áp, cholesterol, glucose trong máu đều cao và các yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.

    Biến chứng về thận

    Tiểu đường gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận. Từ đó dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Những người mắc tiểu đường thường bị bệnh thận hơn so với người bình thường. Việc duy trì mức glucose trong máu và huyết áp bình thường làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.

    Bệnh thần kinh ngoại vi

    Tiểu đường type 2 có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Điều này dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương và nhiều chức năng khác.

    Trong các nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân. Do cấu tạo giải phẫu thần kinh mạch máu và tư thế của con người khác biệt hơn các cơ quan khác. Tổn thương thần kinh ở vùng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên. Và có thể dẫn đến đau, ngứa và mất cảm giác. Mất cảm giác là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Vì nó khiến bạn mất chú ý tới các chấn thương. Nghiêm trọng hơn sẽ bị nhiễm trùng nặng có thể phải cắt cụt chi. Điều đáng ngại là người tiểu đường có nguy cơ cắt cụt chi cao gấp 25 lần so với người bình thường.

    Bệnh võng mạc mắt

    Hầu hết những người mắc đái tháo đường sẽ mắc một số loại bệnh về mắt làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp tăng và cholesterol cao chính là nguyên nhân gây ra bệnh lý võng mạc. Tình trạng này có thể được kiểm soát qua kiểm tra mắt thường xuyên. Cần giữ ổn định mức glucose máu và huyết áp gần hoặc bình thường.

    Các biến chứng trong thời kỳ mang thai

    Glucose cao trong thai kỳ có thể dẫn đến thai nhi bị quá cân. Điều này dễ dẫn đến các tai biến khi sinh nở, chấn thương cho trẻ và mẹ. Nguy cơ hạ đường huyết đột ngột ở trẻ sau sinh. Trẻ bị phơi nhiễm glucose máu cao trong suốt thai kỳ có nguy cơ cao bị tiểu đường trong tương lai hơn các trẻ khác.

     
  12. stormman188

    stormman188 Luyện viết chữ đẹp Hà Nội

    Tham gia:
    31/8/2011
    Bài viết:
    1,034
    Đã được thích:
    187
    Điểm thành tích:
    103
    bệnh gì cũng từ miệng ăn mà ra hết , anh chị em nên ăn uống điều độ , giữ sức khỏe
     
  13. MrThanhNhan

    MrThanhNhan Người đam mê Nông nghiệp hữu cơ

    Tham gia:
    24/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Đúng là chế độ ăn uống rất quan trọng. Có chế độ ăn phù hợp khỏe mạnh sẽ hạn chế bệnh tật rất nhiều. Nhưng nhiều khi bị bệnh còn do các yếu tố khách quan khác như môi trường bên ngoài, rồi chất lượng thực phẩm, v.v
     
  14. BruderGmbH

    BruderGmbH Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/12/2018
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    28
    chia sẻ rất hữu ích. tks.
     
  15. MrThanhNhan

    MrThanhNhan Người đam mê Nông nghiệp hữu cơ

    Tham gia:
    24/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường typ1

    [​IMG]

    Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) đang có xu hướng trẻ hóa và có những diễn biến phức tạp. Khi cảm thấy đói và mệt hơn, khát nước, ngứa da, sút cân nhiều, thị lực giảm,… Người trẻ cần chủ động đến kiểm tra ở các cơ sở y tế. Vì đó có thể là những dấu hiệu của bệnh tiểu đường typ1.

    1. Bệnh tiểu đường là gì?
    Bệnh đái tháo đường (hay gọi là tiểu đường) là một tình trạng bệnh lý do rối loại chuyển hóa không đồng nhất. Có đặc điểm là tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Thường nguyên nhân sẽ là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định. Nếu bị đái tháo đường nhưng bạn kiểm soát được lượng đường trong máu và thường xuyên theo dõi tốt. Thì chắc chắn lượng đường nằm trong mức an toàn.

    Dựa và mỗi đặc điểm và diễn biến khác nhau của bệnh mà chia ra có các loại đái tháo đường:

    • Đái tháo đường typ1
    • Đái tháo đường typ2
    • Đái tháo đường thứ phát
    • Đái tháo đường thai kỳ
    2. Dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường typ1
    Hầu hết các triệu chứng ban đầu của bệnh đái tháo đường là mức glucose trong máu cao hơn bình thường. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường có thể từ rất nhẹ thậm chí có khi không có triệu chứng gì. Có một số người không phát hiện ra họ bị bệnh nặng. Hoặc đến khi có nhiều biến chứng thì mới phát hiện ra.

    2.1 Triệu chứng của đái tháo đường typ1
    Bệnh có diễn biến rất nhanh. Các triệu chứng thường xảy ra nhanh chóng trong vài ngày hoặc vài tuần. Một số triệu chứng điển hình.

    • Đói và mệt: Cơ thể bạn chuyển đổi thức ăn thành glucose mà tế bào của bạn sử dụng để lấy năng lượng. Nhưng các tế bào của bạn lại cần insulin để hấp thụ glucose. Nếu như cơ thể bạn không tạo ra đủ hoặc bất kỳ loại insulin nào. Hoặc nếu các tế bào của bạn kháng lại insulin mà cơ thể tạo ra, glucose không thể xâm nhập vào chúng dẫn đến bạn không có năng lượng. Điều này làm bạn cảm thấy đói và mệt mỏi hơn bình thường.
    • Đi tiểu thường xuyên hơn và khát hơn: Một người bình thường thường phải đi tiểu từ bốn đến bảy lần trong 24 giờ. Nhưng những người mắc bệnh đái tháo đường có thể đi nhiều hơn bình thường rất nhiều lần. Tại sao lại vậy ? Bình thường cơ thể bạn tái hấp thu glucose khi nó đi qua thận của bạn. Nhưng khi bệnh tiểu đường đẩy lượng đường trong máu của bạn lên cao. Thận của bạn có thể không thể đưa tất cả trở lại. Điều này khiến cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu và phải mất nước. Dẫn đến bạn sẽ phải đi tiểu thường xuyên hơn. Bởi vì bạn đi tiểu rất nhiều, bạn có thể rất khát. Khi bạn uống nhiều hơn, bạn cũng sẽ đi tiểu nhiều hơn.
    • Khô miệng, khát nước nhiều và ngứa da: Bởi vì cơ thể bạn đang sử dụng chất lỏng để đi tiểu. Nên độ ẩm cho những thứ khác sẽ ít hơn. Bạn có thể bị mất nước, và miệng của bạn có thể cảm thấy khô. Da khô có thể làm bạn ngứa.
    • Sút cân nhiều: Mặc dù bệnh nhân ăn nhiều nhưng lại bị giảm cân rất nhiều.
      • Thị lực giảm: Thay đổi mức chất lỏng trong cơ thể bạn có thể làm cho tròng kính trong mắt bạn sưng lên. Khiến cho mắt mờ và thị lực giảm.
     
  16. MrThanhNhan

    MrThanhNhan Người đam mê Nông nghiệp hữu cơ

    Tham gia:
    24/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH GOUT

    [​IMG]


    Gout là một bệnh do rối loạn chuyển hóa thường gặp. Nguyên nhân là do tăng nồng độ acid uric trong máu làm tổn thương đến các cơ quan khác nhau của cơ thể. Thường gặp nhất là ở khớp. Hiện nay bệnh gout đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Gout gây nhiều tác động xấu đến cuộc sống của người mắc phải. Vì vậy hãy cùng tham khảo các cách phòng ngừa bệnh Gout.

    Các cách phòng ngừa bệnh Gout
    Hiện nay, bệnh Gout vẫn chưa có cách điều trị hoàn toàn. Các phương pháp chủ yếu nhất vẫn là giúp kiểm soát nồng độ axit uric trong máu. Một số cách giúp hạn chế cơn đau gout.

    1. Chế độ ăn uống hợp lý
    Hạn chế ăn thức ăn có chứa nhiều purin:

    Purin khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành acid uric. Không nên ăn thức ăn có chứa nhiều purin. Điều này giúp làm giảm lượng acid uric tích lũy thành tinh thể urat ở khớp và các cơ quan khác.

    Nên hạn chế những thực phẩm như phủ tạng động vật. Như gan, lòng, cật, tim, tiết. Thịt đỏ, thịt muối, phô mai, tôm, cua cũng là những nguồn thực phẩm giàu purin. Ngoài ra cần tránh một số thực vật có hàm lượng purin tương đối cao như đậu hạt các loại và nấm.

    Tránh rượu bia, chất kích thích:

    Hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá và chất kích thích. Vì chúng làm suy giảm chức năng gan thận. Từ đó dẫn tới mất cân bằng trong chuyển hóa acid uric của cơ thể.

    Uống nhiều nước mỗi ngày:

    Mỗi ngày nên uống tối thiểu 2l nước để tăng cường hoạt động của hệ bài tiết. Giúp thải độc tố ra ngoài cơ thể.

    Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi:

    Rau củ quả bổ sung nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết. Vừa giúp tăng cường miễn dịch và phòng ngừa nguy cơ bệnh gout.

    2. Duy trì cân năng hợp lý
    Béo phì là một nguyên nhân dẫn đến bệnh gout cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác. Do vậy nên duy trì cân nặng một cách hợp lý. Nên giảm cân nếu như bạn đang thừa cân sẽ giúp giảm lượng acid uric trong máu.

    Các nghiên cứu đã chỉ ra có sự liên quan mật thiết giữa lượng acid uric tỉ lệ thuận với mức độ béo và chỉ số cân nặng. Khi người thừa cân, béo phì giảm được trọng lượng cơ thể thì lượng acid uric trong máu cũng giảm. Từ đó nguy cơ mắc bệnh gout cũng ít đi.

    Giảm cân đối với những người béo phì là một mục tiêu quan trọng. Vừa giúp có một cơ thể khỏe mạnh, còn giúp phòng tránh bệnh gout và nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên, không nên ăn kiêng quá nghiêm ngặt gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

    3. Tham gia các hoạt động thể dục thể thao
    Tập thể dục, chơi thể thao thường xuyên để tăng độ dẻo dai của xương khớp và cải thiện sức khỏe. Lưu ý nên tập luyện hợp lý, không nên quá sức có thể gây chấn thương cơ xương khớp. Nên vận động thường xuyên, vừa sức với tình hình sức khỏe và bệnh lý đang mắc phải.

    4. Không ăn quá mặn
    Vì trong muối chứa ion natri sẽ khiến axit uric dễ tích tụ hơn. Vì vậy việc hấp thụ gout liên quan đến nguy cơ mắc bệnh gout và khiến bệnh gout nặng hơn. Nếu người bệnh gout cũng bị cao huyết áp thì càng nên kiểm soát việc ăn muối. Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 2-5g muối.

    5. Sử dụng đông trùng hạ thảo
    Người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng đông trùng hạ thảo như một thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh. Đông trùng hạ thảo giúp kích thích sự lưu thông máu trong cơ thể một cách tự nhiên. Giúp người bệnh Gout chặn đứng được căn nguyên gây ra các các biến chứng với xương khớp hay gặp. Hoạt chất condycep trong đông trùng hạ thảo có khả năng làm giãn nở các mạch máu lớn giúp cải thiện độ bền của thành mạch. Nhờ đó giúp hạn chế hiện tượng co mạch máu quá mức. Chính là nguyên nhân gây tắc nghẽn, đau cơ và ứ huyết gây sưng, viêm. Ngoài ra đông trùng hạ thảo cũng bổ sung nguồn dưỡng chất hoàn hảo giúp bồi bổ sức khỏe tăng cường sức đề kháng, thanh lọc máu một thực phẩm mà người bị Gout nên dùng.
     
  17. MrThanhNhan

    MrThanhNhan Người đam mê Nông nghiệp hữu cơ

    Tham gia:
    24/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Các cách giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2

    [​IMG]


    Khác với
    đái tháo đường type 1 thì không thể dự phòng được. Nhưng khi chúng ta thay đổi lối sống và sinh hoạt với chế độ phù hợp có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc đái tháo đường type 2. Bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu của bệnh đái tháo đường type 2 trong cuộc sống thường ngày. Để phòng tránh đái tháo đường type 2 bạn nên thay đổi lối sống đặc biệt là chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp.

    Chế độ ăn uống phù hợp
    Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới đã tổng hợp và đưa ra các khuyến nghị về chế độ ăn uống lành mạnh phòng ngừa mắc tiểu đường:

    • Chọn nước, cà phê hoặc trà thay vì chọn nước ép trái cây có đường, ngọt, nước ngọt hoặc đồ uống có đường khác.
    • Mỗi ngày ăn ít nhất 3 suất rau.
    • Ăn tối đa 3 suất trái cây tươi mỗi ngày.
    • Chọn một miếng trái cây tươi. Hoặc sữa chua không đường cho bữa ăn nhẹ.
    • Hạn chế đồ uống có cồn.
    • Chọn thịt nạc trắng, thịt gia cầm hoặc hải sản. Thay vì thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn.
    • Chọn bơ đậu phộng thay vì chọn sô cô la hoặc mứt.
    • Chọn bánh mì, gạo hoặc mỳ ống nguyên cám thay vì bánh mì trắng, gạo hoặc mì ống.
    • Chọn chất béo không no (dầu ô liu, dầu canola, dầu ngô, hoặc dầu hướng dương) thay vì chất béo bão hòa ( bơ, chất béo động vật dầu dừa hoặc dầu cọ)
    Luyện tập thể dục
    • Cần kiểm tra biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh, biến dạng chân trước khi luyện tập. Không luyện tập gắng sức khi glucose huyết tương > 250-270mg/dL và ceton niệu dương tính
    • Đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần ( 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực 2-3 lần ( nâng tạ,..)
    • Người già, người đau khớp có thể chia tập nhiều lần trong ngày. Người trẻ nên tập khoảng 60 phút mỗi ngày, tập kháng lực ít nhất 3 lần mỗi tuần.
    Mặc dù đái tháo đường type 2 không phải là một bệnh lây nhiễm, nhưng đang gia tăng với số lượng rất lớn ở Việt Nam. Đó là do lối sống gắn liền với đô thị hóa, và những thiếu sót về thông tin của người dân. Qua bài viết hi vọng độc giả có thêm hiểu biết về đái tháo đường type 2, từ đó thay đổi lối sống để giảm nguy cơ mắc bệnh đái thảo đường type 2.

     
  18. MrThanhNhan

    MrThanhNhan Người đam mê Nông nghiệp hữu cơ

    Tham gia:
    24/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Chế độ ăn uống hợp lý cho người đái tháo đường

    Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể giúp những người bệnh đái tháo đường (tiểu đường) kiểm soát tình trạng của họ. Từ đó giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến sức khỏe. Chế độ ăn uống tốt cũng giúp người bệnh cảm thấy khoẻ mạnh hơn mỗi ngày.

    Bị chẩn đoán bệnh đái tháo đường không có nghĩa là bạn phải từ bỏ đi các món ăn yêu thích của mình. Nhưng cần hạn chế lại khẩu phần ăn và tần suất các món làm tăng cao lượng đường trong máu.

    Bài viết này sẽ cung cấp một số lời khuyên về các lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh cho người đái tháo đường.

    1. Carbohydrates – Carbs xấu và Carbs tốt
    Carbs là một thành phần cơ bản trong thức ăn mà cơ thể con người sử dụng để tạo ra năng lượng. Nhưng một người mắc bệnh đái tháo đường nên cẩn thận khi chọn loại carbs nào để ăn uống. Và làm thế nào để phân bố đều chúng trong suốt cả ngày.

    Cơ thể hấp thu carbs và chuyển hóa chúng thành glucose một cách nhanh chóng. Điều này làm tăng glucose máu nhanh và khiến người bệnh cảm thấy đói trở lại ngay sau đó. Cơ thể không hấp thu tất cả các carbs từ ngũ cốc nguyên hạt. Những chất mà nó hấp thu sẽ đi vào máu chậm hơn so với carbs chế biến. Vì vậy, chúng ít có khả năng gây tăng đột biến glucose máu và người bệnh sẽ cảm thấy no lâu hơn. Chất xơ là một loại carb tốt cho sức khỏe mà mọi người nên ăn mỗi ngày. Những người mắc bệnh đái tháo đường nên hạn chế lượng đường mà họ tiêu thụ. Đặc biệt chú ý cẩn thận khi ăn tinh bột.

    1.1 Carbs xấu cần tránh sử dụng
    Điển hình là đường. Đường bổ sung và ngũ cốc đã qua tinh chế, xử lí. Đường, ngũ cốc tinh chế, tinh bột nhanh chóng cung cấp năng lượng cho cơ thể dưới dạng glucose. Lượng năng lượng dư thừa này sẽ tích lũy dẫn tới tiền đái tháo đường và đái tháo đường.

    1.2 Carbs tốt cho người bệnh
    Có trong các thức ăn thực vật giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất hóa thực vật (phytochemical). Bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau và hoa quả cung cấp carbs tốt cho sức khỏe. Một thức ăn không thể đánh giá là nguồn carbs tốt nếu không xét tới thành phần chất xơ có trong đó.

    2. Carbs nói chung có thể chia thành các nhóm lớn là:
    2.1 Ngũ cốc
    Ngũ cốc đều chứa tinh bột. Nhưng ngũ cốc nguyên hạt còn chứa các vitamin, khoáng chất và chất xơ thiết yếu. Những người mắc bệnh đái tháo đường nên ăn ngũ cốc nguyên hạt như đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ… Được làm bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào… Những người tiêu thụ nhiều ngũ cốc nguyên hạt có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thấp hơn. Một nghiên cứu cho thấy ăn thêm hai khẩu phần có ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày làm giảm 21% khả năng mắc bệnh đái tháo đường type 2.

    – Ngũ cốc nên hạn chế hoặc tránh: Gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng

    – Ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho sức khỏe: Lúa mì nguyên chất, yến mạch, lúa mạch đen nguyên hạt, hạt diêm mạch, gạo lứt, gạo hoang dã, ngô, hạt kê, củ dền.

    2.2 Chất đạm
    Chất đạm giúp xây dựng cơ thể, duy trì và thay thế mô. Các cơ quan, cơ bắp và hệ thống miễn dịch của cơ thể bao gồm protein. Cơ thể cũng có thể phân hủy protein thành glucose. Nhưng quá trình này kém hiệu quả hơn so với phân hủy carbs. Giống như carbs, một người nên chú ý chọn nguồn protein. Nhất là nếu họ mắc đái tháo đường. Ăn thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Thực phẩm giàu protein cũng giàu chất béo không có lợi cho sức khỏe của nhiều người mắc bệnh đái tháo đường. Vì chúng có thể dẫn đến tăng cân, cholesterol và triglyceride trong cơ thể.

    – Chất đạm nên hạn chế hoặc tránh: Thịt đỏ như: thịt bò, thịt lợn và thịt cừu; Tẩm bột hoặc chiên các loại thịt có hàm lượng muối cao; Các loại thịt chế biến, chẳng hạn như thịt xông khói, xúc xích và thịt nguội xương; Các miếng thịt béo; Gia cầm có da; Cá rán kĩ.

    – Chất đạm nên ăn: thịt trắng như cá, gia cầm bỏ da, hải sản, trứng; Đạm thực vật như đậu, đậu lăn
    g, sản phẩm làm từ đậu nành.

    2.3 Các sản phẩm từ sữa
    Sản phẩm từ sữa cung cấp calci, chất đạm và vitamin. Chúng cũng có một loại đường gọi là đường sữa. Những người mắc bệnh đái tháo đường có thể tiêu thụ các sản phẩm từ sữa như sữa, sữa chua và phô mai mỗi ngày. Tốt nhất nên chọn thực phẩm từ sữa ít béo.

    – Sản phẩm từ sữa nên tránh hoặc hạn chế: Sữa nguyên chất; Sữa chua, phô mai nhiều chất béo; Sữa chua ngọt; Đồ uống từ sữa có thêm đường.

    – Sản phẩm từ sữa nên ăn: Sữa tách kem; Sữa chua nguyên chất, phô mai ít béo.

    2.4 Hoa quả và rau
    Hoa quả và rau cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất. Lường đường trong máu có thể tăng lên do một số loại trái cây. Nhưng mức tăng ít nghiêm trọng hơn so với sau khi ăn một bữa ăn nhẹ có đường, bánh hoặc kem. Vì vậy, ăn toàn bộ trái cây có chừng mực, là một món tráng miệng tốt. Chúng cung cấp carbohydrate chất lượng cao và chứa chất xơ có thể giúp làm chậm quá trình hấp thụ glucose của cơ thể.

    – Người mắc bệnh đái tháo đường nên cẩn thận khi tiêu thụ các loại hoa quả và rau: Nước ép trái cây, trái cây khô sấy khô có thêm đường, trái cây đóng hộp với xi-rô đường, mứt, thạch và các chất bảo quản khác có thêm đường, táo ngọt, rau đóng hộp có thêm muối, dưa chua có chứa đường hoặc muối.

    – Hoa quả và rau nên ăn: Dâu tây, dâu đen, việt quất, mâm xôi, nho đen, bưởi, cam, quýt, bơ, ô liu, ổi, lê, đào, táo ít ngọt.

    2.5 Chất béo
    Chất béo có thể cung cấp các acid béo thiết yếu như omega-3. Và nó là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Chất béo cũng giúp hấp thu vitamin A, D, E và K. Chất béo không bão hòa tốt cho người mắc đái tháo đường hơn chất béo bão hòa.

    – Chất béo tốt là chất béo không bão hòa có nguồn gốc từ cá béo, thực vật như dầu ô liu, hướng dương và hạt cải.

    – Chất béo xấu là chất béo bão hòa và chất béo trans. Chất béo bão hòa có trong các loại sản phẩm động vật như thịt đỏ hay thịt động vật, các sản phẩm sữa, trứng. Còn chất béo Trans, loại chất béo này còn được gọi là dầu hydro hóa một phần. Được tạo ra bằng cách thêm hydro cho các loại thực phẩm lỏng để làm vững chắc hơn. Và ít có khả năng làm hỏng, có lợi cho các nhà sản xuất thực phẩm và rất xấu cho sức khỏe của bạn.
     
  19. MrThanhNhan

    MrThanhNhan Người đam mê Nông nghiệp hữu cơ

    Tham gia:
    24/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Những dấu hiệu thường gặp của bệnh tim mạch

    NGÀY VIẾT BÀI THÁNG MƯỜI HAI 7, 2020 BY TRỊ QUẢN


    Các bệnh lý về tim mạch luôn được mệnh danh là những kẻ sát nhân thầm lặng. Sự nguy hiểm của bệnh chính là những diễn biến trong âm thầm. Vì vậy, việc nhận ra sớm các dấu hiệu của bệnh tim mạch cũng chính là bảo vệ cho chính bản thân mình và những người thân trong gia đình bạn. Hãy cùng TASHI tìm hiểu về các dấu hiệu thường gặp của bệnh tim mạch trong bài viết dưới đây.

    1. Đau ngực nghĩ do tim
    Mặc dù đau ngực thường gặp ở bệnh tim mạch. Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh tim mạch chỉ cảm giác mơ hồ chứ chưa hẳn là đau thực sự. Một cơn đau ngực do nhồi máu cơ tim hoặc bệnh tim mạch thông thường có một hoặc vài dấu hiệu sau:

    • Cảm giác căng, nóng, ép chặt hay bóp nghẹt lồng ngực
    • Đau lan sau lưng, vùng cổ, hàm, vai và 1 hoặc cả 2 cánh tay
    • Cơn đau kéo dài hơn vài phút, cảm giác nặng hơn khi gắng sức hay vận động. Cơn đau hết sau đó quay trở lại tần suất và cường độ có thể thay đổi.
    • Khó thở
    • Đổ mồ hôi
    • Chóng mặt hoặc cảm giác yếu ớt hẳn
    • Nôn ói hoặc ói
    Ngoài ra, đau tức ngực còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, phổ biến nhất là bệnh tim mạch, và cũng là nguy hiểm nhất. Vì vậy cần phải phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy nên bạn đừng bao giờ bỏ qua triệu chứng đau tức ở vùng ngực, cho dù chỉ là thoáng qua.

    2. Đánh trống ngực
    Đánh trống ngực là tình trạng đập bất thường của tim. Cũng là triệu chứng khá phổ biến báo hiệu bệnh tim mạch. Hầu hết các bệnh nhân mô tả về tình trạng đánh trống ngực giống như sự lệch nhịp đập của tim (gần như tim tạm dừng hoạt động, thường theo sau một nhịp đập đặc biệt mạnh) hoặc nhịp tim nhanh, chậm bất thường.

    [​IMG]
    Đánh trống ngực là sự cảnh báo bệnh lý từ hệ tim mạch
    Như vậy, nhịp tim bị rối loạn, hay nhịp tim bất thường, chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đánh trống ngực của bệnh nhân. Có rất nhiều loại rối loạn nhịp tim mà bệnh nhân có thể gặp phải. Và gần như tất cả chúng đều có xu hướng khiến cho tim đập nhanh hơn. Bệnh nhân có thể nhận ra tình trạng này trong hồ sơ bệnh án của mình. Được biết đến với những cái tên như: ngoại tâm thu nhĩ , ngoại tâm thu thất, rung nhĩ và nhịp tim nhanh trên thất. Một số trường hợp đánh trống ngực khi tim bất chợt đập rất nhanh (như rung nhĩ, nhịp nhanh trên thất) và cần phải đến bệnh viện ngay lập tức.

    3. Cảm thấy hoa mắt chóng mặt
    Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng thường gặp ở bệnh nhân trên 65 tuổi, khoảng 30% trường hợp.

    Chóng mặt có thể do não thiếu máu, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân sau:

    • Đột quỵ
    • Thiếu nước/mất nước
    • Tăng đường huyết
    • Tụt huyết áp tư thế
    • Cơn thoáng thiếu máu não
    • Xơ vữa động mạch
    • Thiếu máu
    • Rối loạn nhịp tim
    4. Ngất xỉu và mất ý thức là dấu hiệu của bệnh tim mạch
    Ngất xỉu được lý giải là sự mất ý thức tạm thời hoặc đột ngột. Triệu chứng này khá phổ biến đối với hầu hết mọi người. Chúng ta thường cho rằng, ngất xỉu là do tình trạng căng thẳng, hốt hoảng hoặc lo sợ. Chỉ cần nghỉ ngơi, giữ bình tĩnh là hết. Tuy nhiên, đôi khi ngất xỉu lại là dấu hiệu của một bệnh tim mạch nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Đó là khi lượng máu đến não hoặc oxy trong máu bị giảm một cách đột ngột. Vì vậy cơ thể phải phản ứng lại bằng cách “tắt bớt” hoạt động của các cơ quan. Vì vậy, khi thấy một người đột ngột ngất đi, thì ngay sau đó phải tìm ra nguyên nhân. Một số bệnh lý tim mạch khiến cho bệnh nhân có thể ngất xỉu, bao gồm: ngất do nhịp tim chậm, hội chứng nhịp nhanh-nhịp chậm, hạ huyết áp tư thế, hẹp van động mạch chủ, hẹp động mạch phổi,…

    Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác gây ra ngất, được tập hợp thành các nhóm: nhóm thần kinh, nhóm chuyển hóa, nhóm vận mạch. Tuy nhiên, chỉ có ngất do tim mạch có thể dẫn đến cái một chết đột ngột, không báo trước.

    5. Bệnh tim mạch gây triệu chứng khó thở
    Suy tim và bệnh mạch vành là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng gây ra dấu hiệu khó thở. Bệnh nhân suy tim thường khó thở khi gắng sức, nặng hơn có thể khó thở cả khi nằm nghỉ. Vào ban đêm, đôi khi bệnh nhân đang ngủ đột nhiên thức dậy rồi thở hổn hển, tình trạng này được gọi là “khó thở kịch phát về đêm”. Một số bệnh lý tim mạch khác, như các bệnh liên quan đến van tim, rối loạn nhịp tim, bệnh lý hô hấp, đều có thể gây ra khó thở.

    6. Mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày
    Mệt mỏi và hay ngủ vào ban ngày là một trong những triệu chứng của bệnh tim mạch. Mệt mỏi có thể được xem là không thể tiếp tục hoạt động như ở mức của một người khỏe mạnh bình thường. Một trong những nguyên nhân tim mạch gây ra hiện tượng này là suy tim.

    Thường là do người bệnh bị rối loạn giấc ngủ vào ban đêm sẽ gây buồn ngủ vào ban ngày. Chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ, hoặc đơn thuần là mất ngủ. Tuy nhiên, các bệnh nhân tim mạch thường gặp các loại rối loạn giấc ngủ hơn.

    Ngay khi có những dấu hiệu trên, cần đi khám sớm để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.

    Link bài viết: https://tashivietnam.com/nhung-dau-hieu-thuong-gap-cua-benh-tim-mach.html
     
  20. MrThanhNhan

    MrThanhNhan Người đam mê Nông nghiệp hữu cơ

    Tham gia:
    24/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý tim mạch

    [​IMG]


    Các bệnh về tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, nhiều hơn cả ung thư. Cả ở các nước đã hay đang phát triển. Tại Việt Nam, Bộ Y tế thống kê mỗi năm khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm tới 33% ca tử vong. Theo thống kê của Viện Tim Mạch năm 2015, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành trong độ tuổi 18 – 65 chiếm 25%. Như vậy cứ 4 người trưởng thành thì có một người tăng huyết áp. Nguồi tăng huyết áp có nguy cơ tử vong do đột quỵ gấp 4 lần và tăng nguy cơ tử vong do bệnh lý tim mạch lên gấp 3 lần so với người không mắc bệnh.

    Người cao tuổi hay người trẻ dễ mắc tim mạch?
    Bệnh lý tim mạch thường được cho là chỉ gặp ở người lớn tuổi. Thực tế, tần suất mắc tim mạch ở người trẻ và trung niên cao hơn chúng ta nghĩ. Nó có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kỳ lứa tuổi nào. Đặc biệt tuổi mắc tim mạch đang ngày càng trẻ hoá.

    Người trẻ thường cho rằng họ không có nguy cơ mắc bệnh. Vậy nên họ thường chủ quan và không có biện pháp phòng ngừa hợp lý.

    Những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý tim mạch
    Có nhiều yếu tố trong cuộc sống làm tăng khả năng xuất hiện và tiến triển bệnh lý tim mạch. Những yếu tố này chính là những nguyên nhân dẫn tới tim mạch. Các yếu tố đó là:

    • Hút thuốc: hút thuốc lá hay thuốc lào đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý động mạch vành, tăng huyết áp, bệnh động mạch ngoại biên…
    • Ít hoạt động thể lực: lười hoạt động làm tăng khả năng xuất hiện bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch vành…
    • Thừa cân: thừa cân là yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành. Bạn cần duy trì cân năng ở mức hợp lý.
    • Căng thẳng (stress): những căng thẳng trong cuộc sống, các stress tâm lý đều được làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
    • Tăng cholesterol máu: tăng cholesterol máu làm thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch. Nó là yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp; bệnh lý động mạch cảnh; động mạch chủ; động mạch vành; động mạch chi dưới.
    • Tăng huyết áp: tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng. Nó là yếu tố nguy cơ làm xuất hiện và tiến triển bệnh lý động mạch vành; bệnh động mạch chủ; bệnh động mạch ngoại biên… Cần điều trị tăng huyết áp theo phác đồ của bác sỹ tim mạch để làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh lý tim mạch.
    • Đái tháo đường: bệnh lý này tăng nguy cơ rất cao mắc các bệnh lý tim mạch như: bệnh lý động mạch vành; bệnh động mạch cảnh; bệnh động mạch chủ; bệnh động mạch ngoại biên… Nếu bạn bị đái tháo đường, bạn cần tuân thủ điều trị bệnh này nghiêm ngặt để tránh biến chứng tim mạch.
    • Yếu tố gia đình: một số bệnh lý tim mạch như: tăng huyết áp; bệnh lý cơ tim giãn; bệnh cơ tim phì đại; hội chứng Brugada có tính chất gia đình.
    • Tuổi: nam giới trên 55 tuổi hoặc nữ giới trên 65 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.
     

Chia sẻ trang này