Thông tin: Thông Tin Về Căn Bệnh Ung Thư

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi MrThanhNhan, 28/12/2020.

  1. MrThanhNhan

    MrThanhNhan Người đam mê Nông nghiệp hữu cơ

    Tham gia:
    24/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Ung thư là gì? Sự khác nhau giữa tế bào ung thư và tế bào bình thường

    Ung thư là tên gọi chung của tập hợp các bệnh có liên quan. Trong bất kỳ loại ung thư nào cũng đều có sự xuất hiện của các tế bào khác thường. Vốn dĩ đó là những tế bào bình thường của cơ thể, nhưng nay lại phân chia, nhân lên một cách mất kiểm soát. Xâm lấn các mô xung quanh và có thể di căn đi xa.
    Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc bệnh ung thư hàng đầu trên thế giới và có độ tuổi người mắc bệnh ung thư ngày càng "trẻ hóa". Cần phải có hiểu biết về ung thư để có thể phòng ngừa. Và phương pháp bảo hiểm cho người bệnh ung thư càng sớm càng sẽ giúp bạn tăng cơ hội phục hồi nếu mắc phải. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về tế bào ung thư là gì?

    1. Ung thư là gì?
    Ung thư có thể xuất hiện ở gần như bất kỳ đâu trong một ngàn tỷ tế bào của cơ thể. Bình thường, các tế bào lớn lên và phân chia để hình thành các tế bào mới. Đó là cách thức mà cơ thể người sinh trưởng và phát triển. Tất yếu, các tế bào cũ sẽ dần già đi hoặc bị tổn hại hay chết đi, và sẽ được thay thế bởi các tế bào mới.

    Khi tế bào ung thư xuất hiện sẽ phá vỡ quá trình tự nhiên. Các tế bào ngày càng trở nên bất thường. Khi mà các tế bào già cũ không chết đi mà tiếp tục phát triển, liên tục sản sinh các tế bào mới. Chúng cứ thế nhân lên không kiểm soát, và cuối cùng tạo thành khối bất thường mà chúng ta gọi là khối u.

    Rất nhiều loại ung thư hình thành khối u đặc, đa số có bản chất là các khối mô đặc. Các loại ung thư máu, lại thường không xuất hiện dưới hình thức u đặc.

    Các khối u trong ung thư có tính chất ác tính, có nghĩa là chúng có khả năng xâm lấn ra xung quanh. Trong quá trình phát triển lớn lên, các tế bào ung thư có thể đi xa tới các vùng khác của cơ thể thông qua hệ tuần hoàn hoặc hệ bạch huyết, hình thành khối u mới tách biệt hoàn toàn với khối u ban đầu, gọi là di căn.

    Khác với các khối u ác tính, u lành tính không có tính xâm lấn. Dù đôi khi u lành tính cũng có kích thước rất lớn. Khi loại bỏ u bằng phẫu thuật, u lành tính thường không tái phát (trong khi u ác tính rất hay tái phát). Tuy nhiên không phải lúc nào u lành tính cũng vô hại, ví dụ như trường hợp u não lành tính có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân.

    2. Sự khác nhau giữa tế bào bình thường và tế bào ung thư
    Tế bào ung thư khác biệt hẳn so với tế bào bình thường ở nhiều phương diện. Điều đó cho phép chúng có khả năng nhân lên vô hạn và xâm lấn ra xung quanh. Một điểm khác biệt rất quan trọng giữa tế bào ung thư và tế bào bình thường, là tế bào ung thư kém biệt hóa hơn. Trong khi các tế bào bình thường sinh ra, lớn lên, trưởng thành và biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau đảm nhiệm các chức năng khác nhau. Tế bào ung thư lại kém hoặc không biệt hóa. Và đó là lí do giải thích tại sao tế bào ung thư lại có thể phân chia, nhân lên vô độ. Điều mà tế bào bình thường không có.

    Thêm nữa, tế bào ung thư không bị ảnh hưởng bởi “hiệu lệnh” dừng phân chia của cơ thể, và chúng cũng thoát khỏi một quá trình gọi là “chết theo chương trình” (apoptosis) - vốn là cách cơ thể đào thải những tế bào không cần thiết.

    Các tế bào ung thư có thể tác động vào vi môi trường xung quanh nó, bao gồm các tế bào bình thường, các phân tử và các mạch máu nuôi dưỡng xung quanh khối u. Nghĩa là, các tế bào ung thư có khả năng kích thích các tế bào bình thường hình thành các mạch máu nhằm cung cấp ô xy, chất dinh dưỡng và đào thải chất cặn bã để nuôi dưỡng, phát triển khối u.

    Các tế bào ung thư cũng có khả năng qua mặt hệ miễn dịch của cơ thể. Bình thường hệ miễn dịch của cơ thể con người có nhiệm vụ chống lại sự viêm nhiễm. Đào thải những tế bào bất thường hoặc những tế bào đã bị hư hại. Tuy nhiên tế bào ung thư lại có khả năng “ẩn mình” trước hệ miễn dịch của cơ thể, qua đó không bị tiêu diệt.

    Không những qua mặt hệ miễn dịch, khối u còn có thể sử dụng hệ miễn dịch để tồn tại và phát triển. Ví dụ khối u có thể lợi dụng một số tế bào miễn dịch phát tín hiệu giả. Nhờ đó mà hệ miễn dịch sẽ không tiến hành loại bỏ những tế bào ung thư.

    [​IMG]

    3. Khi ung thư xâm lấn và di căn
    Ung thư có khả năng xâm lấn ra xung quanh. Đặc biệt, hình thành khối u mới ở một vị trí cách biệt hoàn toàn so với vị trí của khối u ban đầu, gọi là ung thư di căn. Quá trình tế bào ung thư di chuyển tới vị trí khác để hình thành khối u mới gọi là di căn.

    Tên của ung thư di căn cũng như loại tế bào ung thư di căn hoàn toàn giống với ung thư ban đầu. Ví dụ, ung thư vú tạo các khối u di căn tại phổi, sẽ có tên gọi là ung thư vú di căn, không phải ung thư phổi.

    Về mặt giải phẫu bệnh, các tế bào ung thư di căn thường giống như tế bào ung thư ở khối u ban đầu. Hơn nữa, ở cấp độ phân tử, tế bào ung thư di căn và tế bào ung thư ở khối u ban đầu cũng giống nhau. Chẳng hạn như có cùng sự biến đổi trên nhiễm sắc thể.

    Quá trình điều trị có thể giúp kéo dài sự sống cho những bệnh nhân bị ung thư di căn. Thông thường mục đích điều trị nhắm tới việc kiểm soát sự phát triển của ung thư cũng như giảm nhẹ các triệu chứng mà nó gây ra. Các khối u di căn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, và đa số bệnh nhân ung thư tử vong là do các hậu quả của di căn.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi MrThanhNhan
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    những thông tin về sức khỏe như này nên được chia sẻ nhiều hơn
     
    MrThanhNhan thích bài này.
  3. MrThanhNhan

    MrThanhNhan Người đam mê Nông nghiệp hữu cơ

    Tham gia:
    24/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Triệu chứng và nguyên nhân của ung thư?

    Mặc dù ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trên thế giới nhưng tỷ lệ sống đang được cải thiện đối với nhiều loại ung thư, nhờ những tiến bộ trong sàng lọc tế bào ung thư và điều trị. Nhưng chúng ta cũng nên biết thông tin về triệu chứng và nguyên nhân của ung thư, điều đó sẽ giúp bạn nhận biết và có phương án giải quyết sớm nhất.
    1. Triệu chứng của ung thư
    Ung thư có các dấu hiệu và triệu chứng thay đổi tùy thuộc vào bộ phận bị ung thư ở cơ thể cũng như giai đoạn phát triển của bệnh.

    Về cơ bản, khi ở giai đoạn đầu, cơ thể sẽ khó có nhận thấy những dấu hiệu khác biệt. Tuy nhiên, một số dấu hiệu và triệu chứng chung liên quan nhưng không đặc hiệu với ung thư có thể kể đến bao gồm:

    • Mệt mỏi
    • Thay đổi cân nặng bất thường, bao gồm giảm hoặc tăng ngoài ý muốn.
    • Thay đổi da, như vàng, sạm hoặc đỏ da, vết loét không lành hoặc thay đổi nốt ruồi hiện có
    • Ho dai dẳng hoặc khó thở
    • Khó nuốt, khàn tiếng
    • Khó tiêu dai dẳng hoặc khó chịu sau khi ăn
    • Đau cơ hoặc đau khớp dai dẳng
    • Chảy máu không rõ nguyên nhân hoặc bầm tím
    2. Nguyên nhân gây ung thư
    1. Đột biến DNA
    Ung thư được gây ra bởi những thay đổi (đột biến DNA) trong các tế bào. DNA bên trong một tế bào được đóng gói thành một số lượng lớn các gen riêng lẻ, mỗi gen chứa một bộ hướng dẫn cho tế bào biết chức năng nào sẽ thực hiện, cũng như cách phát triển và phân chia. Lỗi trong hướng dẫn có thể khiến tế bào ngừng hoạt động bình thường và có thể cho phép tế bào bị ung thư.

    Những đột biến này là những đột biến phổ biến nhất được tìm thấy trong ung thư. Nhưng nhiều đột biến gen khác có thể góp phần gây ung thư.

    [​IMG]

    2. Lối sống thiếu khoa học
    Lối sống sinh hoạt hằng ngày cũng được xét đến là một yếu tố làm tang nguy cơ ung thư. Những việc như hút thuốc, uống rượu nhiều hơn một ly rượu mỗi ngày (đối với phụ nữ ở mọi lứa tuổi và nam giới trên 65 tuổi) hoặc hail y mỗi ngày đối với nam giới từ 65 tuổi trở xuống. Hay tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc bị cháy nắng thường xuyên. Béo phì và quan hệ tình dục không an toàn có thể góp phần gây ung thư.

    3. Do di truyền
    Nếu ung thư xuất hiện nhiều trong gia đình bạn, có thể các đột biến đang do di truyền từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo. Bạn nên làm xét nghiệm di truyền để xem có di truyền đột biến làm tang nguy cơ ung thư hay không. Nhưng nhớ rằng, có một đột biến di truyền không nhất thiết là bạn sẽ bị ung thư.

    Một số bệnh sức khỏe mãn tính, chẳng hạn như viêm loét đại tràng, có thể làm tang đáng kể nguy cơ phát triển bệnh ung thư. Vì vậy, những người mắc các bệnh mãn tính. Nên gặp bác sĩ và theo dõi sức khỏe thường xuyên.

    4. Ô nhiễm môi trường

    Môi trường xung quanh chứa các hóa chất độc hại cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Kể cả khi bạn không hút thuốc, bạn vẫn có thể hít phải khói thuốc. Các hóa chất trong nhà hoặc nơi làm việc, chẳng hạn như amiang và benzene, cũng có liên quán đến việc tăng nguy cơ ung thư.
     
  4. MrThanhNhan

    MrThanhNhan Người đam mê Nông nghiệp hữu cơ

    Tham gia:
    24/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Các bệnh ung thư phổ biến nhất và cách phát hiện

    Ngày nay, ung thư phổ biến đến mức hầu như tất cả mọi người đều có người quen biết được chẩn đoán mắc ung thư. Khi được chẩn đoán sớm, điều trị bệnh ung thư sớm sẽ đạt được nhiều thành công hơn. Vì vậy các kiến thức về các bệnh ung thư phổ biến như: ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú,… Và những dấu hiệu lâm sàng của chúng cần được phổ biến cho cộng đồng.
    Hiện nay có tới hơn 100 loại ung thư đã được xác định. Trong đó mức độ phổ biến của từng bệnh thay đổi theo tuổi, giới tính và chủng tốc. Ví dụ như ung thư tuyến tiền liệt chỉ xuất hiện ở nam giới và hầu hết các trường hợp ung thứ vú xảy ra ở nữ giới. Cần nhớ rằng nhiều loại ung thư không có biểu hiện bệnh trên lầm sàng ở giai đoạn sớm.

    1. Ung thư da không tế bào hắc tố
    Ung thư da không tế bào hắc tố (tên tiếng anh là non-melanoma skin cancer) là bệnh ung thư phổ biến nhất. Bao gồm ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy. Theo thống kê tại Mỹ, hơn 1 triệu người dân mắc ung thư da không tế bào hắc tố.

    Ung thư biểu mô tế bào đáy thường xuất hiện ở đầu, mặt, cổ và thân mình với các biểu hiện:

    • Tổn thương ở dạng loét trên da lâu lành và tái phát nhiều lần
    • Mảng đỏ ngứa, có vảy và nổi gồ trên bề mặt da
    • Nốt nhỏ nổi gồ trên da, mềm, có màu hồng, đỏ hoặc trắng
    • Mảng da phẳng có màu sắc bất thường, nhìn giống các vết sẹo
    • Xuất hiện nhiều mạch máu nhỏ ở đáy của các mảng tổn thương da
    Dấu hiệu lâm sàng của ung thư biểu mô tế bào đáy:

    • Mảng đỏ có vảy, bờ không rõ
    • Tổn thương da dễ chảy máu, khó lành
    • Khối u nhỏ ngứa, kích ứng hoặc đau
    Ung thư biểu mô tế bào vảy hình thành ở những khu vực tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời như mặt.

    2. Ung thư vú
    [​IMG]

    Đây là bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở nữ. Triệu chứng gợi ý ung thư vú bao gồm:

    • Khối u mới xuất hiện ở vú, nách hoặc xương đòn, thường không đau hoặc chỉ sưng nhẹ
    • Cảm giác căng tức hai vú
    • Vú dạng da cam: dày, sưng đỏ và dễ kích ứng
    • Đau tại vú hoặc núm vú
    • Tiết dịch bất thường núm vú
    • Tụt núm vú
    Những dấu hiệu này không giúp chẩn đoán bệnh ung thư vú. Nhưng lại là các dấu hiệu gợi ý. Vì vậy người bệnh cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế khi có ít nhất một trong số những triệu chứng này.



    3. Ung thư phổi
    [​IMG]

    Ung thư phổi thường phải đến giai đoạn muộn mới biểu hiện các triệu chứng trên lâm sàng. Số lượng các đầu mút thần kinh tại phổi không nhiều, vì thế khối u có thể âm thầm tăng sinh mà người bệnh không hề thấy đau. Một số biểu hiện gợi ý ung thư phổi là:

    • Ho kéo dài và ngày càng diễn tiến nặng hơn
    • Ho ra máu
    • Khó thở hoặc thở rít
    • Đau ngực
    • Đau xương
    • Thay đổi giọng nói
    • Viêm phổi, viêm phế quản tái phát nhiều lần
    • Sụt cân nhiều không rõ lý do
    • Đau đầu
    4. Ung thư đại tràng
    Ung thư đại tràng là một trong những ung thư đường tiêu hóa thường gặp.

    Các dấu hiệu cảnh báo ung thư đại tràng bao gồm:

    • Sụt cân
    • Tổng trạng mệt mỏi
    • Rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, phân nhỏ dạng sợi, kéo dài trong khoảng vài ngày
    • Đau bụng âm ỉ trong nhiều ngày
    • Chướng bụng, khó tiêu
    • Đại tiện phân có máu tươi
    • Chảy máu trực tràng
    Ung thư đại tràng chỉ có các biểu hiện trên lâm sàng vào giai đoạn muộn. Ung thư đại tràng có những triệu chứng không đặc hiệu và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như trĩ và hội chứng ruột kích thích.

    5. Ung thư dạ dày
    [​IMG]

    Cùng với ung thư đại tràng, ung thư dạ dày cũng là một trong những ung thư thường gặp của hệ tiêu hóa. Chiếm khoảng 9% trong tổng số những ca mắc ung thư mới. Ung thư dạ dày xếp hàng thứ 4 sau ung thư phổi, ung thư vú và ung thư đại tràng.

    Các dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày bao gồm:

    • Khó tiêu
    • Đau thượng vị và hạ sườn trái
    • Mất cảm giác ngon miệng
    • Đại tiện phân máu tươi hoặc phân đen
    • Tổng trạng mệt mỏi
    • Sụt cân nhanh không rõ lý do
    6. Ung thư tuyến tiền liệt
    Bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt có các dấu hiệu sau:

    • Rối loạn tiểu tiện như tiểu khó, tiểu lắt nhắt, tiểu không kiểm soát
    • Cảm giác đau buốt khi đi tiểu
    • Đau khi xuất tinh, giảm lượng tinh dịch
    • Tiểu đêm thường xuyên
    • Tiểu hoặc xuất tinh ra máu
    • Đau ở vùng đùi, lưng dưới và hai hông
    • Táo bón
    Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nam giới trên 55 tuổi nên tham khảo với bác sĩ về chương trình tầm soát ung thư tuyến tiền liệt khi chưa có bất kỳ triệu chứng nào. Khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, người bệnh cần đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Mặc dù các triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt có nhiều điểm tương tư với các bệnh lý lành tính.
     
  5. MrThanhNhan

    MrThanhNhan Người đam mê Nông nghiệp hữu cơ

    Tham gia:
    24/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Đông trùng hạ thảo tốt cho người bị ung thư như nào?

    Theo các nhà nghiên cứu công nghệ sinh học, khoa học sinh học và Hội đồng Nghiên cứu từ Đại học Nottingham (NaturalNews) đã phát hiện ra Đông trùng hạ thảo có công dụng hiệu quả đối với bệnh ung thư.
    Các nghiên cứu cho thấy: yếu tố quyết định Đông trùng hạ thảo hỗ trợ chữa bệnh ung thư chính là nhóm các hoạt chất quý bao gồm: cordycepin, acid cordycepic, polysaccharide, se - len...

    1. Cordycepin (3’- Deoxy adenosine)
    Cordycepin (3’- Deoxy adenosine) là một trong những thành phần hoạt tính, đã được chứng tỏ có nhiều hoạt động dược lý bao gồm kích thích miễn dịch, chống vi khuẩn, chống virut, chống oxy hóa, chống viêm, ức chế sự phát triển của một số dòng tế bào ung thư và các hiệu ứng chống khối u. Cordycepin là hợp chất được sử dụng phổ biến để hỗ trợ điều trị u bướu ác tính. Theo các nghiên cứu, tỷ lệ tình trạng bệnh được cải thiện đạt trên 91,7%. Chất Cordycepin quyết định tác dụng của đông trùng hạ thảo trong điều trị bệnh máu trắng, ung thư phổi, ung thư não và các triệu chứng u bướu ác tính khác.

    [​IMG]

    Cordycepin (3’- Deoxy adenosine)

    Các nhà khoa học Nhật Bản hoàn toàn tin tưởng Cordycepin, một thành phần của Đông Trùng Hạ Thảo có tác dụng làm giảm khả năng di căn qua máu của các tế bào ung thư thông qua việc ức chế kết tập tiểu cầu gây ra bởi adenosine 5’ diphosphate (ADP), một chất thường được tiết ra bởi các tế bào ung thư. Tác dụng này sẽ có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hầu hết các biện pháp trị liệu ung thư hiện tại tập trung vào tiêu diệt khối u, chưa có những biện pháp điều trị và dự phòng cho việc di căn ung thư. Kết quả thí nghiệm này của các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã góp phần giải thích vào khả năng chống di căn do kết tập tiểu cầu. Một trong những cơ chế tác dụng quan trọng của Đông Trùng Hạ Thảo trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư.

    Đông trùng hạ thảo có thể ức chế di căn và sự lan truyền của một số bệnh ung thư. Đó là di căn, sự lan rộng của các tế bào ung thư từ vị trí ban đầu của khối u sang các bộ phận khác của cơ thể khiến bệnh nhân ung thư chết. Ngăn chặn di căn do đó có thể kéo dài cuộc sống cho người bị ung thư.

    2. Hoạt chất cordyceptic acid
    Hoạt chất cordyceptic acid trong đông trùng hạ thảo có khả năng tăng cường khả năng tự đề kháng và chống ung thư của cơ thể, nâng cao hàm lượng chất serum cortisol, thúc đẩy quá trình trao đổi a-xít nucleic và protein, đồng thời có tác dụng khống chế u bướu.

    3. Chất se-len
    Chất se-len là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể người, đây là trung tâm hoạt động của enzym glutathione peroxidase, men này được liên kết với chuỗi peptide (sự kết hợp của hai hay nhiều axit amin tạo thành chuỗi), zymoprotein (protein xúc tác) ở hình thức liên kết chất selenocysteine, đảm bảo tính thẩm thấu thông thường và ổn định của màng tế bào, đồng thời kích thích sản sinh chất globulin miễn dịch (immune globulin) và kháng thể tăng cường khả năng miễn dịch và chống ô-xy hóa của cơ thể, có thể khống chế sự sinh trưởng của các tế bào ung thư, thông qua việc chống đột biến gene để đạt được mục đích chống ung thư.

    4. Polysaccharides
    Các polysaccharides trong Đông trùng hạ thảo đã được chứng minh là có hoạt động kích thích miễn dịch và chống khối u, có thể góp phần thúc đẩy chuyển hóa hạch, tăng cường khả năng hỗ trợ chống ung thư của cơ thể. Đồng thời Trùng Thảo còn có tác dụng an thần, giảm đau tương đối tốt làm giảm sự khởi đầu của cơn đau ung thư.

    Như đã mô tả ở trên Đông Trùng Hạ Thảo có nhiều dược tính quý giá: điều hòa hoạt động gan, thận, tim mạch, hệ miễn dịch, thần kinh, nội tiết và steroid. Đông Trùng Hạ Thảo có tác dụng hoạt hóa đại thực bào, điều hòa quá trình tự chết (apoptosis) của tế bào ung thư, ức chế sự di căn của khối u. Những tác dụng này của ĐTHT được cho là do khả năng kích thích cơ thể sản xuất ra các cytokine tự nhiên.

    [​IMG][​IMG][​IMG] Tìm hiểu thêm về tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với ung thư trong bài viết chi tiết: https://tashivietnam.com/dong-trung-ha-thao-tot-cho-nguoi...
    --------------------------------------------------------------------------
    [​IMG] Tashi Việt Nam: https://tashivietnam.com/ Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCs25_iuGbyl0m65qmxELyLA
    [​IMG] Hotline: 091 602 19 09
    [​IMG] Địa chỉ: 26 Ngõ 134 đường Hòa Bình, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội
    [​IMG] Website: https://ioa.vn/
    VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ (Đơn vị thuộc VUSTA)
     
  6. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    những thông tin về sức khỏe như này nên được chia sẻ nhiều hơn
     
  7. ChuyenTinh.Vn Store

    ChuyenTinh.Vn Store Cho đi nhiều hơn là nhận lại

    Tham gia:
    26/8/2020
    Bài viết:
    723
    Đã được thích:
    85
    Điểm thành tích:
    28
    những thông tin sức khỏe bổ ích như vậy nên được chia sẻ nhiều hơn
     
  8. caythuocrung

    caythuocrung Thành viên tập sự

    Tham gia:
    18/6/2018
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    https://www.sitelinks.info/thaoduocnamcang.com/
     
  9. MrThanhNhan

    MrThanhNhan Người đam mê Nông nghiệp hữu cơ

    Tham gia:
    24/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Đông trùng hạ thảo hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị ung thư
     
  10. MrThanhNhan

    MrThanhNhan Người đam mê Nông nghiệp hữu cơ

    Tham gia:
    24/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Các bệnh lý thường gặp ở thận

    Thận là cơ quan đảm nhận nhiều nhiệm vụ giúp cơ thể duy trì sự sống như: lọc máu, duy trì cân bằng muối và điện giải trong máu, điều chỉnh huyết áp,... Các bệnh ở thận như viêm cầu thận, sỏi thận, suy thận, ung thư thận,... sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sống, thậm chí là tính mạng của bệnh nhân.
    1. Bệnh suy thận
    Suy thận (tổn thương thận) là tình trạng chức năng thận suy giảm. Suy thận được chia thành 2 nhóm theo thời gian mắc bệnh là: suy thận cấp (tổn thương thận cấp) và suy thận mạn (bệnh thận mạn). Suy thận cấp diễn ra trong vòng vài ngày. Có thể phục hồi một phần hoặc hoàn toàn chức năng sau khi được điều trị thích hợp trong một vài tuần. Ngược lại, suy thận mạn là quá trình tiến triển không thể phục hồi chức năng thận. Các biện pháp điều trị chỉ giúp ngăn ngừa biến chứng và làm chậm tiến triển của suy thận mạn. Và khi chức năng thận suy giảm tới 90%, người bệnh cần được điều trị thay thế thận bằng chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận.

    Nếu không thực hiện điều trị, thận cuối cùng sẽ ngừng hoạt động hoàn toàn. Mất chức năng thận (thận không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể) có thể dẫn tới tử vong.

    2. Bệnh sỏi thận
    Sỏi thận còn được gọi là sạn thận. Xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, niệu quản, bàng quang,... hình thành những tinh thể rắn. Sỏi thận có kích thước có thể lên tới vài cm. Những viên sỏi thận có kích thước nhỏ có thể được tống ra ngoài khi đi tiểu. Tuy nhiên, những viên sỏi lớn hơn khi di chuyển trong thận, bàng quang, niệu quản,... có thể gây cọ xát, dẫn tới tổn thương. Thậm chí làm tắc đường dẫn nước tiểu và gây ra nhiều hậu quả khôn lường.

    3. Bệnh viêm cầu thận
    Viêm cầu thận là tình trạng viêm xảy ra ở cầu thận. Bao gồm viêm ở các tiểu cầu thận và các mạch máu trong thận. Viêm cầu thận gây ra các biểu hiện như phù, tăng huyết áp, thiếu máu, thay đổi thành phần nước tiểu,... Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới suy thận. Ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, thậm chí gây tử vong.

    Viêm cầu thận gồm 2 thể là: viêm cầu thận cấp tính và viêm cầu thận mạn tính. Viêm cầu thận cấp là tình trạng viêm cấp tính tại cầu thận. Xuất hiện sau khi nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A do nhiễm khuẩn ngoài da hoặc sau viêm họng. Có thể hồi phục hoàn toàn sau 4 - 6 tuần điều trị. Còn viêm cầu thận mạn là tình trạng viêm mạn tính tại cầu thận. Tiến triển qua nhiều tháng, nhiều năm, dẫn đến xơ teo cả 2 thận. Không hồi phục được kể cả khi đã điều trị tích cực.

    4. Bệnh viêm thận bể thận cấp
    Viêm thận bể thận cấp là nhiễm khuẩn tiết niệu trên. Gồm nhiễm khuẩn cấp tính các đài thận, bể thận, niệu quản và nhu mô thận. Viêm thận bể thận cấp dễ xuất hiện sau nhiễm khuẩn tiết niệu dưới, sau phẫu thuật hệ tiết niệu, tắc nghẽn đường niệu (do sỏi, khối u, xơ sau phúc mạc, có thai, hẹp bể thận niệu quản), có ổ viêm khu trú (viêm bàng quang, viêm trực tràng, viêm ruột thừa, viêm tuyến tiền liệt,...).

    5. Hội chứng thận hư
    Hội chứng thận hư còn được gọi là thận nhiễm mỡ. Đây là tình trạng thận hư thận yếu, gây viêm phù, nước tiểu có protein, máu giảm protein và tăng mỡ.

    6. Bệnh ung thư thận
    Ung thư thận là căn bệnh có tỷ lệ mắc đứng thứ 9 ở người trưởng thành. Đứng thứ 3 trong số các loại ung thư hệ tiết niệu (sau ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang).

    7. Đông trùng hạ thảo tốt cho thận
    Đông trùng hạ thảo là dược liệu khá “thân thiện” với con người. Đối với hệ bài tiết, đông trùng hạ thảo có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về thận, bóng đái và đường tiết niệu như: viêm đường tiết niệu, thận hư, suy thận,… Các nghiên cứu gần đây cho thấy Đông trùng hạ thảo tăng cường tiềm năng của thận bằng cách tăng nồng độ bằng việc làm tăng nồng độ 17-ketosteroid và 17-hydroxy-corticosteroid. Bởi đây là những hoạt chất có tác dụng tái tạo và phục hồi chức năng các mô của hệ bài tiết. (theo Zghou và cs 1998).

    Một nghiên cứu với 51 bệnh nhân bị suy thận mạn tính cho thấy. Việc dùng Đông trùng hạ thảo 3-5g mỗi ngày cải thiện đáng kể chức năng thận và chức năng miễn dịch của bệnh nhân.

    Suy thận mạn tính hoặc suy giảm chức năng thận thường gây tăng huyết áp, đạm niệu và thiếu máu. Một nghiên cứu liên quan đến các bệnh nhân có các vấn đề sức khoẻ như vậy cho thấy. Sau 1 tháng sử dụng Đông trùng hạ thảo, giảm 15% huyết áp, giảm đáng kể protein niệu và tăng superoxide dismutase (SOD).

    Một nghiên cứu khác gồm 57 bệnh nhân bị hư thận do gentamicin gây ra. Những người này đã được hỗ trợ điều trị bằng 4.5g Cordyceps mỗi ngày. Người ta phát hiện ra rằng, sau 6 ngày, nhóm nhận Cordyceps đã hồi phục được 89% chức năng thận bình thường so với tỷ lệ hồi phục 45% ở nhóm khác.
     
  11. MrThanhNhan

    MrThanhNhan Người đam mê Nông nghiệp hữu cơ

    Tham gia:
    24/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Suy thận là gì? Nguyên nhân dẫn đến suy thận?

    Thận là hai cơ quan nằm sau lưng, hai bên cột sống, ngay phía trên eo. Thận đảm nhận một số chức năng để duy trì sự sống. Thận lọc máu bằng cách loại bỏ chất thải và nước dư thừa, duy trì cân bằng muối và chất điện giải trong máu, giúp điều chỉnh huyết áp.
    1. Suy thận là gì?
    Suy thận hay tổn thương thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận. Có rất nhiều nguyên nhân và bệnh lý dẫn đến suy thận.

    Người ta thường chia thành hai nhóm bệnh là suy thận cấp (thuật ngữ chuyên môn gọi là tổn thương thận cấp) và suy thận mạn (thuật ngữ chuyên môn gọi là bệnh thận mạn).

    1.1 Suy thận có chữa được không?
    Suy thận cấp diễn ra trong vòng vài ngày. Vậy nên có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần chức năng thận sau khi được điều trị thích hợp trong một vài tuần.

    Tuy nhiên, suy thận mạn là quá trình tiến triển không phục hồi chức năng thận. Các biện pháp điều trị suy thận mạn chỉ nhằm làm chậm diễn tiến của bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Khi chức năng thận giảm đến 90%, người bị suy thận nặng và cần được điều trị thay thế thận bằng chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận.

    Hầu hết các loại bệnh thận sẽ làm tổn thương các nephron (một đơn vị cấu trúc của thận). Điều này có thể khiến thận không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu không chữa trị, thận cuối cùng có thể ngừng hoạt động hoàn toàn. Mất chức năng thận ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và có khả năng gây tử vong.

    1.2 Những biến chứng có thể xảy ra bao gồm:
    • Giữ nước, có thể dẫn đến phù ở tay và chân, tăng huyết áp, phù phổi cấp

    • Tăng kali máu, có thể đe dọa tính mạng

    • Bệnh tim mạch

    • Xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương

    • Thiếu máu

    • Giảm ham muốn tình dục hoặc bất lực

    • Tổn thương hệ thần kinh trung ương, có thể gây ra khó tập trung, thay đổi tính cách hoặc co giật

    • Giảm phản ứng miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn

    2. Nguyên nhân bệnh Suy thận
    2.1 Nguyên nhân suy thận cấp
    Có ba cơ chế chính

    • Thiếu lưu lượng máu đến thận

    • Những bệnh lý tại thận gây ra

    • Tắc nghẽn nước tiểu ra khỏi thận
    Nguyên nhân thường gặp bao gồm:

    • Chấn thương gây mất máu

    • Mất nước

    • Tổn thương thận từ nhiễm trùng huyết

    • Phì đại tuyến tiền liệt

    • Tổn thương thận do một số loại thuốc hoặc chất độc

    • Biến chứng trong thai kỳ, như sản giật và tiền sản giật hoặc liên quan đến hội chứng HELLP
    2.2 Nguyên nhân gây suy thận mạn
    • Bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp

    • Viêm cầu thận

    • Viêm ống thận mô kẽ

    • Bệnh thận đa nang

    • Tắc nghẽn kéo dài đường tiết niệu, có thể do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận và một số bệnh ung thư

    • Trào ngược bàng quang niệu quản gây ra tình trạng nước tiểu trào ngược lên thận

    • Viêm đài bể thận tái phát nhiều lần
     
  12. MrThanhNhan

    MrThanhNhan Người đam mê Nông nghiệp hữu cơ

    Tham gia:
    24/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Các triệu chứng của suy thận
    =
    Rất nhiều người mắc suy thận nhưng không biết, bởi vì những dầu hiệu ban đầu có thể là rất khó thấy. Có thể mất một hay nhiều năm để suy thận tiến triển thành suy thận. Một số người mắc suy thận sống đến hết đời của họ mà chưa từng tiến tới biết đến.
    Triệu chứng suy thận phát triển theo thời gian dài, nếu tổn thương thận tiến triển chậm và thường không đặc hiệu. Do thận có khả năng bù trừ rất tốt, nên thường không có triệu chứng ở giai đoạn đầu tiên. Đến khi nhận ra các triệu chứng thì đã ở giai đoạn trễ.

    Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

    • Buồn nôn, nôn, chán ăn: Sự tích tụ của các chất thải trong máu (chứng ure huyết) có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn. Chán ăn, có thể dẫn tới sút cân.
    • Mệt mỏi, ớn lạnh: Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí khi bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.
    • Thay đổi khi đi tiểu: Thận tạo ra nước tiểu, do vậy khi bị suy thận, có thể có những thay đổi đối với nước tiểu như: thức dậy vào đêm để đi tiểu. Nước tiểu có bọt hay có nhiều bong bóng. Đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, hay lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt. Hoặc số lần đi tiểu ít hơn, hay lượng nước tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu có màu tối ( màu cà phê). Nước tiểu của bạn có thể có máu. Bạn có thể cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn.
    • Giảm sút tinh thần, hoa mắt, chóng mặt: Thiếu máu liên quan đến suy thận nghĩa là não của bạn sẽ không được cung cấp đủ oxy nữa. Điều này có thể dẫn tới các vấn đề về trí nhớ, gây ra sự mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.
    • Phù chân, tay, mặt, cổ: Những quả thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa. Vì vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể bạn khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và/hay tay.
    • Ngứa dai dẳng: Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ các chất thải này trong máu của bạn có thể gây ra những trận ngứa ở mức độ nặng.
    • Hơi thở có mùi hôi: Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng có thể không thích ăn thịt nữa, hay bạn giảm cân bởi vì bạn cảm thấy chán ăn.
    • Đau hông lưng: Một số người mắc các bệnh lý về thận có thể bị đau ở lưng hay sườn điều này là do thận bị ảnh hưởng. Bệnh thận đa nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng và to lên. Đôi khi thì do gan, cũng có thể gây đau.
    2. Các đối tượng nguy cơ mắc suy thận
    Suy thận cấp đa số thường đi kèm với các bệnh lý trước đó.

    1. Các yếu tố làm tăng nguy cơ suy thận cấp
    • Tình trạng bệnh cần nhập viện, đặc biệt là đối với tình trạng nghiêm trọng đòi hỏi phải chăm sóc đặc biệt

    • Tuổi cao

    • Bệnh động mạch ngoại vi làm tắc nghẽn mạch máu ở tay chân

    • Bệnh đái tháo đường

    • Bệnh tăng huyết áp

    • Bệnh suy tim

    • Bệnh thận khác

    • Bệnh gan
    2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ suy thận mạn
    • Bệnh đái tháo đường

    • Bệnh tăng huyết áp

    • Bệnh tim

    • Hút thuốc lá

    • Béo phì

    • Có nồng độ cholesterol trong máu cao

    • Chủng tộc: là người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản xứ hoặc người Mỹ gốc Á

    • Tiền sử gia đình mắc bệnh thận

    • Từ 65 tuổi trở lên
     
  13. MrThanhNhan

    MrThanhNhan Người đam mê Nông nghiệp hữu cơ

    Tham gia:
    24/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Các triệu chứng của suy thận
    =
    Rất nhiều người mắc suy thận nhưng không biết, bởi vì những dầu hiệu ban đầu có thể là rất khó thấy. Có thể mất một hay nhiều năm để suy thận tiến triển thành suy thận. Một số người mắc suy thận sống đến hết đời của họ mà chưa từng tiến tới biết đến.
    Triệu chứng suy thận phát triển theo thời gian dài, nếu tổn thương thận tiến triển chậm và thường không đặc hiệu. Do thận có khả năng bù trừ rất tốt, nên thường không có triệu chứng ở giai đoạn đầu tiên. Đến khi nhận ra các triệu chứng thì đã ở giai đoạn trễ.

    Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

    • Buồn nôn, nôn, chán ăn: Sự tích tụ của các chất thải trong máu (chứng ure huyết) có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn. Chán ăn, có thể dẫn tới sút cân.
    • Mệt mỏi, ớn lạnh: Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí khi bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.
    • Thay đổi khi đi tiểu: Thận tạo ra nước tiểu, do vậy khi bị suy thận, có thể có những thay đổi đối với nước tiểu như: thức dậy vào đêm để đi tiểu. Nước tiểu có bọt hay có nhiều bong bóng. Đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, hay lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt. Hoặc số lần đi tiểu ít hơn, hay lượng nước tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu có màu tối ( màu cà phê). Nước tiểu của bạn có thể có máu. Bạn có thể cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn.
    • Giảm sút tinh thần, hoa mắt, chóng mặt: Thiếu máu liên quan đến suy thận nghĩa là não của bạn sẽ không được cung cấp đủ oxy nữa. Điều này có thể dẫn tới các vấn đề về trí nhớ, gây ra sự mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.
    • Phù chân, tay, mặt, cổ: Những quả thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa. Vì vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể bạn khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và/hay tay.
    • Ngứa dai dẳng: Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ các chất thải này trong máu của bạn có thể gây ra những trận ngứa ở mức độ nặng.
    • Hơi thở có mùi hôi: Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng có thể không thích ăn thịt nữa, hay bạn giảm cân bởi vì bạn cảm thấy chán ăn.
    • Đau hông lưng: Một số người mắc các bệnh lý về thận có thể bị đau ở lưng hay sườn điều này là do thận bị ảnh hưởng. Bệnh thận đa nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng và to lên. Đôi khi thì do gan, cũng có thể gây đau.
    2. Các đối tượng nguy cơ mắc suy thận
    Suy thận cấp đa số thường đi kèm với các bệnh lý trước đó.

    1. Các yếu tố làm tăng nguy cơ suy thận cấp
    • Tình trạng bệnh cần nhập viện, đặc biệt là đối với tình trạng nghiêm trọng đòi hỏi phải chăm sóc đặc biệt

    • Tuổi cao

    • Bệnh động mạch ngoại vi làm tắc nghẽn mạch máu ở tay chân

    • Bệnh đái tháo đường

    • Bệnh tăng huyết áp

    • Bệnh suy tim

    • Bệnh thận khác

    • Bệnh gan
    2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ suy thận mạn
    • Bệnh đái tháo đường

    • Bệnh tăng huyết áp

    • Bệnh tim

    • Hút thuốc lá

    • Béo phì

    • Có nồng độ cholesterol trong máu cao

    • Chủng tộc: là người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản xứ hoặc người Mỹ gốc Á

    • Tiền sử gia đình mắc bệnh thận

    • Từ 65 tuổi trở lên
     
  14. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    bây h các bệnh xuaqats hiện tràn lan, bệnh viện thì đông kín người
     
  15. MrThanhNhan

    MrThanhNhan Người đam mê Nông nghiệp hữu cơ

    Tham gia:
    24/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Phương pháp chẩn đoán và điều trị suy thận

    Suy thận là bệnh lý ít có những biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn đầu nhưng lại có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Do đó, việc khám sức khỏe định kỳ, hay làm các xét nghiệm suy thận nói riêng là cần thiết để giúp phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
    Người bị suy thận có thể có các dấu hiệu như mệt mỏi, đau lưng, giảm bài tiết nước tiểu, co giật,... Tuy nhiên, triệu chứng này thường diễn ra không rõ ràng và không quá nghiêm trọng. Điều đó khiến người bệnh chủ quan bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, thường thì khi được phát hiện thì đã bước vào giai đoạn muộn.

    1. Chẩn đoán suy thận
    Trong trường hợp nghi ngờ mắc suy thận, bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm kiểm tra: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, sinh thiết thận, chẩn đoán hình ảnh và một số xét nghiệm khác nếu cần thiết.

    1.1. Xét nghiệm máu
    Đây là kĩ thuật nhằm đo lường nồng độ creatinin trong máu của người bệnh. Dựa vào chỉ số này, bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng bệnh là cấp hay mạn tính.

    Tuy nhiên, chỉ số creatinin trong máu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giới tính, độ tuổi và khối lượng cơ của cơ thể. Do đó, bên cạnh xét nghiệm máu, người bệnh có thể được chỉ định làm xét nghiệm Cystatin để chẩn đoán bệnh một cách chính xác hơn.

    1.2. Xét nghiệm nước tiểu
    Xét nghiệm nước tiểu kiểm tra nồng độ albumin trong nước tiểu. Albumin là một loại protein có thể hiện diện trong nước tiểu khi thận bị tổn thương

    1.3. Sinh thiết thận
    Để chẩn đoán suy thận do tổn thương thận gây ra, phương pháp sinh thiết thận thường sẽ được chỉ định tiến hành. Phương pháp này có thể xác định một cách chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thận.

    1.4. Chẩn đoán hình ảnh
    Một số phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh có thể được chỉ định bao gồm:

    - Siêu âm: là phương pháp phổ biến nhất giúp kiểm tra được vị trí, cấu trúc và kích thước của thận.

    - Chụp cắt lớp vi tính: phát hiện tổn thương thận, sỏi thận, áp xe, ung thư,...

    - Chụp cộng hưởng từ.

    1.5. Một số xét nghiệm khác
    Bên cạnh những xét nghiệm đã kể trên, nếu nghi ngờ bị bệnh, người bệnh có thể được yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm như:

    - Xét nghiệm ure máu.

    - Xét nghiệm đo kali huyết.

    - Ước tính mức độ lọc cầu thận.

    2. Cách điều trị suy thận
    Người ta thường chia suy thận thành hai nhóm là suy thận cấp và suy thận mạn.

    Suy thận cấp diễn ra trong vòng vài ngày và có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần chức năng thận sau khi được điều trị thích hợp trong một vài tuần.

    Tuân thủ chế độ ăn dành cho người suy thận đó là đủ năng lượng và dinh dưỡng nhưng giảm đạm, muối.
    Ngược lại, suy thận mạn không có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Các biện pháp điều trị trong suy thận mạn chỉ nhằm làm chậm diễn tiến của bệnh và ngăn ngừa biến chứng, kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng. Khi chức năng thận giảm đến 90%, người bệnh bị suy thận nặng và cần được điều trị thay thế thận bằng chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận (người bệnh cần uống thuốc suốt đời để giúp cơ thể thích nghi với thận đã được ghép).

    Sử dụng đông trùng hạ thảo để hỗ trợ điều trị suy thận. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với việc tăng cường chức năng thận là vô cùng hiệu quả. Đông trùng hạ thảo giúp bồi bổ thận, tráng dương, phòng chống suy thận mạn, làm hạ huyết áp ở người cao huyết áp, giảm cholesterol trong máu...
     
  16. Đất Việt 21

    Đất Việt 21 Thành viên mới

    Tham gia:
    12/10/2020
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Ung thư có rất nhiều cách thức để chữa trị giai đoạn đầu của bệnh. Khi bệnh tới giai đoạn nặng hơn thì cần phương pháp khoa học hỗ trợ.
     

Chia sẻ trang này