3 Nguyên Tắc Mẹ Nên Biết Khi Cho Bé Bắt Đầu Tập Ăn Dặm

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi chinhvu1989, 18/1/2021.

  1. chinhvu1989

    chinhvu1989 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/1/2021
    Bài viết:
    871
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Khi gần chạm mốc 6 tháng là lúc bé yêu chuẩn bị cùng mẹ bước vào giai đoạn mới vô cùng thú vị trong đời, đó là: ăn dặm. Đây là hành trình mẹ và con cùng khám phá thế giới thông qua những thực phẩm mẹ giới thiệu cho bé hàng ngày. Nhiều bậc cha mẹ hay lúng túng ở giai đoạn này, vì không biết làm sao để bé ăn dặm đúng cách và đủ dinh dưỡng. Dưới đây là 3 nguyên tắc mà mẹ cần biết khi cho bé tập làm quen với ăn dặm.
    be an dam.jpg

    1. Mẹ cho bé ăn từ 1 đến nhiều nhóm thực phẩm

    Theo dõi những món ăn dặm có phù hợp với cơ thể bé hay không? Con có bị rối loạn tiêu hóa sau khi ăn những thức ăn dặm? Trong trường hợp con gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa, mẹ nên chuyển sang những món ăn dặm khác. Thông thường thì từ 5-7 ngày là con đã có thể làm quen với những thực phẩm mới. Dần dần khi bé đã thích nghi được mẹ có thể kết hợp nhiều nhóm thực phẩm với nhau để tăng cường các chất dinh dưỡng thiết yếu.

    Cũng giống như người trưởng thành, thực đơn ăn dặm của bé nên kết hợp 4 nhóm thực phẩm dưới đây với tỷ lệ hợp lý:
    thuc pham giau vitamin va khoang chat cho be.jpg

    - Nhóm chất đạm: có trong các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (thịt, cá,...) và có nguồn gốc từ thực vật (các loại đậu đỗ,...). Đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bé và cung cấp các axit amin thúc đẩy sự tăng trưởng và phục hồi các tế bào. Tuy nhiên, không được cho bé sử dụng quá nhiều chất đạm, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con.

    - Nhóm chất tinh bột: gồm có gạo, khoa lang, yến mạch,... đây đều là những thực phẩm giàu năng lượng và dinh dưỡng rất tốt cho bé. Mẹ có thể cho bé làm quen với nhóm thực phẩm này bằng cách nghiền cháo với khoai, hay nấu bột yến mạch để giúp bé ăn ngon miệng hơn.

    - Nhóm chất béo: gồm có dầu mè, dầu gấc, ô liu, phô mai,... không chỉ cung cấp năng lượng mà còn hỗ trợ các vitamin hòa tan hấp thu vào cơ thể. Bổ sung nhóm thực phẩm này để giúp con ăn ngon miệng hơn.

    - Nhóm rau củ và trái cây: cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu rất tốt cho sự phát triển của bé. Mẹ cần chú ý rửa rau đúng cách và không sử dụng những loại rau để trong tủ quá lâu sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng.

    2. Cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc và từ ngọt đến mặn
    thuc-don-an-dam-cho-be-.jpg

    Bước sang một giai đoạn phát triển mới, bé đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận những nguồn dinh dưỡng khác bên cạnh sữa mẹ. Tập ăn dặm cũng là lúc bé bắt đầu làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Và để con được từ từ thích nghi, mẹ nên bắt đầu từ những thức ăn dặm từ loãng đến đặc.

    Tiếp theo, là từ vị ngọt đến vị mặn ví như bột ngọt có vị sữa. Và dần dần khi bé đã làm quen với chúng mẹ sẽ chuyển sang các loại bột khác có vị mặn như: thịt, cá,... Tuân thủ theo nguyên tắc này việc giúp bé ăn dặm sẽ trở nên dễ dàng hơn đó.

    3. Cho bé ăn dặm theo nguyên tắc từ ít đến nhiều

    Khi bé tập ăn dặm, mẹ đừng quá nôn nóng hay muốn con ăn ngon miệng ngay nhé. Cần cho bé tập ăn một cách khoa học, hợp lý theo nguyên tắc ăn từ ít đến nhiều để hệ tiêu hóa non yếu được thích nghi, giúp cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng được tốt hơn. Ví như mẹ sẽ bắt đầu chế độ ăn dặm từ vài thìa thức ăn loãng, sau đó tăng dần số lượng và với những thức ăn đặc hơn trước đó.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi chinhvu1989
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,349
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    các mẹ có con mới bắt đầu ăn dặm lưu ý nhé
     
    chinhvu1989 thích bài này.

Chia sẻ trang này